Tạo lập Tài liệu dễ tiếp cận
-
0:04 - 0:11[nhạc]
-
0:11 - 0:15Tôi là Sheryl Burgstahler
làm việc tại Đại học Washington, Seattle. -
0:15 - 0:18Cũng như mọi trường khác, chúng tôi
-
0:18 - 0:21có và đang tạo ra vô số tài liệu
để chia sẻ với các sinh viên. -
0:21 - 0:23Slideshow PowerPoint của
-
0:23 - 0:26các nghiên cứu, nội dung sách, v.v...
-
0:26 - 0:29Nếu tính toán cho chính xác thì
-
0:29 - 0:34Đại học Washington mở khoảng
13000 khóa học trong học kỳ mùa thu. -
0:34 - 0:39Mỗi khóa học lại cần có
khoảng 600 trang tài liệu. -
0:39 - 0:43Tổng cộng khoảng 7.8 triệu trang.
-
0:43 - 0:46Đây là tài liệu điển hình cho
một khóa học của chúng tôi -
0:46 - 0:49bao gồm các văn bản mà sinh viên cần có
-
0:49 - 0:50trong một học kỳ.
-
0:50 - 0:54Đây là một khối lượng văn bản
cần đọc rất lớn với mọi người. -
0:54 - 0:57Đặc biệt với sinh viên khuyết tật
thì càng khó khăn hơn. -
0:57 - 1:00[âm thanh máy copy]
-
1:00 - 1:02Ai cũng cần tạo và dùng văn bản,
-
1:02 - 1:07nhưng phần lớn không nhận ra chúng
không phải lúc nào cũng 'bằng' nhau -
1:07 - 1:10có cái dễ tiếp cận, cái thì không.
-
1:10 - 1:14Các sinh viên khiếm thị dùng
công cụ hỗ trợ đọc và giả lập giọng nói -
1:14 - 1:18để nghe những nội dung đã được đọc to lên.
-
1:18 - 1:22Người bị khó đọc hoặc các loại bệnh
làm ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu -
1:22 - 1:24cũng dùng các công cụ này.
-
1:24 - 1:26Dù nhìn thấy được nội dung trước mắt
-
1:26 - 1:31nhưng công cụ sẽ giúp họ thật sự
hiểu điều mình đang nhìn thấy. -
1:31 - 1:34Loại công nghệ hỗ trợ này còn giúp đỡ
được rất nhiều người khác nữa. -
1:34 - 1:38Có người bị bệnh về xương khớp,
không thể cầm nắm vật như là sách báo -
1:38 - 1:42hoặc không thể chịu được
trọng lượng của sách khi đeo trên lưng -
1:42 - 1:45hoặc đơn giản là cần có
phiên bản điện tử của văn bản -
1:45 - 1:47ví dụ là người đó có thị lực kém
-
1:47 - 1:50nên cần phóng to cỡ chữ mới đọc được.
-
1:50 - 1:53Thử tưởng tượng, một lớp có 100 sinh viên
-
1:53 - 1:57bạn đưa đầy đủ tài liệu cho 90 bạn
-
1:57 - 2:00còn 10 bạn còn lại thì bạn chỉ có thể nói
-
2:00 - 2:03"Tệ quá, các bạn không thể
dùng được tài liệu." -
2:03 - 2:07Và đó là thực trạng trong một số lớp
-
2:07 - 2:11nếu tài liệu học tập không
được tạo lập ra đúng cách từ đầu. -
2:11 - 2:17[nhạc]
-
2:17 - 2:21Những tài liệu khó tiếp cận nhất
chính là văn bản được scan hoặc photo -
2:21 - 2:25vì về bản chất chúng là hình ảnh,
công cụ không thể áp dụng được. -
2:25 - 2:29Đây là ví dụ một trang
tài liệu photo chất lượng khá tệ. -
2:29 - 2:37với nhiều dòng được gạch chân
và thêm ghi chú bên ngoài. -
2:37 - 2:40Văn phòng dịch vụ khuyết tật
-
2:40 - 2:43cung cấp dịch vụ và giúp đỡ
các sinh viên khuyết tật. -
2:43 - 2:46Nhưng cũng có những khoa và bộ phận,
như Trung tâm Tiện ích Xã hội -
2:46 - 2:48của chúng tôi, đã tích cực
-
2:48 - 2:52trong việc bảo đảm sinh viên có
những tài liệu dễ tiếp cận. -
2:52 - 2:55Việc cần làm là chuyển đổi
-
2:55 - 2:59hình ảnh này sang văn bản thật sự.
