Tại sao phát kiến khoa học thực sự cần rất nhiều niềm tin?
-
0:00 - 0:02Trong những ngày
làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, -
0:02 - 0:06tôi đã từng bế tắc vô vọng.
-
0:06 - 0:08Mọi hướng nghiên cứu của tôi
-
0:08 - 0:09đều dẫn vào ngõ cụt.
-
0:09 - 0:11Dường như mọi giả định cơ sở
-
0:11 - 0:13không còn đúng nữa.
-
0:13 - 0:16Tôi thấy mình như một phi công
bay qua mây mù, -
0:16 - 0:19và mất hết phương hướng.
-
0:19 - 0:20Tôi chẳng thèm cạo râu nữa.
-
0:20 - 0:23Không thể dậy vào sáng sớm.
-
0:23 - 0:25Cảm thấy không xứng đáng
-
0:25 - 0:28khi bước qua cánh cổng đại học
-
0:28 - 0:30bởi tôi không phải Einstein hay Newton
-
0:30 - 0:34hay bất cứ nhà khoa học nào là chủ nhân
của những kết quả được ghi nhận. -
0:34 - 0:38Bởi trong khoa học, ta chỉ quan tâm
đến kết quả, chứ không phải quá trình. -
0:38 - 0:42Rõ ràng, tôi không thể
là một nhà khoa học. -
0:42 - 0:44Nhưng tôi đã có đủ hỗ trợ,
-
0:44 - 0:45đã vượt qua và khám phá ra
-
0:45 - 0:47một số điều mới mẻ về tự nhiên.
-
0:47 - 0:50Đây là một cảm xúc tuyệt vời
về sự điềm tĩnh, -
0:50 - 0:53là người duy nhất trên thế giới
biết được quy luật mới của tự nhiên. -
0:53 - 0:57Tôi bắt đầu dự án thứ hai
trong đợt học tiến sĩ -
0:57 - 0:58và chuyện đó lại xảy ra.
-
0:58 - 1:00Tôi lại gặp bế tắc và lại vượt qua.
-
1:00 - 1:03Và tôi bắt đầu nghĩ,
có thể có một mô típ ở đây. -
1:03 - 1:05Tôi hỏi những người khác và họ nói:
-
1:05 - 1:07"Đúng rồi, điều tương tự
cũng xảy ra với bọn tôi, -
1:07 - 1:09có điều chẳng ai nói
cho chúng tôi biết cả." -
1:09 - 1:11Chúng ta đều biết rằng
khoa học -
1:11 - 1:14như thể một chuỗi các bước logic
giữa câu hỏi và câu trả lời, -
1:14 - 1:17nhưng thực hiện nghiên cứu
là việc hoàn toàn khác. -
1:17 - 1:22Cùng lúc đó, tôi còn học
làm diễn viên ứng biến. -
1:22 - 1:23Ban ngày vật lý,
-
1:23 - 1:25ban đêm cười đùa,
nhảy nhót, ca hát, -
1:25 - 1:26chơi ghi-ta.
-
1:26 - 1:28Bộ môn kịch ứng biến,
-
1:28 - 1:31cũng giống như khoa học vậy,
đi tới nơi chưa biết, -
1:31 - 1:34bởi bạn phải diễn một cảnh
không đạo diễn, không kịch bản, -
1:34 - 1:36không biết mình
sẽ thể hiện gì -
1:36 - 1:39hay những diễn viên khác
sẽ diễn gì. -
1:39 - 1:41Nhưng không giống khoa học,
-
1:41 - 1:44trong kịch ứng biến,
họ nói với bạn từ ngày đầu -
1:44 - 1:46những gì sẽ diễn ra
khi bạn lên sân khấu. -
1:46 - 1:49Bạn sẽ thất bại ê chề.
-
1:49 - 1:50Bạn sẽ gặp bế tắc.
-
1:50 - 1:52Chúng tôi tập tành tiếp tục sáng tạo
-
1:52 - 1:53bên trong ngõ cụt đó.
-
1:53 - 1:56Ví dụ, chúng tôi có bài tập
đứng trong một vòng tròn, -
1:56 - 1:59mỗi người phải thực hiện
một điệu nhảy tồi tệ nhất, -
1:59 - 2:01và những người khác reo hò
-
2:01 - 2:02và cổ vũ bạn tiếp tục,
-
2:02 - 2:05ủng hộ bạn lên sàn diễn.
-
2:05 - 2:07Khi trở thành giáo sư
-
2:07 - 2:10và hướng dẫn sinh viên của mình
qua những dự án nghiên cứu, -
2:10 - 2:13tôi lại nhận ra
mình chẳng biết phải làm gì. -
2:13 - 2:15Tôi đã nghiên cứu
hàng ngàn giờ các môn -
2:15 - 2:17vật lý, sinh học, hóa học,
-
2:17 - 2:19nhưng không một giờ, một khái niệm nào
-
2:19 - 2:22về cách hướng dẫn, kèm cặp ai đó
-
2:22 - 2:23đi đến những nơi chưa khám phá,
-
2:23 - 2:25về động lực thúc đẩy.
-
2:25 - 2:27Thế là tôi nhớ lại kịch ứng biến,
-
2:27 - 2:29và nói với các sinh viên ngay từ đầu
-
2:29 - 2:32về những gì sẽ xảy ra
khi các em bắt đầu nghiên cứu, -
2:32 - 2:36liên quan tới những tiên đoán của các em
về nghiên cứu này sẽ ra thế nào. -
2:36 - 2:38Bởi vì, bất cứ nào của con người,
-
2:38 - 2:41ví dụ, tôi muốn chạm vào
chiếc bảng đen này, -
2:41 - 2:43bộ não, trước hết,
sẽ xây dựng sơ đồ, -
2:43 - 2:47dự đoán chính xác những gì cơ bắp sẽ làm
trước khi tôi bắt đầu cử động bàn tay, -
2:47 - 2:48và nếu tôi bị chặn lại,
-
2:48 - 2:50nếu sơ đồ của tôi
không khớp với thực tại, -
2:50 - 2:53sẽ dẫn tới căng thẳng,
gọi là bất đồng về nhận thức. -
2:53 - 2:55Đó là lý do tại sao
sơ đồ của bạn nên khớp thực tại. -
2:55 - 2:59Nhưng nếu bạn tin
vào cách khoa học được dạy, -
2:59 - 3:01tin vào sách vở,
bạn có khả năng -
3:01 - 3:07sẽ theo sơ đồ nghiên cứu sau đây.
-
3:07 - 3:10Nếu A là câu hỏi,
-
3:10 - 3:14và B là câu trả lời,
-
3:14 - 3:18thì nghiên cứu là một đường thẳng.
-
3:18 - 3:21Vấn đề là
nếu một thí nghiệm không như ý, -
3:21 - 3:24hoặc một sinh viên nản chí,
-
3:24 - 3:27điều đó sẽ được nhận thức
như là thứ gì đó sai bét -
3:27 - 3:30và gây nên căng thẳng tột độ.
-
3:30 - 3:33Đó là lý do tại sao
tôi dạy học sinh của mình -
3:33 - 3:39một sơ đồ thực tế hơn.
-
3:39 - 3:40Đây là một ví dụ
-
3:40 - 3:46về thực tế không giống với giản đồ của ta.
-
3:46 - 3:50(Tiếng cười)
-
3:50 - 3:53(Vỗ tay)
-
4:01 - 4:05Vậy là tôi dạy cho các sinh viên
một giản đồ khác. -
4:05 - 4:07Nếu A là câu hỏi,
-
4:07 - 4:09B là câu trả lời,
-
4:12 - 4:15giữ sáng tạo trên mây,
-
4:15 - 4:17và bắt đầu,
-
4:17 - 4:19và thí nghiệm không thành công,
không thành công, -
4:19 - 4:22không thành công, không thành công,
-
4:22 - 4:24cho đến khi đạt đến
các cảm xúc tiêu cực -
4:24 - 4:28nơi dường như cảm xúc cơ bản của bạn
đã ngừng hoạt động, -
4:28 - 4:31như có ai đó giật đi
chiếc thảm dưới chân bạn. -
4:31 - 4:34Và tôi gọi nơi đó là đám mây.
