-
Donald Trump đang gây náo loạn trên trường quốc tế!
-
Nhưng liệu tất cả có nằm trong kế hoạch của ông ấy?
-
Chào mừng đến với Hoa Kỳ Chưa Tiết Lộ, tôi là Chris Chappell.
-
Chỉ trong tháng đầu tiên, Donald Trump đã phá vỡ mọi quy tắc của giới chính trị truyền thống.
-
Từ một cuộc chiến thuế quan với Mexico và Canada…
-
Đến việc đe dọa giành quyền kiểm soát Greenland và Kênh đào Panama.
-
Chúng ta cũng không thể quên chuyện ông ấy “thiêu rụi” USAID…
-
Và cắt giảm ngân sách quốc phòng.
-
Ồ, còn có việc đình chỉ viện trợ cho Ukraine…
-
Và đàm phán với Putin để chấm dứt chiến tranh.
-
Với giới truyền thông dòng chính, Trump không chỉ là một kẻ lầm đường lạc lối—ông ta hoàn toàn điên rồ!
-
Nhưng những người ủng hộ MAGA lại cho rằng đó chính là điều Trump muốn họ nghĩ!
-
Vậy thực sự chuyện gì đang diễn ra?
-
Tất cả đều bắt nguồn từ một chiến lược mà Tổng thống Richard
Nixon từng sử dụng: "Học thuyết Kẻ điên"
-
Và không, nó không liên quan gì đến những giám đốc quảng cáo nghiện rượu thời những năm 1960 cả.
-
Mục tiêu của Học thuyết Kẻ Điên là khiến đối thủ tin rằng bạn khó lường…
-
thậm chí mất kiểm soát – nói cách khác, là một kẻ điên –
-
và nếu bị khiêu khích, bạn sẽ trút cơn thịnh nộ lên kẻ thù,
-
ngay cả khi điều đó có thể hủy diệt chính bạn!
-
Nixon, một người theo đạo Quaker trung lưu khá nhàm chán, người thích chơi bowling và và tiệc nướng Hawaii vào thời gian rảnh
-
đã nhiều lần tự vẽ mình như một kẻ cuồng tín trong Chiến tranh Lạnh,
-
sẵn sàng đẩy thế giới vào một cuộc hủy diệt hạt nhân nếu cần thiết.
-
May mắn là Nixon không còn tại vị vào thời kỳ đại dịch.
-
Tôi khá chắc rằng việc thiếu giấy vệ sinh trong siêu thị
-
cũng có thể là lý do đủ để ông ấy phát động chiến tranh hạt nhân.
-
Nixon đã sử dụng chiến lược này vào năm 1969 khi tình báo Mỹ nhận được báo cáo rằng
-
Liên Xô đang cân nhắc một cuộc tấn công hạt nhân vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
-
Trước đó, hai nước đã xảy ra đụng độ biên giới gần đảo Trân Bảo.
-
Và mặc dù là một người chống cộng sản kiên định, Nixon có lẽ sẽ không quá phiền lòng
-
nếu hai siêu cường cộng sản lao vào cuộc chiến.
-
Nhưng nguy cơ leo thang hạt nhân thì lại quá lớn, ngay cả đối với ông ta.
-
Vì vậy, ông đã điều động các máy bay ném bom B-52
-
mang đầu đạn hạt nhân tuần tra trong khu vực để Liên Xô phát hiện,
-
đồng thời được cho là đã gửi một thông điệp tới Moscow rằng nếu họ tấn công Trung Quốc,
-
Mỹ sẽ tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân vào 130 thành phố của Liên Xô.
-
Nói cách khác, nếu một bên bị tiêu diệt, thì tất cả đều sụp đổ.
-
Đoán xem? Nó đã hiệu quả!
-
Liên Xô từ bỏ kế hoạch của mình,
-
và một thảm họa lớn đã được ngăn chặn.
-
Nixon thực sự không phải một kẻ điên—ông chỉ đóng vai một kẻ điên trên truyền hình mà thôi.
-
Nhìn vào hiện tại, có vẻ như Trump cũng đang áp dụng chiến thuật của Nixon.
-
Ông ấy thích làm báo giới hoang mang với những tuyên bố như:
-
“David, tôi biết anh là một người rất hiểu biết.
-
Thế giới này đang hỗn loạn.
-
Thế giới này đang giận dữ hơn bao giờ hết.
-
Anh nghĩ điều này sẽ làm mọi thứ tệ hơn sao?
-
Thế giới vốn đã đầy rẫy sự giận dữ rồi.”
-
Điều đáng nói là chiến lược này đã mang lại một số kết quả trong quá khứ,
-
như khi Trump đe dọa Kim Jong-un bằng "nút hạt nhân khổng lồ" của mình…
-
Cuối cùng dẫn đến một bước đột phá ngoại giao,
-
với việc Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Triều Tiên.
-
Vậy có thể Trump không hề phá bỏ trật tự tự do thời hậu chiến
-
ông ấy chỉ đang sử dụng một chiến thuật ngoại giao cứng rắn để duy trì hòa bình.
-
Hoặc… có thể Trump thực sự muốn phá hủy hoàn toàn trật tự thế giới và thiết lập một trật tự mới theo ý mình!
-
Hãy nhớ rằng, Nixon từng đến Trung Quốc vào năm 1972 để thiết lập quan hệ ngoại giao với Mao Trạch Đông.
-
-
Những mối quan hệ này sau đó đã góp phần làm suy yếu Liên Xô.
-
Còn với Trump, có vẻ như ông đang thực hiện một phiên bản “Nixon đảo ngược” với Nga.
-
Hiện tại, Mỹ có thể đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến trên Biển Đông.
-
Mỹ cũng có thể đối phó với Nga nếu xảy ra chiến tranh ở châu Âu.
-
Nhưng cả Trung Quốc và Nga cùng một lúc?
-
Điều đó sẽ là một bài toán khó hơn nhiều.
-
Thêm vào đó, Mỹ đang phải chịu áp lực với quá nhiều cam kết ở châu Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông.
-
Thậm chí, chúng ta có thể sớm rơi vào một cuộc chiến ngay tại biên giới phía nam,
-
chống lại các băng đảng ma túy quyền lực – những tổ chức gần đây đã bị xếp vào danh sách khủng bố.
-
Và tất cả những điều này đang diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ
-
đang chìm trong khoản nợ quốc gia hàng nghìn tỷ đô la…
-
Chính quyền hy vọng giải quyết vấn đề này bằng cách cắt giảm ngân sách quốc phòng,
-
đồng nghĩa với việc sẽ có ít nguồn lực hơn để phân bổ.
-
Ồ, và đừng quên rằng Mỹ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt binh lính
-
cuộc khủng hoảng tuyển quân kéo dài suốt một thập kỷ đang làm suy yếu quân đội.
-
Vì không thể có mặt khắp nơi cùng một lúc, Mỹ phải chọn lọc trận chiến… và cả đồng minh của mình.
-
Trong nước, Mỹ có thể khóa chặt khu vực Tây Bán cầu bằng cách kiểm soát Panama và Greenland,
-
nhưng trên trường quốc tế, có thể phải từ bỏ một số khu vực
-
để bảo vệ những gì thực sự quan trọng.
-
Ví dụ, nếu Putin bằng cách nào đó tràn qua châu Âu và chinh phục các quốc gia EU,
-
đó sẽ là một tổn thất lớn.
-
Hàng loạt giao dịch thương mại, công nghệ,
-
chưa kể đến danh tiếng của Mỹ, ssẽ bị tổn hại nghiêm trọng.
-
Nhưng hãy tưởng tượng nếu Trung Quốc chiếm Đài Loan.
-
Việc mất đi các nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở đó
-
không chỉ tàn phá nền kinh tế Mỹ mà còn làm mất lợi thế công nghệ trong tương lai.
-
Hoặc tệ hơn: Hãy tưởng tượng nếu Nhật Bản sụp đổ.
-
Chúng ta sẽ mất quyền tiếp cận với Pocky và loạt game Yakuza.
-
Và chắc chắn không ai trong chúng ta muốn sống trong một thế giới như vậy.
-
Vậy Trump sẽ làm gì?
-
Như bạn có thể đoán, ông ấy đang tập trung vào TRUNG QUỐC.
-
Ý tôi là, rõ ràng đây là trọng tâm lớn nhất của ông ấy.
Trung Quốc.”
-
Không chỉ xem Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn nhiều so với Nga,
-
mà khác với châu Âu, các nước láng giềng của Trung Quốc sẵn sàng và có đủ năng lực để hỗ trợ Mỹ.
-
Hãy nghĩ đến các quốc gia như Nhật Bản,
Úc, Philippines, thậm chí cả Việt Nam.
-
Quân đội của họ
được trang bị và sẵn sàng đối đầu với bất kỳ thách thức nào.
-
So sánh với châu Âu – nơi có dân số già hóa và các chính phủ rời rạc,
-
không thể (hoặc không muốn) đáp ứng nghĩa vụ chi tiêu quốc phòng của NATO.
-
Tại sao Mỹ lại phải bảo vệ họ, trong khi các quốc gia Thái Bình Dương mới là những bên thực sự nghiêm túc trong vấn đề này?
-
Dĩ nhiên, một số quốc gia EU vẫn tuân thủ nghĩa vụ của mình và đang tích cực củng cố quân đội.
-
Có lẽ Ba Lan và Hungary có thể cùng tham gia vào cuộc chơi.
-
Nhưng còn toàn bộ trật tự dân chủ tự do thời hậu chiến mà chúng ta đã duy trì suốt 80 năm qua?
-
Vâng, Trump và Putin có lẽ sẽ đập tan nó.
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-