< Return to Video

Phép trừ biểu thức hữu tỉ: phân số có mẫu số dạng nhân tử | Toán THPT | Khan Academy

  • 0:00 - 0:01
    Bạn hãy dừng video
  • 0:01 - 0:03
    và thử trừ biểu thức màu cánh sen này
  • 0:03 - 0:07
    từ biểu thức màu vàng bên đây được không.
  • 0:07 - 0:08
    Được rồi, giờ ta cùng làm nha.
  • 0:08 - 0:10
    Điều đầu tiên ta nhận ra khi nhìn
  • 0:10 - 0:11
    vào các biểu thức này là
  • 0:11 - 0:13
    chúng không có cùng mẫu số,
  • 0:13 - 0:14
    nhưng chúng ta thì muốn có cùng mẫu.
  • 0:14 - 0:16
    Bạn có thể viết lại biểu thức
  • 0:16 - 0:19
    để chúng có mẫu số chung.
  • 0:19 - 0:21
    Và mẫu số chung thì
  • 0:21 - 0:26
    sẽ chia hết cho cả hai mẫu ta đã có này.
  • 0:26 - 0:28
    Hay, mẫu số chung có tất cả thừa số
  • 0:28 - 0:30
    của những mẫu số này,
    và may mắn là
  • 0:30 - 0:32
    những mẫu số này
    đã được phân tích nhân tử rồi.
  • 0:32 - 0:34
    Vậy để mình viết mẫu số chung ở đây,
  • 0:34 - 0:37
    bằng cách viết lại biểu thức màu vàng này.
  • 0:37 - 0:39
    Vậy, ta có biểu thức màu vàng,
  • 0:39 - 0:40
    và để nó rõ ràng,
  • 0:40 - 0:42
    mình sẽ viết lại cả hai biểu thức,
    màu vàng
  • 0:42 - 0:46
    và lấyy nó trừ đi biểu thức màu cánh sen.
  • 0:46 - 0:50
    Í lộn, miệng mình nói màu vàng
    mà tay lại vẽ màu cánh sen.
  • 0:50 - 0:53
    Rồi, giờ ta có biểu thức màu vàng
  • 0:53 - 0:54
    nhưng lần này là với
  • 0:54 - 0:55
    một đường dài hơn.
  • 0:55 - 1:00
    Biểu thức màu vàng trừ đi
    biểu thức màu cánh sen,
  • 1:02 - 1:06
    trừ đi biểu thức màu cánh sen bên đây.
  • 1:06 - 1:08
    Như mình đã đề cập ban nãy
  • 1:08 - 1:10
    ta muốn có
    mẫu số chung mà có thể chia hết cho
  • 1:10 - 1:13
    cả mẫu số màu vàng lẫn
  • 1:13 - 1:14
    mẫu số màu cánh sen.
  • 1:14 - 1:19
    Đồng nghĩa với việc,
    nó phải có z cộng 8,
  • 1:19 - 1:24
    và 9z trừ 5.
  • 1:24 - 1:26
    Tương tự, nó phải có cả hai thừa số này.
  • 1:26 - 1:29
    Ta đã có sẵn 9z trừ 5
    nên không cần viết lại nữa.
  • 1:29 - 1:34
    Và mẫu số này phải chia hết cho
    z cộng 6... z cộng 6.
  • 1:35 - 1:37
    Bạn chú ý là chỉ cần nhân mẫu số
  • 1:37 - 1:40
    cho z cộng 6, mẫu chung của ta
    không chia hết cho cả hai thừa số này
  • 1:40 - 1:44
  • 1:44 - 1:47
  • 1:47 - 1:48
  • 1:48 - 1:50
    khi bạn cộng hoặc trừ phân số,
  • 1:50 - 1:53
    thì ta vẫn áp dụng cách bình thường.
  • 1:53 - 1:55
    Được rồi, vậy tử số sẽ như thế nào?
  • 1:55 - 1:58
    Ta đã nhân mẫu số này cho
  • 1:58 - 2:00
    z cộng 6, vậy ta phải
  • 2:00 - 2:01
    làm tương tự với tử số.
  • 2:01 - 2:06
    Nó sẽ là âm z mũ 3 nhân z cộng 6.
  • 2:06 - 2:07
    Giờ ta xét đến bên đây.
  • 2:07 - 2:10
    Ta muốn mẫu số tương tự,
  • 2:10 - 2:13
    nên ta có thể viết cái này là z cộng 8...
  • 2:13 - 2:18
