< Return to Video

TEDxEast - Sarah Kay - Bạn có thể sống bao nhiêu cuộc đời?

  • 0:15 - 0:20
    Tôi ngắm Trăng. Trăng nhìn tôi.
  • 0:21 - 0:26
    Trăng nhìn thấy người mà tôi không thấy.
  • 0:27 - 0:33
    Chúa ban phước cho trăng,
    chúa ban phước cho tôi,
  • 0:34 - 0:40
    và Chúa ban phước cho
    người mà tôi không thấy.
  • 0:40 - 0:46
    Nếu tôi đến thiên đường trước bạn,
  • 0:47 - 0:52
    Tôi sẽ đục 1 lỗ và kéo bạn qua.
  • 0:52 - 0:58
    Và tôi sẽ viết tên bạn, lên mọi vì sao,
  • 0:59 - 1:02
    Và cứ như thế, thế giới
  • 1:02 - 1:05
    sẽ không còn quá xa.
  • 1:06 - 1:10
    Người phi hành gia sẽ nghỉ ngày hôm nay.
  • 1:10 - 1:11
    Anh ấy vừa gọi xin nghỉ ốm
  • 1:11 - 1:17
    Anh ấy vừa tắt điện thoại, máy tính,
    máy nhắn tin, đồng hồ báo thức.
  • 1:17 - 1:20
    Một chú mèo béo vàng đang ngon giấc
    trên sô pha nhà anh ấy,
  • 1:20 - 1:22
    mưa đang rơi ngoài cửa sổ,
  • 1:22 - 1:25
    và chẳng có dấu hiệu nào của hương cà phê
    trong không khí phòng bếp.
  • 1:25 - 1:27
    Mọi người đều đang lo lắng.
  • 1:27 - 1:31
    Những kĩ sư trên tầng 15 đã dừng việc
    với chiếc máy tiểu vi.
  • 1:31 - 1:32
    Phòng chân không thì đang bị hở
  • 1:32 - 1:34
    và ngay cả đứa bé mặt tàn nhang đeo kính
  • 1:34 - 1:37
    chỉ có việc đi đổ rác,
    cũng đang lo lắng
  • 1:37 - 1:40
    mò mẫm cái túi, làm rơi
    cả vỏ chuối và chiếc cốc giấy.
  • 1:40 - 1:41
    Không một ai để ý.
  • 1:41 - 1:44
    Họ quá bận bịu tính toán
    về ý nghĩa của khoảng thời gian đã mất
  • 1:45 - 1:47
    Mỗi giây chúng ta mất bao nhiêu ngân hà.
  • 1:47 - 1:49
    Bao lâu thì quả tên lửa tiếp
    được phóng ở 1 nơi nào đó
  • 1:49 - 1:52
    1 hạt electron bay khỏi
    đám mây năng lượng.
  • 1:52 - 1:54
    Một hố đen vừa kích hoạt
  • 1:54 - 1:56
    Một người mẹ vừa bày biện xong
    bàn ăn cho bữa tối
  • 1:56 - 1:58
    TV đang chiếu chặng đua Law&Order.
  • 1:58 - 2:00
    Người phi hành gia đang say ngủ.
  • 2:00 - 2:02
    Anh ta quên tắt đồng hồ đeo tay,
  • 2:02 - 2:05
    nó kêu tíc tắc như một nhịp đập kim loại
    trên cổ tay anh ta.
  • 2:05 - 2:07
    Anh không nghe thấy.
  • 2:07 - 2:10
    Anh mơ về những rặng
    san hô ngầm và đám phù du.
  • 2:10 - 2:13
    Những ngón tay anh tìm kiếm
    cột buồm của chiếc vỏ gối
  • 2:13 - 2:16
    Anh ấy trở mình, mở mắt
  • 2:16 - 2:21
    Anh nghĩ những thợ lặn hẳn có được
    công việc tuyệt vời nhất trên đời
  • 2:21 - 2:24
    Được lướt đi trong bao nhiêu làn nước!
  • 2:26 - 2:30
    (vỗ tay)
  • 2:31 - 2:33
    Cám ơn.
  • 2:33 - 2:37
    Khi tôi còn nhỏ, tôi không tài nào
    hiểu được khái niệm
  • 2:38 - 2:40
    rằng bạn chỉ sống có một cuộc sống.
