Return to Video

Sự tiến hóa của mắt người - Joshua Harvey

  • 0:09 - 0:12
    Mắt người là một cỗ máy tuyệt vời,
  • 0:12 - 0:16
    nó có thể nhận dạng từ nơi chỉ có
    vài hạt photon đến ánh sáng mặt trời,
  • 0:16 - 0:19
    hay đổi tiêu cự nhìn ngay trước bạn
  • 0:19 - 0:23
    đến chân trời xa tắp chỉ trong1/3 giây.
  • 0:23 - 0:26
    Thật ra, sự linh hoạt kì diệu này
    đòi hỏi
  • 0:26 - 0:28
    những cấu trúc vô cùng phức tạp
  • 0:28 - 0:33
    mà Charles Darwin đã ý thức được
    điều này có liên quan đến tiến hóa
  • 0:33 - 0:37
    ở một mức độ cao nhất.
  • 0:37 - 0:43
    Chưa hết, đó chính xác điều
    đã diến ra 500 triệu năm trước.
  • 0:43 - 0:47
    Câu chuyện mắt con người bắt đầu
    với một đốm sáng,
  • 0:47 - 0:50
    như cái được tìm thấy
    ở cơ thể đơn bào,
  • 0:50 - 0:52
    như tảo mắt euglena.
  • 0:52 - 0:54
    Đây là cụm những protein
    nhạy cảm với ánh sáng
  • 0:54 - 0:56
    nối với roi của cơ thể,
  • 0:56 - 1:00
    khởi động khi nó tìm thấy
    ánh sáng và thức ăn.
  • 1:00 - 1:05
    Phiên bản phức tạp hơn của đốm sáng
    là ở giup dẹp, sán dẹp planaria.
  • 1:05 - 1:08
    Nó cầu chứ không dẹt,
  • 1:08 - 1:12
    phiên bản này có thể cảm nhận
    hướng ánh sáng tốt hơn.
  • 1:12 - 1:14
    Ngoài các chức năng khác,
  • 1:14 - 1:19
    khả năng này còn giúp sinh vật
    tìm bóng tối để trốn kẻ thù.
  • 1:19 - 1:21
    Qua nghìn năm,
  • 1:21 - 1:23
    chúng phát triển cao hơn
    ở một số loài sinh vật,
  • 1:23 - 1:26
    khe ở phía trước nhỏ dần.
  • 1:26 - 1:31
    Do đó, ảnh đi qua lỗ
    tăng độ phân giải rõ rệt,
  • 1:31 - 1:36
    giảm độ biến dạng khi cho phép
    một tia ánh sáng qua mắt.
  • 1:36 - 1:39
    Ốc anh vũ,
    tổ tiên của loài bạch tuộc,
  • 1:39 - 1:45
    dùng hốc mắt này để cải thiện
    độ phân giải và cảm thụ ánh sáng.
  • 1:45 - 1:49
    Dù hốc mắt cho phép
    những hình ảnh đơn giản đi qua,
  • 1:49 - 1:52
    bước phát triển kế tiếp của mắt
    là thủy tinh thể.
  • 1:52 - 1:54
    Thủy tinh thể được coi đã tiến hóa
  • 1:54 - 1:59
    từ những tế bào trong suốt
    bao bọc cái khe để tránh nhiễm trùng,
  • 1:59 - 2:02
    cho phép phần trong mắt
    chứa đầy chất dịch
  • 2:02 - 2:05
    nhằm tối ưu hóa độ nhạy sáng
    và xử lí ánh sáng.
  • 2:05 - 2:07
    Protein thủy tinh thể ở bề mặt
  • 2:07 - 2:10
    tạo ra một cấu trúc hữu ích
  • 2:10 - 2:13
    tập trung ánh sáng vào
    một điểm ở võng mạc.
  • 2:13 - 2:17
    Thủy tinh thể là bí quyết làm nên
    khả năng thích ứng của mắt,
  • 2:17 - 2:22
    thay đổi độ cong để nhìn xa hay gần.
  • 2:22 - 2:25
    Cấu trúc hốc mắt với thủy tinh thể
  • 2:25 - 2:30
    là nền tảng để tiến hóa nên mắt người.
  • 2:30 - 2:33
    Sự phát triển tiếp gồm
    một cái vòng màu, gọi là con ngươi,
  • 2:33 - 2:37
    nó kiểm soát lượng ánh sáng vào mắt,
