Return to Video

Vì sao bức tranh "Guernica" gây sốc đến thế? - Iseult Gillespie

  • 0:07 - 0:10
    Ngày 26 tháng 4 năm 1978,
  • 0:10 - 0:15
    phát xít đánh bom làng Basque,
    Bắc Tây Ban Nha.
  • 0:15 - 0:18
    Đó là một trong những trận đánh
    gây ra nhiều thương vong nhất
  • 0:18 - 0:19
    trong Nội chiến Tây Ban Nha,
  • 0:19 - 0:25
    giữa phe Dân chủ Cộng hòa
    và quân đội của Tướng Franco.
  • 0:25 - 0:29
    Với Pablo Picasso,
    bi kịch này khiến ông điên cuồng sáng tác
  • 0:29 - 0:32
    tạo ra một bức bích họa
    phản đối chiến tranh khổng lồ,
  • 0:32 - 0:34
    mang tên "Guernica".
  • 0:34 - 0:38
    Bức họa là
    một chứng tích lịch sử hùng tráng
  • 0:38 - 0:41
    và là một cách phản đối chiến tranh.
  • 0:41 - 0:44
    Dù động lực
    thúc đẩy Picasso vẽ tranh đã rõ,
  • 0:44 - 0:45
    nhưng tính biểu tượng của bức vẽ
  • 0:45 - 0:49
    thì khó hiểu và hỗn loạn
    như chính cuộc chiến đó vậy.
  • 0:49 - 0:52
    Làm sao để hiểu ý nghĩa
    của hình ảnh ngập tràn cảm xúc này,
  • 0:52 - 0:57
    và thật sự, điều gì khiến nó thành
    kiệt tác nghệ thuật phản chiến?
  • 0:57 - 1:02
    Bức sơn dầu kỳ vĩ này
    từ đầu đã chứa đầy hỗn loạn,
  • 1:02 - 1:07
    vẽ theo trường phái lập thể trừu tượng
    mà Picasso là nhà tiên phong.
  • 1:07 - 1:11
    Trường phái lập thể chú trọng khắc họa
    tính hai chiều trong bức tranh
  • 1:11 - 1:13
    bằng cách làm phẳng
    những vật thể được vẽ.
  • 1:13 - 1:15
    Điều này cho phép người xem
  • 1:15 - 1:19
    thấy sự vật ở vô vàn góc nhìn
    mà bình thường bất khả thi;
  • 1:19 - 1:24
    kỹ thuật này gây sốc kể cả khi
    nó xuất hiện trong tranh Picasso.
  • 1:24 - 1:25
    Nhưng trong trường hợp này,
  • 1:25 - 1:28
    cách vẽ này đã tạo ra
    một góc nhìn sâu sắc và choáng ngợp
  • 1:28 - 1:32
    về bạo lực, tàn phá, và thương vong.
  • 1:32 - 1:36
    Vô số góc nhìn làm
    nỗi kinh hoàng thêm chồng chất-
  • 1:36 - 1:41
    khiến mắt người đảo quanh
    tìm kiếm sự bình yên trong vô vọng.
  • 1:41 - 1:46
    Phía xa xa bên trái, một người phụ nữ
    ẵm đứa con đã chết, buông một tiếng hét;
  • 1:46 - 1:50
    đôi mắt cô chảy xuống khuôn mặt
    trong hình dạng những giọt nước mắt,
  • 1:50 - 1:55
    và đầu ngả ra sau dị thường
    biểu lộ sự thống khổ khi mất đi con mình.
  • 1:55 - 1:58
    Bên dưới, là hình ảnh một người lính
  • 1:58 - 2:00
    không thể bảo vệ
    người phụ nữ và đứa trẻ,
  • 2:00 - 2:04
    cơ thể anh vỡ vụn thành từng mảnh,
  • 2:04 - 2:09
    bàn tay nắm chặt thanh kiếm gãy
    trong trạng thái thất bại cùng cực.
  • 2:09 - 2:14
    Đầu kiếm chạm chân một phụ nữ
    đang cố gắng thoát khỏi bi kịch.
  • 2:14 - 2:20
    Nhưng chân kia của cô
    có vẻ như bị dính chặt vào góc bức tranh
  • 2:20 - 2:23
    dù cô cố rướn người di chuyển.
  • 2:23 - 2:26
    Một nạn nhân khác xuất hiện đằng sau
    dáng người trượt dài này.
  • 2:26 - 2:30
    Rơi xuống một cách vô vọng
    mặc cho lửa liếm quanh mình,
  • 2:30 - 2:34
    cũng bị nhốt trong
    cảnh tuyệt vọng của bản thân.
  • 2:34 - 2:38
    Tất cả các nhân vật đều bị mắc kẹt
    trong bức tranh kinh hoàng này,
  • 2:38 - 2:42
    tạo cho tác phẩm
    một cảm giác ngột ngạt kinh khủng.
  • 2:42 - 2:47
    Nếu bạn hy vọng kích thước lớn
    của bức tranh sẽ chống lại cảm giác này,
  • 2:47 - 2:53
    thì kích thước của nó chỉ làm cảm nhận
    về sự tàn bạo thật hơn bao giờ hết.
  • 2:53 - 2:55
