Return to Video

Thiết kế Phổ biến trong Tổ chức Giáo dục

  • 0:01 - 0:02
    [nhạc]
  • 0:02 - 0:09
    [tựa đề]
  • 0:09 - 0:12
    Sinh viên ở các trường cao đẳng và đại học
  • 0:12 - 0:14
    đang ngày càng trở nên đa dạng.
  • 0:14 - 0:18
    Cả người học lẫn người dạy
    đều phải có cơ hội như nhau
  • 0:18 - 0:21
    trong lớp học, cơ sở vật chất,
    và mọi mặt khác ở trường.
  • 0:24 - 0:26
    Song người khuyết tật
  • 0:26 - 0:30
    vẫn phải chịu khó khăn với những
    website, tài liệu, và CSVC khó tiếp cận.
  • 0:30 - 0:34
    Một giải pháp cho vấn đề này là
    áp dụng Thiết kế Phổ biến,
  • 0:34 - 0:37
    được kiến trúc sư Ron Mace định nghĩa là
  • 0:37 - 0:41
    Cách thiết kế sản phẩm và môi trường
    để tất cả mọi người đều dùng được
  • 0:41 - 0:42
    tới mức tối đa nhất,
  • 0:42 - 0:47
    mà không cần dùng công cụ hỗ trợ.
  • 0:47 - 0:50
    Giá trị của Thiết kế
    Phổ biến là sự đơn giản,
  • 0:50 - 0:55
    và dễ sử dụng, từ đó
    ảnh hưởng đến toàn bộ sinh viên.
  • 0:55 - 0:58
    Nói cách khác, thay vì
    thiết kế để cung ứng
  • 0:58 - 1:00
    cho người dùng bình thường
  • 1:00 - 1:03
    thì hãy thiết kế cho cả người khuyết tật
  • 1:03 - 1:06
    dù là khuyết tật thể chất, trí lực
  • 1:06 - 1:09
    hay khuyết tật ngôn ngữ, v.v...
  • 1:10 - 1:13
    Thiết kế phổ biến là một mục tiêu.
  • 1:13 - 1:18
    Nó là một phương thức giáo dục
  • 1:18 - 1:23
    làm sao tối đa hóa
    số người được lợi từ giáo dục.
  • 1:29 - 1:33
    Các cổ đông của trường phải
    nghĩ đến kế hoạch và chính sách.
  • 1:33 - 1:37
    Hãy tự hỏi về người khuyết tật
    và những người thường bị bỏ qua khác
  • 1:37 - 1:40
    họ đang có mặt trong số
    nhân viên và học viên của trường.
  • 1:41 - 1:44
    Khi nói đến chính sách ở giáo dục bậc cao,
  • 1:44 - 1:47
    tôi nghĩ một điều quan trọng là
  • 1:47 - 1:51
    tập trung đúng người để thảo luận
  • 1:51 - 1:56
    và không chỉ có giáo viên
  • 1:56 - 1:59
    mà phải có cả người cung cấp dịch vụ
  • 1:59 - 2:01
    sinh viên tiếp nhận những dịch vụ đó
  • 2:01 - 2:03
    sinh viên tham gia các khóa học liên quan,
  • 2:03 - 2:08
    những người sẽ có mặt trong kế hoạch
  • 2:08 - 2:09
    ảnh hưởng đến kết quả của chính sách.
  • 2:09 - 2:12
    Khi cân nhắc đến khóa học và dịch vụ,
  • 2:12 - 2:17
    cũng cần phải nghĩ đến
    tính tiếp cận với người khuyết tật.
  • 2:18 - 2:23
    Tôi nghĩ nếu một trung tâm,
    trường học, hay một khoa
  • 2:23 - 2:26
    tỏ ra chào đón người khuyết tật
  • 2:26 - 2:29
    nó trở thành một biểu trưng văn hóa
  • 2:29 - 2:35
    một tính chất xã hội kiêm tiêu chuẩn
    thông thường nhưng quan trọng
  • 2:35 - 2:39
    xuyên suốt toàn bộ
    môi trường giáo dục bậc cao.
