-
Chào buổi sáng, kính thưa các vị tăng thân.
-
Hôm nay chúng ta trao đổi bằng Tiếng Anh.
-
Hôm nay là ngày mùng 10 tháng 3 năm 2013.
-
và chúng ta đang ở Thiền sảnh Tịnh Thủy,
-
Thôn Thượng, Làng Mai.
-
Bao nhiêu người có thể nghe Thầy
nói trực tiếp bằng tiếng Anh?
-
Phần lớn.
-
Sẽ có khoảng 600 người đến tham gia
khóa tu ở Pháp trong vài ngày tới.
-
và cô Hải Nghiêm đã đề nghị
-
một vài chủ đề giảng dạy và thực hành.
-
Đầu tiên là là chủ đề
-
Hạnh phúc có thể đạt được
-
Chủ đề thứ hai là "Trị liệu là điều có thể"
-
Vì nhiều người cần chữa trị
-
Phần lớn mọi người đến đây cần chữa trị.
-
Và tiếp là "Làm sao để sống trọn cuộc đời này"
-
Và một chủ đề nữa là "Trở về Nhà".
-
Đừng lạc lối nữa. Hãy trở về nhà.
-
Đó cũng là một vấn đề quan trọng.
-
Thực hành.
-
Và sau đó,
-
"Thả mình như dòng sông".
-
Chứ không phải như giọt nước.
-
Đây là điều rất quan trọng trong quá trình thực hành.
-
Chúng ta không thể thực hành nếu thiếu Tăng đoàn.
-
Và cùng với Tăng đoàn, chúng ta phải thả mình như dòng sông.
-
Vì vậy mà không chỉ những người
đến với khóa tu cần điều đó,
-
mà ngay cả chúng ta,
những người đang sống tại Làng Mai,
-
chúng ta cũng cần phải thực hành như vậy.
-
Và những người bạn sắp đến,
những người đang đến,
-
họ cũng sẽ tham gia sắp xếp khóa tu này.
-
Họ sẽ giúp nấu nướng, giặt giũ,
dọn dẹp, và làm tất cả mọi việc.
-
Như vậy, có nhiều người mong muốn
-
chia sẻ công việc với Tăng đoàn trong khóa tu này.
-
Vì vậy chúng ta sẽ chỉ cho họ
cách nấu, lau dọn, giặt giũ an lạc và hạnh phúc,
-
bởi vì đó là một phần thực hành, học tập.
-
Và chúng ta nên làm gương,
-
vì chúng ta là những người ngụ ở trung tâm tu tập.
-
Thầy sẽ có 3 bài Thuyết pháp bằng tiếng Pháp.
-
Và một trong ba bài sẽ sử dụng kiểu Hỏi & Trả lời.
-
Vì vậy tất cả chúng ta sẽ tập trung
tới 3 lần tại một thôn.
-
Còn những ngày khác, chúng ta ở làng của mình
-
để tiến hành các buổi Pháp thoại riêng, v.v.
-
Và sau khóa tu tại Pháp,
-
Thầy và một số tu sĩ sẽ bay tới Châu Á.
-
Các thầy sẽ có lịch trình kín
tại Hàn Quốc, Hồng Kông.
-
Và ở Thái Lan.
-
Bởi vì người dân tại đó rất mong chờ
và muốn tận dụng tối đa chuyến thăm này.
-
Chúng ta có thể tóm lược sự tu tập của Làng Mai
-
trong hai điểm chính.
-
Điểm đầu tiên là làm thế nào để nhận ra sự đau khổ,
-
và chấp nhận nó
-
và chuyển hóa nó. Đó là cả một nghệ thuật.
-
Bởi vì cuộc sống bao gồm đau khổ và hạnh phúc.
-
Chúng ta không thể tránh được đau khổ.
-
Vì vậy chúng ta phải biết cách chấp nhận đau khổ.
Chúng ta phải học cách chịu đựng.
-
Nếu chúng ta biết cách chịu đựng,
chúng ta sẽ ít đau khổ hơn rất nhiều.
-
Và chúng ta sẽ học được rất nhiều
từ đau khổ của mình.
-
Chúng ta sẽ biết cách tận dụng,
tận dụng thật tốt sự khổ đau
-
để tạo ra hạnh phúc.
-
Như cách mà chúng ta nuôi lớn hoa sen.
-
Để làm cho hoa sen lớn lên,
chúng ta cần phải có bùn.
-
Vì vậy khổ đau cũng như là
một loại bùn cần thiết cho chúng ta
-
để tạo ra cảm giác vui vẻ và hạnh phúc.
-
Vì vậy, điều đầu tiên, khía cạnh đầu tiên
của việc tu tập là làm cách nào để nhận biết đau khổ
-
và chấp nhận nó,
-
và chuyển hóa nó.
-
Và chúng ta nói về nghệ thuật của đau khổ.
-
Như Đức Đạt Lai Lạt Ma
-
đã từng viết cuốn sách với tựa đề
"Nghệ thuật của Hạnh phúc".
-
Chúng ta cần quyển sách "Nghệ thuật của đau khổ".
Chúng ta cần, chúng ta phải học cách chịu đựng
-
bởi vì chúng ta biết rằng nếu chúng ta hiểu được bản chất của đau khổ, chúng ta sẽ bớt đau khổ hơn nhiều.
-
Và chúng ta có thể học hỏi từ sự đau khổ.
Và rồi tận dụng thật tốt những đau khổ đó.
-
Với tư cách là những bậc chân tu, chúng ta biết rằng,
-
mỗi chúng ta đều có những cách trải nghiệm đau khổ.
-
Chúng ta phải học cách chịu đựng.
Đó là cả một nghệ thuật.
-
Chúng ta cần học cách mỉm cười với những khổ đau.
-
với sự bình an,
-
như cách chúng ta cười với bùn đất.
-
khi chúng ta biết rằng
chúng ta phải tận dụng bùn
-
để nuôi lớn hoa sen.
-
Có những đau khổ lớn.
-
"la souffrance masse".
-
nhưng cũng có "les petites misères"
-
những đau khổ nhỏ.
-
Làm cách nào để giải quyết những đau khổ nhỏ này?
-
Và nếu chúng ta biết cách giải quyết những đau khổ
nhỏ này thì chúng ta không phải chịu đựng.
-
Đó là những điều chúng ta gặp hàng ngày,
-
"les petites miseres de la vie quotidienne"
-
Và chúng ta biết cách xử lý
những khoảnh khắc đau khổ nhỏ nhoi đó.
-
Và chúng ta nên thực hành cùng với những người
-
chúng ta gặp.
-
Như vậy, chúng ta sẽ không sợ những nỗi khổ nhỏ, những chịu đựng nhỏ, bởi vì chúng ta
biết cách giải quyết chúng.
-
Chúng là một phần trong cuộc sống hàng ngày.
-
Và khi đau khổ kết thành một khối lớn,
-
chúng ta nên nhận biết, và xoa dịu nó.
-
Và đặc biệt làm thế nào để tận dụng tốt
năng lượng tập thể của Tăng đoàn.
-
nhằm xoa dịu chúng.
-
Khi là người mới tu tập,
-
một người mới thực hành
-
chúng ta có thể không biết xoa dịu đau khổ,
-
bởi vì chánh niệm của chúng ta vẫn chưa
-
đủ mạnh.
-
Vì vậy cùng với Tăng đoàn, chúng ta có thể nhờ cậy năng lượng chánh niệm
-
của Tăng đoàn.
-
để nhận biết và xoa dịu khối đau khổ trong ta.
-
Những đau khổ có thể được truyền lại cho chúng ta
-
từ người cha, mẹ, và tổ tiên.
-
Và, nếu chúng ta biết cách nhận ra,
xoa dịu và chuyển hóa nó,
-
chúng ta làm điều đó vì cha, mẹ, tổ tiên của chúng ta.
-
Chúng ta có lòng tốt làm điều đó vì cha mẹ và tổ tiên của chúng ta.
-
và không truyền lại cho con cái chúng ta
và cho con cái của con cái chúng ta.
-
Vòng luân hồi kết thúc.
-
Nhiều người đã từng đọc
về tu tập ở Làng Mai
-
và được nghe về sự bình an,
về năng lượng của tình huynh đệ,
-
và khi họ đến Làng Mai và chỉ cần ít nhất ngồi
với chúng ta, đi dạo cùng chúng ta
-
là họ có thể cảm nhận được nguồn năng lượng, nguồn năng lượng tập thể, là một thứ gì đó rất thực
-
chứ không chỉ là một điều viển vông nào đó.
-
Khi cho phép bản thân mình được xoa dịu
-
bằng năng lượng chánh niệm và bình an của tập thể,
-
bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.
-
Bạn sẽ cảm nhận khổ đau dần được chuyển hóa.
-
Vì vậy, quy y tại Tăng đoàn
là một phép tu tập quan trọng.
-
Tăng, ni, cư sĩ ngồi lại với nhau
-
cùng đi vào cõi bình an, và nguồn năng lượng chánh niệm của họ sẽ trở nên mạnh mẽ.
-
Nếu chúng ta biết cách ngồi lại với họ,
-
cho phép nguồn năng lượng chánh niệm tập thể xoa dịu nỗi đau
-
thì khi đó chúng ta giống như một giọt nước đang hòa tan vào dòng sông, và chúng ta cảm thấy
ổn hơn rất nhiều.
-
Chúng ta chẳng cần phải làm gì,
-
chỉ cần chấp nhận cho bản thân mình được xoa dịu.
-
Cho phép nỗi đau của chúng ta được xoa dịu bởi nguồn năng lượng của Tăng đoàn.
-
Và đó chính là món quá vĩ đại nhất mà Tăng đoàn có thể mang tới cho những người xung quanh.
-
Tất nhiên, chúng ta cần phải chuẩn bị
rất nhiều việc
-
cho khóa tu.
-
Chúng ta có thể làm được rất nhiều việc.
-
chúng ta có thể lau chùi, giặt giũ,
-
chúng ta có thể nấu nướng, và làm nhiều việc khác cho khóa tu.
-
Chúng ta có thể phục vụ mọi người.
-
Chúng ta có thể giúp họ.
-
Nhưng điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể đem tới cho họ,
-
điều quý giá nhất mà chúng ta có thể đem tới cho họ,
-
không phải là lao động,
-
công việc nặng nhọc.
-
Điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể mang lại cho họ
-
chính là nguồn năng lượngchánh niệm và bình an của tập thể.
-
Đó chính là lý do vì sao mà trong suốt thời gian ngồi và đi trong chánh niệm,
-
chúng ta nên cố gắng có mặt ở hiện tại.
-
Bởi vì nguồn năng lượng tập thể sẽ giúp bình tâm trở lại,
-
giúp chấp nhận nỗi đau
-
để họ có thể đi dạo, họ có thể ngồi chơi, và có thể thở.
-
Bởi vì nhiều người trong số họ không thể thở,
-
không thể đi dạo hoặc ngồi yên.
-
Với nguồn năng lượng của chánh niệm và bình an
-
mà chúng ta có được từ Tăng đoàn,
-
chúng ta có thể cho họ một cơ hội
-
để họ có thể thở,
-
họ có thể đi dạo và ngồi yên.
-
Đây là điều tốt nhất mà chúng ta có thể đem tới cho họ với tư cách Tăng đoàn.
-
Và đó không phải là công việc nặng nhọc
-
đó là điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể đem lại,
-
đó là năng lượng bình an, niềm vui và tình huynh đệ.
-
Những người đến đây thật là may mắn,
-
bởi vì họ có thể sắp xếp một tuần
-
ở lại với chúng ta.
-
Nhiều người khác muốn như vậy,
-
nhưng họ không thể sắp xếp,
-
họ không có thời gian, không có tiền.
-
Vì vậy, những người có thể tham gia lần này
-
là những người có đủ may mắn
-
để ở cùng với Tăng đoàn trong 07 ngày.
-
Chúng ta nên hiểu điều đó.
-
Chúng ta nên cố gắng
-
để cho họ cơ hội chuyển hóa và chữa trị.
-
Thầy sẽ nói với họ
-
trong ngày tu đầu tiên,
-
là chữa trị là điều có thể
-
ngay trong khóa tu này.
-
Không phải là sau khóa tu mà ngay trong khóa tu này.
-
Bởi vì nếu họ làm theo hướng dẫn
-
về cách thở, tư thế ngồi và đi bộ,
-
thì chữa trị sẽ diễn ra ngay trong từng bước thực hành,
-
chữa trị diễn ra trong từng hơi thở.
-
Và đây là sự thật.
-
Không có cách để chữa trị, chữa trị là một cách.
-
Chúng ta nên nói với họ rằng
để chữa trị, họ phải dừng lại.
-
Il faut relâcher pour pouvoir guérir.
-
Nếu họ không dừng lại, thì không còn hy vọng chữa trị.
-
Họ vẫn chưa được chữa trị vì họ chưa dừng lại.
-
Vì vậy ngũ giới là thuyết giáo rất quan trọng.
-
Năm ngũ giới sẽ ngăn chặn
-
những hành động, suy nghĩ có thể sinh
-
ốm đâu,
-
bệnh tật.
-
Thực hành ngũ giới sẽ tạo ra suy nghĩ và hành động
-
có khả năng chữa trị.
-
Vì nếu không có ngũ giới này
thì chữa trị là điều không thể.
-
Việc dừng lại là rất quan trọng.
-
Dừng lại để chữa trị.
-
Đó cũng là chủ đề mà chúng ta đưa ra
thuyết giáo ở Hàn Quốc.
-
Nếu chúng ta biết cách dừng lại,
chữa trị có thể diễn ra ngay lập tức.
-
Trong từng bước.
-
trong từng hơi thở, v.v.
-
Vì vậy, chúng ta nên thuyết phục họ
-
dừng lại.
-
Dừng lại những việc họ đang làm
-
có thể gây ra
-
sự đau khổ,
-
giận dữ, và tuyệt vọng.
-
Họ sẽ biết cần phải dừng lại việc gì
-
để được chữa trị.
-
Chúng ta sẽ nói cho họ
-
cách chúng ta có thể dừng lại
-
và bắt đầu chữa trị.
-
Chúng ta phải chia sẻ kinh nghiệm với họ.
-
Khi bạn quyết định dừng lại,
bạn sẽ cảm thấy thanh thản.
-
Bạn sẽ cảm nhận được quá trình chữa trị đang diễn ra.
-
Đó là giây phút tuyệt vời.
-
Quyết tâm dừng lại.
-
Và khi đó, chúng ta sẽ bảo họ rằng
-
có thể tạo ra giây phút hạnh phúc
trong đời sống hàng ngày
-
Có những
-
hạnh phúc
-
nhỏ bé
-
mà chúng ta có thể tạo ra trong từng giây phút hàng ngày.
-
Đó cũng là một nghệ thuật.
-
Nghệ thuật
-
của hạnh phúc.
-
Dù bạn uống một cốc trà,
-
hay đi bộ, hoặc ngồi xuống và ngắm nhìn,
-
bạn có thể tạo ra hạnh phúc ngay trong lúc đó.
-
Nguyên liệu làm nên hạnh phúc chỉ cần một chút
-
là bạn có thể nhận ra.
-
Chúng ta biết rằng chánh niệm
là nguồn tạo nên niềm vui, hạnh phúc.
-
Người ta phàn nàn rằng
-
họ không hạnh phúc.
-
Chúng ta nên nói với họ rằng
-
họ có điều kiện để tận hưởng hạnh phúc.
-
Và giúp họ nhận ra những điều kiện hạnh phúc mà họ có.
-
Hoa anh đào đang nở rộ ở đó,
-
nhưng họ không thể
-
ngắm, và tận hưởng những bông hoa anh đào đang nở rộ.
-
Mặt trời đang chiếu sáng,
-
mùa xuân đang đến, tất cả những điều này
-
là những điều kỳ diệu của cuộc sống.
-
Tuy nhiên, họ lại bị vướng bận với việc gì đó.
-
Họ không thể
-
nhận ra
-
những tình huống này để tận hưởng hạnh phúc.
-
Họ có thân thể.
-
Tuy nhiên họ không gần gũi với thân thể của mình.
-
Thật là hài hước. Bạn có thân thể, nhưng bạn không gần gũi với thân thể của mình.
-
Bạn không thể trở về với thân thể của mình.
-
Bạn không thể chạm vào thân thể và nói:
-
đây là cơ thể của tôi.
-
Bởi vì họ không có chánh niệm.
-
Khi họ sử dụng máy tính trong 03 tiếng,
-
họ hoàn toàn quên đi thân thể của mình.
-
Họ chìm trong
-
thế giới
-
thế giới ảo.
-
Và đó là lí do tại sao trong Làng Mai
-
các anh chị em
-
muốn cài đặt tiếng chuông chánh niệm trong máy tinh,
-
để thỉnh thoảng chúng ta được nhắc nhở
-
hãy dừng lại và trở về với thân thể của mình
-
và hít vào
-
trong chánh niệm để
-
nhận biết cơ thể mình và gắn kết với nó.
-
Có thể cơ thể đang gọi chúng ta
-
nhưng chúng ta không nghe thấy.
-
Cơ thể cần chúng ta, nhưng chúng ta không nghe.
-
Nếu chúng ta có thể liên hệ với cơ thể mình
-
thì chúng ta cũng có thể liên hệ với cảm xúc của chúng ta.
-
Có nhiều cảm xúc đang gọi chúng ta.
-
Sự chịu đựng giống như một đứa trẻ đang gọi chúng ta,
một đứa trẻ đau khổ đang gọi chúng ta.
-
Nhưng chúng ta bỏ qua tiếng nói bên trong đứa trẻ.
-
Bởi vì mỗi cảm xúc là một đứa trẻ.
-
Vì vậy, chánh niệm giúp chúng ta liên hệ
-
với không chỉ đau khổ để chúng ta
chấp nhận và chuyển hóa,
-
chánh niệm cũng giúp chúng ta
-
chạm tới những điều kỳ diệu của cuộc sống,
trong đó có cơ thể của chúng ta.
-
Hít vào có thể là
-
có thể là niềm vui.
-
Hít ra có thể là niềm vui.
-
Bạn tận hưởng hơi thở của mình.
-
Hãy tưởng tượng sư thầy đang ngồi trên cỏ.
-
Thầy không làm gì.
Thầy chỉ hít vào và tận hưởng hơi thở của mình. Thầy thật tự do.
-
Thầy không còn nỗi lo,
-
không còn tức giận,
-
không còn dục vọng.
-
Thầy có thể gắn kết với thân thể mình
-
và bầu trời trong xanh.
-
màu xanh khi mùa xuân đến.
-
Vì vậy, chúng ta nên làm được việc đó
để nhắc nhở mọi người đến đây
-
rằng họ cũng có thể tạo ra những giây phút hạnh phúc.
-
Les petits bonheurs de chaque jour.
-
Học cách tận hưởng.
-
Học cách tận hưởng những hạnh phúc nhỏ bé này
-
trong cuộc sống hàng ngày.
-
Và điều đó là có thể.
-
Có nhiều người tài giỏi.
-
Họ có bằng cấp.
-
Họ có thể phát minh máy móc mới.
-
Họ có thể làm nhiều việc.
-
Chúng ta sẽ hỏi họ:
-
anh có thể tạo ra giây phút hạnh phúc không?
-
Anh có biết tận dụng thân thể mình không,
-
anh có biết tận dụng hơi thở sâu của mình không,
-
anh có biết sử dụng chánh niệm của mình
-
để tạo ra giây phút hạnh phúc không?
-
Cảm giác hạnh phúc?
-
Như cách chúng ta
-
nấu súp.
-
Để nấu súp chúng ta cần một chút nước,
rau, đậu phụ và v.v.
-
Phần lớn chúng ta đều có thể nấu súp.
-
Hạnh phúc nhỏ bé là như vậy,
giống như bát súp.
-
Chỉ với một vài nguyên liệu,
chúng ta có thể tạo ra
-
giây phút hạnh phúc cho chúng ta và cho người khác.
-
Bạn có thể đem bát súp của mình cho người khác.
-
Nếu bạn biết cách
tạo ra giây phút hạnh phúc
-
bạn có thể tận hưởng hạnh phúc
và bạn có thể đem lại hạnh phúc cho người khác.
-
Đó là một nghệ thuật.
-
Nghệ thuật của hạnh phúc.
-
Bạn phải học cách tận hưởng.
-
Và để tạo ra
-
cảm giác vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày.
-
Il faut apprendre à savourer les petits bonheurs.
-
Để học cách tận hưởng
-
những hạnh phúc nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày.
-
Và để có được chúng.
-
Và chúng ta biết
-
cách dừng lại
-
sóng Suy nghĩ Không ngừng (Non Stop Thinking radio)
-
để làm được điều đó.
-
Nếu bạn cho phép sóng suy nghĩ nội tại tiếp diễn
-
thì bạn không thể làm gì.
-
Bởi vì luôn có dòng suy nghĩ xuất hiện
cả ngày lẫn đêm trong đầu bạn.
-
Bạn nghĩ về quá khứ, bạn hồi tưởng về quá khứ,
-
bạn sợ tương lai,
-
và dòng suy nghĩ cứ tiếp diễn.
-
Và chiếm hết chỗ trong suy nghĩ của bạn.
-
Bạn không có thời gian để sống cho mình.
-
Điều tối quan trọng
-
là hãy dừng dòng suy nghĩ bên trong,
-
dòng suy nghĩ không ngừng.
-
Bởi vì đó là
-
suy ngẫm.
-
Chúng ta lại gặm nhấm
-
đau khổ,
-
nỗi buồn, và điều đó không tốt cho sức khỏe.
-
Vì vậy, chúng ta nên giúp họ
-
không tiếp tục gặm nhấm ý thức.
-
Đó là
-
chất dinh dưỡng thứ 4.
-
Ý thức giống như món ăn.
-
Trong ý thức của chúng ta có đau khổ,
-
tiếc nuối, nỗi buồn.
-
Chúng ta có thói quen khơi chúng ra
-
từ sâu trong ý thức và gặm nhấm chúng nhiều lần.
-
Điều đó không lành mạnh,
-
không phải là món ăn bổ dưỡng.
-
Vì vậy việc thực hành dừng
-
dòng suy nghĩ không ngừng là điều tối quan trọng.
-
Điều hài hước là
-
trong Làng Mai này, chúng ta không những không uống rượu,
-
không ăn thịt, mà chúng ta còn khuyên không nên nói chuyện, và không suy nghĩ.
-
Bởi vì khi đi bộ nếu chúng ta nói chuyện hoặc suy nghĩ,
-
chúng ta cho phép sóng suy nghĩ tiếp diễn
-
và bạn là nạn nhân,
-
bạn là nạn nhân của quá khứ, tương lai
và của những nỗi lo.
-
Chúng ta đang không sống cuộc sống của mình.
-
Để sống cuộc sống của mình, chúng ta
phải dừng dòng suy nghĩ bên trong.
-
Le discours intérieur.
-
Và khi đó, làm sao ta có thể tận hưởng từng bước đi
-
Nếu bạn cho phép dòng suy nghĩ tiếp tục?
-
Đó là lí do tại sao điều tối quan trọng là
phải dừng dòng suy nghĩ nội tại.
-
Để cảm nhận,
-
thay vì suy nghĩ.
-
Khi chúng ta chạm chân xuống đất
-
là chúng ta có thể cảm nhận.
-
Và cảm nhận này có thể mang lại tuệ giác.
-
Chúng ta tập trung vào cảm giác đó.
-
Tôi đang tiếp xúc với mẹ Trái đất
-
bằng chân trái của mình.
-
và ngay lập tức bạn chạm vào những
điều kỳ diệu của cuộc sống
-
đang hiện hữu
-
vào thời điểm chân trái của bạn tiếp xúc với mặt đất.
-
Và bạn cảm nhận được,
-
cảm giác vui vẻ kỳ diệu,
-
hạnh phúc
-
Và làm như vậy, bạn có thể dừng suy nghĩ.
-
Dừng suy nghĩ để cảm nhận được, và làm vậy để dừng suy nghĩ.
-
Vì vậy hãy cảm nhận thay vì suy nghĩ là phép tu tập của chúng ta.
-
Để cảm nhận cơ thể mình.
-
Để nhận biết từng cảm nhận.
-
Để chấp nhận chúng.
-
Đó là phép tu tập.
-
Và chữa trị là điều có thể.
-
Và chúng ta tự cung cấp món ăn lành mạnh cho mình.
-
Chúng ta không gặm nhấm nhiều lần
nỗi buồn, sự sợ hãi, và tức giận,
-
làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
-
Nhưng chúng ta bắt đầu
có món ăn lành mạnh mà chúng ta đáng được hưởng.
-
Và Tăng đoàn quanh ta
-
vẫn ở đó để nhắc nhở việc thực hành.
-
Vì vậy chúng ta học cách
-
đi bộ vui vẻ và hạnh phúc.
-
Thiền đi bộ không phải là lao động nặng nhọc.
-
không phải là nhiệm vụ mà chúng ta phải làm.
-
Đây là một cơ hội
-
để tạo ra giây phút hạnh phúc.
-
Đó là một cơ hội tốt để tạo ra
những giây phút hạnh phúc.
-
và để được chữa trị.
-
Thiền đi bộ.
-
Dù bạn có đi bộ với Tăng đoàn hoặc đi bộ một mình.
-
Đi bộ cùng với tinh thần củaTăng đoàn,
-
bạn sẽ thu được năng lượng của Tăng đoàn.
-
Và đi bộ một mình
-
bạn tỏa ra năng lượng của sự bình an và chánh niệm
-
và bạn nhắc nhở mọi người
-
đi bộ như bạn.
-
Từng giây phút thực hành
-
có thể giúp chữa trị cho người khác.
-
không chỉ cho bản thân, mà còn giúp chữa trị cho người khác.
-
Thật là nhẹ nhàng khi nhìn thấy sư thầy hoặc ni cô đi bộ
trong chánh niệm và hạnh phúc
-
trong khuôn viên.
-
Điều đó giúp nuôi dưỡng và chữa trị.
-
Vì vậy dù bạn có đi bộ cùng với Tăng đoàn
hoặc bạn đi bộ một mình
-
thì những bước chân của bạn
rất quan trọng với chúng tôi.
-
Và những người đến đây, khi họ
nhìn thấy chúng ta đi bộ như vậy
-
họ tin vào phép tu tập, tin vào Phật pháp.
-
khi chúng ta ăn trưa, khi chúng ta ăn,
-
sẽ có cách ăn
-
để từng từng giây phút trong bữa ăn
có thể chữa trị, được nuôi dưỡng.
-
Chúng ta không chỉ nạp chất dinh dưỡng từ thức ăn,
-
mà còn từ Tăng đoàn.
-
Bởi vì, ngồi và ăn cùng nhau,
-
chúng ta tạo ra năng lượng chánh niệm,
năng lượng chánh niệm tập thể và tình huynh đệ.
-
Và đó là sự khỏe mạnh, và giúp chữa trị.
-
Vì ăn như vậy bạn sẽ dừng suy nghĩ.
-
Và bạn nhận biết được các
đồng môn đang ở quanh bạn.
-
Mọi người đang tạo ra năng lượng
bình an, tình huynh đệ.
-
Đó là sự chữa trị, đó là thức ăn tốt.
-
Vì vậy ăn cùng nhau là một phép tu tập.
-
không phải là lao động nặng nhọc,
cũng phải là nghĩa vụ phải làm.
-
Ngoài ra,
-
ngồi thiền.
-
Ngồi thiền là
-
một cơ hội để chữa trị,
-
cũng là để tạo ra niềm vui.
-
Và không có giây phút nào khiến bạn ngồi đó
-
chờ đợi tiếng chuông báo hiệu
đã hết thời gian ngồi thiền.
-
Không. Điều đó thật là lãng phí.
-
C'est du gaspillage.
-
Ngồi thiền là
-
những giây phút rất quý hiếm.
-
Người dân trên khắp thế giới, họ không có
thời gian để ngồi và không làm gì như vậy.
-
Họ coi đó là chuyện phi kinh tế.
-
Một thứ xa xỉ.
-
Thời gian là tiền bạc.
-
Nhưng chúng ta biết rằng ngồi thiền
-
có thể chữa trị.
-
Vì vậy chúng ta phải học cách tận hưởng
từng giây phút khi ngồi thiền.
-
Làm thế nào để khi thở, ngồi thiền khiến từng giây phút đó
-
có thể được nuôi dưỡng và chữa trị.
-
Và nếu chúng ta biết rằng
-
thời khóa biểu này là do chúng ta tự nguyện
-
không chịu sự áp đặt của đảng phái chính trị,
-
hay vị vua nào.
-
Đó là Tăng đoàn đã tạo ra thời khóa biểu này
-
để chúng ta có thể tận dụng triệt để
-
ể cho việc chuyển hóa và chữa trị.
-
Không ai có thể áp đặt thời khóa biểu này, kể cả thầy.
-
Thời khóa biểu này do cả Tăng đoàn tạo ra
-
để mọi người đều có cơ hội
-
chuyển hóa và chữa trị.
-
Vì vậy chúng ta không nên phàn nàn
-
rằng thời khóa biểu này quá nghiêm ngặt.
-
Chỉ những người mới thực hành mới
cần thời khóa biểu nghiêm ngặt.
-
Đó là lí do tại sao
-
người tu tập phải có thời khóa biểu.
-
Và chúng ta biết rằng thực hành cùng Tăng đoàn,
-
tu tập cùng Tăng đoàn,
-
sẽ tốt hơn, dễ hơn và nhẹ nhàng hơn.
-
Vì vậy tiếng chuông và Tăng đoàn có mặt khi ngồi thiền
-
sẽ giúp chúng ta.
-
Thật là ý nghĩa khi mọi người ngồi thiền.
-
Vì vậy chúng ta sẽ ngồi thiền.
Đó là điều rất tự nhiên.
-
Chúng ta không phải cố gắng.
-
Nhiều sách kinh nói
-
rằng Phật pháp
-
là nhẹ nhàng và kiêu sa,
-
là từ khởi đầu đến khi kết thúc.
-
Vì vậy, từng giây phút thực hành
nên nhẹ nhàng, và nên chữa trị
-
và chuyển hóa.