< Return to Video

How Blockchain Works: Why Blockchain?

  • 0:14 - 0:15
    Tên tôi là Tegan Kline.
  • 0:15 - 0:18
    Tôi là đồng sáng lập của Edge & Node,
    nhóm ban đầu tạo ra The Graph.
  • 0:18 - 0:20
    Cũng tương tự như những
    đóng góp của Google cho web
  • 0:20 - 0:23
    The Graph đóng góp cho blockchain
    và tổ chức dữ liệu.
  • 0:23 - 0:26
    Tên tôi là Cynthia Haas và tôi là giám đốc
    Quỹ World of Women.
  • 0:26 - 0:29
    World of Women là tập hợp của
    10.000 người phụ nữ
  • 0:29 - 0:33
    có xuất thân, màu da và
    đặc điểm vô cùng đa dạng.
  • 0:33 - 0:37
    Chúng tôi là cộng đồng chinh phục tính
    hòa nhập và đa dạng trong không gian web3.
  • 0:37 - 0:38
    Tên tôi là Charlie Lee.
  • 0:38 - 0:40
    Tôi là cha đẻ của Litecoin.
  • 0:40 - 0:43
    Một trong những loại
    tiền tệ thay thế Bitcoin.
  • 0:43 - 0:45
    Tôi đã nghiên cứu
    cơ sở mã của Bitcoin
  • 0:45 - 0:48
    và quyết định tự tạo ra
    loại tiền mã hóa của riêng mình
  • 0:49 - 0:52
    Đó là một dự án ngoài lề thú vị
    và đã thành công mỹ mãn.
  • 0:53 - 0:57
    Khi bạn mua hàng bằng thẻ tín dụng,
    khi hàng hóa của bạn gắn nhãn "organic",
  • 0:57 - 1:00
    khi bạn thấy tài khoản có "tích xanh" trên
    mạng xã hội hay khi bạn bầu cử,
  • 1:01 - 1:03
    tất cả những điều này đều
    phụ thuộc vào lòng tin.
  • 1:04 - 1:06
    Làm sao bạn biết rằng
    số tiền đã được chuyển khoản,
  • 1:06 - 1:10
    rằng thực phẩm thực sự "organic",
    rằng người đó có thật,
  • 1:10 - 1:12
    hay lá phiếu của bạn đã được tính?
  • 1:12 - 1:17
    Cuối cùng, bạn tin bản ghi do ngân hàng,
    doanh nghiệp và chính phủ quản lý.
  • 1:18 - 1:23
    Nhưng ngày nay, nhiều người tự hỏi rằng
    liệu họ có thể tin doanh nghiệp, chính phủ
  • 1:23 - 1:28
    hay bất kỳ quyền lực tập trung nào không.
    Trong kỷ nguyên của thông tin sai lệch này
  • 1:29 - 1:33
    nếu có thể xây dựng hệ thống niềm tin mà
    không phụ thuộc cơ quan quản lý thì sao?
  • 1:33 - 1:36
    Nếu chúng ta có thể theo dõi những thứ
    như tiền và tài sản theo phương thức
  • 1:36 - 1:42
    ai cũng có thể kiểm toán dữ liệu mà không
    cần doanh nghiệp hay chính phủ thì sao?
  • 1:42 - 1:45
    Với công nghệ blockchain,
    hiện nay điều nay đã khả thi.
  • 1:46 - 1:49
    Blockchain là phương thức lưu trữ
    thông tin mới trên Internet
  • 1:50 - 1:53
    nơi tất cả mọi người có thể tham gia.
    Với blockchain,
  • 1:53 - 1:55
    dữ liệu có thể phi tập trung và phân tán.
  • 1:56 - 1:58
    Không ai sở hữu blockchain,
  • 1:58 - 2:01
    nhưng ai cũng có thể dùng
    và xác thực thông tin trên đó.
  • 2:01 - 2:06
    Công nghệ này là tiến bộ của
    tiền mã hóa tương tự như Bitcoin.
  • 2:06 - 2:11
    Nó có những ứng dụng tiềm năng
    mà chúng ta sẽ đề cập ở một video khác.
  • 2:11 - 2:14
    Nhưng trước tiên, hãy xem vấn đề niềm tin
    được giải quyết như thế nào trước đây.
  • 2:16 - 2:16
    Kể từ
  • 2:16 - 2:19
    xã hội loài người sơ khai nhất,
    chúng ta đã phát minh ra nhiều cách
  • 2:19 - 2:23
    để xây dựng niềm tin bằng cách
    theo dõi thông tin và giao dịch
  • 2:24 - 2:26
    ví dụ như ai sở hữu trang trại này?
  • 2:27 - 2:29
    Tôi nợ anh bao nhiêu tiền cho phần sữa?
  • 2:29 - 2:32
    Vùng này có luật lệ gì?
  • 2:32 - 2:36
    Con người bắt đầu dùng vỏ sò hay đá quý
    để theo dõi giao dịch,
  • 2:36 - 2:39
    và chúng trở thành những hình thái
    sơ khai nhất của tiền tệ.
  • 2:39 - 2:42
    Khi chúng ta phát triển bộ lạc thành
    làng mạc và thành phố,
  • 2:43 - 2:46
    chúng ta cần theo dõi
    tài sản và pháp luật.
  • 2:47 - 2:50
    Điều này dẫn tới những phát minh
    đầu tiên về số và chữ viết.
  • 2:51 - 2:53
    Thật ấn tượng phải không nào?
  • 2:53 - 2:55
    Chúng ta không phát minh ra con số
    để đưa vào môn toán học.
  • 2:56 - 2:59
    Chúng ta không phát minh ra bảng chữ cái
    để viết sách.
  • 2:59 - 3:02
    Chúng ta phát minh ra chúng để theo dõi
    đất đai, gia súc,
  • 3:02 - 3:04
    các khoản nợ và thuế.
  • 3:04 - 3:07
    Và dĩ nhiên chúng ta đã phát triển
    hơn nhiều kể từ thời đó.
  • 3:07 - 3:12
    Tiền tệ đã tiến hóa từ vỏ sò
    thành tiền xu, tiền giấy và dữ liệu số.
  • 3:12 - 3:15
    Chữ viết đã tiến hóa từ
    phiến đất sét thành giấy
  • 3:15 - 3:19
    và định dạng điện tử.
    Cùng với việc phát minh ra số và chữ viết,
  • 3:19 - 3:22
    chúng ta cũng phát minh ra những cách mới
    để xây dựng lòng tin,
  • 3:23 - 3:28
    bởi vì tất cả những cách bảo quản
    bản ghi này đều phụ thuộc vào lòng tin.
  • 3:28 - 3:32
    Đó là lý do luật pháp
    được khắc lên bia đá
  • 3:32 - 3:35
    để đảm bảo không ai có thể thay đổi.
  • 3:36 - 3:37
    Nhưng làm sao để bạn
  • 3:37 - 3:39
    tin tưởng một điều ngay cả khi
    được khắc trên bia đá?
  • 3:40 - 3:45
    Ví dụ, bạn có một phiến đất sét
    nói rằng bạn nợ 100 con bò,
  • 3:45 - 3:49
    nhưng làm sao để biết rằng
    bạn không bịa ra con số đó?
  • 3:49 - 3:52
    Đó là lý do chúng ta phát minh ra
    con dấu uy tín, tem
  • 3:53 - 3:55
    và chữ ký.
  • 3:55 - 3:58
    Và với tất cả những phát minh này,
    chúng ta ủy quyền và đặt niềm tin
  • 3:58 - 4:00
    vào một nhóm người nhất định,
  • 4:00 - 4:04
    vào các tổ chức hay chính phủ, cho họ
    quyền lực đặc biệt để xác minh bản ghi.
  • 4:04 - 4:08
    Đó là thực tế không hề thay đổi
    trong hàng ngàn năm
  • 4:08 - 4:09
    và những công nghệ mới.
  • 4:09 - 4:12
    Hệ thống này chỉ hoạt động
    nếu chúng ta tin tưởng tổ chức
  • 4:12 - 4:14
    và cơ quan quản lý
    xác minh bản ghi đó.
  • 4:15 - 4:18
    Vấn đề này đưa chúng ta
    quay trở lại với blockchain.
  • 4:18 - 4:21
    Blockchain là công nghệ đầu tiên
    cho chúng ta lưu thông tin
  • 4:21 - 4:23
    mà không cần tin tưởng
    một cơ quan quản lý.
  • 4:24 - 4:28
    Đây là phương thức số
    để lưu và xác minh thông tin
  • 4:28 - 4:32
    chúng ta khắc vào bia đá
    mà không cần đá
  • 4:32 - 4:35
    hay con dấu, hay ngân hàng,
    hay chính phủ.
  • 4:35 - 4:40
    Thông tin trên blockchain được lưu trên
    hệ thống máy tính phân tán.
  • 4:41 - 4:45
    Chừng nào những máy tính này
    còn được quản lý độc lập,
  • 4:45 - 4:51
    về lý thuyết không tổ chức hay cá nhân nào
    có thể đánh sập hoặc làm hỏng hệ thống.
  • 4:52 - 4:53
    Điều này
  • 4:53 - 4:57
    giống như hình thức văn bản
    không thể làm giả hoặc phá hủy.
  • 4:57 - 4:59
    Nó tạo ra một hình thức tin tưởng mới.
  • 4:59 - 5:02
    Ứng dụng đầu tiên là Bitcoin.
  • 5:02 - 5:05
    Bitcoin là loại tiền tệ số
    theo dõi giao dịch an toàn
  • 5:06 - 5:10
    và quyền sở hữu mà không cần đặt niềm tin
    và bất kỳ ngân hàng hay chính phủ nào.
  • 5:11 - 5:12
    Nhưng đó chỉ là một ví dụ.
  • 5:12 - 5:15
    Blockchain cũng có thể dùng
    để theo dõi quyền sở hữu
  • 5:15 - 5:20
    bất động sản, để thiết lập hợp đồng
    để xác thực văn bản
  • 5:21 - 5:24
    và để xác minh văn bản
    được tạo vào một ngày nhất định.
  • 5:24 - 5:29
    Trên lý thuyết, tất cả những điều này
    và nhiều điều khác đều đã khả thi
  • 5:29 - 5:32
    mà không phụ thuộc vào hệ thống
    lòng tin truyền thống.
  • 5:32 - 5:37
    Công nghệ blockchain vẫn còn một
    chặng đường dài để đạt tới tiềm lực tối đa
  • 5:37 - 5:40
    và tương lai của nó là một đề tài
    thường được tranh luận.
  • 5:40 - 5:43
    Một số người tin rằng đây là
    tương lai có khả năng
  • 5:43 - 5:47
    dân chủ hóa những người có quyền lực
    và địa vị trong xã hội loài người.
  • 5:47 - 5:50
    Một số khác nghĩ rằng công nghệ này
    không khác nào trò lừa đảo quy mô lớn.
  • 5:51 - 5:55
    Phần còn lại của chuỗi video sẽ
    tìm hiểu cách hoạt động của công nghệ này.
  • 5:55 - 5:58
    Sau đó chúng ta sẽ khám phá
    những quan điểm khác nhau.
Title:
How Blockchain Works: Why Blockchain?
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Code.org
Project:
How Blockchain works
Duration:
06:06

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions