Bên trong chiếc máy tính của bạn - Bettina Bair
-
0:15 - 0:17Liệu bạn còn nhớ lần đầu tiên nhận ra
-
0:17 - 0:19rằng chiếc máy tính của bạn
-
0:19 - 0:21không chỉ bao gồm màn hình và bàn phím?
-
0:21 - 0:23Và rằng
giữa cú nhấp chuột và trình phát video -
0:23 - 0:26có thứ gì đó đã bắt lấy ý định của bạn,
-
0:26 - 0:26hiểu nó
-
0:26 - 0:28và biến nó trở thành thực tế?
-
0:29 - 0:30Vậy nó là gì?
-
0:30 - 0:32Một sinh vật giả tưởng chăng?
-
0:32 - 0:34Hãy tưởng tượng ta có thể thu nhỏ lại
-
0:34 - 0:35bằng kích thước 1 electron
-
0:35 - 0:38và tự đưa mình vào một cú nhấp chuột.
-
0:38 - 0:40Nếu tháo rời con chuột của bạn ra
-
0:40 - 0:42bạn sẽ thấy nó thực sự là
một cỗ máy rất đơn giản. -
0:42 - 0:43Nó có một cặp nút bấm
-
0:43 - 0:47và một hệ thống nhận diện
chuyển động và khoảng cách. -
0:47 - 0:48Bạn có thể có 1 con chuột quang
-
0:48 - 0:51thực hiện việc đo lường trên
với ánh sáng và cảm biến -
0:51 - 0:53nhưng loại chuột cũ lại dùng
một quả bóng cao su cứng -
0:53 - 0:55và một vài bánh xe nhựa.
-
0:55 - 0:56Cách hoạt động gần như giống nhau.
-
0:56 - 0:58Khi bạn nhấp nút trên con chuột,
-
0:58 - 1:00nó gửi một thông điệp đến máy tính
-
1:00 - 1:02cùng với thông tin về vị trí của mình.
-
1:02 - 1:04Sau đó thông tin về cú nhấp chuột
-
1:04 - 1:07sẽ được xử lý bởi
tiểu hệ thống vào ra cơ bản. -
1:07 - 1:09Hệ thống con này hoạt động
như tai mắt -
1:09 - 1:12cũng như miệng và tay của máy tính.
-
1:12 - 1:14Cơ bản, nó cung cấp một
cách cho phép máy tính -
1:14 - 1:16tương tác với môi trường của nó.
-
1:16 - 1:18Nhưng nó cũng hoạt động
như bộ đệm -
1:18 - 1:21nhằm giữ cho CPU không bị
quá tải bởi những sự sao nhãng. -
1:21 - 1:24Trong trường hợp này,
tiểu hệ thống vào ra cho rằng -
1:24 - 1:26cú nhấp chuột của bạn là khá quan trọng
-
1:26 - 1:29vì vậy nó tạo ra một
lệnh ngắt đến CPU -
1:29 - 1:31"Này, CPU!
Có một cú nhấp chuột ở đây" -
1:32 - 1:34CPU, hay bộ xử lý trung tâm,
-
1:34 - 1:36là bộ não của toàn bộ máy tính.
-
1:36 - 1:39Giống như bộ não của bạn
không chiếm toàn bộ cơ thể -
1:39 - 1:42CPU cũng chỉ chiếm một không gian nhỏ,
-
1:42 - 1:44nhưng nó cũng điều khiển
mọi việc gần giống như vậy. -
1:44 - 1:46Và toàn bộ nhiệm vụ của CPU
-
1:47 - 1:48là nạp tập lệnh từ bộ nhớ
-
1:48 - 1:50và thực thi chúng.
-
1:50 - 1:52Vì vậy, trong khi bạn đang gõ, gõ và gõ
-
1:52 - 1:54có lẽ là rất nhanh,
-
1:54 - 1:55cỡ 60 từ trong một phút,
-
1:55 - 1:57CPU đang liên tục nạp và thực thi
-
1:57 - 1:59hàng tỷ lệnh mỗi giây.
-
1:59 - 2:02Vâng, hàng tỷ lệnh mỗi giây:
-
2:02 - 2:05di chuyển chuột trên màn hình,
-
2:05 - 2:07chạy đồng hồ trên màn hình của bạn,
-
2:07 - 2:09bật radio trên mạng,
-
2:09 - 2:11quản lý tệp bạn đang chỉnh sửa
trong bộ nhớ, -
2:11 - 2:13và nhiều, nhiều nữa.
-
2:13 - 2:16CPU có khả năng đa nhiệm
thật đáng kinh ngạc! -
2:16 - 2:17"Nhưng trời ơi
-
2:17 - 2:19một cú nhấp chuột quan trọng
-
2:19 - 2:20đang tới.
