Return to Video

Vì sao việc gắn mác "năng khiếu" cho học sinh lại không có tác dụng

  • 0:06 - 0:09
    Khi lên 5 tuổi,
  • 0:09 - 0:13
    tôi được đưa vào một căn phòng nhỏ
    và được cho giải một loạt câu đố.
  • 0:13 - 0:16
    Cả người phụ trách và bố mẹ tôi
    đều cam đoan rằng đó chỉ để cho vui
  • 0:16 - 0:18
    không có ý nghĩa gì cả;
  • 0:18 - 0:21
    nhưng cha mẹ tôi thầm nghi ngờ,
    thậm chí, hy vọng rằng tôi sẽ làm tốt,
  • 0:21 - 0:24
    vì biết những lợi thế mà việc làm tốt
    bài test sẽ mang lại cho tôi.
  • 0:24 - 0:27
    Tôi chỉ mơ hồ hiểu
    một bài kiểm tra là gì vào thời điểm đó,
  • 0:27 - 0:31
    và càng không hiểu cách mà
    những câu, hình dạng và con số đó
  • 0:31 - 0:33
    sẽ định hướng cho cuộc đời mình.
  • 0:33 - 0:37
    8 năm sau, một nhóm nhỏ
    những đứa trẻ tập trung quanh bàn,
  • 0:37 - 0:40
    bị tách ra khỏi lớp trong khi
    những đứa khác vẫn ở trong lớp,
  • 0:40 - 0:41
    ngơ ngác về cuộc gặp này.
  • 0:41 - 0:45
    Từ khi làm tốt bài kiểm tra đó,
    chúng tôi gặp nhau vài lần một tuần.
  • 0:45 - 0:47
    Nhiều trường có loại chương trình này,
  • 0:47 - 0:51
    nhưng chương trình của tôi gọi là
    Giáo dục Tài năng & Năng khiếu,
  • 0:51 - 0:54
    nghĩa là chúng tôi đã làm tốt
    bài kiểm tra và được xem là giỏi hơn tuổi.
  • 0:54 - 0:56
    Nhưng điều đó nghĩa là gì cơ chứ?
  • 0:56 - 0:58
    Nghe có vẻ giống như
    bạn được tặng một món quà,
  • 0:58 - 1:02
    và món quà đó chỉ là bộ óc
    khá đặc biệt của bạn.
  • 1:02 - 1:04
    Tuy nhiên, vào hôm đó, tôi đã lo sợ hơn,
  • 1:04 - 1:08
    vì bài học của chúng tôi là
    viết bài nói TED-Ed của riêng mình,
  • 1:08 - 1:10
    tôi quyết định viết bài
  • 1:10 - 1:13
    về các vấn đề trong nhóm nhỏ
    của chúng tôi, hay là “nhóm năng khiếu".
  • 1:13 - 1:16
    Tôi chuẩn bị tinh thần
    cho phản ứng dữ dội.
  • 1:16 - 1:18
    Tuy nhiên, khi đứng dậy
    đọc bài luận của mình với nhóm,
  • 1:18 - 1:22
    tôi nhận thấy những đôi mắt
    sáng lên và long lanh bất ngờ.
  • 1:22 - 1:25
    Chúng tôi chia sẻ về việc
    được đưa vào chương trình năng khiếu
  • 1:25 - 1:27
    đã thay đổi cuộc sống
    chúng tôi như thế nào.
  • 1:27 - 1:29
    Về cách chúng tôi được đưa vào
    nhóm “trẻ thông minh”,
  • 1:29 - 1:32
    bị buộc lại gần nhau,
    bị xem xét mọi lỗi lầm
  • 1:32 - 1:34
    và bị buộc phải sống
    theo cái mác “năng khiếu”
  • 1:34 - 1:37
    dù chúng tôi không cảm thấy
    khác biệt với người khác đến thế.
  • 1:37 - 1:40
    Về cách những kỳ vọng
    đặt vào chúng tôi khi còn nhỏ
  • 1:40 - 1:43
    đã dẫn đến âu lo và cầu toàn
    trong đời chúng tôi.
  • 1:43 - 1:46
    Cách mỗi thất bại
    trở nên nặng nề hơn
  • 1:46 - 1:48
    vì chúng tôi được cho là
    đặc biệt từ bên trong.
  • 1:48 - 1:52
    Chúng tôi phải là người chiến thắng