  • 2:37 - 2:40
    một màng ngoài dày màu trắng
    được gọi là màng cứng của mắt,
  • 2:40 - 2:42
    duy trì cấu trúc của con ngươi,
  • 2:42 - 2:45
    và tuyến nước mắt tiết ra một màng bảo vệ.
  • 2:45 - 2:47
    Điều quan trọng tương đương
  • 2:47 - 2:49
    là sự tiến hóa trong não
  • 2:49 - 2:52
    với sự mở rộng của vỏ não thị giác
  • 2:52 - 2:56
    để xử lí hình ảnh sắc nét
    và nhiều màu sắc mà nó nhận được.
  • 2:56 - 3:00
    Chúng ta biết rằng để có được
    một đôi mắt tuyệt vời như bây giờ,
  • 3:00 - 3:04
    mắt của ta đã tiến hóa dần dần.
  • 3:04 - 3:08
    Ví dụ, võng mạc người đã bị đảo ngược,
  • 3:08 - 3:11
    với những tế bào cảm thụ ánh sáng
    quay lưng lại với khe mắt.
  • 3:11 - 3:13
    Điều này tạo ra điểm mù,
  • 3:13 - 3:16
    nơi dây thần kinh thị giác
    phải xuyên qua võng mạc
  • 3:16 - 3:18
    để chạm tới lớp cảm quang ở phía sau.
  • 3:18 - 3:22
    Tương tự ở mắt động vật thân mềm,
  • 3:22 - 3:23
    chúng lại tiến hóa độc lập,
  • 3:23 - 3:28
    có võng mạc quay ra trước,
    cho phép chúng nhìn mà không có điểm mù.
  • 3:28 - 3:31
    Mắt của sinh vật khác lại
    thích nghi khác nhau.
  • 3:31 - 3:34
    Anableps, cá bốn mắt,
  • 3:34 - 3:39
    mắt chúng được chia thành 2 phần
    để nhìn trên và dưới mặt nước,
  • 3:39 - 3:42
    thích hợp cho việc tìm kiếm
    con mồi và kẻ thù.
  • 3:42 - 3:47
    Mèo, thợ săn đêm lão luyện,
    đã phát triển một lớp phản chiếu,
  • 3:47 - 3:51
    tối đa hóa lượng ánh sáng
    mà mắt có thể nhìn được,
  • 3:51 - 3:56
    cho phép chúng nhìn trong đêm,
    với những đôi mắt phát sáng đặc trưng.
  • 3:56 - 4:00
    Đây chỉ là vài ví dụ về sự đa dạng của mắt
    trong thế giới động vật thôi.
  • 4:00 - 4:05
    Nếu bạn có thể thiết kế một đôi mắt,
    liệu bạn có làm khác đi không?
  • 4:05 - 4:08
    Câu hỏi này không lạ lắm đâu.
  • 4:08 - 4:11
    Ngày nay, bác sĩ và nhà khoa học đang
    tìm những cấu trúc khác của mắt
  • 4:11 - 4:16
    để thiết kế những mô cấu hóa-sinh
    để cải thiện thị giác.
  • 4:16 - 4:18
    Và trong tương lai gần,
  • 4:18 - 4:22
    máy móc có sự chính xác và
    linh hoạt của mắt người
  • 4:22 - 4:26
    có thể tự viết nên lịch sử
    tiến hóa của riêng nó.
Title:
Sự tiến hóa của mắt người - Joshua Harvey
Speaker:
Joshua Harvey
Description:

Xem bản đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/the-evolution-of-the-human-eye-joshua-harvey

Mắt người là một cỗ máy tuyệt vời, có thể phát hiện từ nơi chỉ có một vài hạt photon đến nơi có triệu triệu ánh sáng, hoặc thay đổi tiêu cự từ màn hình trước mặt đến chân trời xa xôi chỉ trong 1/3 giây. Các cấu trúc phức tạp này phát triển như thế nào? Hãy xem Joshua Harvey kể về lịch sử 500 triệu năm của mắt con người.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:44

Vietnamese subtitles

Revisions