-
2:20 - 2:23Hãy bỏ hết mọi việc và xử lý nó đã!"
-
2:23 - 2:25Luôn có chương trình cho mọi thứ
-
2:25 - 2:26mà CPU thực hiện.
-
2:26 - 2:28Một chương trình riêng cho chuột,
-
2:28 - 2:29một cho đồng hồ,
-
2:29 - 2:30một cho radio trên mạng,
-
2:30 - 2:33và một cho các thông tin
được gửi từ bàn phím. -
2:33 - 2:36Mỗi chương trình ban đầu
đều được viết bởi con người -
2:36 - 2:38bằng ngôn ngữ lập trình mà người đọc được,
-
2:38 - 2:39như Java,
-
2:39 - 2:40C++,
-
2:40 - 2:41hay Python.
-
2:41 - 2:44Nhưng chương trình của con người
tốn quá nhiều chỗ -
2:44 - 2:47và chứa quá nhiều thông tin
không cần thiết cho máy tính, -
2:47 - 2:49nên chúng được biên dịch, thu nhỏ
-
2:49 - 2:53và lưu trong bộ nhớ
dưới dạng những bit 0 và 1. -
2:53 - 2:55CPU nhận ra nó cần chỉ dẫn
-
2:55 - 2:57làm thế nào để xử lí các cú nhấp chuột,
-
2:57 - 3:00vì vậy nó tra địa chỉ
của chương trình cho chuột -
3:00 - 3:02và gửi yêu cầu tới tiểu hệ thống bộ nhớ
-
3:02 - 3:04để tìm lệnh được lưu ở đây.
-
3:05 - 3:07Mỗi lệnh trong driver của chuột
-
3:07 - 3:10được lấy ra và thực thi.
-
3:10 - 3:12Và đó chưa phải là kết thúc
của câu chuyện. -
3:12 - 3:15Vì CPU biết rằng chuột được nhấp
-
3:15 - 3:16khi con trỏ di lên trên hình
-
3:16 - 3:18của một nút bấm trên màn hình chính,
-
3:18 - 3:21và vì vậy, CPU hỏi bộ nhớ
về chương trình của màn hình -
3:21 - 3:23để tìm ra đó là nút bấm gì.
-
3:23 - 3:26Và khi CPU hỏi bộ nhớ
-
3:26 - 3:27về chương trình cho nút bấm,
-
3:27 - 3:29nghĩa là CPU cần
-
3:29 - 3:31chương trình màn hình một lần nữa
-
3:31 - 3:33để xem video có liên quan tới nút bấm,
-
3:33 - 3:35và cứ thế tiếp tục.
-
3:35 - 3:37Tóm lại là có rất nhiều
chương trình liên quan -
3:37 - 3:40thậm chí trước khi bạn thấy
nút bấm trên màn hình sáng lên -
3:40 - 3:41khi bạn nhấp chuột vào nó.
-
3:41 - 3:44Vì vậy, một nhiệm vụ đơn giản
như nhấp chuột -
3:44 - 3:46cần tới tất cả các bộ phận quan trọng
-
3:46 - 3:48trong cấu trúc máy tính:
-
3:48 - 3:49thiết bị ngoại vi,
-
3:49 - 3:51hệ thống vào ra căn bản,
-
3:51 - 3:52CPU,
-
3:52 - 3:53chương trình,
-
3:53 - 3:54và bộ nhớ,
-
3:54 - 3:56chứ không phải sinh vật giả tưởng nào.
- Title:
- Bên trong chiếc máy tính của bạn - Bettina Bair
- Speaker:
- Bettina Bair
- Description:
-
Xem bài đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/inside-your-computer-bettina-bair
Máy tính hoạt động như thế nào? Thành phần cốt yếu của chiếc máy tính là các thiết bị ngoại vi (bao gồm chuột máy tính), tiểu hệ thống vào ra (kiểm soát lượng thông tin ra và vào), và bộ xử lý trung tâm (bộ não), cũng như các chương trình do con người viết ra và bộ nhớ. Bettina Bair dẫn chúng ta qua từng bước máy tính hoạt động với mỗi lần nhấp chuột.
Bài giảng bởi Bettina Bair, minh họa bởi Flaming Medusa Studios.
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 04:12
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for Inside your computer | ||
Loc Bui accepted Vietnamese subtitles for Inside your computer | ||
Loc Bui edited Vietnamese subtitles for Inside your computer | ||
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Inside your computer | ||
Dat Nguyen edited Vietnamese subtitles for Inside your computer | ||
Dat Nguyen edited Vietnamese subtitles for Inside your computer |