    trong giáo dục năng khiếu.
  • 1:52 - 1:55
    Theo Hiệp hội Quốc gia
    Dành cho Trẻ em năng khiếu,
  • 1:55 - 1:59
    có 3 đến 5 triệu học sinh được đưa vào
    chương trình giáo dục kiểu này.
  • 1:59 - 2:01
    Tôi được đưa vào hệ thống này
    ở trường mẫu giáo,
  • 2:01 - 2:03
    khi trải qua bài kiểm tra IQ đó.
  • 2:03 - 2:06
    Nhưng tại sao lại là tôi?
  • 2:06 - 2:12
    Có lẽ nó liên quan đến hoàn cảnh đời tôi
    hơn là chính tôi.
  • 2:12 - 2:16
    Tôi có cha mẹ nuôi dưỡng tốt,
    đảm bảo tôi được chăm sóc y tế đúng cách,
  • 2:16 - 2:19
    đảm bảo tôi sống ở một khu dân cư tốt
    và thường đọc sách cho tôi.
  • 2:19 - 2:22
    Và thế là đến mẫu giáo,
    tôi đã đi trước người khác.
  • 2:22 - 2:25
    Còn những đứa trẻ
    không có bố mẹ như tôi thì sao?
  • 2:25 - 2:28
    Còn những đứa trẻ có hoàn cảnh
    rất khác tôi thì sao?
  • 2:28 - 2:32
    Có vẻ như chủng tộc và mức thu nhập
    có tác động mạnh mẽ
  • 2:32 - 2:35
    đến việc một đứa trẻ được học
    chương trình năng khiếu hay không.
  • 2:35 - 2:40
    Trong số các hộ gia đình có thu nhập thấp,
    chỉ có 10% học sinh người Mỹ gốc Phi
  • 2:40 - 2:44
    và 14% học sinh Latin có thể
    đọc thành thạo khi vào lớp 3.
  • 2:44 - 2:46
    Ngay cả khi điều chỉnh
    theo thu nhập,
  • 2:46 - 2:50
    chỉ có 14% học sinh người Mỹ gốc Phi
    và 58% học sinh da trắng
  • 2:50 - 2:53
    có thể đọc thành thạo khi vào lớp 3.
  • 2:53 - 2:57
    Chính trong thời gian này, trẻ em
    được phân loại để giáo dục năng khiếu,
  • 2:57 - 3:02
    thời điểm mà khả năng thiên bẩm
    quyết định cơ hội của chúng đến hết đời.
  • 3:02 - 3:05
    Nhưng sẽ ra sao nếu như
    khả năng được cho là thiên bẩm này
  • 3:05 - 3:08
    lại liên quan nhiều hơn
    đến hoàn cảnh sống?
  • 3:08 - 3:13
    Chính vì điều này mà những người bắt đầu
    với xuất phát điểm kém sẽ ở lại phía sau.
  • 3:13 - 3:18
    Hóa ra tôi hồi mẫu giáo có thể
    không đặc biệt hơn bạn cùng lứa.
  • 3:18 - 3:20
    Tôi được nuôi dưỡng
    trong một môi trường lạc quan,
  • 3:20 - 3:23
    Tôi là người da trắng,
    và được dạy đọc chữ ở nhà.
  • 3:23 - 3:25
    Nhưng nếu như việc tôi thể hiện tốt
  • 3:25 - 3:27
    chỉ là vì bố mẹ đặt kỳ vọng cao
  • 3:27 - 3:31
    và cho tôi công cụ
    để đáp ứng nó thì sao?
  • 3:31 - 3:35
    Chương trình năng khiếu hoạt động dựa trên
    niềm tin rằng trí thông minh là cố định.
  • 3:35 - 3:40
    Khoảng 6% tổng số học sinh trường công
    được xếp vào hệ thống này.
  • 3:40 - 3:42
    Nhưng trí thông minh
    được thu hẹp hay mở rộng
  • 3:42 - 3:45
    tuỳ vào những thách thức
    mà chúng ta tìm kiếm cho chính mình.
  • 3:45 - 3:47
    Trí thông minh được thể hiện
    dưới nhiều hình thức.
  • 3:47 - 3:49
    Trí thông minh có thể là âm thầm.
  • 3:49 - 3:54
    Ta đã quá tập trung vào trí thông minh