    Chút nhẹ nhõm khả dĩ
    xuất phát từ một ngọn đèn
  • 2:55 - 2:59
    được nắm chặt trong tay một phụ nữ ma mị,
    đang vươn đến cửa sổ.
  • 2:59 - 3:03
    Nhưng liệu ánh sáng hi vọng từ ngọn đèn
    của cô ấy có thật sự thắp sáng khung cảnh?
  • 3:03 - 3:05
    Hay đó là ánh sáng lập lòe -
  • 3:05 - 3:08
    được xem là đại diện cho
    công nghệ chiến tranh hiện đại-
  • 3:08 - 3:11
    rọi sáng góc nhìn của cô
    về sự hỗn độn bên dưới?
  • 3:11 - 3:14
    Từ khung cửa sổ tựa như quan tài,
  • 3:14 - 3:17
    cánh tay cô đưa người xem
    về với cuộc xung đột,
  • 3:17 - 3:20
    đến những biểu tượng
    có lẽ gây tranh cãi nhiều nhất-
  • 3:20 - 3:24
    hai sinh vật ma quái
    bị bắt gặp trong cuộc tàn phá.
  • 3:24 - 3:26
    Liệu con ngựa la hét có phải là
  • 3:26 - 3:29
    hiện thân của mối đe dọa
    cho chủ nghĩa dân tộc của Franco;
  • 3:29 - 3:34
    hay ngọn giáo đâm xuyên qua cơ thể
    biểu thị nó mới là nạn nhân?
  • 3:34 - 3:37
    Liệu chú bò trắng có đại diện
    cho Tây Ban Nha,
  • 3:37 - 3:38
    đất nước của những dũng sĩ đấu bò
  • 3:38 - 3:41
    và là chủ đề thường thấy
    trong các tác phẩm của Picasso -
  • 3:41 - 3:45
    hay nó tượng trưng
    cho sự tàn bạo của chiến tranh?
  • 3:45 - 3:50
    Trong cảnh xung đột này, những con vật này
    đặt ra nhiều câu hỏi hơn câu trả lời.
  • 3:50 - 3:53
    Và những chi tiết phụ ẩn
    trong bức tranh
  • 3:53 - 3:57
    cho thấy nhiều bí mật hơn
    khi quan sát tỉ mỉ.
  • 3:57 - 4:00
    Phía trên bức vẽ thấp thoáng
    hình ảnh một chú chim tuyệt vọng
  • 4:00 - 4:02
    muốn trốn thoát cuộc tàn sát.
  • 4:02 - 4:06
    Một lượng lớn động vật trong tranh
    gợi nhớ đến ngày đánh bom,
  • 4:06 - 4:07
    ngày họp chợ,
  • 4:07 - 4:13
    ngày đường phố đầy người, động vật,
    và những nạn nhân khả dĩ khác.
  • 4:13 - 4:19
    Như chính vụ đánh bom ở Guernica,
    bức tranh chứa đầy sự tàn phá.
  • 4:19 - 4:24
    Nhưng ẩn dưới vẻ hỗn độn này
    là cảnh và biểu tượng được dựng tỉ mỉ,
  • 4:24 - 4:28
    bày ra sự tấn công trên nhiều phương diện
    lên chủ nghĩa phát xít.
  • 4:28 - 4:30
    Nhiều thế kỷ sau,
  • 4:30 - 4:35
    "Guernica" vẫn giữ được sức mạnh gây sốc
    và khả năng gây tranh cãi của mình,
  • 4:35 - 4:39
    và thường được nhắc đến trong các hội nghị
    phản đối chiến trên thế giới.
  • 4:39 - 4:45
    Hàng trăm người xem đấu tranh với
    hình ảnh tàn nhẫn, biểu tượng đỗ vỡ
  • 4:45 - 4:47
    và thông điệp chính trị phức tạp.
  • 4:47 - 4:51
    Nhưng cả khi không hiểu cặn kẽ
    các ẩn ý rắc rối này,
  • 4:51 - 4:58
    bức tranh này vẫn là lời nhắc cực mạnh
    về những thương vong thực sự do bạo lực.
Title:
Vì sao bức tranh "Guernica" gây sốc đến thế? - Iseult Gillespie
Speaker:
Iseult Gillespie
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/why-is-this-painting-so-shocking-iseult-gillespie

Năm 1937, trong một trận đánh gây ra nhiều thương vong nhất Nội chiến Tây Ban Nha, phát xít đánh bom làng Basque, Bắc Tây Ban Nha. Với Pablo Picasso, bi kịch này khiến ông điên cuồng sáng tác, tạo ra một bức bích họa phản đối chiến tranh khổng lồ mang tên "Guernica" . Làm sao để hiểu ý nghĩa của hình ảnh ngập tràn cảm xúc này, và điều gì khiến nó thành kiệt tác của nghệ thuật phản chiến? Hãy cùng Iseult Gillespie khám phá.

Bài học bởi Iseult Gillespie, biên đạo bởi Avi Ofer.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:04

Vietnamese subtitles

Revisions