< Return to Video

Quang hợp

  • 0:01 - 0:02
    Hãy nói về một trong những
  • 0:02 - 0:05
    quy trình sinh học quan trọng nhất!!
  • 0:05 - 0:07
    Nói thẳng ra thì nếu quá trình
    này không diễn ra, có lẽ
  • 0:07 - 0:09
    sự sống sẽ không tồn tại
  • 0:09 - 0:11
    và tôi cũng không thể làm
    video này cho bạn được.
  • 0:11 - 0:13
    Bởi vì không có nơi nào
    cho tôi để có thể có thức ăn.
  • 0:13 - 0:21
    Và quy trình này được gọi là "Quang hợp".
  • 0:21 - 0:23
    Và bạn có lẽ cũng đã quen thuộc
    với khái niệm này.
  • 0:23 - 0:26
    Toàn bộ khái niệm là thực vật,
  • 0:26 - 0:29
    và cả vi khuẩn, tảo
    và các sinh vật khác...
  • 0:29 - 0:31
    Nhưng chúng ta thường nghĩ đến thực vật...
  • 0:31 - 0:34
    Tôi sẽ giải thích với
    các khái niệm đơn giản.
  • 0:34 - 0:36
    Ta thường nghĩ đến thực vật
    khi nhắc đến quang hợp.
  • 0:36 - 0:38
    Và nó là một quá trình
    thực vật sử dụng,
  • 0:38 - 0:40
    mà có lẽ đã học được
    khi còn nhỏ xíu.
  • 0:40 - 0:44
    Nó là quá trình thực vật sử dụng
    để lấy vào cacbon điôxit,
  • 0:44 - 0:54
    cộng với nước, cộng với ánh sáng,
    tôi sẽ viết bằng màu vàng...
  • 0:54 - 1:00
    và biến nó thành đường,
    và một chút, cõ lẽ là, cacbohydrat
  • 1:00 - 1:04
    Cacbohydrat hay là đường, cộng với ôxi.
  • 1:04 - 1:09
    Thật rõ ràng, quá trình này hỗ trợ cho con
    người cũng như là các sinh vật sống khác
  • 1:09 - 1:11
    với hai gạch đầu dòng.
  • 1:11 - 1:14
    Một, chúng ta cần cacbohydrat và đường để
  • 1:14 - 1:15
    "sạc pin" cho cơ thể.
  • 1:15 - 1:18
    Bạn thấy trong video hô hấp tế bào,
  • 1:18 - 1:22
    chúng ta tạo ra tất cả ATP
    bằng cách thực hiện hô hấp tế bào,
  • 1:22 - 1:25
    sử dụng glucôzơ, về cơ bản
    là một sản phẩm,
  • 1:25 - 1:27
    hoặc một loại carbohydrate bị chia nhỏ.
  • 1:27 - 1:31
    Đây là quá trình đơn giản nhất để
    xử lý trong quá trình hô hấp tế bào.
  • 1:31 - 1:33
    Và thứ hai, cực kì quan trọng,
  • 1:33 - 1:34
    là để có khí ôxi.
  • 1:34 - 1:38
    Một lần nữa, chúng ta cần khí ôxi để
  • 1:38 - 1:42
    phân hủy glucôzơ, để thở, và để
  • 1:42 - 1:44
    thực hiện hô hấp tế bào.
  • 1:44 - 1:50
    Vì thế, hai điều này rất
    cần thiết cho sự sống,
  • 1:50 - 1:54
    đặc biệt là cho
    những [dạng] sống thở khí ôxi.
  • 1:54 - 1:57
    Vì thế, quá trình này...
    thực tế nó rất thú vị
  • 1:57 - 2:01
    rằng có những sinh vật sống
    xung quanh chúng ta -
  • 2:01 - 2:05
    phần lớn là thực vật -
    có khả năng khai thác ánh sáng thực sự.
  • 2:05 - 2:08
    Bạn có những phản ứng nhiệt hạch
    diễn ra bên trong Mặt Trời
  • 2:08 - 2:11
    cách 93 triệu dặm (~150 triệu km),
    giải phóng hạt photon, và
  • 2:11 - 2:14
    một phần nhỏ số photon đó đến được
  • 2:14 - 2:15
    bề mặt của Trái Đất.
  • 2:15 - 2:18
    Chúng đi xuyên qua những đám mây
    cùng những thứ khác.