    mà bỏ qua nhiều đặc điểm quan trọng khác:
  • 3:54 - 3:57
    sự tò mò, óc sáng tạo, lòng kiên trì.
  • 3:57 - 4:00
    Cuối cùng, việc bị đặt vào chiếc hộp
    gắn mác "năng khiếu"
  • 4:00 - 4:03
    dẫn đến sự mất niềm tin
    vào khả năng tự học hỏi
  • 4:03 - 4:06
    và sau hết, khả năng
    định hình cuộc sống của chúng ta.
  • 4:06 - 4:10
    Vậy làm thế nào để phát triển hệ thống
    giáo dục khuyến khích tất cả học sinh,
  • 4:10 - 4:15
    thay vì tách chúng ra dựa trên định nghĩa
    hạn hẹp của ta về trí thông minh?
  • 4:15 - 4:17
    Ta có thể bắt đầu tin tưởng các em
  • 4:17 - 4:22
    bằng cách giao cho chúng
    các dự án cá nhân trong lớp theo sở thích
  • 4:22 - 4:26
    và chào đón những sở thích không gắn với
    một chương trình giảng dạy nâng cao.
  • 4:26 - 4:30
    Ta có thể ngừng đưa trẻ vào chương trình
    năng khiếu những năm đầu tiểu học,
  • 4:30 - 4:34
    khi năng lực dễ bị tổn thương nhất
    bởi sự khác biệt thu nhập và môi trường.
  • 4:34 - 4:37
    Ta có thể đầu tư cho
    các chương trình sau giờ học
  • 4:37 - 4:41
    để khám phá các ứng dụng thực tế
    và các chủ đề nâng cao.
  • 4:41 - 4:47
    Và nhất là, ta có thể cho trẻ
    thời gian và không gian để khám phá.
  • 4:47 - 4:49
    Và thưa các phụ huynh và giáo viên,
  • 4:49 - 4:54
    sẽ ra sao nếu ta xem vai trò của mình
    là thúc đẩy sự tò mò, đồng cảm và sáng tạo
  • 4:54 - 4:58
    thay vì chỉ xác định
    liệu trẻ có năng khiếu hay không?
  • 4:58 - 5:02
    Sẽ ra sao nếu ta chỉ cho trẻ cách
    phát triển tiềm năng thay vì gắn mác?
  • 5:02 - 5:06
    Sẽ ra sao nếu thay vì chỉ xác định
    những trẻ có năng khiếu,
  • 5:06 - 5:08
    ta dành chỗ cho tất cả.
  • 5:08 - 5:10
    Những trẻ đang vật lộn
    với danh tính của mình,
  • 5:10 - 5:12
    những trẻ thách thức
    tiêu chuẩn của chúng ta,
  • 5:12 - 5:14
    những trẻ sáng tạo, đầy đam mê
  • 5:14 - 5:18
    cho chúng thấy, với năng khiếu riêng,
    chúng có thể định hình lại thế giới.
  • 5:18 - 5:20
    Xin cảm ơn.
Title:
Vì sao việc gắn mác "năng khiếu" cho học sinh lại không có tác dụng
Description:

Khi lên 5 tuổi, Ava Echard đã làm một bài kiểm tra để vào một chương trình tuyển chọn năng khiếu. Tham gia chương trình mang đến cho Ava nhiều cơ hội thú vị, nhưng cũng khiến cô tự hỏi: điều gì khiến mình trở nên "đặc biệt" và tại sao sự đặc biệt này lại được xác định ở độ tuổi sớm đến thế? Giờ khi đang học trung học, Ava đặt câu hỏi liệu cái mác "năng khiếu" của cô liên quan đến việc được nuôi dạy trong điều kiện thuận lợi hơn là khả năng thiên bẩm. Trong bài nói chuyện của mình, Ava giải thích tại sao nhà trường nên xem xét mối quan hệ giữa tự nhiên và nuôi dưỡng, và tập trung nhiều hơn vào việc tôn vinh nhiều loại trí thông minh tồn tại nơi các học sinh.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:22

Vietnamese subtitles

Revisions