  • 2:40 - 2:42
    Tôi không nói đến phép ẩn dụ.
  • 2:42 - 2:45
    Ý tôi là, tôi thật sự đã nghĩ rằng
    tôi sẽ làm được tất cả
  • 2:45 - 2:47
    những gì có thể làm
  • 2:47 - 2:50
    và trở thành mọi thứ trên đời.
  • 2:50 - 2:52
    Chỉ là vấn đề về thời gian thôi.
  • 2:52 - 2:55
    Không có giới hạn tuổi tác, giới tính,
  • 2:55 - 2:58
    hoặc giống nòi,
    hoặc khoảng thời gian thích hợp.
  • 2:58 - 3:01
    Tôi đã chắc chắn rằng
    tôi sẽ được trải nghiệm
  • 3:01 - 3:05
    cảm giác của một thủ lĩnh của
    phong trào đấu tranh vì nhân quyền
  • 3:05 - 3:08
    hay 1 cậu bé 10 tuổi sống ở
    trang trại trong thời Cơn Bão Đen,
  • 3:09 - 3:12
    hoặc một hoàng đế Triều Đường
    ở Trung Hoa.
  • 3:12 - 3:14
    Mẹ tôi kể rằng khi mọi người hỏi tôi
  • 3:14 - 3:20
    muốn làm gì khi lớn, tôi luôn trả lời là
    làm công chúa, vũ công, phi hành gia.
  • 3:20 - 3:23
    Và điều mẹ tôi không hiểu là
    tôi không cố bịa ra
  • 3:23 - 3:25
    một nghề cao siêu và phức tạp.
  • 3:25 - 3:29
    Tôi chỉ đang liệt kê những
    thứ tôi muốn làm:
  • 3:29 - 3:32
    Một công chúa, một vũ công ba lê,
    và một nhà du hành.
  • 3:32 - 3:34
    Và tôi chắc chắn là cái danh sách đó còn
    có thể kéo dài.
  • 3:34 - 3:37
    Tôi thường bị ngắt lời.
  • 3:37 - 3:39
    Tôi chả bao giờ nghĩ rằng liệu
    tôi có định làm gì đó không,
  • 3:39 - 3:42
    điều tôi băn khoăn nhiều hơn
    là khi nào thực hiện.
  • 3:42 - 3:44
    Và tôi chắc rằng nếu
    tôi dự định làm mọi thứ,
  • 3:44 - 3:47
    thì tôi phải hành động thật nhanh chóng,
  • 3:47 - 3:49
    vì có rất nhiều thứ tôi cần phải làm.
  • 3:49 - 3:51
    Vì thế cuộc sống của tôi lúc nào
    cũng vội vã.
  • 3:51 - 3:54
    Tôi luôn sợ mình sẽ bị tuột lại phía sau.
  • 3:54 - 3:57
    Và khi tôi lớn lên tại New york,
    theo như tôi biết,
  • 3:57 - 4:00
    vội vã là chuyện bình thường.
  • 4:00 - 4:04
    Nhưng từ lúc đó,
    tôi chìm trong sự nhận thức,
  • 4:04 - 4:08
    rằng tôi không thể sống nhiều hơn
    một cuộc đời.
  • 4:08 - 4:11
    Tôi chỉ biết cảm giác
    của 1 cô bé thiếu niên
  • 4:11 - 4:12
    ở thành phố New york,
  • 4:12 - 4:15
    không phải một chàng trai
    ở New Zealand,
  • 4:15 - 4:18
    càng không phải
    một nữ hoàng trong buổi dạ hội ở Kansas.
  • 4:18 - 4:21
    Tôi chỉ có thể nhìn qua lăng kính của mình
    và khi đó
  • 4:21 - 4:23
    tôi bị ám ảnh bởi những câu chuyện,
  • 4:23 - 4:26
    bởi vì qua đó mà tôi có thể nhìn
  • 4:26 - 4:30
    qua lăng kính của một người khác
    dù có sơ sài hay chưa hoàn hảo.
  • 4:30 - 4:34
    Và tôi bắt đầu khao khát được nghe kể
    về trải nghiệm của mọi người
  • 4:34 - 4:37
    bởi tôi rất ghen tị vì có rất nhiều
    hoàn cảnh sống
  • 4:37 - 4:39
    mà tôi sẽ không bao giờ trải qua,
    và tôi muốn nghe
  • 4:39 - 4:41
    về tất cả những gì mà mình đã bỏ lỡ.