-
2:59 - 3:05Máy scan nếu được trang bị
công nghệ nhận diện chữ cái OCR -
3:05 - 3:09có thể tự động chuyển tài liệu
sang phiên bản dễ tiếp cận bằng SR. -
3:09 - 3:11Việc này có lợi cho
nhiều người khác nữa, ví dụ: -
3:11 - 3:14người đọc văn bản
thông qua điện thoại di động, -
3:14 - 3:16hay người khác thì cần tra cứu
-
3:16 - 3:18để tìm những đoạn họ cần.
-
3:18 - 3:20Tôi nghĩ một lợi ích thật sự
-
3:20 - 3:23trong quá trình này là chúng ta
-
3:23 - 3:28chuyển đổi những hình ảnh
cũ kỹ này sang dạng văn bản -
3:28 - 3:30Tôi nghĩ nó có lợi cho toàn bộ sinh viên
-
3:30 - 3:34vì một số phần trong đây cực kỳ khó đọc
-
3:34 - 3:36nếu để nguyên như hình.
-
3:36 - 3:39Tôi tên Shelby Keith,
-
3:39 - 3:42sinh viên năm cuối của Đại học Washington.
-
3:42 - 3:46Tôi đã được chẩn đoán mắc chứng
khó đọc kèm khó viết từ năm 7 tuổi -
3:46 - 3:51nên tôi đã và luôn học cách
vượt qua những trở ngại này. -
3:51 - 3:56Shelby dùng SR để đọc
các tài liệu cần cho khóa học, -
3:56 - 3:57ngay cả cho khóa tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
-
3:57 - 4:02[âm thanh của SR]
-
4:03 - 4:04Nếu tôi phải tự đọc
-
4:04 - 4:05thì rất mất thời gian.
-
4:05 - 4:07Tôi cũng hay bị xao lãng.
-
4:07 - 4:11Rất khó để tôi tập trung,
nên công nghệ này -
4:11 - 4:14giúp tôi hoàn thành công việc của mình.
-
4:14 - 4:17Cô ấy đang theo một
khóa học nặng về giáo trình -
4:17 - 4:20cần đọc khoảng 10 quyển sách cho mỗi khóa
-
4:20 - 4:22rất nhiều tài liệu cần đọc.
-
4:22 - 4:25Nên với khối lượng tài liệu này
-
4:25 - 4:29cô ấy cần tận dụng SR tới tối đa.
-
4:29 - 4:32Cô ấy nhập tập tin có văn bản vào máy tính
-
4:32 - 4:36và chỉ cần yêu cầu SR đọc lên
một phần hoặc toàn bộ tài liệu -
4:36 - 4:39máy tính sẽ tự động phát âm ngay.
-
4:39 - 4:44Nên nhờ đó mà cô ấy có thể tiếp cận
-
4:44 - 4:48cũng như đọc hiểu một khối lượng lớn
-
4:48 - 4:49các tài liệu cần thiết.
-
4:49 - 4:54Có một kỳ học mà mọi tài liệu tôi cần đọc,
-
4:54 - 4:55cần dùng, chúng đều khó tiếp cận.
-
4:55 - 4:58Đến mức tôi phải nhờ đến OCR.
-
4:58 - 5:00Nhưng OCR cũng không dùng được,
-
5:00 - 5:03vì các tài liệu đó bị khóa làm sao đó.
-
5:03 - 5:05Nên tôi phải lên mạng,
-
5:05 - 5:08tự tìm hiểu và liên hệ văn phòng hỗ trợ
-
5:08 - 5:10để tìm cách mở khóa cho chúng
-
5:10 - 5:16để tài liệu nằm ở dạng đầy đủ,
không thiếu mất phần nào. -
5:16 - 5:18Trước đây tôi theo học
-
5:18 - 5:20sức khỏe cộng đồng
-
5:20 - 5:22ở cấp độ Thạc sĩ
-
5:22 - 5:25đó cũng là khi tôi
được chẩn đoán mắc ADHD. -
5:25 - 5:29Ngay cả sau khi đã
nhận được bằng trợ lý bác sĩ -
5:29 - 5:33Glynis Weaver vẫn tiếp tục
sử dụng tài liệu dễ tiếp cận. -
5:33 - 5:35Krista Greear chính là người
-
5:35 - 5:37đã giúp Glynis tìm và
sử dụng được công nghệ đó. -
5:37 - 5:43Thế còn sách điện tử,
ví dụ như dùng Kindle? -
5:43 - 5:46Chúng có lợi ích nào nữa không?
-
5:46 - 5:48Có lợi chứ.