  • 2:18 - 2:22
    Và rồi những cái cây này,
    vi khuẩn, và tảo có thể
  • 2:22 - 2:25
    sử dụng photon một cách nào đó
    và biến chúng thành đường do đó chúng ta
  • 2:25 - 2:29
    có thể ăn, hoặc bò có thể ăn (cỏ),
    và rồi chúng ta ăn bò
  • 2:29 - 2:33
    nếu chúng ta không phải người ăn chay, và
    ta dùng chúng để cung cấp năng lượng.
  • 2:33 - 2:36
    Bò không phải là carbohydrat,
    nhưng đây
  • 2:36 - 2:39
    cơ bản là những gì chúng ta dùng
    như là 1 nguồn cung cấp năng lượng
  • 2:39 - 2:41
    cho các thực phẩm
    mà chúng ta ăn.
  • 2:41 - 2:44
    Đây là nơi chúng ta lấy
    tất cả nhiên liệu của mình.
  • 2:44 - 2:48
    Vì vậy, đây là
    nhiên liệu cho động vật...
  • 2:48 - 2:51
    hoặc nếu bạn ăn khoai tây trực tiếp, bạn
  • 2:51 - 2:52
    sử dụng trực tiếp carbohydrat đó.
  • 2:52 - 2:56
    Nhưng dù sao, đây là một khái niệm
    rất đơn giản về quá trình quang hợp.
  • 2:56 - 2:57
    Nhưng không đúng
  • 2:57 - 2:59
    Ý tôi là, nếu bạn đã biết quang hợp
  • 2:59 - 3:00
    nó đấy.
  • 3:00 - 3:04
    Nhưng chúng ta hãy đi sâu hơn vào
  • 3:04 - 3:06
    quang hợp và xem liệu ta
    hiểu rõ hơn không về
  • 3:06 - 3:07
    cách nó diễn ra.
  • 3:07 - 3:11
    Tôi thật ngạc nhiên khi bằng cách nào đó
    photon ánh sáng mặt trời được sử dụng
  • 3:11 - 3:14
    để tạo ra các phân tử đường
    hoặc những phân tử cacbohydrat này.
  • 3:14 - 3:17
    Hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu nhé!
  • 3:17 - 3:21
    Chúng ta có thể viết phương trình
    tổng quát cho quá trình quang hợp.
  • 3:21 - 3:24
    Tôi viết nó gần như đã đầy đủ ở đây.
  • 3:24 - 3:28
    Nhưng tôi sẽ viết cụ thể và khoa học hơn.
  • 3:28 - 3:31
    Bạn bắt đầu bằng một vài
    phân tử cacbon đioxit
  • 3:31 - 3:35
    Bạn thêm vào một ít nước, mà bạn
    thêm vào đó, thay vì
  • 3:35 - 3:38
    là ánh sáng, tôi sẽ nói đó là photon
    vì chúng là những gì
  • 3:38 - 3:42
    thật sự kích động electron trong diệp lục
  • 3:42 - 3:45
    và bạn sẽ thấy quá trình này trong video
  • 3:45 - 3:48
    và chúng ta sẽ đi vào sâu hơn
    trong các video tiếp theo.
  • 3:48 - 3:51
    Những electron bị kích động đó
    chuyển sang trạng thái năng lượng cao hơn
  • 3:51 - 3:54
    chúng chuyển sang trạng thái
    năng lượng thấp hơn, và chúng ta
  • 3:54 - 3:57
    có thể dùng năng lượng đó để
    tạo ra ATP, bạn sẽ thấy NADPH, và
  • 3:57 - 3:59
    chúng được dùng để
    sản xuất cacbohydrat.
  • 3:59 - 4:01
    Chúng ta sẽ thấy điều đó sau.
  • 4:01 - 4:04
    Tổng quan về quang hợp, bạn bắt đầu
  • 4:04 - 4:10
    từ những thành phần này, và rồi
    bạn kết thúc với một
  • 4:10 - 4:11
    cacbohydrat.
  • 4:11 - 4:13
    Và cacbohydrat có thể là glucôzơ
  • 4:13 - 4:14
    nhưng không nhất thiết.
  • 4:14 - 4:20
    Cách tổng quát để ta ghi
    một cacbohydrat là CH2O.
  • 4:20 - 4:24
    Và chúng ta sẽ đặt một n ở đây,
    vì ta có thể có n cái CH2O
  • 4:24 - 4:27
    và thường thì n sẽ lớn hơn hoặc bằng 3.
  • 4:27 - 4:30
    Trong trường hợp glucôzơ, n bằng 6.
  • 4:30 - 4:34
    Bạn có 6 cacbon, 12 hiđrô và 6 ôxi.
  • 4:34 - 4:37
    Đây là công thức tổng quát
    của cacbohydrat.
  • 4:37 - 4:38
    Nhưng bạn có thể có nhiều thứ.
  • 4:38 - 4:41
    Bạn có thể có những carbohydrat
    chuỗi dài này.
  • 4:41 - 4:43
    Bạn kết thúc với
    một cacbohydrat và
  • 4:43 - 4:46
    sau đó là vài phân tử khí ôxi.
  • 4:46 - 4:49
    Điều này ngay đây không quá khác
    so với những gì tôi đã viết
  • 4:49 - 4:52
    trên đây trong tổng quan đầu tiên của tôi
    về cách ta luôn tưởng tượng
  • 4:52 - 4:54
    quá trình quang hợp trong đầu.
  • 4:54 - 4:56
    Để cân bằng phương trình...
    để coi, ta có n cacbon
  • 4:56 - 5:00
    nên tôi sẽ cần n cacbon ở đây,
  • 5:00 - 5:03
    để coi, tôi có 2n hiđrô ở đây.
  • 5:03 - 5:05
    2 hiđrô và tôi có n ở đây, nên tôi cần 2n
  • 5:05 - 5:06
    hiđrô ở đây.
  • 5:06 - 5:07
    Nên tôi sẽ đặt n ở đây.
  • 5:07 - 5:10
    Và thử xem có bao nhiêu ôxi rồi...
  • 5:10 - 5:13
    Tôi có 2n ôxi, cộng với 1n nữa, nên tôi
  • 5:13 - 5:14
    có 3n ôxi.
  • 5:14 - 5:18
    Và, tôi có 1n, và bạn đặt 1n ở đây, và
  • 5:18 - 5:22
    rồi tôi có 2n, và tôi nghĩ
    phương trình đã cân bằng.
  • 5:22 - 5:26
    Đây là tầm nhìn 30.000 ft (tổng quan
    nhất) về những gì đang diễn ra bên trong
  • 5:26 - 5:28
    quang hợp.
  • 5:28 - 5:30
    Nhưng khi bạn đào sâu hơn,
    bạn sẽ thấy
  • 5:30 - 5:33
    điều này không diễn ra trực tiếp,
    mà diễn ra thông qua rất nhiều
  • 5:33 - 5:37
    giai đoạn để đi đến được cacbohydrat đó.
  • 5:37 - 5:41
    Vì vậy, nói chung, chúng ta
    có thể phân tích quang hợp,
  • 5:41 - 5:42
    để tôi viết lại
  • 5:42 - 5:48
    chúng ta có thể phân tích quang hợp,
    và chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn trong
  • 5:48 - 5:50
    những video tiếp theo,
    tôi muốn đưa cho bạn
  • 5:50 - 5:54
    một cái nhìn tổng quát rằng
    quang hợp diễn ra trong 2 pha
  • 5:54 - 5:59
    Chúng ta gọi pha đầu là pha sáng.
  • 5:59 - 6:02
    Đôi khi người ta gọi nó là
    "pha cần ánh sáng",
  • 6:02 - 6:04
    và điều đó thực sự có thể sẽ tốt hơn
  • 6:04 - 6:05
    để viết nó.
  • 6:05 - 6:08
    Tôi sẽ viết nó như vậy.
  • 6:08 - 6:11
    Nghĩa là nó cần ánh sáng để diễn ra.
  • 6:11 - 6:12
    "Pha cần ánh sáng"
  • 6:12 - 6:14
    Và khi bạn đến với pha tối,
  • 6:14 - 6:18
    đó thực sự là một cái tên
    xấu, vì pha đó cũng
  • 6:18 - 6:20
    diễn ra trong ánh sáng.
  • 6:20 - 6:23
    Pha tối... tôi sẽ viết nó
    với màu mực tối hơn một chút.
  • 6:23 - 6:26
    Và lý do tại sao tôi nói đó là một
    cái tên xấu, là bởi vì
  • 6:26 - 6:33
    nó vẫn diễn ra bên trong ánh sáng.
  • 6:33 - 6:35
    Nhưng lý do tại sao họ gọi nó là pha tối
  • 6:35 - 6:39
    là vì nó là "pha không cần ánh sáng",
    hay là pha của quang hợp
  • 6:39 - 6:42
    mà không cần photon để diễn ra.
  • 6:42 - 6:45
    Do đó cái tên tốt hơn đáng lẽ ra nên là
  • 6:45 - 6:56
    "pha không cần ánh sáng".
  • 6:56 - 6:58
    Để cho rõ ràng, pha sáng
  • 6:58 - 7:00
    thực sự cần ánh sáng mặt trời.
  • 7:00 - 7:03
    Chúng cần photon để tiến hành.
  • 7:03 - 7:08
    Pha tối không cần photon để tiến hành,
  • 7:08 - 7:10
    mặc dù chúng diễn ra
    dưới ánh sáng mặt trời.
  • 7:10 - 7:13
    Pha tối không cần photon,
    nhưng nó cần sản phẩm
  • 7:13 - 7:15
    từ pha sáng để diễn ra,
    đó là lý do
  • 7:15 - 7:17
    nó được gọi là "pha không cần ánh sáng".
  • 7:17 - 7:19
    Bởi vì chúng diễn ra
    dưới ánh nắng, chúng
  • 7:19 - 7:21
    không cần Mặt Trời.
  • 7:21 - 7:24
    Pha này cần Mặt Trời,
    hãy để tôi làm mọi thứ rõ ràng hơn.
  • 7:24 - 7:27
    Pha này cần ánh sáng Mặt Trời.
  • 7:27 - 7:31
    Pha này cần photon.
  • 7:31 - 7:35
    Và hãy để tôi làm một cái nhìn
    tổng quan và ngắn gọn về điều này.
  • 7:35 - 7:39
    Điều này có thể cho phép chúng ta bắt đầu
    xây dựng một dàn ý từ đó
  • 7:39 - 7:40
    chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn.
  • 7:40 - 7:43
    Ừ thì pha sáng sẽ cần photon, và
  • 7:43 - 7:46
    và nó sẽ cần nước.
  • 7:46 - 7:49
    Nước đi vào pha sáng và đi ra ở
  • 7:49 - 7:50
    phía bên kia của pha:
  • 7:50 - 7:53
    chúng ta sẽ có một vài phân tử ôxi.
  • 7:53 - 7:55
    Đó là những gì diễn ra ở pha sáng,
    và tôi
  • 7:55 - 7:57
    sẽ đi vào sâu hơn về những gì
    thực sự diễn ra.
  • 7:57 - 8:03
    Và những gì pha sáng tạo ra
    là ATP, như chúng ta đã biết chúng là
  • 8:03 - 8:08
    tiền tệ năng lượng sinh học
    của các tế bào.
  • 8:08 - 8:14
    Pha sáng tạo ra ATP và NADPH.
  • 8:14 - 8:17
    Bây giờ, khi ta học về
    hô hấp tế bào, ta đã thấy
  • 8:17 - 8:19
    phân tử NADH.
  • 8:19 - 8:21
    NADPH thì rất tương tự.
  • 8:21 - 8:23
    Bạn chỉ có thêm một "P" ở đây,
  • 8:23 - 8:26
    có thêm một nhóm photphat ở đây,
    nhưng chúng thật sự
  • 8:26 - 8:32
    có những nhiệm vụ và
    cơ chế giống nhau. Chất này...
  • 8:32 - 8:38
    phân tử này có khả năng cho đi -
  • 8:38 - 8:41
    hãy nghĩ về điều này -
    nó có khả năng cho đi
  • 8:41 - 8:45
    hiđrô này và electron
    liên kết với hiđrô đó.
  • 8:45 - 8:49
    Nếu bạn cho đi một electron
    cho ai đó hoặc là
  • 8:49 - 8:52
    ai đó nhận thêm một electron,
    một cái gì đó
  • 8:52 - 8:53
    đã bị khử. Phải không?
  • 8:53 - 8:54
    Để tôi viết nó...
  • 8:54 - 8:56
    Đây là một câu thần chú hữu ích.
  • 8:56 - 9:00
    "OIL RIG" (Na ná "Khử cho o nhận"
    trong tiếng Việt: chất khử thì cho e- )
  • 9:00 - 9:03
    Quá trình ôxi hóa là mất đi 1 electron
    (Chất khử bị oxi hóa)
  • 9:03 - 9:05
    Quá trình khử là nhận thêm 1 electron
    (Chất oxi hóa bị khử)
  • 9:05 - 9:07
    Điện tích bị giảm
    khi nhận thêm 1 electron.
  • 9:07 - 9:09
    Nó có một điện tích âm.
  • 9:09 - 9:11
    Do đó đây là chất khử.
  • 9:11 - 9:15
    Nó bị oxi hóa bằng cách cho đi
    1 hiđrô và electron
  • 9:15 - 9:16
    của hiđrô đó.
  • 9:16 - 9:18
    Bạn có cả một chủ đề bàn luận
    nói về cách nhìn của
  • 9:18 - 9:22
    sinh học và hóa học về sự ôxi hóa,
    nhưng nó vẫn là một ý tưởng như nhau.
  • 9:22 - 9:25
    Khi tôi mất 1 hiđrô, tôi cũng
    mất luôn khả năng ôm
  • 9:25 - 9:27
    electron của hiđrô đó.
  • 9:27 - 9:30
    Và vì thế, khi nó phản ứng với
    những hợp chất khác, nó là
  • 9:30 - 9:32
    một chất khử.
  • 9:32 - 9:37
    Nó cho đi một hiđrô và
    một electron của hiđrô.
  • 9:37 - 9:41
    và chất phản ứng còn lại
    sẽ bị khử.
  • 9:41 - 9:43
    Đây là chất khử.
  • 9:46 - 9:50
    Và điều hữu ích là khi hiđrô này
  • 9:50 - 9:52
    và đặc biệt là electron của hiđrô đó
  • 9:52 - 9:57
    di chuyển từ NADPH đến
    một phân tử khác, và đi vào
  • 9:57 - 10:01
    trạng thái năng lượng thấp hơn, số
    năng lượng đó có thể được dùng trong
  • 10:01 - 10:03
    pha tối.
  • 10:03 - 10:05
    Và chúng ta đã thấy trong
    hô hấp tế bào,
  • 10:05 - 10:10
    NADH, một phân tử tương tự,
    thông qua chu trình Kreb, hoặc thật ra là
  • 10:10 - 10:12
    quan trọng hơn,
    thông qua chuỗi chuyền electron
  • 10:12 - 10:16
    NADH mới có thể tạo ra ATP khi
    nó cho đi 1 electron
  • 10:16 - 10:19
    và chuyển sang trạng thái
    năng lượng thấp hơn.
  • 10:19 - 10:20
    Nhưng tôi không muốn
    làm bạn bối rối.
  • 10:20 - 10:23
    Vì vậy, trong pha sáng,
    bạn thu nhận các photon và nước
  • 10:23 - 10:29
    nó được xẻ ra thành
    ôxi, và thành ATP và NADPH
  • 10:29 - 10:32
    những thứ được dùng
    trong pha tối.
  • 10:32 - 10:36
    Và trong pha tối, với phần lớn
    các loại thực vật chúng ta đang nhắc tới
  • 10:36 - 10:40
    còn được gọi là chu trình Calvin
    (chu trình Canvin)
  • 10:40 - 10:43
    Và sau này ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn
    về những gì diễn ra bên trong
  • 10:43 - 10:49
    chu trình Calvin, nhưng chu trình
    sử dụng ATP và NADPH
  • 10:49 - 10:56
    và nó tạo ra... nó không trực tiếp
    tạo ra glucôzơ.
  • 10:56 - 11:00
    Nó tạo ra... bạn có lẽ đã thấy nó.
  • 11:00 - 11:02
    Bạn có thể gọi nó là PGAL.
  • 11:02 - 11:06
    Bạn có thể gọi nó là G3P.
  • 11:06 - 11:09
    Tất cả những cái tên này đại diện cho...
    hãy để tôi viết ra... đây là
  • 11:09 - 11:11
    phosphoglyceraldehyde.
  • 11:22 - 11:23
    Tay tôi sắp rụng ra rồi!
  • 11:23 - 11:29
    Bạn có thể gọi là
    glyceraldehyde 3-phosphate.
  • 11:29 - 11:34
    Để tôi viết luôn!
    Glyceraldehyde 3-phosphate.
  • 11:35 - 11:38
    Cùng là một chất thôi!
  • 11:38 - 11:41
    Bạn có thể tưởng tượng nó như là...
    - mặc dù hơi quá đơn giản -
  • 11:41 - 11:45
    nó là một chất có 3 cacbon
    với một nhóm photphat
  • 11:45 - 11:46
    đi kèm.
  • 11:48 - 11:52
    Chất này sau đó sẽ được dùng để sản xuất
    cacbohydrat khác
  • 11:52 - 11:53
    Bao gồm glucôzơ.
  • 11:53 - 11:55
    Nếu bạn có 2 G3P, bạn có thể
  • 11:55 - 11:57
    dùng 2 G3P để tạo ra glucôzơ.
  • 11:57 - 12:00
    Hãy để tôi nhấn mạnh lại
    vì điều này là
  • 12:00 - 12:01
    vô cùng quan trọng.
  • 12:01 - 12:03
    Tôi sẽ làm những video về pha sáng và
  • 12:03 - 12:04
    pha tối.
  • 12:04 - 12:06
    Đó sẽ là 2 video tiếp theo tôi làm.
  • 12:06 - 12:08
    Kết luận, trong quang hợp
    bắt đầu từ những hạt photon,
  • 12:08 - 12:12
    Tất cả những thứ này đều diễn ra
    dưới ánh sáng mặt trời, nhưng
  • 12:12 - 12:14
    chỉ có pha sáng là thực sự
    cần photon mà thôi.
  • 12:14 - 12:16
    Pha sáng lấy photon,
  • 12:16 - 12:18
    (chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn)
  • 12:18 - 12:20
    và sử dụng nước.
  • 12:20 - 12:21
    Khí ôxi được tạo ra.
  • 12:21 - 12:25
    ATP và NADPH cũng được tạo ra, sau đó
    chúng bị sử dụng trong
  • 12:25 - 12:28
    pha tối, hay chu trình Calvin, hay
  • 12:28 - 12:30
    pha-không-cần-ánh-sáng
    - pha này mặc dù vẫn
  • 12:30 - 12:31
    diễn ra dưới ánh sáng.
  • 12:31 - 12:33
    Chỉ là không cần photon.
  • 12:33 - 12:35
    Do đó đây là pha không cần ánh sáng.
  • 12:35 - 12:38
    Và nó sử dụng trong một sự kết hợp
    - chúng ta sẽ nói
  • 12:38 - 12:40
    thêm về các phân tử khác
    dùng trong sự kết hợp đó.
  • 12:40 - 12:44
    Ồ, tôi quên mất một thành phần
    cực kì quan trọng của
  • 12:44 - 12:46
    pha tối.
  • 12:46 - 12:48
    Nó cần cacbon điôxit.
  • 12:48 - 12:50
    Đó là nơi bạn nhận được cacbon
    để tiếp tục sản xuất
  • 12:50 - 12:54
    ra những phân tử phosphoglyceraldehydes,
    hay là glyceraldehyde 3-phosphate này.
  • 12:54 - 12:57
    Điều đó là cực kì quan trọng.
  • 12:57 - 13:01
    Chúng sử dụng cacbon điôxit và
    các sản phẩm từ
  • 13:01 - 13:05
    pha sáng trong chu trình Calvin để
  • 13:05 - 13:09
    tạo ra những cấu trúc đơn phân,
    cấu trúc sơ cấp hay là
  • 13:09 - 13:10
    các cacbohydrat khác.
  • 13:10 - 13:13
    Và bạn sẽ nhớ trong
    quá trình đường phân rằng
  • 13:13 - 13:17
    phân tử PGAL hay là G3P - như nhau -
  • 13:17 - 13:20
    nó thật ra là sản phẩm đầu tiền khi
    chúng ta chia đôi glucôzơ
  • 13:20 - 13:22
    trong khi đường phân diễn ra.
  • 13:22 - 13:23
    Quang hợp thì ngược lại,
  • 13:23 - 13:26
    chúng ta tạo ra glucôzơ
    để sau này sử dụng
  • 13:26 - 13:27
    như một nguồn
    năng lượng.
  • 13:27 - 13:29
    Và đây là 1 cái nhìn bao quát
    về quá trình quang hợp
  • 13:29 - 13:31
    trong 1-2 video sắp tới, tôi sẽ đi
  • 13:31 - 13:33
    sâu hơn về pha sáng và
  • 13:33 - 13:37
    pha tối, cũng như cách chúng
    diễn ra.
Title:
Quang hợp
Description:

Trong video này chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát nhất về một trong những quá trình quan trọng nhất của sự sống - quá trình quang hợp.

more » « less
Video Language:
English
Duration:
13:37
hung.nguyen edited Vietnamese subtitles for Photosynthesis
hung.nguyen edited Vietnamese subtitles for Photosynthesis
hung.nguyen edited Vietnamese subtitles for Photosynthesis

Vietnamese subtitles

Revisions