Return to Video

Lược sử về cuộc đấu tranh đòi công bằng của người chuyển giới

  • 0:00 - 0:03
    Tại sao người chuyển giới
    tự nhiên xuất hiện nhiều thế?
  • 0:03 - 0:06
    (Tiếng cười)
  • 0:06 - 0:09
    Là nhà hoạt động và là người chuyển giới,
    tôi thường bị hỏi thế.
  • 0:09 - 0:12
    Hãy nhớ rằng, dưới một phần trăm
    người Mỹ trưởng thành
  • 0:12 - 0:13
    công khai là người chuyển giới.
  • 0:13 - 0:17
    Theo khảo sát GLAAD,
    khoảng 16 phần trăm người Mỹ thẳng
  • 0:17 - 0:20
    nói rằng họ quen
    một người chuyển giới.
  • 0:20 - 0:23
    Vậy cho 84 phần trăm còn lại,
    đây có thể là một đề tài mới.
  • 0:23 - 0:26
    Nhưng người chuyển giới
    không hề mới.
  • 0:26 - 0:29
    Sự đa dạng giới tính
    xuất hiện từ lâu hơn bạn tưởng
  • 0:29 - 0:32
    và người chuyển giới
    là một phần của di sản đó.
  • 0:32 - 0:36
    Từ Trung Phi cho đến Nam Mỹ,
    vùng Đảo Thái Bình Dương và hơn thế,
  • 0:36 - 0:39
    có nhiều nơi
    công nhận đa dạng giới tính,
  • 0:39 - 0:41
    và điều này có từ rất lâu.
  • 0:41 - 0:44
    Ví dụ, người hijra ở Ấn Độ và Pakistan
  • 0:44 - 0:47
    đã được nhắc đến
    từ 2000 năm trước trong Kama Sutra.
  • 0:47 - 0:50
    Những bộ lạc người da đỏ
    đều có thuật ngữ riêng,
  • 0:50 - 0:52
    nhưng hầu hết,
    dùng từ chung "hai linh hồn".
  • 0:52 - 0:54
    Họ nhìn nhận
    người đa giới
  • 0:54 - 0:57
    như pháp sư và thầy thuốc
    trong cộng đồng của họ,
  • 0:57 - 1:00
    cho đến khi
    chủ nghĩa thực dân lan rộng
  • 1:00 - 1:03
    họ được dạy nghĩ khác đi.
  • 1:03 - 1:06
    Hiện nay, tìm hiểu
    về lịch sử chuyển giới
  • 1:06 - 1:09
    chúng tôi tìm kiếm cả người chuyển giới
    và tập tục chuyển giới.
  • 1:09 - 1:12
    Ví dụ, một phụ nữ
    thể hiện mình là nam
  • 1:12 - 1:14
    để có thể chiến đấu
    trong cuộc nội chiến Mỹ.
  • 1:14 - 1:17
    Sau chiến tranh, hầu hết họ
    lại trở lại làm nữ giới,
  • 1:17 - 1:21
    nhưng một số người, như Albert Cashier,
    tiếp tục sống như nam.
  • 1:21 - 1:24
    Albert cuối cùng
    bị nhốt vào nhà thương điên
  • 1:24 - 1:28
    và bị bắt mặc váy
    cho đến hết phần đời còn lại.
  • 1:28 - 1:29
    (Tiếng thở dài)
  • 1:29 - 1:32
    Vào khoảng năm 1895,
    một nhóm tự nhận là ái nam ái nữ
  • 1:32 - 1:35
    lập một nhóm hỗ trợ
    người chuyển giới.
  • 1:35 - 1:39
    Sứ mệnh của họ là đoàn kết
    chống lại sự bức hại tàn ác trên thế giới.
  • 1:39 - 1:43
    Họ là một trong những
    nhóm trợ giúp người chuyển giới đầu tiên.
  • 1:43 - 1:47
    Đến khoảng năm 1940-50, khoa học y tế
    bắt đầu nghiên cứu thuốc chuyển giới,
  • 1:47 - 1:49
    họ được hỗ trợ
    bởi bệnh nhân chuyển giới,
  • 1:49 - 1:53
    như Louise Lawrence,
    người chuyển giới nữ đã liên lạc mật thiết
  • 1:53 - 1:56
    với những người bị bắt
    vì ăn mặc không phù hợp.
  • 1:56 - 1:59
    Bà đã giới thiệu nhà nghiên cứu
    giới tính như Alfred Kinsey
  • 1:59 - 2:02
    cho mạng lưới người chuyển giới.
  • 2:02 - 2:04
    Nhiều người khác đã nối bước
  • 2:04 - 2:09
    như Virginia Prince, Reed Erickson
    và Christine Jorgensen nổi tiếng,
  • 2:09 - 2:13
    người đã lên báo công khai
    quá trình chuyển giới năm 1952.
  • 2:13 - 2:17
    Nhưng khi người chuyển giới da trắng
    ở thành thị lập mạng lưới tương trợ,
  • 2:17 - 2:20
    nhiều người chuyển giới da màu
    phải tự vẽ đường cho mình.
  • 2:20 - 2:24
    Như Cô MajorGriffin-Gracy đã
    dự tiệc hoá trang của người chuyển giới.
  • 2:24 - 2:27
    Nhiều người được gọi là
    "nữ hoàng đường phố",
  • 2:27 - 2:30
    luôn trong tầm ngắm của
    cảnh sát vì thể hiện giới tính của mình
  • 2:30 - 2:33
    và dẫn đầu
    trong các sự kiện quan trọng
  • 2:33 - 2:35
    trong phong trào
    quyền LGBT.
  • 2:35 - 2:39
    Tiếp đến là bạo loạn
    Cooper Do-nuts năm 1959,
  • 2:39 - 2:42
    Compton's Cafeteria
    năm 1966
  • 2:42 - 2:46
    và bạo loạn ở quán bar nổi tiếng
    Stonewall năm 1969.
  • 2:46 - 2:49
    Năm 1970, Sylvia Rivera
    và Marsha P. Johnson,
  • 2:49 - 2:51
    hai người từng tham gia
    vụ Stonewall,
  • 2:51 - 2:57
    lập nhóm STAR: Những Nhà Cách Mạng
    Hành Động Chuyển Giới Đường Phố.
  • 2:57 - 3:00
    Người chuyển giới tiếp tục đấu tranh
    để được bình đẳng trước pháp luật,
  • 3:00 - 3:03
    cho dù họ vẫn đối diện
    với phân biệt đối xử tệ hại,
  • 3:03 - 3:08
    thất nghiệp, bắt bớ,
    và bệnh dịch AIDS tràn lan.
  • 3:08 - 3:11
    Kể từ khi người chuyển giới hiện diện,
  • 3:11 - 3:14
    người có thế lực
    đã tìm cách tước quyền của chúng tôi
  • 3:14 - 3:17
    vì đã dám sống
    cuộc sống của mình.
  • 3:17 - 3:21
    Bức hình này
    được chụp ở Berlin năm 1933,
  • 3:21 - 3:23
    đôi khi được sử dụng
    trong sách lịch sử
  • 3:23 - 3:27
    để minh hoạ việc Phát Xít đốt bỏ
    những nghiên cứu không phải của Đức.
  • 3:27 - 3:31
    Nhưng điều ít được nhắc đến
    đó là trong đống đổ nát đó
  • 3:31 - 3:33
    là các nghiên cứu từ
    Học viện Nghiên cứu Giới tính.
  • 3:33 - 3:37
    Các bạn thấy đấy, tôi vừa tóm tắt
    phong trào chuyển giới ở Mỹ,
  • 3:37 - 3:39
    nhưng Magnus Hirschfeld
    và đồng nghiệp ở Đức
  • 3:39 - 3:41
    đã làm trước tôi
    hàng thập kỉ.
  • 3:41 - 3:45
    Magnus Hirschfeld là người
    sớm ủng hộ cộng đồng LGBT.
  • 3:45 - 3:48
    Ông viết cuốn sách đầu tiên
    về người chuyển giới.
  • 3:48 - 3:51
    Ông giúp họ lấy thuốc men
    và làm giấy tờ tuỳ thân.
  • 3:51 - 3:53
    Ông làm việc
    với sở cảnh sát Berlin
  • 3:53 - 3:55
    để dừng phân biệt đối xử
    với nhóm LGBT,
  • 3:55 - 3:57
    và thuê họ vào làm ở Học Viện.
  • 3:57 - 3:59
    Nên việc Phát Xít
    đốt thư viện của ông
  • 3:59 - 4:03
    gây hệ luỵ rất xấu tới nghiên cứu
    về người chuyển giới toàn thế giới.
  • 4:03 - 4:06
    Đây là việc làm có chủ đích
    để xoá bỏ người chuyển giới,
  • 4:06 - 4:09
    không là đầu tiên
    cũng chẳng là cuối cùng.
  • 4:09 - 4:11
    Nên khi ai đó hỏi tôi
  • 4:11 - 4:13
    tại sao người chuyển giới
    tự nhiên có ở khắp nơi,
  • 4:13 - 4:16
    Tôi chỉ muốn nói rằng
    chúng tôi đã ở đây từ lâu.
  • 4:16 - 4:17
    Những câu chuyện
    cần được kể,
  • 4:17 - 4:20
    cùng với những câu chuyện khác
    đã bị chôn vùi bởi thời gian.
  • 4:20 - 4:24
    Chúng tôi không được hoan nghênh,
    và những cuộc đấu tranh cũng bị lãng quên
  • 4:24 - 4:27
    và nó khiến vấn đề chuyển giới
    dường như mới với một số người.
  • 4:27 - 4:30
    Hôm nay, tôi gặp nhiều người
    nghĩ rằng phong trào này
  • 4:30 - 4:32
    chỉ là một giai đoạn,
    rồi sẽ qua,
  • 4:32 - 4:35
    tôi cũng nghe những đồng minh có thiện chí
    nói rằng hãy nhẫn nại,
  • 4:35 - 4:39
    vì phong trào của chúng tôi
    "còn mới".
  • 4:39 - 4:41
    Cuộc đối thoại này
    sẽ thay đổi thế nào
  • 4:41 - 4:45
    nếu biết rằng người chuyển giới
    đã đòi công bằng từ rất lâu.
  • 4:45 - 4:48
    Liệu chúng tôi vẫn còn bị xem là làm quá?
  • 4:48 - 4:50
    Liệu chúng tôi có nên tiếp tục chờ?
  • 4:50 - 4:52
    và chúng tôi có nên,
    ví dụ như,
  • 4:52 - 4:55
    làm gì đó về việc
    phụ nữ chuyển giới da màu bị giết hại
  • 4:55 - 4:58
    mà hung thủ
    không sa lưới pháp luật?
  • 4:58 - 5:01
    Hoàn cảnh này đã
    đủ nghiêm trọng chưa?
  • 5:01 - 5:03
    (Thở dài)
  • 5:03 - 5:07
    Cuối cùng, tôi muốn người chuyển giới
    biết rằng họ không lẻ loi.
  • 5:07 - 5:12
    Tôi từng nghĩ giới tính mình khác thường
    và sẽ giữ bí mật đó đến chết.
  • 5:12 - 5:15
    Người ta nhồi ý tưởng
    về sự khác biệt vào đầu tôi,
  • 5:15 - 5:18
    tôi tin vì tôi không biết
    bất cứ ai giống mình.
  • 5:18 - 5:21
    Có lẽ nếu biết về
    những tiền bối của mình sớm hơn,
  • 5:21 - 5:24
    tôi sẽ không mất nhiều thời gian
    để tìm ra niềm tự hào
  • 5:24 - 5:27
    về giới tính
    và cộng đồng của mình.
  • 5:27 - 5:31
    Vì tôi thuộc về một cộng đồng
    những người nhiệt huyết tuyệt vời
  • 5:31 - 5:33
    giúp đỡ lẫn nhau
    khi người khác quay lưng,
  • 5:33 - 5:37
    chăm sóc lẫn nhau,
    ngay cả khi gặp khó khăn,
  • 5:37 - 5:39
    và bằng một cách nào đó,
    dù còn nhiều khó khăn,
  • 5:39 - 5:42
    vẫn tìm ra lí do
    để tán dương nhau,
  • 5:42 - 5:44
    yêu thương nhau,
  • 5:44 - 5:46
    nhìn vào mắt nhau mỗi ngày
    và nói:
  • 5:46 - 5:49
    "Bạn không cô đơn.
  • 5:49 - 5:51
    Bạn có chúng tôi.
  • 5:51 - 5:54
    Và chúng tôi sẽ luôn ở đây."
  • 5:54 - 5:56
    Xin cảm ơn.
  • 5:56 - 6:01
    (Vỗ tay)
Title:
Lược sử về cuộc đấu tranh đòi công bằng của người chuyển giới
Speaker:
Samy Nour Younes
Description:

Nhà hoạt động, người chuyển giới và là TED Resident, Samy Nour Younes, chia sẻ về lịch sử dài hàng thế kỉ đáng ghi nhận của cộng đồng người chuyển giới. Trong đó, đầy ắp những câu chuyện dũng cảm, những chiến thắng đầy cảm hứng - và cuộc đấu tranh cho dân quyền đã dấy lên từ rất lâu. "Hãy tưởng tượng cuộc đối thoại này sẽ thay đổi thế nào nếu ta công nhận rằng từ lâu, người chuyển giới đã lên tiếng đòi công bằng", Younes phát biển.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:14

Vietnamese subtitles

Revisions