  • 4:41 - 4:43
    Và bằng tính chất bắc cầu, tôi nhận ra
  • 4:43 - 4:47
    rằng có nhiều người sẽ không bao giờ
    biết được
  • 4:47 - 4:49
    cuộc sống của một cô bé thiếu niên ở
    New York là như thế nào.
  • 4:49 - 4:51
    Nghĩa là họ không thể biết
  • 4:51 - 4:54
    cảm giác đi tàu điện ngầm sau nụ hôn đầu
    ra sao,
  • 4:54 - 4:57
    hay tuyết rơi mùa đông tĩnh lặng thế nào,
  • 4:57 - 4:59
    và tôi muốn họ biết, tôi muốn kể cho họ
  • 4:59 - 5:02
    điều này trở thành tâm điểm
    nỗi ám ảnh trong tôi.
  • 5:02 - 5:05
    Tôi bận rộn với việc kể chuyện,
    chia sẻ, và thu thập chúng.
  • 5:05 - 5:08
    Và tới gần đây tôi mới nhận ra
  • 5:08 - 5:12
    tôi không thể lúc nào cũng
    hối thúc thơ ca.
  • 5:12 - 5:16
    Vào tháng Tư -Tháng thơ ca quốc gia,
    có một thử thách
  • 5:16 - 5:19
    mà rất nhiều nhà thơ
    từ cộng đồng thi ca tham gia,
  • 5:19 - 5:21
    và nó này được
    gọi là Thử thách 30/30.
  • 5:21 - 5:24
    Ý tưởng là bạn sẽ viết một bài thơ mới
  • 5:24 - 5:27
    mỗi ngày trong suốt tháng Tư.
  • 5:28 - 5:31
    Năm ngoái tôi đã tham gia lần đầu tiên,
    và tôi đã thật rùng mình
  • 5:31 - 5:34
    trước năng lực làm thơ của mình.
  • 5:34 - 5:38
    Nhưng đến cuối tháng, tôi xem lại
    30 bài thơ tôi đã viết,
  • 5:38 - 5:42
    và nhận thấy rằng chúng đang
    kể cùng một câu chuyện,
  • 5:42 - 5:47
    tôi đã phải làm 30 lần để
    tìm ra cách mà nó muốn được kể.
  • 5:47 - 5:51
    Và tôi nhận ra có khi điều này đúng
    cho cả những câu chuyện ở quy mô lớn hơn.
  • 5:51 - 5:53
    Có những câu chuyện mà tôi
    cố kể trong nhiều năm,
  • 5:53 - 5:58
    viết đi viết lại và không ngừng
    kiếm những từ ngữ đắt giá.
  • 5:58 - 6:01
    Có một nhà thơ, một nhà bình luận Pháp
    tên là Paul Valery
  • 6:01 - 6:05
    nói rằng 1 bài thơ sẽ không bao giờ
    kết thúc, nó chỉ bị bỏ lại thôi.
  • 6:05 - 6:07
    Điều này khiến tôi sợ hãi
    vì nó ngụ ý rằng
  • 6:07 - 6:11
    tôi có thể tiếp tục chỉnh sửa và viết lại
    mãi mãi và nó là do tôi quyết định
  • 6:11 - 6:16
    khi nào bài thơ đó hoàn thành
    và khi nào tôi có thể kết thúc nó.
  • 6:16 - 6:19
    Điều này đi ngược lại bản năng
    đầy ám ảnh của tôi là
  • 6:19 - 6:22
    cố tìm câu trả lời đúng, từ ngữ hoàn hảo,
    và những cấu trúc phù hợp.
  • 6:22 - 6:24
    Tôi sử dụng thơ trong cuộc sống,
  • 6:24 - 6:27
    như một cách định hướng và giải quyết
    mọi việc.
  • 6:27 - 6:30
    Nhưng chỉ vì tôi kết thúc bài thơ
    không có nghĩa tôi đã tìm được lời giải
  • 6:30 - 6:33
    cho bất cứ điều gì tôi đang băn khoăn.
  • 6:33 - 6:35
    Tôi thích đọc lại những bài thơ cũ,
  • 6:35 - 6:39
    nó cho tôi biết chính xác bản thân mình
    ở đâu tại thời điểm đó.
  • 6:39 - 6:41
    Đó là điều tôi đã cố gắng xác định
  • 6:41 - 6:43
    và từ ngữ mà tôi chọn có ý nghĩa với tôi.
  • 6:43 - 6:45
    Bây giờ, tôi có một câu chuyện
  • 6:45 - 6:47
    mà tôi đã ngần ngại suốt nhiều năm
  • 6:47 - 6:50
    và tôi vẫn không chắc mình
    đã tìm ra cấu trúc phù hợp chưa,
  • 6:50 - 6:52
    hay nó có phải chỉ là bản nháp thôi
  • 6:52 - 6:54
    và sau này tôi sẽ cố chỉnh sửa thêm
  • 6:54 - 6:56
    để tìm một cách diễn đạt tốt hơn?
  • 6:56 - 6:59
    Nhưng tôi biết rằng sau này,
    khi tôi nhìn lại
  • 6:59 - 7:02
    tôi sẽ biết được đây là tôi
    tại thời điểm đó
  • 7:02 - 7:05
    và đây là những gì
    tôi đã cố gắng xác định,
  • 7:05 - 7:10
    với những ngôn từ này, tại đây,
    trong căn phòng này, cùng các bạn.
  • 7:11 - 7:14
    Vậy -- hãy mỉm cười.
  • 7:20 - 7:23
    Không phải lúc nào nó cũng diễn ra như vậy.
  • 7:23 - 7:25
    Sẽ có lúc bạn phải bận bịu tay chân.
  • 7:25 - 7:29
    Khi bạn ở trong bóng tối, gần như
    mò mẫm là tất yếu,
  • 7:29 - 7:32
    bạn cần nhiều sự tương phản hơn,
    nhiều độ bão hòa hơn,
  • 7:32 - 7:35
    tối càng tối, và sáng càng sáng.
  • 7:35 - 7:38
    Họ gọi nó là sự phát triển dài hạn.
    Nghĩa là bạn
  • 7:38 - 7:41
    hít phải các hóa chất nhiều hay ít
    là tùy thuộc vào bạn.
  • 7:41 - 7:43
    Không phải lúc nào cũng dễ dàng.
  • 7:43 - 7:45
    Ông ngoại Stewart đã từng là
    1 nhiếp ảnh gia của hải quân.
  • 7:45 - 7:48
    Trẻ trung, hồng hào với
    tay áo xắn cao,
  • 7:48 - 7:51
    các ngón tay khi nắm thành đấm như
    những xâu tiền xu to bự,
  • 7:51 - 7:54
    ông trông giống thủy thủ Popeye
    ngoài đời thực.
  • 7:54 - 7:56
    Với điệu cười giòn tan,
    lông ngực rậm,
  • 7:56 - 8:00
    ông xuất hiện ở thế chiến thứ 2
    với một nụ cười tinh ranh và một sở thích.
  • 8:00 - 8:02
    Khi người ta hỏi ông rằng
    ông có biết nhiều về nhiếp ảnh,
  • 8:02 - 8:06
    ông nói dối, và ông đã học
    để thuộc Châu Âu như đọc bản đồ,
  • 8:06 - 8:09
    lộn ngược,
    từ độ cao của máy bay chiến đấu,
  • 8:09 - 8:13
    máy ảnh nháy, những cái chớp mắt,
    những bóng đêm đen nhất
  • 8:13 - 8:14
    và những khoảng sáng nhất.
  • 8:14 - 8:17
    Ông thuộc lòng chiến tranh như
    nhớ đường về nhà.
  • 8:17 - 8:20
    Khi quay về, mọi người thì
    cất vũ khí nghỉ ngơi,
  • 8:20 - 8:23
    nhưng ông mang theo cả ống kính
    và chiếc máy ảnh về nhà.
  • 8:23 - 8:26
    Mở một cửa hiệu, biến nó
    thành việc kinh doanh gia đình.
  • 8:26 - 8:30
    Cha tôi đã được sinh ra trong
    thế giới đen và trằng này.
  • 8:30 - 8:33
    Đôi tay chơi bóng rổ của ông đã tỉ mẩn
    học từng nút bấm nhỏ và cách đưa
  • 8:33 - 8:35
    ống kính vào khung, lắp phim vào máy,
  • 8:35 - 8:37
    đổ hóa chất vào thùng tráng.
  • 8:37 - 8:40
    Bố ông chỉ biết về các thiết bị
    chứ không rõ về nghệ thuật.
  • 8:40 - 8:42
    Ông hiểu bóng tối chứ
    không phải ánh sáng.
  • 8:42 - 8:46
    Bố tôi đã học được phép diệu kỳ,
    dành thì giờ theo đuổi ánh sáng.
  • 8:46 - 8:49
    Có lần ông băng qua cả quốc gia để
    theo dõi một vụ cháy rừng,
  • 8:49 - 8:52
    săn đuổi nó bằng máy ảnh trong cả tuần.
  • 8:53 - 8:54
    Ông nói: "Hãy đuổi theo ánh sáng".
  • 8:54 - 8:56
    "Hãy đuổi theo ánh sáng".
  • 8:56 - 8:58
    Có những phần của bản thân
    tôi chỉ nhận ra qua ảnh.
  • 8:59 - 9:02
    Cái gác xép trên phố Wooster
    với những hành lang ọp ẹp,
  • 9:02 - 9:04
    trần nhà cao 12 inches,
    tường trắng và sàn nhà lạnh.
  • 9:04 - 9:07
    Đó là nhà mẹ tôi,
    trước khi bà trở thành mẹ.
  • 9:07 - 9:10
    Trước khi lấy chồng, mẹ là nghệ sĩ.
  • 9:10 - 9:12
    Chỉ có hai phòng trong nhà,
  • 9:12 - 9:14
    với những bức tường cao chạm trần,
  • 9:14 - 9:16
    và những cánh cửa đóng rồi mở,
  • 9:16 - 9:18
    đó là phòng tắm và phòng tối.
  • 9:18 - 9:21
    Cái phòng tối được mẹ tự xây,
    với những
  • 9:21 - 9:25
    bồn inox được đặt riêng,
    một cái giường gấp cỡ 8x10
  • 9:25 - 9:28
    di chuyển lên xuống nhờ 1 tay quay
    khổng lồ,
  • 9:28 - 9:29
    một dãy bóng đèn cân bằng màu sắc,
  • 9:29 - 9:32
    một bức tường bằng kính ngắm cảnh,
  • 9:32 - 9:34
    một giá phơi có thể thu gọn
    trong tường.
  • 9:34 - 9:36
    Mẹ tôi đã tự xây một cái phòng tối.
  • 9:36 - 9:37
    Biến nó thành nhà.
  • 9:37 - 9:40
    Mẹ yêu một người đàn ông
    chơi bóng rổ,
  • 9:40 - 9:42
    và cách ông nhìn ánh sáng.
  • 9:42 - 9:44
    Họ kết hôn. Có 1 đứa con.
  • 9:44 - 9:46
    Chuyển đến 1 ngôi nhà gần công viên.
  • 9:46 - 9:48
    Nhưng họ vẫn giữ cái gác xép phố Wooster
  • 9:48 - 9:51
    cho các dịp sinh nhật hay
    trò tìm kho báu.
  • 9:51 - 9:53
    Đứa bé làm đổ dải màu xám.
  • 9:53 - 9:56
    Lấp đầy album ảnh của bố mẹ cô bằng
    những quả bóng bay đỏ
  • 9:56 - 9:57
    và bánh kem màu vàng.
  • 9:57 - 10:00
    Đứa bé lớn lên thành thiếu nữ
    không có tàn nhang,
  • 10:00 - 10:01
    nụ cười rạng rỡ,
  • 10:01 - 10:06
    không hiểu tại sao nhà bạn bè cô
    không có phòng tối,
  • 10:06 - 10:08
    chưa bao giờ thấy bố mẹ cô hôn nhau,
  • 10:08 - 10:10
    chưa bao giờ thấy họ nắm tay.
  • 10:10 - 10:12
    Nhưng một ngày, một đứa bé khác xuất hiện.
  • 10:12 - 10:15
    Mái tóc suôn mượt, hai má bầu bĩnh.
  • 10:15 - 10:16
    Họ đặt tên nó là Khoai lang.
  • 10:16 - 10:18
    Khi nó cười, nó cười thật lớn,
  • 10:18 - 10:21
    làm lũ bồ câu ở lối thoát hiểm phát sợ.
  • 10:21 - 10:23
    Bốn người họ sống trong ngôi nhà
    gần công viên.
  • 10:23 - 10:26
    Con bé không có tàn nhang,
    và thằng bé Khoai lang,
  • 10:26 - 10:28
    ông bố mê bống rổ và bà mẹ
  • 10:28 - 10:31
    họ thắp nến và cầu nguyện,
  • 10:31 - 10:34
    và góc những bức ảnh đã bị cong.
  • 10:34 - 10:36
    Một ngày, vài tòa tháp sụp đổ
  • 10:36 - 10:40
    và ngôi nhà gần công viên
    chìm dưới tro bụi, nên họ trốn đi.
  • 10:40 - 10:45
    Mang balo, đi xe đạp đến căn phòng tối.
    nhưng căn gác ở phố Wooster
  • 10:45 - 10:49
    được thiết kế cho một nghệ sĩ,
    không phải một gia đình bồ câu.
  • 10:49 - 10:51
    và những bức tường không chạm đến trần
  • 10:51 - 10:52
    không thể ngăn những lời cãi cọ
  • 10:52 - 10:56
    và người đàn ông từ bỏ vũ khí.
  • 10:56 - 11:00
    Ông không thắng nổi cuộc chiến này
    và không bản đồ nào chỉ đường về nhà.
  • 11:00 - 11:02
    Bàn tay ông không vừa máy ảnh nữa,
  • 11:02 - 11:04
    không còn nắm vừa bàn tay vợ ông,
  • 11:04 - 11:06
    không vừa với cơ thể ông nữa.
  • 11:06 - 11:09
    Thằng bé khoai lang nhét nắm tay
    vào miệng ông
  • 11:09 - 11:10
    cho đến khi ông không còn gì để nói.
  • 11:10 - 11:14
    Thế nên, đứa con gái đã đi tìm kho báu
    một mình.
  • 11:14 - 11:18
    Và trên phố Wooster, trong tòa nhà
    có những hành lang cọt kẹt,
  • 11:18 - 11:20
    và căn gác trần cao 12 inches
  • 11:20 - 11:21
    và căn phòng tối có quá nhiều bồn
  • 11:21 - 11:24
    dưới ánh đèn, cô tìm thấy 1 lời ghi chú,
  • 11:24 - 11:29
    ghim trên tường, còn lại từ thời
    trước những tòa tháp,
  • 11:29 - 11:31
    trước khi có những đứa trẻ.
  • 11:31 - 11:37
    Lời ghi chú viết: "Một người đàn ông hẳn
    rất thích cô gái làm việc ở phòng tối."
  • 11:37 - 11:41
    Đó là một năm trước khi cha tôi
    lại cầm máy ảnh.
  • 11:41 - 11:43
    Lần đầu tiên ra ngoài, ông đi theo
    ánh đèn Giáng sinh,
  • 11:43 - 11:46
    đánh dấu lên cây theo những con đường
    chạy dọc New York.
  • 11:46 - 11:51
    Những đốm sáng nhỏ, phát sáng
    trước mặt ông từ những nơi đen tối nhất.
  • 11:51 - 11:53
    Một năm sau ông đi khắp đất nước
  • 11:53 - 11:55
    đi theo một đám cháy rừng,
  • 11:55 - 11:57
    giành cả tuần săn đuổi bằng
    cái máy ảnh của ông,
  • 11:57 - 11:59
    đám cháy tàn phá Bờ Tây
  • 11:59 - 12:01
    nuốt gọn cả những chiếc xe 18 bánh.
  • 12:01 - 12:03
    Ở bờ kia đất nước,
  • 12:03 - 12:06
    tôi đến lớp và viết một bài thơ
    trên lề cuốn tập.
  • 12:06 - 12:09
    Chúng ta đều đã học về
    nghệ thuật nắm bắt.
  • 12:09 - 12:12
    Có lẽ chúng ta đang học về nghệ thuật
    nâng niu.
  • 12:12 - 12:16
    Có lẽ chúng ta cũng đang học cách
    buông bỏ.
  • 12:16 - 12:20
    Cám ơn (Vỗ tay).
Title:
TEDxEast - Sarah Kay - Bạn có thể sống bao nhiêu cuộc đời?
Description:

Sarah Kay, người sáng lập Dự án V.O.I.C.E, trình diễn và bàn luận về việc sống bằng cách kể chuyện và học cách ngừng vội vã.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
12:24

Vietnamese subtitles

Revisions