Hoạt hình cơ bản: Nghệ thuật về thời gian và không gian - TED-Ed
-
0:07 - 0:11Norman McLaren, người tiên phong
trong kĩ thuật phim hoạt hình ở thế kỉ 20 -
0:11 - 0:14đã nói: "Hoạt hình không phải là
nghệ thuật những bức vẽ chuyển động -
0:14 - 0:16mà là nghệ thuật của những chuyển
động được vẽ. -
0:16 - 0:18Điều diễn ra giữa các khung hình
quan trọng hơn -
0:18 - 0:20những gì ở trong mỗi khung hình đó."
-
0:20 - 0:23Ý ông là gì?
-
0:23 - 0:25Để một vật chuyển động
-
0:25 - 0:27vật đó phải đổi tư thế theo thời gian.
-
0:27 - 0:30Nếu thời gian trôi và không có
sự thay đổi nào về tư thế diễn ra, -
0:30 - 0:32thì vật đó coi như đứng yên.
-
0:32 - 0:34Mối quan hệ giữa sự trôi qua của thời gian
-
0:34 - 0:37và những thay đổi diễn ra
trong khoảng thời gian đó -
0:37 - 0:40là cốt lõi của mọi hình thái nghệ thuật
dựa trên thời gian -
0:40 - 0:43cho dù là âm nhạc, vũ đạo hay hoạt hình.
-
0:43 - 0:45Kiểm soát tốc độ và những thay đổi
-
0:45 - 0:47giữa các khung hình
là một sự biến đổi kì diệu -
0:47 - 0:51làm cho hoạt hình có thể thể hiện
những ảo ảnh của cuộc sống -
0:51 - 0:53Trong hoạt hình, có hai yếu tố cơ bản
-
0:53 - 0:55chúng ta dùng để tạo nên điều này:
-
0:55 - 0:57thời gian và không gian.
-
0:57 - 1:00Để thể hiện mối quan hệ
giữa hai yếu tố này, -
1:00 - 1:02chúng ta xem qua một ví dụ:
quả bóng nảy. -
1:02 - 1:05Thời gian có thể được hiểu là
-
1:05 - 1:07vận tốc hay nhịp điệu
-
1:07 - 1:09của hành động.
-
1:09 - 1:10Vận tốc được quyết định bởi
-
1:10 - 1:14số hình ảnh, hay khung hình (frames)
mà hành động đó chiếm. -
1:14 - 1:16Hành động gồm càng nhiều khung hình,
-
1:16 - 1:17thời gian nó xuất hiện càng dài,
-
1:17 - 1:20và hành động diễn ra càng chậm.
-
1:21 - 1:23Hành động gồm càng ít khung hình,
-
1:23 - 1:25thì nó xuất hiện ngắn hơn,
-
1:25 - 1:27và hành động trở nên nhanh hơn.
-
1:29 - 1:31Nhưng thời gian không chỉ là về vận tốc
-
1:31 - 1:33mà còn là về nhịp điệu.
-
1:33 - 1:35Giống như nhịp trống hay giai điệu
chỉ xuất hiện -
1:35 - 1:36khi một bản nhạc được chơi,
-
1:36 - 1:38thời gian của một hành động
-
1:38 - 1:40chỉ tồn tại khi hành động đang diễn ra.
-
1:40 - 1:41Có thể hiểu như
-
1:41 - 1:45một hành động chiếm 6 hay 18 khung hình
hoặc tương tự như vậy. -
1:45 - 1:47Nhưng để hiểu một cách rõ ràng hơn,
-
1:47 - 1:48bạn cần phải biểu diễn
-
1:48 - 1:51hoặc trải nghiệm nó như thể nó diễn ra
trong đời thực. -
1:51 - 1:53Thời gian của một hành động
-
1:53 - 1:54gắn liền với ngữ cảnh
-
1:54 - 1:57và điều mà bạn muốn gửi đến người xem.
-
1:57 - 1:59Cái gì đang thực hiện hành động
và tại sao? -
1:59 - 2:01Hãy xem ví dụ sau.
-
2:01 - 2:03Cái gì làm một quả bóng nảy?
-
2:03 - 2:04Hiện tượng này
-
2:04 - 2:07là kết quả của sự tương tác
giữa các lực cơ học, -
2:07 - 2:09một quả bóng có xu hướng chuyển động
-
2:09 - 2:11do lực gây ra bởi động lượng của nó
-
2:11 - 2:12và lực hấp dẫn của trọng lực
-
2:12 - 2:14kéo nó xuống mặt đất.
-
2:14 - 2:16Độ lớn của các lực tác dụng lên quả bóng
-
2:16 - 2:18và tại sao quả bóng chuyển động như vậy
-
2:18 - 2:22đều phụ thuộc vào tính chất vật lý
của quả bóng đó. -
2:22 - 2:26Một quả golf nhỏ, cứng và nhẹ.
-
2:26 - 2:31Một quả bóng cao su nhỏ, mềm và nhẹ hơn.
-
2:31 - 2:36Quả bóng chơi trên biển to, mềm và nhẹ.
-
2:36 - 2:40Quả bowling thì to, cứng và nặng.
-
2:40 - 2:42Mỗi quả bóng đều chuyển động khác nhau
-
2:42 - 2:44do đặc tính của chúng.
-
2:44 - 2:50Hãy cùng làm rõ nhịp điệu
của từng loại bóng. -
2:50 - 2:52Mỗi loại bóng đều có nhịp điệu riêng
-
2:52 - 2:53nói lên đặc trưng của nó
-
2:53 - 3:01và thời gian nó nảy ngang qua màn hình.
-
3:06 - 3:10Nhịp của những lần va chạm này
chính là yếu tố thời gian. -
3:10 - 3:11Bắt đầu vẽ nào!
-
3:11 - 3:15Quả bóng sẽ di chuyển lên xuống
với những hình tròn đơn giản -
3:15 - 3:16Vẽ một hình tròn ở đây,
-
3:16 - 3:18gọi là điểm A, điểm bắt đầu.
-
3:18 - 3:22Quả bóng sẽ rơi xuống đất ở đây,
điểm B -
3:22 - 3:24Cho rằng sẽ cần một giây
-
3:24 - 3:26để quả bóng chạm đất và nảy lên lại
-
3:26 - 3:29Đó là thời gian.
-
3:29 - 3:31Không gian là vị trí vẽ những đường tròn
-
3:31 - 3:34trong khung hình từ điểm A đến điểm B.
-
3:34 - 3:35Nếu quả bóng di chuyển
-
3:35 - 3:37những khoảng bằng nhau,
-
3:37 - 3:39đây là thứ ta có.
-
3:39 - 3:42Nhưng nó lại không thể hiện gì
về bản chất. -
3:42 - 3:45Đây là một quả bóng hay là một hình tròn
trên một chiếc thang máy? -
3:45 - 3:46Hãy cùng nhìn lại
-
3:46 - 3:47xem điều gì đang diễn ra
-
3:47 - 3:50với mỗi quả bóng khi nó nảy.
-
3:50 - 3:52Sau mỗi lần quả bóng va chạm với mặt đất,
-
3:52 - 3:54động lượng hướng lên của nó
-
3:54 - 3:56sẽ dần nhỏ hơn trọng lực.
-
3:56 - 3:58Điều này xảy ra khi bóng nảy lên đến đỉnh.
-
3:58 - 3:59Lúc này chuyển động đổi hướng,
-
3:59 - 4:01và quả bóng di chuyển chậm dần.
-
4:01 - 4:03Dễ dàng nhận thấy
những vị trí của quả bóng -
4:03 - 4:05gần nhau hơn ở khoảng này.
-
4:05 - 4:07Sau đó quả bóng rơi xuống nhanh dần
-
4:07 - 4:08và đạt vận tốc lớn nhất
-
4:08 - 4:10khi nó chạm mặt đất.
-
4:10 - 4:13Có thể thấy mỗi vị trí
cách xa nhau nhiều hơn. -
4:13 - 4:15Sự thay đổi vị trí các khung hình
-
4:15 - 4:17chính là không gian.
-
4:17 - 4:18Thay đổi càng nhỏ,
-
4:18 - 4:21hành động càng trở nên chậm hơn.
-
4:21 - 4:23Thay đổi càng nhiều,
-
4:23 - 4:27hành động sẽ trở nên nhanh hơn.
-
4:27 - 4:28Để cho một vật giảm tốc,
-
4:28 - 4:33sự thay đổi vị trí của các khung hình
càng về sau phải càng nhỏ hơn trước. -
4:33 - 4:36Tương tự như vậy, để một vật tăng tốc,
-
4:36 - 4:40khoảng cách các khung hình phải tăng dần.
-
4:40 - 4:42Hãy thay đổi khoảng cách các khung hình
-
4:42 - 4:43quả bóng của chúng ta
-
4:43 - 4:46để nó thể hiện được những gì
ta đã thấy trước đó. -
4:46 - 4:51Chậm ở trên đỉnh, nhanh hơn khi chạm đất.
-
4:51 - 4:53Chỉ cần điều chỉnh khoảng cách một chút
-
4:53 - 4:55là ta đã thể hiện được
-
4:55 - 4:57lực của động lượng
và trọng lực -
4:57 - 5:00và có được một chuyển động giống thật hơn.
-
5:00 - 5:02Cùng thời gian nhưng
với không gian khác nhau -
5:02 - 5:06sẽ cho ra một kết quả khác biệt đáng kể.
-
5:06 - 5:08Và trong thực tế sau mỗi lần nảy
-
5:08 - 5:10thì trọng lực sẽ triệt tiêu
-
5:10 - 5:13xu hướng tiếp tục chuyển động
của quả bóng. -
5:13 - 5:14Độ cao của quả bóng giảm dần
-
5:14 - 5:17sau mỗi lần nảy.
-
5:17 - 5:19Nhưng mức độ giảm của chúng khác nhau
-
5:19 - 5:21phụ thuộc vào tính chất của quả bóng.
-
5:21 - 5:23Mặc dù những hình tròn này giống nhau,
-
5:23 - 5:26nó lại kể những câu chuyện khác nhau
-
5:26 - 5:28về cách chúng chuyển động.
-
5:30 - 5:32Mối quan hệ giữa các yếu tố
-
5:32 - 5:33của thời gian và không gian
-
5:33 - 5:35có thể được áp dụng rất nhiều cách
-
5:35 - 5:39và dùng để vẽ toàn bộ các chuyển động:
-
5:40 - 5:42một cái yo-yo,
-
5:44 - 5:45một cú đấm,
-
5:47 - 5:48một cái vỗ nhẹ,
-
5:50 - 5:50một cú đẩy,
-
5:53 - 5:54một cái cưa,
-
5:57 - 5:59Mặt Trời đi ngang qua bầu trời,
-
6:03 - 6:04một con lắc.
-
6:06 - 6:08Hoạt hình là một loại nghệ thuật
dựa trên thời gian -
6:08 - 6:10Nó có thể kết hợp với yếu tố thẩm mỹ
-
6:10 - 6:11của các nghệ thuật tạo hình
-
6:11 - 6:13như tranh minh hoạ hay hội hoạ
-
6:13 - 6:14nhưng hoạt hình khác biệt
-
6:14 - 6:15ở chỗ: những gì bạn thấy
-
6:15 - 6:19không quan trọng bằng
những gì bạn không nhìn thấy. -
6:19 - 6:20Bề ngoài của một vật
-
6:20 - 6:23chỉ cho chúng ta biết
về bản thân vật đó mà thôi. -
6:23 - 6:24Chỉ khi vật chuyển động
-
6:24 - 6:26chúng ta mới hiểu được bản chất
thật sự của nó.
- Title:
- Hoạt hình cơ bản: Nghệ thuật về thời gian và không gian - TED-Ed
- Description:
-
Xem đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/animation-basics-the-art-of-timing-and-spacing-ted-ed
Căn chỉnh thời gian và khoảng cách một cách chuyên nghiệp chính là sự khác biệt giữa một slide show với một hoạt hình ấn tượng. TED-Ed minh họa bằng cách sử dụng các quả bóng nảy, để cho thấy sự khác biệt lớn tạo ra chỉ với một căn chỉnh rất nhỏ giữa các khung hình.
Bài giảng và minh họa bởi TED-Ed.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 06:43
![]() |
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for Animation basics: The art of timing and spacing - TED-Ed | |
![]() |
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for Animation basics: The art of timing and spacing - TED-Ed | |
![]() |
Ai Van Tran approved Vietnamese subtitles for Animation basics: The art of timing and spacing - TED-Ed | |
![]() |
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for Animation basics: The art of timing and spacing - TED-Ed | |
![]() |
Thu Ha Tran accepted Vietnamese subtitles for Animation basics: The art of timing and spacing - TED-Ed | |
![]() |
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Animation basics: The art of timing and spacing - TED-Ed | |
![]() |
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Animation basics: The art of timing and spacing - TED-Ed | |
![]() |
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Animation basics: The art of timing and spacing - TED-Ed |