Vì sao không thể chia cho 0?
-
0:07 - 0:09Trong thế giới toán học,
-
0:09 - 0:13vô vàn kết quả lạ thường có thể
xảy ra khi ta thay đổi vài quy tắc. -
0:13 - 0:17Nhưng có một quy tắc mà hầu hết
chúng ta luôn được cảnh báo -
0:17 - 0:20không được vi phạm:
đừng chia cho 0. -
0:20 - 0:23Làm thế nào sự kết hợp
của một số thông thường -
0:23 - 0:26và một phép toán cơ bản
lại gây ra nhiều rắc rối đến vậy? -
0:26 - 0:30Thông thường,
khi chia cho số càng nhỏ, -
0:30 - 0:32bạn sẽ nhận được kết quả càng lớn.
-
0:32 - 0:3610 chia 2 bằng 5,
chia cho 1 bằng 10, -
0:36 - 0:40chia cho một phần một triệu
bằng 10i triệu, và cứ thế. -
0:40 - 0:45Nên có vẻ như
nếu chia cho số càng tiến dần về 0, -
0:45 - 0:48kết quả sẽ tăng dần
đến số lớn nhất có thể. -
0:48 - 0:53Khi đó, liệu kết quả của phép chia
10 cho 0 là vô cực? -
0:53 - 0:55Nghe thật hợp lí.
-
0:55 - 1:00Song, chúng ta đều biết
nếu chia 10 cho một số tiến dần đến 0, -
1:00 - 1:04kết quả sẽ tiến dần đến vô cực.
-
1:04 - 1:10Và nó hoàn toàn khác với việc
10 chia cho 0 bằng vô cực. -
1:10 - 1:12Tại sao vậy?
-
1:12 - 1:16Hãy xem xét kĩ hơn vào vấn đề
phép chia thực sự là gì. -
1:16 - 1:1910 chia cho 2 có nghĩa là
-
1:19 - 1:23"Chúng ta phải cộng bao nhiêu lần
số 2 liên tiếp để được 10" -
1:23 - 1:26hay "bao nhiêu lần 2 thì được 10?''
-
1:26 - 1:30Phép chia một số về cơ bản là
đảo ngược của phép nhân -
1:30 - 1:35theo cách sau: nếu nhân một số bất kì
cho một số đã cho x, -
1:35 - 1:40ta có thể đặt câu hỏi liệu có
số mới nào ta có thể nhân sau đó -
1:40 - 1:42để quay trở lại số ban đầu.
-
1:42 - 1:47Nếu có, số mới đó sẽ được gọi là
số nghịch đảo của x. -
1:47 - 1:51Ví dụ, nếu bạn nhân
3 với 2 để được 6, -
1:51 - 1:56thế thì bạn có thể nhân 6 với
1/2 để được 3. -
1:56 - 1:59Vậy nên, số nghịch đảo của 2 là 1/2,
-
1:59 - 2:04và số nghịch đảo của 10 là 1/10.
-
2:04 - 2:09Có lẽ bạn sẽ để ý, kết quả của phép nhân
một số nào đó với số nghịch đảo của nó -
2:09 - 2:11sẽ luôn bằng 1.
-
2:11 - 2:13Nếu muốn chia cho 0,
-
2:13 - 2:19ta phải tìm số nghịch đảo của nó,
sẽ là 1/0. -
2:19 - 2:25Đây sẽ phải là một số mà nhân nó với
0 sẽ được kết quả là 1. -
2:25 - 2:29Nhưng vì tất cả các số nhân với 0
sẽ vẫn bằng 0, -
2:29 - 2:32nên con số này không tồn tại.
-
2:32 - 2:35vì vậy số 0 không có số
nghịch đảo của nó. -
2:35 - 2:38Tuy vậy, đây là một điều áp đặt
đúng không? -
2:38 - 2:41Sau tất cả, trước đây, các nhà toán học
đã từng vi phạm quy tắc. -
2:41 - 2:43Ví dụ, trong một thời gian dài,
-
2:43 - 2:47không hề tồn tại căn bậc hai
của số âm. -
2:47 - 2:51Nhưng sau đó, các nhà toán học đã
định nghĩa căn bậc hai của một số âm -
2:51 - 2:53như một loại số mới gọi là số phức i,
-
2:53 - 2:58mở ra một thế giới toán học hoàn toàn mới
về những con số phức tạp. -
2:58 - 2:59Vậy nếu họ có thể làm vậy,
-
2:59 - 3:02tại sao chúng ta
không tạo ra một quy tắc -
3:02 - 3:05mà biểu tượng vô cùng
được định nghĩa là 1 chia cho 0, -
3:05 - 3:08và xem điều gì sẽ xảy ra?
-
3:08 - 3:11Hãy thử nhé, tưởng tượng ta chưa hề có
định nghĩa gì về vô cực. -
3:11 - 3:14Dựa vào sự định nghĩa của
một số nghịch đảo, -
3:14 - 3:180 nhân vô cực phải bằng 1.
-
3:18 - 3:24Nghĩa là 0 nhân vô cực cộng
với 0 nhân vô cực sẽ bằng 2. -
3:24 - 3:26Bằng tính chất phân phối,
-
3:26 - 3:29vế trái của phương trình
có thể được sắp xếp lại -
3:29 - 3:33thành 0 cộng 0,
tất cả nhân vô cực. -
3:33 - 3:40Và vì 0 cộng 0 hiển nhiên bằng 0,
nên rút gọn thành 0 nhân vô cùng. -
3:40 - 3:44Không may là, chúng ta
vừa định nghĩa nó bằng 1, -
3:44 - 3:48trong khi vế còn lại
của phương trình vẫn là 2. -
3:48 - 3:51Vì thế, 1 bằng 2.
-
3:51 - 3:54Lạ lùng thay,
điều đó không hẳn là sai. -
3:54 - 3:58Nó chỉ không đúng
trong thế giới số thường. -
3:58 - 4:01Và vẫn còn một cách
để nó có cơ sở toán học đúng đắn -
4:01 - 4:05nếu 1, 2, và mọi số khác đều bằng 0.
-
4:05 - 4:08Nhưng để vô cực bằng 0,
-
4:08 - 4:13cuối cùng, cũng không hợp lí
với những nhà toán học hay bất kì ai khác. -
4:13 - 4:16Có một thứ gọi là
luận văn mặt cầu Riemann -
4:16 - 4:19bao gồm phép chia cho 0 bởi
những phương pháp khác nhau. -
4:19 - 4:22Nhưng đó là câu chuyện
của một video khác. -
4:22 - 4:26Trong lúc ấy, phép chia cho 0,
nhìn một cách rành mạch nhất -
4:26 - 4:28không ổn cho lắm.
-
4:28 - 4:31Nhưng nó không thể ngăn
chúng ta sống liều lĩnh -
4:31 - 4:34và thử nghiệm bằng việc
phá vỡ những quy tắc -
4:34 - 4:39để xem liệu ta có thể khám phá
những thế giới mới thú vị.
- Title:
- Vì sao không thể chia cho 0?
- Description:
-
Ghé thăm trang Patreon của chúng tôi: https://www.patreon.com/teded
Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/why-can-t-you-divide-by-zeroTrong thế giới toán học, rất nhiều những kết quả lạ thường có thể xảy ra khi ta thay đổi một vài quy tắc. Song có một quy tắc mà hầu hết chúng ta đều được cảnh báo không được vi phạm: Đừng chia cho 0. Làm thế nào sự kết hợp giữa một con số thông thường và một phép toán cơ bản lại gây ra nhiều rắc rối đến vậy?
Hoạt hình bởi Nick Hilditch.
Cảm ơn những người bảo trợ vì sự ủng hộ của các bạn! Không có các bạn, video này đã không được thực hiện!
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 04:51
![]() |
Nhu PHAM approved Vietnamese subtitles for Why can't you divide by zero? - | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why can't you divide by zero? - | |
![]() |
Hoang Huynh accepted Vietnamese subtitles for Why can't you divide by zero? - | |
![]() |
Hoang Huynh edited Vietnamese subtitles for Why can't you divide by zero? - | |
![]() |
Mai Chi edited Vietnamese subtitles for Why can't you divide by zero? - |