Return to Video

Phải đi bao xa để thoát khỏi lực hấp dẫn? - Rene Laufer

  • 0:07 - 0:09
    Hơn sáu nghìn năm ánh sáng
  • 0:09 - 0:10
    tính từ bề mặt trái đất,
  • 0:10 - 0:13
    một sao neutron quay nhanh
  • 0:13 - 0:15
    được gọi là sao xung Black Widow,
  • 0:15 - 0:19
    phóng các xung bức xạ
    tới bạn đồng hành của nó: sao lùn nâu,
  • 0:19 - 0:23
    trong lúc quay quanh nhau
    với chu kì 9 giờ.
  • 0:23 - 0:25
    Đứng trên hành tinh của chúng ta,
  • 0:25 - 0:28
    bạn nghĩ mình chỉ là
    người quan sát vở ballet bạo lực này.
  • 0:28 - 0:32
    Nhưng trên thực tế, cả hai ngôi sao này
    đang kéo bạn về phía chúng.
  • 0:32 - 0:34
    Và bạn cũng đang kéo lại,
    kết nối với nhau
  • 0:34 - 0:38
    qua hàng nghìn tỷ kilômét
    bởi lực hấp dẫn.
  • 0:38 - 0:42
    Lực hấp dẫn là lực hút
    giữa hai vật thể có khối lượng -
  • 0:42 - 0:44
    bất kỳ thứ nào
    miễn là nó có khối lượng.
  • 0:44 - 0:50
    Có nghĩa là mọi vật trong
    vũ trụ luôn hấp dẫn một vật khác:
  • 0:50 - 0:52
    mọi ngôi sao, lỗ đen,
  • 0:52 - 0:55
    con người, smartphone và nguyên tử,
  • 0:55 - 0:57
    tất cả đều liên tục kéo nhau.
  • 0:57 - 1:02
    Vậy tại sao ta không cảm thấy
    bị kéo theo hàng tỷ hướng?
  • 1:02 - 1:05
    Do hai nguyên nhân sau:
    khối lượng và khoảng cách.
  • 1:05 - 1:10
    Phương trình ban đầu mô tả
    lực hấp dẫn giữa hai vật
  • 1:10 - 1:14
    được Isaac Newton viết vào năm 1687.
  • 1:14 - 1:18
    Các nhà khoa học đã biết nhiều hơn
    về lực hấp dẫn,
  • 1:18 - 1:20
    nhưng định luật hấp dẫn
    của Newton
  • 1:20 - 1:24
    vẫn cho ra một kết quả gần đúng
    cho hầu hết các tình huống.
  • 1:24 - 1:26
    Phương trình đó như sau:
  • 1:26 - 1:28
    lực hấp dẫn giữa hai vật thể
  • 1:28 - 1:30
    bằng khối lượng của vật này
  • 1:30 - 1:32
    nhân với khối lượng của vật kia,
  • 1:32 - 1:34
    nhân cho một số rất nhỏ
  • 1:34 - 1:36
    gọi là hằng số hấp dẫn,
  • 1:36 - 1:40
    và chia cho bình phương
    khoảng cách giữa chúng.
  • 1:40 - 1:43
    Nếu bạn tăng gấp đôi khối lượng
    của một trong các vật thể,
  • 1:43 - 1:45
    lực hấp dẫn giữa chúng
    sẽ tăng gấp đôi.
  • 1:45 - 1:47
    Nếu tăng khoảng cách
    giữa chúng lên gấp đôi,
  • 1:47 - 1:50
    lực hấp dẫn sẽ giảm
    còn một phần tư.
  • 1:50 - 1:55
    Lực hấp dẫn giữa bạn và trái đất
    kéo bạn về phía tâm của nó,
  • 1:55 - 1:58
    lực mà bạn vẫn biết đến
    như là trọng lượng của bạn.
  • 1:58 - 2:01
    Giả sử lực này
    là khoảng 800 Newton
  • 2:01 - 2:02
    khi bạn đứng ở mực nước biển.
  • 2:02 - 2:04
    Nếu đi đến Biển Chết,
  • 2:04 - 2:08
    lực này sẽ tăng lên một chút xíu
    - một phần trăm.
  • 2:08 - 2:12
    Và nếu leo lên đỉnh
    Everest, lực này sẽ giảm -
  • 2:12 - 2:16
    nhưng một lần nữa,
    một lượng rất nhỏ.
  • 2:16 - 2:19
    Lên cao hơn nữa,
    lực hấp dẫn sẽ tiếp tục giảm
  • 2:19 - 2:21
    nhưng bạn vẫn không thể nào
    thoát khỏi nó.
  • 2:21 - 2:26
    Trọng lực được tạo ra khi
    không-thời gian bị uốn cong -
  • 2:26 - 2:28
    ba chiều không gian
    cộng với thời gian -
  • 2:28 - 2:32
    uốn cong xung quanh
    bất kỳ vật nào có khối lượng.
  • 2:32 - 2:36
    Lực hấp dẫn của Trái đất
    lên Trạm không gian quốc tế,
  • 2:36 - 2:38
    cách trái đất 400 km,
  • 2:38 - 2:41
    gần bằng giá trị ban đầu của nó.
  • 2:41 - 2:44
    Nếu trạm không gian đứng yên
    trên đỉnh của một cây cột khổng lồ,
  • 2:44 - 2:50
    tại đó, bạn vẫn cảm nhận được
    chín mươi phần trăm lực hấp dẫn.
  • 2:50 - 2:53
    Các phi hành gia
    chỉ cảm thấy không trọng lượng
  • 2:53 - 2:57
    bởi vì trạm không gian liên tục
    rơi tự do xuống trái đất.
  • 2:57 - 3:02
    May mắn thay, nó quay quanh hành tinh
    đủ nhanh để không bao giờ chạm đất.
  • 3:02 - 3:05
    Khi lên đến
    bề mặt của mặt trăng,
  • 3:05 - 3:08
    cách ta khoảng 400.000 km,
  • 3:08 - 3:10
    lực hấp dẫn của Trái Đất lên bạn
  • 3:10 - 3:15
    sẽ chỉ còn dưới 0,03 phần trăm
    so với trên mặt đất.
  • 3:15 - 3:18
    Lực hấp dẫn duy nhất
    mà bạn cảm nhận được là từ mặt trăng,
  • 3:18 - 3:21
    khoảng một phần sáu
    lực hấp dẫn của trái đất.
  • 3:21 - 3:22
    Tiến ra xa hơn,
  • 3:22 - 3:26
    lực hấp dẫn của Trái Đất
    lên bạn sẽ tiếp tục giảm,
  • 3:26 - 3:29
    nhưng không bao giờ bằng 0.
  • 3:29 - 3:31
    Ngay cả khi bị buộc vào trái đất,
  • 3:31 - 3:38
    ta vẫn phải chịu lực kéo rất nhỏ từ
    các thiên thể và những vật gần mình.
  • 3:38 - 3:42
    Mặt trời tạo ra một lực kéo
    khoảng nửa Newton lên bạn.
  • 3:42 - 3:45
    Nếu cách chiếc smartphone
    một vài mét,
  • 3:45 - 3:48
    bạn sẽ chịu tác động
    của một lực cỡ vài piconewton.
  • 3:48 - 3:51
    Bằng với lực hấp dẫn
  • 3:51 - 3:54
    giữa bạn và chòm sao Tiên Nữ,
  • 3:54 - 3:57
    cách bạn 2,5 triệu năm ánh sáng
  • 3:57 - 4:01
    nhưng có khối lượng lớn
    gấp hàng nghìn lần mặt trời.
  • 4:01 - 4:05
    Nhưng có một sơ hở
    khi nói đến việc thoát khỏi lực hấp dẫn.
  • 4:05 - 4:07
    Nếu tất cả các vật quanh ta
    luôn kéo ta về phía nó.
  • 4:07 - 4:09
    Vậy lực hấp dẫn của Trái đất
    sẽ thay đổi ra sao
  • 4:09 - 4:12
    nếu đi sâu
    vào lòng trái đất,
  • 4:12 - 4:16
    nếu bạn có thể làm vậy
    mà không bị nướng chín hoặc nghiền nát?
  • 4:16 - 4:19
    Giả sử tâm của Trái đất rỗng -
  • 4:19 - 4:22
    đó là điều không tưởng,
    nhưng hãy giả là như thế -
  • 4:22 - 4:26
    bạn sẽ cảm nhận cùng một lực kéo
    như nhau từ mọi phía.
  • 4:26 - 4:29
    Bạn sẽ ở trạng thái lơ lửng,
    không trọng lượng,
  • 4:29 - 4:32
    chỉ phải chịu những lực kéo
    vô cùng nhỏ từ các thiên thể khác.
  • 4:32 - 4:35
    Vậy nên, bạn có thể thoát khỏi
    lực hấp dẫn của Trái Đất
  • 4:35 - 4:37
    trong thí nghiệm tưởng tượng này,
  • 4:37 - 4:40
    nhưng bằng một cách duy nhất
    là đi thẳng vào tâm nó.
Title:
Phải đi bao xa để thoát khỏi lực hấp dẫn? - Rene Laufer
Speaker:
Rene Laufer
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/how-far-would-you-have-to-go-to-escape-gravity-rene-laufer

Mọi ngôi sao, lỗ đen, con người, điện thoại thông minh và nguyên tử đều liên tục chịu sự tác động của một lực: lực hấp dẫn. Vậy tại sao chúng ta không cảm thấy bị kéo theo hàng tỷ hướng khác nhau? Có nơi nào trong vũ trụ mà không có tác động của lực hấp dẫn? Cùng Rene Laufer đi vào chi tiết các tính chất của lực hấp dẫn.

Bài học: Rene Laufer, đạo diễn: TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:39

Vietnamese subtitles

Revisions