Return to Video

Cách tĩnh tâm giúp bạn sống giây phút ở hiện tại| Rev. Takafumi Kawakami | TEDxKyoto

  • 0:12 - 0:20
    Bao nhiêu người trong chúng ta tìm được
    bí quyết để thành công và hạnh phúc?
  • 0:23 - 0:24
    Hmm.
  • 0:25 - 0:30
    Mọi người đều biết, phải không?
  • 0:31 - 0:35
    Như những vị thiền sư lão luyện dạy,
  • 0:36 - 0:38
    đó là luôn kết nối với...
  • 0:40 - 0:41
    điện thoại của chúng ta.
  • 0:41 - 0:43
    (Cười)
  • 0:44 - 0:49
    Nhưng liệu những điều phiền nhiễu này
    có giúp ta sống lành mạnh
  • 0:52 - 0:55
    hay hạnh phúc hơn không?
  • 0:56 - 1:01
    Hay trong trường hợp này, vắt kiệt sức ta.
  • 1:01 - 1:06
    Vì thế hôm nay, cùng với nhau
  • 1:07 - 1:09
    ngay tại đây,
  • 1:10 - 1:15
    hãy cùng bước đến một cuộc sống
    bình tâm hơn.
  • 1:17 - 1:23
    Tĩnh tâm là một phần của truyền thống
    Phật giáo từ nhiều thế kỷ qua.
  • 1:24 - 1:27
    Đó là cách luyện tập và suy nghĩ
  • 1:27 - 1:33
    để giúp ta tập trung vào
    những trải nghiệm ở hiện tại
  • 1:33 - 1:37
    theo một cách khách quan.
  • 1:38 - 1:41
    Vậy, hiện giờ tâm trí của bạn
    đang ở đâu?
  • 1:43 - 1:45
    Tôi hi vọng tâm trí bạn ở ngay đây.
  • 1:46 - 1:51
    Tuy nhiên, thường thì tâm trí ta
    sẽ trôi lạc đâu đó.
  • 1:52 - 1:58
    Đâu đó trong quá khứ,
    hoặc tương lai.
  • 2:00 - 2:05
    Vì vậy, ta đau khổ bởi ta
  • 2:05 - 2:10
    bị kẹt giữa những gì đã xảy ra
    trong quá khứ
  • 2:10 - 2:16
    hoặc lo lắng về những thứ
    chưa đến.
  • 2:18 - 2:20
    Nên nếu bạn đang hiện diện nơi đây,
  • 2:21 - 2:24
    bạn sẽ được thoát khỏi
    những khổ đau đó.
  • 2:26 - 2:33
    Tuy nhiên, cách bạn hành động ở hiện tại
  • 2:34 - 2:36
    có thể tạo nên quá khứ
  • 2:37 - 2:39
    và quyết định tương lai
    của chính bạn.
  • 2:41 - 2:45
    Đó là lý do tại sao sống ở hiện tại
    là điều cực kì quan trọng.
  • 2:47 - 2:51
    Ngoài ra, quan trọng là phải giữ
    quan điểm khách quan của bạn.
  • 2:52 - 2:58
    Bởi vì cội nguồn của đau khổ
    từ quan điểm chủ quan mà có.
  • 2:59 - 3:04
    Khiến ta phán xét mọi thứ
    tốt hay xấu.
  • 3:06 - 3:11
    Nhưng ta đang so sánh nó với
    một vài tình trạng lý tưởng.
  • 3:12 - 3:15
    Nên nếu bạn không xét đoán,
  • 3:15 - 3:19
    hoặc bạn có thể giữ
    quan điểm khách quan của mình,
  • 3:20 - 3:23
    thì bạn có thể giảm bớt đi
    sự đau khổ.
  • 3:25 - 3:30
    Cách thực hành cốt yếu
    của tĩnh tâm chính là thiền.
  • 3:32 - 3:37
    Thiền giúp bạn bình tâm hơn,
  • 3:39 - 3:41
    và không xét đoán.
  • 3:42 - 3:45
    Bây giờ, hãy thử ngồi thiền nào.
  • 3:48 - 3:49
    Hãy ngồi thẳng,
  • 3:52 - 3:55
    và nhắm mắt lại,
  • 4:00 - 4:04
    hít vào thật chậm rãi
    trong năm giây.
  • 4:09 - 4:14
    Và thở ra thật chậm rãi
    trong năm giây hoặc lâu hơn.
  • 4:14 - 4:16
    (Thở ra)
  • 4:20 - 4:22
    (Hít vào)
  • 4:25 - 4:28
    (Thở ra)
  • 4:35 - 4:42
    Hãy tập cảm nhận không khí
    đi vào cơ thể,
  • 4:46 - 4:48
    và đi ra cơ thể bạn như thế nào.
  • 4:48 - 4:51
    (Thở ra)
  • 4:57 - 5:00
    (Hít vào)
  • 5:02 - 5:05
    (Thở ra)
  • 5:06 - 5:09
    Chỉ cảm nhận hơi thở của bạn.
  • 5:15 - 5:17
    Bây giờ, bạn cảm thấy thế nào?
  • 5:20 - 5:27
    Gần đây, phương pháp thiền Phật giáo
    cổ đại này đang thay đổi.
  • 5:30 - 5:33
    Thực ra, bản thân tôi có thể thấy
    những thay đổi tại ngôi đền của mình.
  • 5:34 - 5:39
    Bắt đầu có nhiều doanh nghiệp
    và nhóm kinh doanh
  • 5:39 - 5:41
    đến học các khoá thiền của tôi.
  • 5:42 - 5:45
    Thực tế, nhiều doanh nghiệp khác nhau
  • 5:46 - 5:51
    như Google, LinkedIn,
    Ford Motors và còn nhiều nữa,
  • 5:51 - 5:57
    họ sử dụng thiền như một phần
    chương trình chăm sóc sức khoẻ.
  • 5:59 - 6:05
    Bởi vì khoa học thần kinh
    đã giúp chúng ta hiểu được
  • 6:05 - 6:09
    cách ngồi thiền tác động thế nào
    đến não bộ
  • 6:10 - 6:12
    và trí tuệ cảm xúc.
  • 6:14 - 6:19
    Trí tuệ cảm xúc, hay EQ,
    bao gồm sáu yếu tố:
  • 6:21 - 6:22
    "tự nhận thức"
  • 6:23 - 6:25
    "tự kiểm soát"
  • 6:26 - 6:28
    "nhận thức xã hội"
  • 6:28 - 6:30
    "quản lý xã hội"
  • 6:31 - 6:32
    "tập trung"
  • 6:32 - 6:35
    và "tầm nhìn".
  • 6:36 - 6:41
    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
    thường xuyên thực hành ngồi thiền
  • 6:41 - 6:47
    có thể làm tăng tính năng hoạt động
    và sức chứa của não bộ
  • 6:47 - 6:49
    nơi liên kết với trí tuệ cảm xúc.
  • 6:51 - 6:57
    Đặc biệt, nếu bạn cải thiện
    tính tự kiểm soát và tập trung,
  • 6:58 - 7:00
    bạn sẽ không bị làm phiền,
  • 7:02 - 7:08
    và bạn có thể tập trung hoàn toàn vào việc
    đang làm ở thời điểm nhất định.
  • 7:11 - 7:17
    Ngoài ra, thư giãn cũng là cách
    để giúp ta bình tâm hơn.
  • 7:21 - 7:22
    Khi bạn nghỉ ngơi,
  • 7:23 - 7:26
    một phần hay một vùng não bộ
  • 7:27 - 7:30
    nơi liên kết với sự tập trung
    và tính tự kiểm soát,
  • 7:32 - 7:34
    khiến tính năng hoạt động
    của não bộ tăng dần.
  • 7:36 - 7:40
    Vì lượng oxy não tiêu thụ sẽ thấp đi.
  • 7:40 - 7:42
    Bạn đang nghỉ ngơi đấy.
  • 7:42 - 7:44
    Như có thể thấy trong biểu đồ này,
  • 7:44 - 7:48
    khi ngủ sáu tiếng,
    đó là lúc bạn được nghỉ ngơi.
  • 7:49 - 7:52
    Khi bạn ngồi thiền 20 phút,
  • 7:54 - 7:58
    lượng oxy mà não tiêu thụ
    sẽ giảm đi bằng
  • 7:59 - 8:00
    với việc bạn ngủ sáu tiếng,
  • 8:00 - 8:03
    nên nghĩa là bạn thực sự đang nghỉ ngơi.
  • 8:05 - 8:07
    Tương tự, lượng carbon dioxide
    não tiêu thụ
  • 8:08 - 8:13
    gia tăng nếu bạn thiền lâu hơn 20 phút.
  • 8:14 - 8:21
    Sự gia tăng lượng carbon dioxide trong não
    sẽ kích thích tế bào não.
  • 8:21 - 8:25
    Nên não bạn bắt đầu tiết ra serotonin.
  • 8:26 - 8:31
    Serotonin là chất dẫn truyền
    xung thần kinh giúp ta nghỉ ngơi sâu hơn,
  • 8:33 - 8:39
    nên ta có kĩ năng tự kiểm soát
    và tập trung tốt hơn.
  • 8:40 - 8:44
    Đó là tại sao thiền là một cách hiệu quả
    để giúp ta bình tâm hơn.
  • 8:45 - 8:48
    Nên bây giờ, bạn đang sẵn sàng
    để bình tâm hơn.
  • 8:50 - 8:56
    Tập thiền thường xuyên
    giúp bạn thư giãn hơn,
  • 8:58 - 9:02
    và cải thiện sự "tập trung"
    và tính "tự kiểm soát".
  • 9:05 - 9:10
    Và nó giúp bạn trải nghiệm
    từng khoảnh khoắc trong cuộc sống
  • 9:11 - 9:13
    đầy trọn vẹn và ý thức.
  • 9:15 - 9:18
    Như lời Phật dạy chúng ta,
  • 9:19 - 9:21
    mọi thứ đều vô thường.
  • 9:23 - 9:27
    Thời gian trôi đi và không quay trở lại.
  • 9:28 - 9:33
    Nên đừng bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc nào
    với người ta yêu quý.
  • 9:36 - 9:38
    Thực ra đây là con gái tôi.
  • 9:40 - 9:43
    Khi chụp bức hình này,
    con bé mới được hai tuổi.
  • 9:43 - 9:46
    Bây giờ nó đã được ba tuổi rưỡi rồi.
    Con bé nghịch lắm.
  • 9:46 - 9:52
    Con bé luôn khiến tôi ý thức được
    sự kỳ diệu của việc sống ở hiện tại...
  • 9:55 - 9:57
    sống ở thời khắc đó.
  • 9:58 - 10:05
    Quá khứ và tương lai phụ thuộc vào
    cuộc sống hiện tại của bạn.
  • 10:08 - 10:14
    Và khoảnh khắc đó chính là bây giờ.
  • 10:20 - 10:23
    (Vỗ tay)
Title:
Cách tĩnh tâm giúp bạn sống giây phút ở hiện tại| Rev. Takafumi Kawakami | TEDxKyoto
Description:

Rev. Takafumi Kawakami, sư phó tại đền Shunkoin ở Kyoto, trung tâm thiền Phật giáo, nhằm bảo tồn kĩ năng thiền, truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta để sống chậm trong cuộc sống quay cuồng của mình và sống đúng với hiện tại.

Bài nói chuyện được trình bày tại sự kiện TEDx sử dụng format hội nghị TED nhưng được tổ chức độc lập bởi cộng đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại http://ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
10:29

Vietnamese subtitles

Revisions