-
5:48 - 5:50Chỉ riêng việc có thể đánh dấu từ ngữ
-
5:50 - 5:54khi bạn không hiểu rõ
nội dung hoặc ngữ cảnh của nó -
5:54 - 5:57đồng nghĩa với việc thông tin
ngay lập tức được xử lý -
5:57 - 6:02bạn không cần phải tốn công vô ích
để đi tìm định nghĩa cho từ đó. -
6:02 - 6:05Đăng tải các tài liệu khó tiếp cận
-
6:05 - 6:08thật sự tạo ra khó khăn lớn
cho các sinh viên khiếm thị. -
6:08 - 6:12[nhạc]
-
6:12 - 6:16Chuyện trở nên phiền phức
khi tôi cần đọc một bài viết nào đó -
6:16 - 6:20hay một nghiên cứu nào đó,
tôi phải thử 3 hay 4 cách khác nhau -
6:20 - 6:25để làm tập tin PDF dễ tiếp cận,
nhưng đôi khi cũng bó tay. -
6:25 - 6:26Ta cần áp dụng nhiều cách để
-
6:26 - 6:30người khuyết tật dễ
tiếp cận với tài liệu hơn. -
6:30 - 6:33Ví dụ, hình ảnh cần phải
được thay thế bằng văn bản. -
6:33 - 6:35Và đặc biệt bạn phải
định dạng chính xác các tiêu đề -
6:35 - 6:41trong mọi tài liệu, như slideshow
PowerPoint, văn bản Word v.v... -
6:41 - 6:48[nhạc]
-
6:48 - 6:50Một tài liệu dễ tiếp cận với
-
6:50 - 6:53người khiếm thị sử dụng SR
-
6:53 - 6:56cần phải có cấu trúc tiêu đề phù hợp.
-
6:56 - 6:59Ví dụ, trong Microsoft Word
-
6:59 - 7:01bạn nên ứng dụng các
định dạng cho tiêu đề có sẵn -
7:01 - 7:05Tiêu đề có nhiều chức năng quan trọng
-
7:05 - 7:08đối với người dùng SR
-
7:08 - 7:13Thứ nhất, họ có thể định vị
thông qua tiêu đề -
7:13 - 7:15ví dụ, chuyển từ tiêu đề này
sang tiêu đề tiếp theo -
7:15 - 7:20và công nghệ hỗ trợ sẽ giúp họ
-
7:20 - 7:23biết rằng mình đang ở đâu trong tài liệu
-
7:23 - 7:26Ví dụ đây là tiêu đề cấp 2
-
7:26 - 7:30nó là tiêu đề phụ của tiêu đề cấp 1
-
7:30 - 7:34nhờ đó họ mường tượng ra được
-
7:34 - 7:37cấu trúc của tài liệu đó.
-
7:37 - 7:40Với đa số phần mềm SR,
ta chỉ cần nhấn phím H để -
7:40 - 7:42chuyển đến tiêu đề
đầu tiên của tài liệu. -
7:42 - 7:45[SR] Dẫn nhập Vật lý -
Đề cương khóa học - Tiêu đề cấp 1 -
7:45 - 7:47Và nếu tôi lại nhấn H lần nữa...
-
7:47 - 7:49[SR] Giáo trình - Tiêu đề cấp 2
-
7:49 - 7:50Một lần nữa.
-
7:50 - 7:53[SR] Mục tiêu - Tiêu đề cấp 2
-
7:53 - 7:55[SR] Thời khóa biểu - Tiêu đề cấp 2
-
7:55 - 7:57[SR] Đánh giá - Tiêu đề cấp 2
-
7:57 - 8:00Tôi tên là Hadi Rangin,
-
8:00 - 8:03chuyên gia IT về tính tiếp cận
-
8:03 - 8:04làm việc tại Đại học Washington.
-
8:04 - 8:10Hadi là một chuyên gia, đồng thời
cũng là người ứng dụng công nghệ hỗ trợ. -
8:10 - 8:14Khi bắt đầu đọc, bạn
thường lướt qua tài liệu -
8:14 - 8:18để biết xem có gì trong đó.
-
8:18 - 8:20Cấu trúc của nó?
-
8:20 - 8:25Các phần quan trọng trong đó?
-
8:25 - 8:32Đọc lướt giúp bạn định vị được
phần mà mình cần tập trung vào. -
8:32 - 8:39Nếu không phân chia tiêu đề thì bạn
phải đọc từng chữ một, từ đầu chí cuối. -
8:39 - 8:46Người có thị lực bình thường định vị
tài liệu thông qua in đậm, in nghiêng -
8:46 - 8:51nhưng với người dùng SR,
nếu tiêu đề không được định dạng đúng -
8:51 - 8:56thì họ chỉ 'nhìn' thấy được
một chuỗi dài ký tự liên tiếp. -
8:56 - 8:58Không có gì nổi trội.
-
8:58 - 9:04[nhạc]
-
9:05 - 9:09Sơ đồ và hình ảnh có thể
trở nên dễ tiếp cận qua nhiều cách. -
9:09 - 9:12Văn bản thay thế thật ra có thể
-
9:12 - 9:16giúp người không thể thấy hình ảnh
biết chính xác nội dung hình ảnh đó. -
9:16 - 9:18Hầu như toàn bộ mọi công cụ
-
9:18 - 9:22đều bao gồm văn bản thay thế.
-
9:22 - 9:26Nếu không có nó thì khi
người khiếm thị dùng SR -
9:26 - 9:29họ sẽ không thể biết được
nội dung của hình ảnh. -
9:29 - 9:31Đây là cái tôi sẽ nghe.
-
9:31 - 9:33[SR] Đồ họa - Ảnh.
-
9:33 - 9:39Vậy đây là một đồ họa, và dòng
văn bản thay thế duy nhất là 'ảnh' -
9:39 - 9:43rõ ràng là nó không nói lên được
nội dung thật sự của đồ họa này. -
9:43 - 9:47Người bình thường được lợi
hơn hẳn so với người dùng SR. -
9:47 - 9:50Ví dụ một cách, trong Microsoft Word
-
9:50 - 9:56nhấn chuột phải vào hình ảnh,
chọn mục định dạng hình ảnh -
9:56 - 10:01và trong mục văn bản thay thế, thêm vào
văn bản miêu tả đầy đủ nội dung của ảnh đó -
10:01 - 10:03để giúp người khiếm thị hiểu được nó.
-
10:03 - 10:06Giờ thì tôi sẽ nhấn phím mũi tên
để chuyển tới hình ảnh đó. -
10:06 - 10:11[SR] Đồ họa: so sánh song song hai
bức ảnh của sông băng McCarty ở Alaska, -
10:11 - 10:14năm 1909, dòng sông băng này
có phạm vi khổng lồ. -
10:14 - 10:19Nâng tính tiếp cận sẽ không thay đổi
nội dung hay tính hoàn chỉnh của hình ảnh. -
10:19 - 10:21Bất cứ ai muốn tạo lập tài liệu
-
10:21 - 10:26cũng cần lưu ý những vấn đề này
để tài liệu tạo ra có tính dễ tiếp cận. -
10:26 - 10:28Số lượng sinh viên
-
10:28 - 10:32thật sự đưa ra yêu cầu thấp hơn hẳn
-
10:32 - 10:37so với số lượng sinh viên thực tế
cần được hỗ trợ thêm -
10:37 - 10:41ví dụ, trong một lớp nếu có một yêu cầu
-
10:41 - 10:43thì gần như chắc chắn
-
10:43 - 10:45sẽ có hai sinh viên khác cùng lớp
-
10:45 - 10:49cùng nhận được sự hỗ trợ.
-
10:49 - 10:52Thiết kế tính tiếp cận từ khi bắt đầu
-
10:52 - 10:57tạo lập tài liệu dễ hơn
là thêm vào sau đó. -
10:57 - 11:00Và khi tính tiếp cận cao trở thành
tiêu chuẩn, yêu cầu hỗ trợ cho -
11:00 - 11:03các sinh viên khuyết tật cũng giảm theo.
-
11:04 - 11:08Để tìm hiểu thêm, hãy truy cập địa chỉ.
-
11:17 - 11:21Video này được tài trợ bởi
Khoa IT của Đại học Washington. -
11:22 - 11:26Bản quyền thiết lập năm 2016
thuộc về Đại học Washington. -
11:27 - 11:31Nội dung trong video được phép sao chép
vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận -
11:32 - 11:36với điều kiện ghi rõ nguồn.
- Title:
- Tạo lập Tài liệu dễ tiếp cận
- Description:
-
Dù tài liệu được tạo bằng Adobe PDF, Microsoft Word, hay phần mềm nào khác, thì cũng có những cách để khiến chúng dễ tiếp cận hơn với người khuyết tật. Video này sẽ giải thích lý do, cũng như cách để tạo ra những tài liệu điện tử mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và sử dụng.
- Video Language:
- English
- Team:
DO-IT
- Duration:
- 11:39
![]() |
Trinh Pham edited Vietnamese subtitles for Creating Accessible Documents | |
![]() |
Trinh Pham edited Vietnamese subtitles for Creating Accessible Documents | |
![]() |
Trinh Pham edited Vietnamese subtitles for Creating Accessible Documents | |
![]() |
Trinh Pham edited Vietnamese subtitles for Creating Accessible Documents |