    z cộng 8 nhân z cộng 6...
  • 2:19 - 2:24
    z cộng 6 nhân 9z trừ 5.
  • 2:30 - 2:32
    Và hai mẫu này bằng nhau.
  • 2:32 - 2:33
    Mình chỉ vừa đổi thứ tự phép nhân thôi,
  • 2:33 - 2:35
    và nó không làm ảnh hưởng đến tích.
  • 2:35 - 2:40
    Giờ, ta có một số 3 ở trên tử
  • 2:40 - 2:42
    và nếu ta nhân mẫu số với z cộng 8,
  • 2:42 - 2:47
    thì ta cũng phải nhân tử số với
    z cộng 8.
  • 2:48 - 2:49
    Được rồi đó.
  • 2:49 - 2:52
    Cái này sẽ bằng với...
  • 2:52 - 2:54
    nó sẽ bằng với...
    à bạn đợi mình
  • 2:54 - 2:58
    vẽ một đường chia phân số thiệt dài ở đây.
  • 2:58 - 3:01
    Cái này sẽ bằng với...
  • 3:01 - 3:03
    Hình như đường này hơi dài quá : D
  • 3:03 - 3:06
    Mình sẽ chỉnh lại còn thế này.
  • 3:06 - 3:08
    Vậy, mình có cùng mẫu số,
  • 3:08 - 3:10
    nên mình viết lại bằng một màu trung tính.
  • 3:10 - 3:15
    z cộng 8 nhân 9z trừ 5
    nhân z cộng 6.
  • 3:20 - 3:23
    Bên này, mình sẽ dùng màu xanh,
  • 3:23 - 3:26
    và mình sẽ nhân phân phố
    âm z mũ 3 này.
  • 3:26 - 3:31
    Âm z mũ 3 nhân z
    sẽ bằng với âm z mũ 4.
  • 3:31 - 3:36
    Còn âm z mũ 3 nhân 6 cho ta kết quả là
    âm 6z mũ 3.
  • 3:37 - 3:40
    Rồi ta đến dấu trừ ở đây.
  • 3:40 - 3:43
    Theo mình thì thay vì ta trừ cho
  • 3:43 - 3:44
    toàn bộ biểu thức này,
  • 3:44 - 3:48
    ta có thể biến nó thành
    cộng cho âm của phần bên đây.
  • 3:48 - 3:50
    Hay nói cách khác thì
  • 3:50 - 3:54
    cái này có thể là âm 3 nhân z cộng 8.
  • 3:54 - 3:56
    Và ta sẽ tiếp tục nhân phân phối nó.
  • 3:56 - 3:57
    Bạn làm cùng mình nha.
  • 3:57 - 4:02
    Âm 3 nhân z là âm 3z
  • 4:03 - 4:08
    và âm 3 nhân 8 là âm 24.
  • 4:08 - 4:09
    Được rồi đó.
  • 4:09 - 4:12
    Ta đã xong rồi.
  • 4:12 - 4:13
    Ta đã tìm ra được mẫu số chung,
  • 4:13 - 4:14
    và khi xong bước đó
  • 4:14 - 4:17
    bạn chỉ cần cộng, trừ tử số tuỳ ý.
  • 4:17 - 4:20
    Và, thay vì trừ cho toàn bộ phần này,
  • 4:20 - 4:23
    bạn có thể đổi dấu thành cộng
  • 4:23 - 4:25
    và lấy âm 3 ở tử số,
  • 4:25 - 4:27
    nhân phân phối nó, rồi còn lại phần này.
  • 4:27 - 4:28
    Mình không rút gọn được nữa.
  • 4:28 - 4:29
    Đôi khi, bạn có thể
  • 4:29 - 4:30
    gặp những bài tập mà có chứa
  • 4:30 - 4:34
    hai số hạng bậc 2
    hay hai số hạng bậc 1
  • 4:34 - 4:36
    hoặc hai hằng số hay tương tự vậy.
  • 4:36 - 4:37
    Khi đó, bạn cộng hoặc trừ chúng
  • 4:37 - 4:40
    để rút gọn,
    nhưng ở đây thì ta có các số hạng khác bậc
  • 4:40 - 4:45
    nên ta không thể rút gọn được nữa.
    Và đến đây thì ta xong rồi đó.
Title:
Phép trừ biểu thức hữu tỉ: phân số có mẫu số dạng nhân tử | Toán THPT | Khan Academy
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Khan Academy
Duration:
04:48

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions