< Return to Video

Hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng như thế nào - Christian Wolmar

  • 0:06 - 0:09
    Đó là vào đầu năm 1863,
  • 0:09 - 0:12
    hệ thống tàu điện ngầm
    đầu tiên trên thế giới
  • 0:12 - 0:16
    ở London, dù chưa khánh thành,
    đã gây náo động cả thành phố.
  • 0:16 - 0:20
    Đào đường hầm dưới thành phố
    và lắp đặt đường sắt bên trong
  • 0:20 - 0:23
    giống như một ý tưởng viển vông.
  • 0:23 - 0:25
    Những kẻ say xỉn giễu cợt nó
  • 0:25 - 0:30
    và một thị trưởng còn cố buộc tội công ty
    đường sắt đang cố mở đường đến địa ngục.
  • 0:30 - 0:32
    Phần lớn mọi người nghĩ rằng
  • 0:32 - 0:35
    dự án đã tiêu tốn
    hơn 100 triệu đô la Mỹ này
  • 0:35 - 0:37
    sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực.
  • 0:37 - 0:39
    Nhưng nó đã thành hiện thực.
  • 0:39 - 0:41
    Vào ngày 10 tháng 1, năm 1863,
  • 0:41 - 0:47
    30,000 người đổ xô xuống lòng đất để đi
    tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới
  • 0:47 - 0:50
    trên quãng đường dài
    6.5km ở London.
  • 0:50 - 0:53
    Sau ba năm xây dựng
    với một vài trở ngại,
  • 0:53 - 0:56
    đường xe lửa Metropolitan
    đã sẵn sàng để phục vụ.
  • 0:56 - 0:59
    Các công chức thành phố
    thở phào nhẹ nhõm.
  • 0:59 - 1:04
    Họ đã rất vất vả trong việc tìm cách
    giảm tình trạng kẹt xe trên đường.
  • 1:04 - 1:08
    London, tại thời điểm đó, là thành
    phố thịnh vượng và lớn nhất thế giới,
  • 1:08 - 1:11
    luôn trong tình trạng kẹt cứng,
  • 1:11 - 1:16
    với xe đẩy, hàng rong, bò,
    và khách bộ hành làm tắc nghẽn đường phố.
  • 1:16 - 1:20
    Đó là ý tưởng của một người thuộc
    thời Victoria, Charles Pearson,
  • 1:20 - 1:23
    người đầu tiên nghĩ ra việc
    đặt đường sắt dưới lòng đất.
  • 1:23 - 1:27
    Ông đã vận động hành lang cho
    tàu điện ngầm suốt năm 1840,
  • 1:27 - 1:30
    nhưng phe phản đối cho rằng
    ý tưởng đó không thực tế
  • 1:30 - 1:34
    vì đường sắt thời đó mới chỉ có
    những đường hầm ngắn xuyên đồi.
  • 1:34 - 1:38
    Làm thế nào xây dựng
    đường sắt dưới lòng đất cơ chứ?
  • 1:38 - 1:42
    Câu trả lời là một hệ thống
    đơn giản có tên "đào và lấp".
  • 1:42 - 1:45
    Công nhân phải đào một cái hố sâu,
  • 1:45 - 1:47
    xây một cái hầm với mái vòm gạch,
  • 1:47 - 1:51
    rồi lấp đất lại.
  • 1:51 - 1:53
    Bởi việc này là chưa từng có
  • 1:53 - 1:56
    và phải phá huỷ những
    toà nhà trên đường hầm,
  • 1:56 - 1:58
    nên phần lớn đường hầm
    chạy theo những con đường có sẵn.
  • 1:58 - 2:01
    Tất nhiên là có những tai nạn.
  • 2:01 - 2:05
    Một dịp, một cơn bão lớn làm
    ngập các cống thoát nước gần đó
  • 2:05 - 2:07
    và lấp đầy cái hố đang đào,
  • 2:07 - 2:10
    khiến công trình bị hoãn vài tháng.
  • 2:10 - 2:13
    Nhưng ngay khi đường sắt
    Metropolitan khánh thành,
  • 2:13 - 2:16
    người dân London đã chen chúc
    để được lên con tàu mới.
  • 2:16 - 2:20
    Tàu Metropolitan nhanh chóng trở nên
    quan trọng với giao thông London.
  • 2:20 - 2:23
    Nhiều tuyến tàu mới được xây thêm,
  • 2:23 - 2:26
    và những khu ngoại ô mới
    mọc lên xung quanh nhà ga.
  • 2:26 - 2:29
    Các cửa hàng thương mại lớn
    được mở cạnh đường ray,
  • 2:29 - 2:32
    và công ty đường sắt còn
    mở các điểm giải trí,
  • 2:32 - 2:37
    như là đu quay 39 tầng tại Earls Court
    để thu hút khách du lịch đi tàu.
  • 2:37 - 2:42
    Trong vòng 30 năm, hệ thống
    tàu điện ngầm London đã kéo dài tới 80 km,
  • 2:42 - 2:44
    với các đường chạy ngầm
    trong trung tâm thành phố,
  • 2:44 - 2:49
    và các tàu chạy trên mặt đất,
    ở ngoại ô, thường là trên đê.
  • 2:49 - 2:51
    Nhưng London vẫn đang phát triển,
  • 2:51 - 2:54
    và mọi người đều muốn
    được kết nối với hệ thống.
  • 2:54 - 2:55
    Đến cuối năm 1880,
  • 2:55 - 3:00
    số lượng những toà nhà, cống, và
    cáp điện trong thành phố đã quá nhiều
  • 3:00 - 3:05
    để có thể "đào và lấp",
    nên cần có một hệ thống mới.
  • 3:05 - 3:07
    Sử dụng một cái máy có
    tên Greathead Shield,
  • 3:07 - 3:11
    một đội chỉ gồm 12 người
    có thể đào xuyên mặt đất,
  • 3:11 - 3:15
    tạo nên những đường hầm sâu
    trong lòng thành phố London.
  • 3:15 - 3:19
    Những đường mới này, gọi là ống,
    có độ sâu khác nhau,
  • 3:19 - 3:23
    nhưng thường sâu hơn khoảng 25 mét
    so với những đường "đào và lấp".
  • 3:23 - 3:26
    Điều này giúp việc xây dựng
    không ảnh hưởng tới mặt đất,
  • 3:26 - 3:29
    và việc đào dưới
    những toà nhà là khả thi.
  • 3:29 - 3:32
    Đường ống đầu tiên, tuyến
    Thành phố và Nam London,
  • 3:32 - 3:36
    được mở vào năm 1890
    và đã thành công tới mức
  • 3:36 - 3:40
    nửa tá đường ống đã được xây thêm
    trong 20 năm tiếp theo.
  • 3:40 - 3:45
    Kĩ thuật thông minh mới này thâm chí
    còn được sử dụng để đào một vài đường
  • 3:45 - 3:47
    bên dưới dòng sông Thames của London.
  • 3:47 - 3:50
    Tới đầu thế kỉ 20,
  • 3:50 - 3:51
    Budapest,
  • 3:51 - 3:51
    Berlin,
  • 3:51 - 3:52
    Paris,
  • 3:52 - 3:53
    và New York
  • 3:53 - 3:56
    đều đã có những đường
    tàu điện ngầm của riêng họ.
  • 3:56 - 4:00
    Và hiện nay, với hơn 160
    thành phố tại 55 quốc gia
  • 4:00 - 4:03
    sử dụng đường ray ngầm
    để chống nạn ùn tắc,
  • 4:03 - 4:07
    chúng ta có thể cảm ơn Charles Pearson
    và công ty đường sắt Metropolitan
  • 4:07 - 4:11
    vì đã mở ra một kỉ nguyên mới.
Title:
Hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng như thế nào - Christian Wolmar
Description:

Tìm hiểu thêm về TED-Ed Club - chương trình tiếng nói học sinh của chúng tôi tại: http://bit.ly/2J5g4eS

Xem bài học đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/how-the-world-s-first-subway-system-was-built-christian-wolmar

Đó là vào đầu năm 1863, hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới tại London, dù chưa khánh thành, đã làm náo động cả thành phố. Phần lớn mọi người nghĩ rằng dự án tiêu tốn hơn 100 triệu đô la Mỹ theo tỉ giá hiện nay này sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực. Vậy họ đã làm điều đó như thế nào? Christian Wolmar giải thích cách hệ thống tàu điện ngầm London được xây dựng tại thời kỷ mà chưa ai từng dựng xây đường ray dưới lòng đất.

Bài giảng bởi Christian Wolmar, minh họa bởi TED-Ed.

Cảm ơn những người bảo trợ của chúng tôi vì sự giúp đỡ của các bạn! Chúng tôi sẽ không thể thực hiện được đoạn phim này nếu không có các bạn! Kyanta Yap, Shawar Khan, Elizabeth Cruz, Rohan Gupta, Sarah Lundegaard, Michael Braun-Boghos, Yujing Jiang, Aubrie Groesbeck, Kathryn J Hammond, sammie goh, Delene McCoy, Mayank Kaul, Ruth Fang, Scott Gass, Mary Sawyer, Jason A Saslow, Joanne Luce, Rishi Pasham, Bruno Pinho, and Javier Aldavaz.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:58

Vietnamese subtitles

Revisions