Return to Video

Nghịch lý Song sinh của Einstein - Amber Stuver

  • 0:06 - 0:08
    Vào sinh nhật lần thứ 20,
  • 0:08 - 0:11
    cặp phi hành gia sinh đôi
    xung phong làm một thí nghiệm.
  • 0:11 - 0:15
    Terra sẽ ở lại Trái Đất, trong khi
    Stella sẽ lên tàu vũ trụ.
  • 0:15 - 0:19
    Tàu của Stella sẽ du hành
    với tốc độ bằng 86.6% tốc độ ánh sáng
  • 0:19 - 0:22
    để đến một ngôi sao
    cách Trái Đất 10 năm ánh sáng,
  • 0:22 - 0:24
    sau đó, trở về Trái Đất với cùng vận tốc.
  • 0:24 - 0:26
    Khi chuẩn bị lên đường,
  • 0:26 - 0:29
    cặp sinh đôi tự nhủ
    điều gì sẽ xảy ra khi họ gặp lại nhau.
  • 0:29 - 0:32
    Vì một năm ánh sáng chính là
    khoảng cách mà ánh sáng đi trong một năm,
  • 0:32 - 0:35
    hành trình của Stella
    sẽ phải kéo dài 23 năm.
  • 0:35 - 0:38
    Nhưng từ nghiên cứu
    thuyết tương đối hẹp,
  • 0:38 - 0:41
    cặp sinh đôi biết rằng
    không đơn giản như thế.
  • 0:41 - 0:44
    Trước hết, một vật di chuyển càng nhanh
    trong không gian,
  • 0:44 - 0:49
    thời gian trôi qua với nó càng chậm
    so với người quan sát đứng yên.
  • 0:49 - 0:52
    Mối quan hệ này có thể được định lượng
    bằng thứ gọi là hệ số Lorentz,
  • 0:52 - 0:55
    được định nghĩa bởi phương trình Lorentz.
  • 0:55 - 0:59
    Kế đến, chiều dài vật thể đang di chuyển
    được đo bởi người quan sát đứng yên
  • 0:59 - 1:01
    sẽ thu nhỏ lại bằng đúng hệ số đó.
  • 1:01 - 1:05
    Tại vận tốc bằng 86.6% vận tốc ánh sáng
    hệ số Lorentz có giá trị bằng 2,
  • 1:05 - 1:09
    nghĩa là thời gian sẽ trôi
    chậm đi hai lần trên tàu vũ trụ.
  • 1:09 - 1:12
    Hiển nhiên, Stella
    sẽ không thể nhận ra điều này.
  • 1:12 - 1:16
    Bởi tất cả mọi thứ liên quan đến thời gian
    trên tàu cũng đều trôi chậm lại -
  • 1:16 - 1:18
    như đồng hồ và các thiết bị điện;
  • 1:18 - 1:22
    hoạt động sinh lý của Stella
    bao gồm cả tốc độ lão hoá
  • 1:22 - 1:24
    và chính nhận thức
    của cô về thời gian.
  • 1:24 - 1:28
    Chỉ có người quan sát
    trong hệ qui chiếu quán tính không gia tốc
  • 1:28 - 1:29
    như Terra trên Trái Đất.
  • 1:29 - 1:34
    mới có thể nhận thấy
    thời gian trên tàu của Stella
  • 1:34 - 1:36
    đang trôi chậm đi.
  • 1:36 - 1:39
    Do đó, Terra kết luận rằng
    khi gặp lại nhau trên Trái Đất,
  • 1:39 - 1:41
    cô ấy sẽ già hơn Stella.
  • 1:41 - 1:44
    Nhưng đó chỉ là cái nhìn một chiều.
  • 1:44 - 1:46
    Vì mọi chuyển động
    đều là tương đối,
  • 1:46 - 1:51
    Stella lí luận rằng chỉ đúng
    khi nói rằng tàu của cô ấy sẽ đứng yên
  • 1:51 - 1:55
    trong khi phần còn lại của vũ trụ,
    gồm cả Terra, di chuyển xung quanh cô ấy.
  • 1:55 - 1:59
    Trong trường hợp đó, thời gian
    sẽ trôi chậm đi hai lần đối với Terra,
  • 1:59 - 2:02
    cuối cùng thì
    Stella mới là người già hơn.
  • 2:02 - 2:06
    Cả hai không thể đồng thời
    già hơn người kia. Vậy thì ai mới đúng?
  • 2:06 - 2:10
    Điều này rõ ràng là nghịch lý,
    còn gọi là "Nghịch lý Song sinh."
  • 2:10 - 2:12
    Nhưng nó không thực sự là nghịch lý,
  • 2:12 - 2:17
    chỉ là ví dụ của việc thuyết tương đối hẹp
    dễ bị hiểu sai như thế nào.
  • 2:17 - 2:19
    Để kiểm chứng lý thuyết của họ
    trong thực tế,
  • 2:19 - 2:22
    mỗi người đồng ý gửi
    một luồng ánh sáng đến người kia
  • 2:22 - 2:25
    khi mỗi một năm trôi qua với họ.
  • 2:25 - 2:28
    Không giống những vật thể khác,
    tốc độ ánh sáng luôn là hằng số
  • 2:28 - 2:31
    bất chấp hệ qui chiếu của người quan sát.
  • 2:31 - 2:34
    Một luồng sáng được gửi từ Trái Đất
    sẽ được đo với cùng một vận tốc
  • 2:34 - 2:36
    của một luồng sáng
    được gửi từ tàu vũ trụ,
  • 2:36 - 2:40
    dù nó đang theo chiều đi
    hay chiều về.
  • 2:40 - 2:42
    Vì thế, khi quan sát luồng sáng,
  • 2:42 - 2:47
    người này đo lường được người kia
    trải nghiệm một năm trôi qua trong bao lâu
  • 2:47 - 2:50
    cộng với thời gian
    ánh sáng di chuyển giữa họ.
  • 2:50 - 2:52
    Chúng ta có thể theo dõi diễn biến
    trên một hệ toạ độ.
  • 2:52 - 2:58
    Trục X đánh dấu khoảng cách từ Trái Đất,
    và trục Y đánh dấu thời gian trôi qua.
  • 2:58 - 3:02
    Từ góc nhìn của Terra, đường biểu diễn
    đơn giản là một đường thẳng đứng,
  • 3:02 - 3:03
    với khoảng cách bằng không
  • 3:03 - 3:08
    và mỗi đánh dấu trên đường thẳng
    tương đương với một năm của cô.
  • 3:08 - 3:13
    Còn với Stella là một đường kéo dài
    từ gốc toạ độ đến điểm 11.5 năm thời gian
  • 3:13 - 3:16
    và 10 năm ánh sáng
    theo khoảng cách tính từ Terra...
  • 3:16 - 3:20
    trước khi hội tụ tại điểm
    có khoảng cách bằng 0 và thời gian 23 năm.
  • 3:20 - 3:22
    Tại thời điểm 1-năm đầu tiên,
  • 3:22 - 3:26
    Terra sẽ gửi một luồng sáng
    từ Trái Đất hướng đến tàu của Stella.
  • 3:26 - 3:29
    Vì ánh sáng mất một năm
    để truyền đi trong khoảng cách đó,
  • 3:29 - 3:32
    đường đi của nó
    sẽ là đường chéo 45-độ.
  • 3:32 - 3:35
    Và bởi vì Stella
    đang di chuyển ra xa hơn,
  • 3:35 - 3:37
    tại thời điểm mà ánh sáng bắt kịp cô,
  • 3:37 - 3:42
    tổng cộng hơn 7 năm đã trôi qua
    với Terra, và hơn 4 năm với Stella.
  • 3:42 - 3:45
    Tại thời điểm quan sát thấy
    luồng sáng thứ hai từ Terra,
  • 3:45 - 3:47
    Stella đang trên đường quay về.
  • 3:47 - 3:51
    Giờ thì, vì cô ấy đang di chuyển
    về phía nguồn sáng,
  • 3:51 - 3:53
    ánh sáng sẽ mất ít thời gian hơn
    để đến được chỗ cô,
  • 3:53 - 3:56
    và cô sẽ nhìn thấy luồng sáng
    thường xuyên hơn.
  • 3:56 - 3:58
    Nghĩa là Stella sẽ thấy
    Terra già đi một cách chậm hơn
  • 3:58 - 4:00
    trong nửa đi của hành trình,
  • 4:00 - 4:03
    và nhanh hơn trong nửa về.
  • 4:03 - 4:06
    Trong khi với Stella,
    cũng như Terra, ngôi sao đích đến,
  • 4:06 - 4:09
    và toàn bộ vũ trụ đang di chuyển
    xung quanh cô.
  • 4:09 - 4:11
    Bởi sự thu nhỏ chiều dài,
  • 4:11 - 4:15
    Stella quan sát thấy khoảng cách giữa họ
    đang co lại theo hệ số 2.
  • 4:15 - 4:19
    Nghĩa là mỗi đoạn của hành trình
    sẽ chỉ mất khoảng sáu năm
  • 4:19 - 4:21
    từ góc nhìn của Stella.
  • 4:21 - 4:25
    Khi cô gửi tín hiệu đầu tiên đến Trái Đất,
    hai năm đã trôi qua với Terra.
  • 4:25 - 4:29
    Stella sẽ gửi tiếp bốn luồng sáng nữa
    trong suốt nửa đi của hành trình,
  • 4:29 - 4:31
    mỗi lần từ một vị trí xa hơn.
  • 4:31 - 4:35
    Tại thời điểm Terra thấy tín hiệu đầu tiên
    từ nửa về cuộc hành trình của Stella,
  • 4:35 - 4:38
    hơn 21 năm đã trôi qua với cô ấy.
  • 4:38 - 4:40
    Với phần hành trình về nhà
    còn lại của Stella,
  • 4:40 - 4:44
    Terra nhận được mỗi năm
    nhiều luồng sáng.
  • 4:44 - 4:50
    Nên Terra nhận thấy Stella già đi chậm hơn
    trong gần 90% thời gian 23 năm xa nhau,
  • 4:50 - 4:53
    và nhanh hơn trong 10% còn lại.
  • 4:53 - 4:57
    Sự bất đối xứng này lý giải vì sao
    nghịch lý này không phải là nghịch lý.
  • 4:57 - 4:59
    Dù mỗi người
    đều chứng kiến thời gian
  • 4:59 - 5:02
    đi nhanh hơn và chậm đi
    với người còn lại,
  • 5:02 - 5:04
    Stella thấy hai nửa bằng nhau,
  • 5:04 - 5:08
    trong khi Terra thấy Stella già đi chậm
    trong phần lớn thời gian xa nhau.
  • 5:08 - 5:12
    Điều này nhất quán với sự đo lường
    về du hành không gian của mỗi người,
  • 5:12 - 5:17
    mất 23 năm trên Trái Đất, nhưng chỉ có
    11.5 năm thực tế trải nghiệm trên tàu.
  • 5:17 - 5:23
    Khi cặp sinh đôi gặp lại nhau,
    tuổi của Terra là 43 trong khi Stella 31.
  • 5:23 - 5:25
    Điểm sai của Stella
  • 5:25 - 5:29
    là giả định rằng cô ấy và Terra
    ở trên cùng một hệ qui chiếu quán tính.
  • 5:29 - 5:34
    Là người quan sát quán tính, một trong hai
    phải duy trì vận tốc và hướng không đổi
  • 5:34 - 5:37
    tương đối với phần còn lại của vũ trụ.
  • 5:37 - 5:41
    Terra đã đứng yên suốt toàn bộ thời gian,
    nên vận tốc của cô ấy luôn bằng không.
  • 5:41 - 5:44
    Nhưng khi Stella đổi hướng
    để trở về,
  • 5:44 - 5:48
    cô đã đi vào một hệ qui chiếu khác
    với hệ qui chiếu ban đầu.
  • 5:48 - 5:52
    Terra và Stella giờ đều đã hiểu ra
    cách thức hoạt động của không thời gian.
  • 5:52 - 5:55
    Là cặp sinh đôi
    cách nhau mười một tuổi,
  • 5:55 - 6:00
    họ là một ví dụ hoàn hảo
    của thuyết tương đối hẹp.
Title:
Nghịch lý Song sinh của Einstein - Amber Stuver
Speaker:
Amber Stuver
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/einstein-s-twin-paradox-explained-amber-l-stuver

Vào ngày sinh nhật lần thứ 20, cặp phi hành gia sinh đôi xung phong làm một thí nghiệm. Terra sẽ ở lại Trái Đất, trong khi Stella sẽ lên tàu du hành vũ trụ. Tàu của Stella sẽ du hành đến một ngôi sao cách Trái Đất 10 năm ánh sáng, sau đó, quay lại Trái Đất. Chuẩn bị lên đường, cặp sinh đôi tự nhủ liệu điều gì sẽ xảy ra khi họ gặp lại nhau. Ai sẽ già hơn? Cùng Amber Stuver tìm hiểu về “Nghịch lý Song sinh.”

Bài học bởi Amber L. Stuver, đạo diễn bởi Aim Creative Studios.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
06:00

Vietnamese subtitles

Revisions