-
4:48 - 4:50Bạn có thể bị lạc
trong đám mây -
4:50 - 4:53trong một ngày, một tuần,
một tháng, một năm, -
4:53 - 4:54cả sự nghiệp,
-
4:54 - 4:57nhưng đôi khi, bạn đủ may mắn,
-
4:57 - 4:58có đủ sự hỗ trợ,
-
4:58 - 5:00và có thể nhìn thấy
những gì trong tay, -
5:00 - 5:04hoặc trù tính trong hình dạng
của đám mây, -
5:04 - 5:07một câu trả lời mới,
-
5:07 - 5:11C, và bạn quyết định tiến tới nó.
-
5:11 - 5:13Thí nghiệm rồi cũng thành công,
-
5:13 - 5:16bạn tới đó và nói với
tất cả mọi người về điều này -
5:16 - 5:20bằng cách xuất bản tài liệu
nói về từ A chỉ tới C, -
5:20 - 5:21đó là một cách tốt để truyền thông
-
5:21 - 5:26chừng nào bạn còn nhớ
con đường dẫn tới đó. -
5:26 - 5:28Đám mây này là phần cố hữu
của nghiên cứu, -
5:28 - 5:30phần cố hữu trong thủ thuật
của chúng tôi -
5:30 - 5:33bởi chúng canh gác tại biên giới.
-
5:37 - 5:40Nó canh gác tại biên giới
-
5:40 - 5:43giữa sự biết và không biết,
-
5:53 - 5:55bởi để khám phá ra thứ gì đó
thực sự mới mẻ, -
5:55 - 5:59ít nhất một trong các giả định cơ sở
của bạn phải thay đổi, -
5:59 - 6:02điều đó có nghĩa là làm việc
trong khoa học khá là anh hùng -
6:02 - 6:04Mỗi ngày, ta cố mang mình
-
6:04 - 6:06tới biên giới đó,
-
6:06 - 6:08đối diện với đám mây.
-
6:08 - 6:10Bây giờ, tôi đặt B
trong vùng đất của hiểu biết, -
6:10 - 6:12bởi ta biết về nó
ngay từ lúc bắt đầu, -
6:12 - 6:16nhưng C luôn luôn hấp dẫn
-
6:16 - 6:18và quan trọng hơn B.
-
6:18 - 6:20Vậy B là cốt yếu để khởi hành,
-
6:20 - 6:22nhưng C lại sâu sắc hơn rất nhiều,
-
6:22 - 6:27và đó là điều tuyệt vời trong nghiên cứu.
-
6:27 - 6:29Bây giờ, về cụm từ này, đám mây,
-
6:29 - 6:32đã được biến đổi
trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, -
6:32 - 6:33bởi các sinh viên đến với tôi và nói:
-
6:33 - 6:38"Thầy Uri, em đang trong đám mây,"
"Tuyệt, em sẽ phải khổ sở.", tôi đáp. -
6:38 - 6:40(Tiếng cười)
-
6:40 - 6:42Nhưng tôi khá là vui,
-
6:42 - 6:44bởi chúng tôi có thể
đang ở gần đường biên -
6:44 - 6:46giữa sự biết và không biết,
-
6:46 - 6:47và có cơ hội khám phá ra
-
6:47 - 6:49một thứ mới mẻ thực sự,
-
6:49 - 6:54bởi chúng tôi xem
sự tồn tại của đám mây -
6:54 - 6:59là bình thường, là thiết yếu,
và thực sự đẹp. -
6:59 - 7:03Chúng ta có thể gia nhập
Hội Cảm Kích Đám mây, -
7:03 - 7:07để nó giải độc cho cái cảm giác
tội lỗi khi thất bại. -
7:07 - 7:10Với tư cách người hướng dẫn,
tôi biết phải làm gì, -
7:10 - 7:12để tăng cường
sự hỗ trợ của tôi cho sinh viên, -
7:12 - 7:17bởi nghiên cứu tâm lý học cho thấy
khi sợ hãi và thất vọng, -
7:17 - 7:20tâm trí của bạn thu hẹp lại
trong một cách nghĩ an toàn và bảo thủ. -
7:20 - 7:23Nếu muốn khám phá
những con đường nguy hiểm -
7:23 - 7:24cần thoát ra khỏi đám mây,
-
7:24 - 7:26bạn cần những cảm xúc khác --
-
7:26 - 7:28đoàn kết, hỗ trợ, hi vọng --
-
7:28 - 7:30những thứ đến từ
kết nối với người khác, -
7:30 - 7:31giống như kịch ứng biến vậy,
-
7:31 - 7:35trong khoa học, tốt nhất là
hãy cùng nhau đi đến nơi không biết. -
7:35 - 7:38Nhận thức được về đám mây,
-
7:38 - 7:41bạn còn học được
từ kịch ứng biến -
7:41 - 7:44cách thức hiệu quả
để có được cuộc bàn luận -
7:44 - 7:46bên trong đám mây.
-
7:46 - 7:49Dựa trên nguyên tắc căn bản
của kịch ứng biến, -
7:49 - 7:52kịch ứng biến, một lần nữa,
lại giúp tôi. -
7:52 - 7:57Nó được gọi là nói "Vâng, và"
trước lời mời của các diễn viên khác. -
8:04 - 8:07Nghĩa là chấp nhận lời đề xuất
-
8:07 - 8:10và xây dựng trên nó, nói "Vâng, và".
-
8:10 - 8:12Ví dụ, nếu một diễn viên nói:
"Đây là vực nước" -
8:12 - 8:15và người khác trả lời:
"Không, đó là sân khấu," -
8:15 - 8:17ứng biến chấm dứt.
-
8:17 - 8:21Nó kết thúc, và mọi người đều chán nản.
-
8:21 - 8:22Cái đó gọi là chặn họng.
-
8:22 - 8:23Nếu không chú tâm vào giao tiếp,
-
8:23 - 8:26những cuộc hội thoại khoa học
có thể có rất nhiều trở ngại. -
8:26 - 8:29Nói "Vâng, và" giống như thế này.
-
8:29 - 8:31"Đây là một vũng nước."
"Vâng, và hãy nhảy vào" -
8:31 - 8:34"Nhìn kìa, có một chú cá voi!
Hãy nắm lấy đuôi nó. -
8:34 - 8:36Nó sẽ kéo chúng ta lên mặt trăng!"
-
8:36 - 8:39Nói "Vâng, và" bỏ qua
sự chỉ trích trong nội tâm. -
8:39 - 8:41Chúng ta đều có
sự chỉ trích nội tâm -
8:41 - 8:43một kiểu bảo vệ để không bị nghĩ rằng
-
8:43 - 8:45mình thô tục, điên loạn hay bắt chước,
-
8:45 - 8:49khoa học đầy rẫy sự sợ hãi
về việc trở thành kẻ bắt chước. -
8:49 - 8:51Nói "Vâng, và" bỏ qua
sự chỉ trích nội tâm, -
8:51 - 8:53giải thoát tiếng nói tiềm ẩn
của sáng tạo, -
8:53 - 8:55bạn thậm chí không biết rằng
đã có nó, -
8:55 - 8:59và chúng thường mang câu trả lời
về đám mây. -
8:59 - 9:01Vậy đó, biết về đám mây
-
9:01 - 9:03và về cách nói "Vâng, và"
-
9:03 - 9:06làm cho phòng lab của tôi
sáng tạo hơn. -
9:06 - 9:08Các sinh viên bắt đầu phát huy
trên ý tưởng của nhau, -
9:08 - 9:11chúng tôi làm nên
những khám phá đầy ngạc nhiên -
9:11 - 9:13trong giao diện giữa vật lý và sinh vật.
-
9:13 - 9:16Ví dụ, chúng tôi đã mắc kẹt một năm
-
9:16 - 9:20trong mạng lưới sinh hóa
phức tạp trong tế bào con người, -
9:20 - 9:22và nói rằng: "Ta
đang chìm sâu trong đám mây," -
9:22 - 9:24và có một cuộc đối thoại sôi động
-
9:24 - 9:27một sinh viên của tôi
- Shai Shen Orr đã nói: -
9:27 - 9:29"Hãy vẽ nó lên giấy,
cái mạng lưới này," -
9:29 - 9:34thay vì: "Ta đã làm rất nhiều lần rồi
và nó không cho kết quả," -
9:34 - 9:37Tôi nói: "Vâng, và
-
9:37 - 9:39hãy dùng một mảnh giấy to."
-
9:39 - 9:40và rồi Ron Milo nói:
-
9:40 - 9:42"Hãy dùng một tờ giấy khổng lồ,
-
9:42 - 9:44loại giấy của kiến trúc sư,
tôi biết in ở đâu," -
9:44 - 9:46rồi chúng tôi
in mạng lưới ra và quan sát, -
9:46 - 9:49đó là lúc chúng tôi
làm nên khám phá quan trọng nhất: -
9:49 - 9:51một mạng lưới phức tạp thể hiện
-
9:51 - 9:54các chi tiết tương tác đơn giản
lặp đi lặp lại -
9:54 - 9:58như những họa tiết
trên kính trang trí. -
9:58 - 10:00Chúng tôi gọi nó là họa tiết mạng lưới,
-
10:00 - 10:03mạch cơ bản giúp hiểu được
-
10:03 - 10:06sự logic trong cách tế bào ra quyết định
-
10:06 - 10:09trong tất cả sinh vật,
bao gồm cơ thể chúng ta. -
10:09 - 10:11Không lâu sau,
-
10:11 - 10:12tôi bắt đầu được mời diễn thuyết
-
10:12 - 10:15trước hàng ngàn các nhà khoa học
trên thế giới, -
10:15 - 10:18nhưng nhận thức về đám mây
và lời nói "Vâng, và" -
10:18 - 10:20vẫn chỉ ở trong
phòng lab của tôi, -
10:20 - 10:22vì khoa học không nói về quá trình,
-
10:22 - 10:25hay bất cứ điều gì chủ quan,
thuộc về cảm xúc. -
10:25 - 10:27Chúng ta nói về kết quả.
-
10:27 - 10:29Vậy nên, chẳng thể nói ra
trước hội nghị. -
10:29 - 10:31Đó là điều không tưởng.
-
10:31 - 10:33Tôi thấy nhiều nhà khoa học
bị mắc kẹt -
10:33 - 10:34đến mức
không một từ nào -
10:34 - 10:37có thể diễn tả những gì họ thấy,
-
10:37 - 10:39suy nghĩ của họ
bị bó hẹp trong phạm vi an toàn, -
10:39 - 10:42khoa học của họ không phát huy tiềm năng,
và họ phải chịu khổ sở. -
10:42 - 10:44Tôi từng nghĩ, chịu thôi.
-
10:44 - 10:47Tôi sẽ cố làm phòng lab của mình
sáng tạo nhất có thể, -
10:47 - 10:52và nếu ai cũng làm thế,
khoa học sẽ ngày một tốt lên. -
10:52 - 10:55Suy nghĩ đó
bật lên trong đầu tôi -
10:55 - 10:57trong một dịp tình cờ
đi nghe Evel Fox Keller -
10:57 - 11:00diễn thuyết về phụ nữ trong khoa học.
-
11:00 - 11:02Cô ấy đã hỏi:
-
11:02 - 11:04"Tại sao không nói về
những khía cạnh -
11:04 - 11:06mang tính chủ quan
và cảm xúc trong khoa học? -
11:06 - 11:10Không phải ngẫu nhiên.
Nó là vấn đề về giá trị." -
11:10 - 11:12Bạn thấy đó,
khoa học tìm kiếm tri thức -
11:12 - 11:14khách quan và lý trí.
-
11:14 - 11:16Đó là cái đẹp của khoa học.
-
11:16 - 11:18Nhưng chúng ta còn ngầm định
-
11:18 - 11:22rằng những gì ta làm thường ngày
để có được tri thức đó, -
11:22 - 11:24là duy khách quan và lý trí,
-
11:24 - 11:27giống như ngài Spock
trong phim Star Trek vậy. -
11:27 - 11:30Và khi dán nhãn một số thứ
là khách quan và lý trí, -
11:30 - 11:32mặt còn lại,
cái chủ quan và cảm xúc -
11:32 - 11:35tự động sẽ bị dán nhãn
phi khoa học, -
11:35 - 11:37phản khoa học
hoặc đe dọa đến khoa học, -
11:37 - 11:39và chúng ta
chẳng thèm nhắc nó nữa. -
11:39 - 11:43Và khi nghe rằng
khoa học có một văn hóa, -
11:43 - 11:45mọi thứ bừng sáng trong tôi,
-
11:45 - 11:46bởi nếu khoa học có một văn hóa,
-
11:46 - 11:48văn hóa đó có thể được thay đổi,
-
11:48 - 11:50tôi có thể là một tác nhân
-
11:50 - 11:53làm thay đổi khoa học
tuỳ theo sức của mình. -
11:53 - 11:55Thế là, ngay bài diễn thuyết sau đó,
-
11:55 - 11:57tôi đã nói về khoa học của tôi,
-
11:57 - 11:58nói về tầm quan trọng của
-
11:58 - 12:01sự chủ quan và cảm xúc
trong nghiên cứu khoa học, -
12:01 - 12:02và cách ta nên nói về chúng,
-
12:02 - 12:05rồi tôi nhìn vào khán giả,
và họ lạnh lùng. -
12:05 - 12:08Họ không thể nghe những gì tôi nói
-
12:08 - 12:12qua 10 slide trình chiếu trước hội nghị.
-
12:12 - 12:14Tôi cố lần nữa, lần nữa,
hội nghị tới hội nghị -
12:14 - 12:16nhưng vẫn không vượt qua.
-
12:16 - 12:19Tôi lại ở trong đám mây.
-
12:19 - 12:23Cuối cùng, tôi đã xoay xở
để thoát khỏi nó -
12:23 - 12:26sử dụng tài ứng biến và âm nhạc.
-
12:26 - 12:28Từ đó về sau, mỗi hội nghị mà tôi tới,
-
12:28 - 12:31tôi nói một bài về khoa học
và bài thứ hai, bài đặc biệt -
12:31 - 12:34tên là "Tình yêu và sự sợ hãi
trong phòng thí nghiệm," -
12:34 - 12:35bắt đầu bằng một bài hát
-
12:35 - 12:38về nỗi sợ hãi lớn nhất của khoa học,
-
12:38 - 12:41đó là chúng ta lao động vất vả,
-
12:41 - 12:43chúng ta tìm ra thứ gì mới,
-
12:43 - 12:47và cuối cùng, ai đó xuất bản nó
trước chúng ta. -
12:47 - 12:49Chúng ta gọi đó là bị hớt tay trên,
-
12:49 - 12:52và việc bị hớt tay trên rất tồi tệ.
-
12:52 - 12:55Nó làm chúng ta
e ngại nói với nhau, -
12:55 - 12:55chẳng hay ho gì
-
12:55 - 12:58bởi chúng ta tới khoa học
là để chia sẻ ý tưởng -
12:58 - 12:59và học hỏi lẫn nhau,
-
12:59 - 13:05và thế là tôi hát một ca khúc buồn,
-
13:05 - 13:11được gọi là - (Vỗ tay)-
-
13:11 - 13:14"Thêm một lần đau"
-
13:14 - 13:16và tôi nhờ khán giả hát đệm cho tôi,
-
13:16 - 13:20và bảo họ: "Lời ca của các bạn
sẽ là "Scoop,Scoop."" -
13:20 - 13:24Như thế này: "Scoop, scoop"
-
13:24 - 13:26"Tôi lại bị hớt tay trên.
-
13:26 - 13:28Scoop! Scoop!"
-
13:28 - 13:29Và rồi tiếp.
-
13:29 - 13:31"Tôi lại bị hớt tay trên
-
13:31 - 13:33Scoop! Scoop!
-
13:33 - 13:34Tôi lại bị hớt tay trên
-
13:34 - 13:36Scoop! Scoop!
-
13:36 - 13:38Tôi lại bị hớt tay trên
-
13:38 - 13:39Scoop! Scoop!
-
13:39 - 13:41Tôi lại bị hớt tay trên
-
13:41 - 13:43Scoop! Scoop!
-
13:43 - 13:46Ôi mẹ ơi, sao mẹ
không cảm thấy nỗi đau của con, -
13:46 - 13:50Trời hãy giúp tôi,
tôi lại bị nẫng tay trên." -
13:50 - 13:57(Vỗ tay)
-
13:57 - 13:59Cảm ơn.
-
13:59 - 14:00Cảm ơn vì đã hát đệm.
-
14:00 - 14:02Thế là mọi người
bắt đầu cười, thở, -
14:02 - 14:05nhận ra rằng xung quanh,
các nhà khoa học khác -
14:05 - 14:06cũng có những vấn đề chung,
-
14:06 - 14:08chúng tôi bắt đầu nói
về cảm xúc, -
14:08 - 14:10chủ quan diễn ra trong nghiên cứu.
-
14:10 - 14:12Tôi cảm thấy như
sự cấm kỵ lớn được gỡ bỏ. -
14:12 - 14:15Cuối cùng, đã có thể
nói về nó trong hội thảo khoa học. -
14:15 - 14:17Các nhà khoa học
tiếp tục tạo nhóm trao đổi, -
14:17 - 14:18họ gặp nhau đều đều
-
14:18 - 14:20và tạo nên không gian
nói về -
14:20 - 14:24cảm xúc và chủ quan khi hướng dẫn
cũng như khi đi vào nơi không biết, -
14:24 - 14:27thậm chí, mở các khóa học
về quá trình nghiên cứu khoa học, -
14:27 - 14:29về việc cùng nhau
đi vào chốn không biết , -
14:29 - 14:30và nhiều thứ khác.
-
14:30 - 14:31Vậy, quan điểm của tôi là,
-
14:31 - 14:35giống như mỗi nhà khoa học
đều biết về từ "nguyên tử," -
14:35 - 14:37vật chất được cấu thành
từ các nguyên tử, -
14:37 - 14:39mỗi nhà khoa học
cũng nên biết về -
14:39 - 14:41"đám mây" và "Vâng, và,"
-
14:41 - 14:44và khoa học sẽ trở nên
sáng tạo hơn, -
14:44 - 14:47tạo nên nhiều khám phá bất ngờ hơn
-
14:47 - 14:49vì lợi ích của tất cả chúng ta,
-
14:49 - 14:52và trở nên sôi động hơn nữa.
-
14:52 - 14:54Điều tôi mong bạn ghi nhớ
trong buổi nói chuyện này là -
14:54 - 14:58lần tới khi gặp vấn đề
mà bạn không thể giải quyết, -
14:58 - 15:01trong công việc hoặc trong cuộc sống,
-
15:01 - 15:03hãy xem xét một từ:
-
15:03 - 15:04"đám mây."
-
15:04 - 15:06Bạn có thể vượt qua đám mây,
-
15:06 - 15:09không đơn độc,
mà với sự hỗ trợ của ai đó, -
15:09 - 15:11nói "Vâng, và"
với ý tưởng của bạn, -
15:11 - 15:14để giúp bạn nói.
"Vâng, và" với ý tưởng của chính mình, -
15:14 - 15:17tăng thêm cơ hội
cho bạn thoát khỏi đám mây, -
15:17 - 15:20bạn sẽ tìm thấy
khoảnh khắc của sự điềm tĩnh -
15:20 - 15:24khi lần đầu tiên thoáng thấy
khám phá bất ngờ của mình. -
15:24 - 15:26điểm C của bạn.
-
15:26 - 15:29Xin cảm ơn.
-
15:29 - 15:32(Vỗ tay)
- Title:
- Tại sao phát kiến khoa học thực sự cần rất nhiều niềm tin?
- Speaker:
- Uri Alon
- Description:
-
Trong thời gian làm nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành vật lý, Uri Alon đã nghĩ rằng mình là một kẻ thất bại bởi mọi hướng nghiên cứu của ông đều đi vào ngõ cụt. Nhưng, với sự giúp đỡ của bộ môn kịch ứng biến, ông nhận ra rằng việc đi lạc cũng thú vị không kém sự thành công. Một lời kêu gọi gửi đến các nhà khoa học hãy thôi nghĩ rằng khoa học là đường thẳng đi từ câu hỏi tới câu trả lời, mà còn cả những thứ khác sáng tạo hơn. Một thông điệp gợi mở nhiều suy nghĩ, dù cho bạn làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào.
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 15:52
Nhu PHAM approved Vietnamese subtitles for Why science demands a leap into the unknown | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why science demands a leap into the unknown | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why science demands a leap into the unknown | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why science demands a leap into the unknown | ||
Nhu PHAM accepted Vietnamese subtitles for Why science demands a leap into the unknown | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why science demands a leap into the unknown | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why science demands a leap into the unknown | ||
Tung Vi Nguyen edited Vietnamese subtitles for Why science demands a leap into the unknown |