  • 2:44 - 2:48
    CSVC trường học nên có tính tiếp cận cao
  • 2:48 - 2:51
    để bảo đảm khả năng sử dụng,
    sự thoải mái, và độ an toàn
  • 2:51 - 2:53
    cho đa dạng kiểu người dùng
  • 2:53 - 2:57
    dù là họ khác nhau về
    tuổi tác, giới tính, hay dân tộc.
  • 2:57 - 3:01
    Nơi cực hay để đánh giá tính tiếp cận
  • 3:01 - 3:02
    chính là bãi đậu xe.
  • 3:02 - 3:06
    Phải đảm bảo có đủ số lượng
    chỗ đậu xe đặc biệt,
  • 3:06 - 3:08
    chúng phải được đánh dấu rõ ràng.
  • 3:08 - 3:13
    Con đường dẫn từ những chỗ đậu xe
    này tới các tòa nhà xung quanh
  • 3:13 - 3:17
    cũng phải được đánh dấu cho thật nổi bật.
  • 3:17 - 3:20
    Cửa chính phải chào đón
    được tất cả mọi người
  • 3:20 - 3:23
    dù là họ đi vào bằng chân hay xe lăn.
  • 3:23 - 3:26
    Cửa chính phải công bằng
    với tất cả mọi người.
  • 3:26 - 3:30
    Các học viên phải biết
    được mình đang ở đâu.
  • 3:30 - 3:38
    Phải có nhiều dấu hiệu
    chỉ dẫn chính xác và dễ hiểu.
  • 3:38 - 3:42
    Chúng không thể để bị hòa vào khung cảnh
  • 3:42 - 3:48
    nhất là những kiểu
    thiết kế quá nghệ thuật.
  • 3:48 - 3:50
    Chúng phải thật nổi bật.
  • 3:54 - 3:57
    Khi nói tới thang máy, tôi cho rằng
  • 3:57 - 4:02
    điều quan trọng nhất là bảng điều khiển
  • 4:02 - 4:04
    được thiết kế ở độ cao vừa phải.
  • 4:08 - 4:10
    Nhà vệ sinh phải có tính tiếp cận cao
  • 4:10 - 4:12
    và được đánh dấu rõ ràng.
  • 4:14 - 4:16
    Bàn hoặc quầy ở các
    khu vực dành cho học viên
  • 4:16 - 4:18
    phải dễ sử dụng với
    người thường ở tư thế ngồi.
  • 4:19 - 4:22
    Các lối đi phải rộng rãi
    và không bị cản trở.
  • 4:24 - 4:27
    Các khóa học yêu cầu phòng thí nghiệm
  • 4:27 - 4:29
    trong khi học hoặc
    làm bài tập thì giáo viên
  • 4:29 - 4:32
    phải nghĩ đến tính tiếp cận
    của phòng thí nghiệm.
  • 4:32 - 4:35
    Học viên có vào được tòa nhà không?
    Họ có vào được phòng thí nghiệm không?
  • 4:35 - 4:38
    Bên trong phòng thí nghiệm cũng có
    những thứ thường bị bỏ quên.
  • 4:38 - 4:41
    Độ cao của bàn làm việc
    có thể điều chỉnh bằng tay
  • 4:41 - 4:44
    để phù hợp với người dùng không?
  • 4:44 - 4:50
    Có chức năng phóng to hay SR
    trong dụng cụ thí nghiệm không?
  • 4:50 - 4:53
    Có trợ lý trực bàn trợ giúp phòng khi
  • 4:53 - 4:59
    có người cần không, và bàn trực
    này có dễ tiếp cận không?
  • 4:59 - 5:03
    Những thứ như điện thoại
    hoặc máy in cũng tương tự,
  • 5:03 - 5:06
    mọi thứ phải có tính tiếp cận cao
    với học viên khuyết tật.
  • 5:06 - 5:08
    Trước khi đưa công nghệ vào khóa học
  • 5:08 - 5:10
    giáo viên phải chắc chắn về căn bản
  • 5:10 - 5:15
    chứ không phải chỉ dùng
    vì nó mới hay có vẻ cao cấp.
  • 5:15 - 5:17
    Họ phải thật sự hiểu cách
    sử dụng công nghệ này
  • 5:17 - 5:21
    cũng như ưu và khuyết điểm
  • 5:21 - 5:24
    cách nó ảnh hưởng đến
    khả năng học tập của học viên.
  • 5:24 - 5:27
    Một điều quan trọng khác là máy tính,
  • 5:27 - 5:30
    phần mềm, và công nghệ hỗ trợ
  • 5:30 - 5:32
    cho thật sự phù hợp.
  • 5:32 - 5:35
    Phần mềm rất đa dạng,
    như chuyển văn bản sang âm thanh,
  • 5:35 - 5:38
    nhận biết giọng nói, và phóng to màn hình.
  • 5:38 - 5:41
    Chúng có mặt trong và ngoài lớp học,
  • 5:41 - 5:43
    và hữu ích với rất nhiều kiểu người dùng.
  • 5:44 - 5:48
    Tôi cho rằng ít nhất là phải có
  • 5:48 - 5:51
    một danh sách đảm bảo
    độ tiếp cận tối thiểu
  • 5:51 - 5:57
    và yêu cầu CSVC phải tuân theo đó.
  • 5:57 - 6:00
    Đồng thời, khi cung cấp
    dịch vụ hoặc thiết kế sản phẩm
  • 6:00 - 6:05
    cũng cần đáp ứng danh sách tối thiểu này.
  • 6:06 - 6:10
    Web là nơi rất tốt để bắt đầu cân nhắc
  • 6:10 - 6:14
    vì nó chứa những thông tin cơ bản
    mà học viên sẽ cần, hay thậm chí
  • 6:14 - 6:16
    là những thông tin đầu tiên họ tìm được
  • 6:16 - 6:17
    về khóa học mà họ muốn tham gia.
  • 6:17 - 6:20
    Nên nếu học viên
    khuyết tật không biết cách
  • 6:20 - 6:22
    liên hệ với bạn hoặc bạn có thể làm gì
  • 6:22 - 6:25
    thì làm sao họ có đủ thông tin
  • 6:25 - 6:28
    hay quyết định theo đuổi khóa học?
  • 6:28 - 6:32
    Cá nhân tôi cho rằng
    đây là trách nhiệm của
  • 6:32 - 6:36
    các nhà lập trình và quản trị web.
  • 6:36 - 6:40
    Họ phải đảm bảo được
    rằng các khung, ứng dụng,
  • 6:40 - 6:45
    hay website của mình
    phải có tính tiếp cận cao,
  • 6:45 - 6:50
    song song với khả năng tập huấn.
  • 6:50 - 6:58
    Về cơ bản tính tiếp cận cũng
    quan trọng như an toàn và bảo mật.
  • 7:02 - 7:04
    Các giáo viên nên đảm bảo khóa học
  • 7:04 - 7:06
    dễ tiếp cận cho mọi học viên
  • 7:06 - 7:10
    và cung cấp hỗ trợ kịp thời.
  • 7:10 - 7:14
    Đảm bảo mọi video dùng
    trong lớp học có phụ đề,
  • 7:14 - 7:17
    và khi cần thiết phải có
    diễn giải bằng âm thanh.
  • 7:19 - 7:23
    Phụ đề cho phép nhiều người
    hơn hiểu được nội dung video
  • 7:23 - 7:29
    và cũng có thể dùng để tăng cường
    khả năng tiếp cận thông tin.
  • 7:30 - 7:35
    Thông qua phụ đề, chúng ta
    giúp đỡ được nhiều người hơn,
  • 7:35 - 7:39
    đầu tiên là những người
    bị tổn thương thính giác,
  • 7:39 - 7:43
    họ sẽ không tiếp nhận
    được gì nếu chỉ xem video,
  • 7:43 - 7:47
    tiếp theo là những người
    nói tiếng Anh như ngoại ngữ,
  • 7:47 - 7:50
    và những người có ADD hay LD,
  • 7:50 - 7:52
    phụ đề giúp họ tập trung hơn khi
  • 7:52 - 7:54
    xuất hiện cùng lúc với hình ảnh.
  • 7:54 - 7:57
    Tôi nghĩ chúng ta vẫn chưa hiểu thấu đáo
  • 7:57 - 8:01
    cách con người tiếp nhận
    và sử dụng thông tin,
  • 8:01 - 8:06
    càng có nhiều cách thể hiện thông tin
    thì càng tốt cho tất cả mọi người.
  • 8:06 - 8:10
    Là giáo viên, bạn có thể tăng tính
    tiếp cận cho khóa học của mình.
  • 8:10 - 8:13
    Bạn phải đảm bảo không
    học viên nào bị cô lập,
  • 8:13 - 8:17
    và nếu chưa thể thay đổi
    chính sách của cả trường thì hãy
  • 8:17 - 8:20
    bắt đầu từ việc thay đổi chính sách
    trong khóa học của bạn.
  • 8:21 - 8:25
    Tôi cho rằng khi là học viên
    mình đã được hỗ trợ
  • 8:25 - 8:28
    thì khi là giáo viên
    mình phải cung cấp hỗ trợ.
  • 8:28 - 8:32
    Tất nhiên phải thay đổi sao cho phù hợp.
  • 8:32 - 8:34
    Là giáo sư đứng lớp thì
    phải thích ứng mỗi ngày
  • 8:34 - 8:39
    để giúp đỡ nhiều sinh viên hơn,
    đó là phương pháp của tôi.
  • 8:39 - 8:42
    Với cả giáo viên lẫn học viên,
  • 8:42 - 8:44
    cách đánh giá thật sự cần sự linh hoạt.
  • 8:44 - 8:46
    Chúng ta thường tập trung vào thi cử
  • 8:46 - 8:49
    nhưng còn có rất nhiều cách
    khác nhau để đánh giá học viên:
  • 8:49 - 8:54
    bộ câu hỏi, kiểm tra giấy,
    hoàn thành dự án, viết tiểu luận...
  • 8:58 - 9:02
    Dù việc áp dụng thiết kế phổ biến
    sẽ làm giảm yêu cầu hỗ trợ
  • 9:02 - 9:05
    cho cả học viên, giáo viên,
    và nhân viên khuyết tật
  • 9:05 - 9:08
    nhưng ta cũng cần có một kế hoạch dự phòng
  • 9:08 - 9:11
    để đáp ứng các yêu cầu đột phát.
  • 9:11 - 9:17
    Nên cách để đảm bảo hỗ trợ
    được kịp thời và hiệu quả
  • 9:17 - 9:20
    chúng ta phải cân nhắc
    chính sách và thủ tục
  • 9:20 - 9:24
    được áp dụng trong trường học.
  • 9:24 - 9:26
    Chúng ta phải tăng tốc
  • 9:26 - 9:28
    cũng như giảm chi phí
  • 9:28 - 9:32
    và mở rộng sự hỗ trợ cho nhiều người hơn.
  • 9:32 - 9:35
    Chúng ta có trách nhiệm
    hoàn thành mục tiêu này.
  • 9:35 - 9:39
    Để tìm hiểu thêm thông tin hãy truy cập:
  • 9:49 - 9:53
    Video này được Quỹ Khoa học Quốc gia
    tài trợ, mã số #HRD-0833504.
  • 9:59 - 10:03
    Mọi ý kiến, thông tin, kết luận, nhận định
    có trong video này thuộc về cá nhân
  • 10:03 - 10:07
    chứ không đại diện cho quan điểm của
    Quỹ Khoa học Quốc gia.
  • 10:10 - 10:14
    Bản quyền thiết lập năm 2015
    thuộc về Đại học Washington.
  • 10:14 - 10:18
    Nội dung trong video được phép sao chép
    vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận
  • 10:18 - 10:22
    với điều kiện ghi rõ nguồn.
Title:
Thiết kế Phổ biến trong Tổ chức Giáo dục
Description:

more » « less
Video Language:
Abkhazian
Team:
DO-IT
Duration:
10:24

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions