< Return to Video

Denis Dutton: Giả thuyết của Darwin về cái đẹp

  • 0:00 - 0:03
    Tôi rất vui được ở đây
  • 0:03 - 0:05
    và nói với quý vị về môt chủ đề thân thuộc của tôi,
  • 0:05 - 0:08
    đó là cái đẹp.
  • 0:08 - 0:11
    Tôi nghiên cứu triết học về nghệ thuật, mỹ học,
  • 0:11 - 0:13
    thực ra là vì kế sinh nhai
  • 0:13 - 0:15
    Tôi cố gắng tìm hiểu theo phương diện trí tuệ,
  • 0:15 - 0:17
    một cách triết học, một cách tâm lý học,
  • 0:17 - 0:20
    trải nghiệm về cái đẹp là gì,
  • 0:20 - 0:23
    điều hợp lý nào có thể nói về nó
  • 0:23 - 0:26
    và làm thế nào mọi người đi ra khỏi đường ray trong sự cố gắng để hiểu nó
  • 0:26 - 0:29
    Đây là một đề tài cực kì phức tạp
  • 0:29 - 0:32
    một phần bởi vì những điều ta gọi là đẹp
  • 0:32 - 0:34
    khá là khác nhau.
  • 0:34 - 0:36
    Ý tôi là hãy nghĩ về các vẻ hoàn toàn khác nhau
  • 0:36 - 0:38
    gương mặt một em bé,
  • 0:38 - 0:40
    bản nhạc "Harold in Italy" của Berlioz,
  • 0:40 - 0:42
    những bộ phim kiểu như "The Wizard of Oz",
  • 0:42 - 0:44
    hay các vở kịch của Chekhov,
  • 0:44 - 0:46
    một cảnh đẹp trung tâm California,
  • 0:46 - 0:49
    một bức tranh núi Phú Sĩ của Hokusai,
  • 0:49 - 0:51
    "Der Rosenkavalier",
  • 0:51 - 0:53
    một bàn thắng ghi bàn tuyệt vời
  • 0:53 - 0:55
    ở một trận bóng đá World Cup,
  • 0:55 - 0:57
    Bức "Starry Night" của Van Gogh,
  • 0:57 - 0:59
    một cuốn tiểu thuyết của Jane Austen,
  • 0:59 - 1:02
    Fred Astaire đang khiểu vũ trên màn ảnh.
  • 1:02 - 1:05
    Danh sách ngắn gọn này bao gồm những con người,
  • 1:05 - 1:07
    tạo vật thiên nhiên,
  • 1:07 - 1:10
    tác phẩm nghệ thuật và hoạt động điêu luyện
  • 1:10 - 1:13
    Để giải thích cho sự hiện diện của cái đẹp
  • 1:13 - 1:15
    của mọi thứ trong danh sách này
  • 1:15 - 1:17
    thật không dễ.
  • 1:17 - 1:20
    Tuy nhiên ít nhất tôi có thể cho các bạn thưởng thức
  • 1:20 - 1:22
    điều mà tôi nhận thấy
  • 1:22 - 1:24
    coi như là giả thuyết thuyết phục nhất chúng tôi đang có
  • 1:24 - 1:26
    về cái đẹp
  • 1:26 - 1:28
    Chúng tôi có được giả thuyết này không phải từ một chuyên gia nghệ thuật
  • 1:28 - 1:30
    không phải từ một nhà học giả về nghệ thuật hậu hiện đại
  • 1:30 - 1:32
    hay từ một nhà phê bình nghệ thuật tầm cỡ
  • 1:32 - 1:34
    Không, giả thuyết này
  • 1:34 - 1:36
    đến từ một chuyên gia
  • 1:36 - 1:39
    về nhân giống chim bồ câu, giun và hàu
  • 1:42 - 1:45
    Các bạn biết người tôi nhắc tới
  • 1:45 - 1:47
    Charles Darwin.
  • 1:47 - 1:50
    Tất nhiên nhiều nhiều người nghĩ họ đã biết
  • 1:50 - 1:53
    câu trả lời chính xác cho câu hỏi
  • 1:53 - 1:55
    cái đẹp là gì
  • 1:56 - 1:58
    Nó nằm trong mắt người nhìn
  • 1:58 - 2:00
    Nó là bất cứ điều gì tác động riêng với mỗi người
  • 2:00 - 2:02
    Hoặc, như vài người --
  • 2:02 - 2:04
    đặc biệt những người trong ngành giáo dục -- cho rằng
  • 2:04 - 2:07
    cái đẹp nằm ở mắt người nhìn
  • 2:07 - 2:09
    phụ thuộc vào văn hóa
  • 2:09 - 2:12
    Có những người đồng ý rằng các tranh vẽ hay bộ phim hay nhạc
  • 2:12 - 2:14
    đều đẹp
  • 2:14 - 2:18
    bởi vì nền văn hóa quyết định thị hiếu thẩm mỹ
  • 2:18 - 2:21
    Sở thích đối với vẻ đẹp tự nhiên hay nghệ thuật
  • 2:21 - 2:23
    rất dễ dàng
  • 2:23 - 2:25
    thay đổi theo văn hóa.
  • 2:25 - 2:27
    Beethoven được yêu mến ở Nhật Bản.
  • 2:27 - 2:30
    Người Peru thích các bản vẽ trên gỗ của Nhật Bản.
  • 2:30 - 2:32
    Các tác phẩm điêu khắc của người Inca được xem là kho báu
  • 2:32 - 2:34
    ở các bảo tàng nước Anh,
  • 2:34 - 2:36
    Trong khi đó kịch Shakespeare được dịch ra
  • 2:36 - 2:39
    các thứ tiếng trên thế giới.
  • 2:39 - 2:41
    Hay thử nghĩ về nhạc jazz Mỹ
  • 2:41 - 2:43
    hay phim Mỹ
  • 2:43 - 2:45
    chúng có ở mặt khắp mọi nơi
  • 2:45 - 2:48
    Có nhiều điểm khác nhau giữa các kiểu nghệ thuật
  • 2:48 - 2:50
    nhưng cũng có tính phổ biến
  • 2:50 - 2:52
    có sự yêu thích thẩm mỹ nghịch giao văn hóa
  • 2:52 - 2:54
    và có các giá trị.
  • 2:54 - 2:57
    Chúng ta giải thích sự phổ biến này
  • 2:57 - 3:00
    như thế nào?
  • 3:00 - 3:02
    Câu trả lời đúng nhất nằm ở việc cố gắng tái dựng lại
  • 3:02 - 3:05
    lịch sử tiến hóa của Darwin
  • 3:05 - 3:08
    về khiếu thẩm mỹ và nghệ thuật
  • 3:08 - 3:10
    Chúng ta cần thay đổi
  • 3:10 - 3:13
    khiếu thẩm mỹ và sự yêu thích nghệ thuật hiện tại của chúng ta
  • 3:13 - 3:15
    và giải thích cách chúng
  • 3:15 - 3:18
    in sâu vào trong ý thức chúng ta
  • 3:18 - 3:21
    Bằng các hành động trong cả thời tiền sử,
  • 3:21 - 3:23
    trong môi trường kỷ Pleistocene lớn,
  • 3:23 - 3:25
    thời kỳ chúng ta trở thành con người hoàn thiện
  • 3:25 - 3:27
    Bằng cả hoàn cảnh xã hội
  • 3:27 - 3:29
    mà chúng ta đã tiến hóa.
  • 3:29 - 3:31
    Việc đề ra sự thay đổi này
  • 3:31 - 3:34
    cũng có thể tranh thủ được
  • 3:34 - 3:36
    từ các dấu tích của con người
  • 3:36 - 3:38
    được gìn giữ ở thời tiền sử.
  • 3:38 - 3:41
    Tôi muốn nói đến các hóa thạch, tranh vẽ hang động và vân vân
  • 3:41 - 3:43
    Và cần để ý tới
  • 3:43 - 3:45
    điều chúng ta biết về khiếu thẩm mỹ
  • 3:45 - 3:48
    của những bầy đàn săn bắt-hái lượm
  • 3:48 - 3:51
    còn tồn tại cho đến mãi thế kỉ 19 và 20.
  • 3:52 - 3:54
    Tôi, một cách cá nhân
  • 3:54 - 3:56
    không nghi ngờ bất cứ thứ gì
  • 3:56 - 3:58
    là trải nghiệm về cái đẹp
  • 3:58 - 4:01
    cùng với mức độ cảm xúc và sự yêu thích,
  • 4:01 - 4:04
    vốn thuộc về tâm lý con người của chúng ta.
  • 4:05 - 4:08
    Trải nghiệm cái đẹp là một phần
  • 4:08 - 4:11
    trong một chuỗi các thể thích nghi Darwin.
  • 4:12 - 4:14
    Cái đẹp là một kết quả của sự thích nghi
  • 4:14 - 4:16
    mà chúng ta mở rộng
  • 4:16 - 4:18
    và chắt lọc nên
  • 4:18 - 4:20
    khi sáng tác và thưởng thức
  • 4:20 - 4:23
    các tác phẩm nghệ thuật và giải trí.
  • 4:24 - 4:26
    Như nhiều người trong số các bạn biết,
  • 4:26 - 4:29
    sự tiến hóa diễn ra theo hai cơ chế chính quan trọng nhất.
  • 4:29 - 4:32
    Cơ chế đầu tiên là sự chọn lọc tự nhiên --
  • 4:32 - 4:35
    đó là đột biến ngẫu nhiên và sự duy trì có chọn lọc --
  • 4:35 - 4:38
    song song với nền tảng giải phẫu học và sinh lý học --
  • 4:38 - 4:41
    tiến hóa của tuyến tụy hay con mắt hay móng tay.
  • 4:41 - 4:44
    Chọn lọc tự nhiên cũng giải thích
  • 4:44 - 4:46
    nhiều nỗi khiếp sợ cơ bản,
  • 4:46 - 4:48
    như là mùi khó chịu của thịt thối,
  • 4:48 - 4:51
    hay sự sợ hãi, như sợ rắn
  • 4:51 - 4:54
    hay sợ đứng sát mép vực.
  • 4:54 - 4:57
    Chọn lọc tự nhiên cũng giải thích cho sự yêu thích --
  • 4:57 - 4:59
    hấp dẫn giới tính,
  • 4:59 - 5:02
    sở thích đồ ngọt, béo và đồ đạm,
  • 5:02 - 5:05
    điều đó quay trở lại giải thích cho nhiều thức ăn phổ biến,
  • 5:05 - 5:08
    từ trái cây chín cho đến sô cô la
  • 5:08 - 5:11
    và thịt sườn nướng.
  • 5:11 - 5:13
    Cơ chế tiến hóa còn lại
  • 5:13 - 5:15
    là sự chọn lọc dựa trên giới tính,
  • 5:15 - 5:17
    và cách thức nó diễn ra rất khác.
  • 5:17 - 5:20
    Cái đuôi công lộng lẫy
  • 5:20 - 5:23
    là một ví dụ hay nhất cho cơ chế này.
  • 5:23 - 5:26
    Nó tiến hóa không để duy trì sự sống.
  • 5:26 - 5:29
    Thực ra là nó đi ngược lại với sự tồn tại tự nhiên.
  • 5:29 - 5:31
    Không, đuôi công
  • 5:31 - 5:33
    là kết quả từ việc chọn bạn tình
  • 5:33 - 5:35
    của con công mái.
  • 5:35 - 5:37
    Câu chuyện này khá quen thuộc.
  • 5:37 - 5:40
    Thực sự là phụ nữ là nhân tố thúc đẩy lịch sử tiến tới.
  • 5:41 - 5:43
    Bản thân Darwin, bằng cách lý giải này,
  • 5:43 - 5:45
    không nghi ngờ gì rằng đuôi của công trống
  • 5:45 - 5:47
    là tuyệt đẹp trong mắt của công mái.
  • 5:47 - 5:50
    Ông thực sự đã dùng từ đó.
  • 5:50 - 5:53
    Giờ thì, với những ý kiến này,
  • 5:53 - 5:56
    chúng ta có thể nói rằng trải nghiệm cái đẹp
  • 5:56 - 5:59
    là một trong những cách mà sự tiến hóa
  • 5:59 - 6:01
    khơi dậy và duy trì
  • 6:01 - 6:03
    sự yêu thích và quyến rũ,
  • 6:03 - 6:05
    thậm chí là sự ám ảnh
  • 6:05 - 6:07
    thúc đẩy chúng ta
  • 6:07 - 6:10
    đưa ra quyết định mang tính thích ứng nhất
  • 6:10 - 6:13
    cho mục đích tồn tại và sinh sản.
  • 6:14 - 6:16
    Cái đẹp là một cách thức tự nhiên
  • 6:16 - 6:19
    của sự biểu diễn từ xa
  • 6:19 - 6:21
    để lên tiếng nói.
  • 6:21 - 6:23
    Ý tôi là bạn không thể mong đợi ăn được
  • 6:23 - 6:25
    một khung cảnh đẹp.
  • 6:25 - 6:27
    Cũng thật khó để làm vậy với con bạn
  • 6:27 - 6:29
    hay người yêu bạn.
  • 6:29 - 6:31
    Vì thế chiêu thức của tiến hóa
  • 6:31 - 6:33
    là làm cho chúng đẹp
  • 6:33 - 6:36
    chúng trở thành một thứ tuyệt vời
  • 6:36 - 6:39
    cho bạn cảm giác thích thú khi chỉ nhìn vào chúng.
  • 6:40 - 6:43
    Hãy nghĩ nhanh về nguồn gốc quan trọng của khiếu thẩm mỹ,
  • 6:43 - 6:45
    sức lôi cuốn
  • 6:45 - 6:47
    của những khung cảnh đẹp.
  • 6:47 - 6:49
    Các dân tộc có văn hóa rất khác nhau
  • 6:49 - 6:51
    trên thế giới
  • 6:51 - 6:54
    có xu hướng thích một kiểu khung cảnh nhất định,
  • 6:54 - 6:57
    là khung cảnh gần giống với
  • 6:57 - 7:00
    các xa-van đồng cỏ thời Pleistocene nơi bắt nguồn của chúng ta.
  • 7:00 - 7:02
    Khung cảnh này ngày nay còn xuất hiện
  • 7:02 - 7:05
    trên lịch, bưu thiếp,
  • 7:05 - 7:08
    trong thiết kế sân golf và công viên công cộng
  • 7:08 - 7:10
    và trong các bức tranh sang trọng
  • 7:10 - 7:12
    treo trong phòng khách
  • 7:12 - 7:15
    từ New York cho tới New Zealand.
  • 7:15 - 7:18
    Đó là một kiểu khung cảnh trường học Hudson River
  • 7:18 - 7:20
    là không gian mở rộng
  • 7:20 - 7:22
    với những bãi cỏ thấp
  • 7:22 - 7:25
    lác đác vài cụm cây.
  • 7:25 - 7:27
    Những cây có tán lá gần mặt đất
  • 7:27 - 7:29
    thường được thích hơn,
  • 7:29 - 7:32
    điều này nói lên rằng nếu bạn ở vào một nơi tương tự
  • 7:32 - 7:35
    bạn có thể trèo lên những cây đó.
  • 7:35 - 7:37
    Khung cảnh có sự hiện diện
  • 7:37 - 7:39
    của dòng nước ngay trước mắt,
  • 7:39 - 7:42
    hoặc màu xanh của nước ở xa xa,
  • 7:43 - 7:46
    những dấu hiệu về cuộc sống của thú và chim
  • 7:46 - 7:48
    cũng như nhiều loại cây cỏ
  • 7:48 - 7:51
    và cuối cùng -- là --
  • 7:51 - 7:53
    một lối đi
  • 7:53 - 7:55
    hay một đường mòn,
  • 7:55 - 7:58
    có thể là một bờ sông hay bờ biển,
  • 7:58 - 8:01
    dẫn dài ra vô tận,
  • 8:01 - 8:04
    như mời mọc bạn đi theo.
  • 8:05 - 8:08
    Thậm chí người dân ở các đất nước
  • 8:08 - 8:10
    không có kiểu cảnh quan này
  • 8:10 - 8:12
    cũng cho rằng nó đẹp.
  • 8:12 - 8:14
    Khung cảnh đồng cả xa-van lý tưởng
  • 8:14 - 8:16
    là một trong những ví dụ rõ ràng nhất
  • 8:16 - 8:18
    là nơi mà con người khắp mọi nơi
  • 8:18 - 8:20
    nhận thấy vẻ đẹp
  • 8:20 - 8:22
    trong cùng trải nghiệm thị giác
  • 8:22 - 8:24
    Nhưng ai đó có thể tranh cái
  • 8:24 - 8:26
    rằng đó là vẻ đẹp tự nhiên.
  • 8:26 - 8:29
    Vậy còn vẻ đẹp nghệ thuật?
  • 8:29 - 8:32
    Nó không bao gồm hết các khía cạnh của văn hóa?
  • 8:32 - 8:34
    Không, tôi không nghĩ vậy.
  • 8:34 - 8:37
    Tôi muốn nhìn lại thời tiền sử lần nữa
  • 8:37 - 8:39
    để nói vài điều về nó.
  • 8:39 - 8:41
    Tốt hơn là nên thừa nhận
  • 8:41 - 8:43
    tác phẩm nghệ thuật của con người thuở sơ khai
  • 8:43 - 8:46
    là những tranh vẽ hang động điêu luyện, kì diệu
  • 8:46 - 8:48
    chúng ta đều biết những tranh vẽ đó ở Lascaux
  • 8:48 - 8:50
    và Chauvet.
  • 8:51 - 8:53
    Hang động Chauvet
  • 8:53 - 8:55
    khoảng 32.000 năm tuổi
  • 8:55 - 8:58
    với vài tác phẩm điêu khắc nhỏ nhỏ thể hiện hiện thực
  • 8:58 - 9:01
    về phụ nữ và gia súc từ thời xa xưa đó.
  • 9:05 - 9:07
    Nhưng kĩ thuật vẽ và trang trí
  • 9:07 - 9:10
    thực sự phát triển hơn so với thời đó.
  • 9:11 - 9:13
    Những vòng cổ tuyệt đẹp làm bằng sò
  • 9:13 - 9:16
    trông như những thứ bạn thấy ở một hội chợ bán đồ nghệ thuật và thủ công,
  • 9:16 - 9:18
    cũng vậy, phấn má màu đất
  • 9:18 - 9:20
    được tìm thấy
  • 9:20 - 9:22
    từ khoảng 100.000 năm trước
  • 9:22 - 9:25
    Nhưng những chế tác hấp dẫn nhất của thời tiền sử
  • 9:25 - 9:27
    thậm chí còn xưa hơn thời đó.
  • 9:27 - 9:29
    Tôi còn nhớ
  • 9:29 - 9:32
    thứ gọi là lưỡi rìu cầm tay Acheulian.
  • 9:33 - 9:36
    Dụng cụ bằng đá cổ xưa nhất là những mảnh đá sắc nhọn
  • 9:36 - 9:38
    ở Olduvai Gorge vùng Đông Phi.
  • 9:38 - 9:41
    Chúng đã có mặt khoảng 2,5 triệu năm.
  • 9:41 - 9:43
    Những dụng cụ thô sơ này
  • 9:43 - 9:46
    có mặt trong khoảng hàng ngàn thế kỷ,
  • 9:46 - 9:49
    đến khoảng 1,4 triệu năm trước
  • 9:49 - 9:51
    khi loài vượn người đứng thẳng
  • 9:51 - 9:53
    bắt đầu tạo nên
  • 9:53 - 9:55
    các lưỡi đá đơn lẻ, mỏng
  • 9:55 - 9:58
    đôi khi có hình tròn ovan
  • 9:58 - 10:00
    nhưng thường thì chúng ta thấy giống như
  • 10:00 - 10:03
    hình chiếc lá đối xứng rất đẹp
  • 10:03 - 10:05
    hay hình giọt nước mắt.
  • 10:05 - 10:07
    Những chiếc rìu cầm tay Acheulian --
  • 10:07 - 10:09
    chúng được lấy theo tên đường Acheul ở Pháp,
  • 10:09 - 10:12
    nơi tìm thấy chúng vào thế kỷ 19 --
  • 10:12 - 10:15
    được khai quật trong số hàng ngàn cái rìu,
  • 10:15 - 10:18
    rải rác qua các châu lục Á, Âu, Phi
  • 10:18 - 10:21
    gần hết những nơi vượn người đứng thẳng
  • 10:21 - 10:24
    và người vượn sinh sống.
  • 10:24 - 10:27
    Ngày nay, số lượng chính xác các rìu cầm tay này
  • 10:27 - 10:29
    cho thấy chúng không được làm
  • 10:29 - 10:31
    để giết gia súc.
  • 10:31 - 10:34
    Vấn đề sẽ làm rõ hơn khi bạn nhận thấy là
  • 10:34 - 10:37
    không giống những công cụ Pleistocene khác,
  • 10:37 - 10:39
    rìu cầm tay thường được trưng bày
  • 10:39 - 10:41
    không phải để đeo
  • 10:41 - 10:43
    dựa vào những cái rìa mỏng tinh xảo của chúng.
  • 10:43 - 10:45
    Và trong bất kì sự kiện nào, những cái rìu quá lớn
  • 10:45 - 10:47
    để dùng cho giết mổ.
  • 10:48 - 10:50
    Tính đối xứng, chất liệu đẹp
  • 10:50 - 10:52
    và trên hết là
  • 10:52 - 10:54
    gia công tinh xảo
  • 10:54 - 10:57
    đơn thuần khá là đẹp
  • 10:57 - 11:00
    trong mắt chúng ta cho đến tận ngày nay.
  • 11:00 - 11:03
    Vì vậy những đồ cổ này --
  • 11:04 - 11:06
    Ý tôi là những vật cổ xưa, xa lạ
  • 11:06 - 11:08
    nhưng đều cùng một thời
  • 11:08 - 11:10
    thì đều giống giống nhau.
  • 11:10 - 11:13
    Những đồ cổ này dùng để làm gì?
  • 11:13 - 11:15
    Câu trả lời thích đáng nhất là
  • 11:15 - 11:17
    chúng thực ra vốn là
  • 11:17 - 11:19
    những chế tác nghệ thuật được biết đến sớm nhất
  • 11:19 - 11:21
    công cụ làm việc dưới dạng
  • 11:21 - 11:24
    những vật thể đẹp đẽ
  • 11:24 - 11:26
    cả về hình dáng thanh nhã
  • 11:26 - 11:29
    và kỹ thuật chế tác tinh vi.
  • 11:30 - 11:32
    Rìu cầm tay đánh dấu
  • 11:32 - 11:34
    một bước tiến hóa trong lịch sử loài người --
  • 11:34 - 11:36
    dụng cụ được tạo dáng phù hợp với chức năng
  • 11:36 - 11:39
    như những người theo học thuyết Darwin gọi là các tín hiệu phù hợp --
  • 11:39 - 11:41
    nói lên rằng những biểu lộ
  • 11:41 - 11:43
    thể hiện ra ngoài
  • 11:43 - 11:45
    giống như đuôi công
  • 11:45 - 11:48
    ngoại trừ những thứ như tóc hay lông,
  • 11:48 - 11:50
    rìu cầm tay là những chế tác
  • 11:50 - 11:52
    đòi hỏi thông minh và chính xác.
  • 11:52 - 11:54
    Những chiếc rìu được làm điêu luyện
  • 11:54 - 11:57
    đã cho thấy những phẩm chất cá nhân đáng có --
  • 11:58 - 12:01
    sự thông minh, khả năng kiểm soát công cụ tốt,
  • 12:01 - 12:03
    khả năng lên kế hoạch,
  • 12:03 - 12:05
    niềm tâm huyết
  • 12:05 - 12:08
    và đôi khi là sự tiếp cận tới các vật liệu hiếm.
  • 12:08 - 12:11
    Qua hàng chục ngàn thế hệ,
  • 12:11 - 12:13
    những kỹ thuật đó làm tăng thêm uy tín
  • 12:13 - 12:15
    của những ai thể hiện những khả năng đó
  • 12:15 - 12:17
    và có lợi thế về sinh sản
  • 12:17 - 12:19
    so với những cá thể ít kỹ thuật hơn.
  • 12:19 - 12:21
    Các bạn cũng biết đó là một phương thức cũ,
  • 12:21 - 12:23
    nhưng mang lại hiệu quả --
  • 12:23 - 12:26
    "Sao các bạn không tới hang động của tôi để tôi cho bạn xem mấy cái rìu"
  • 12:26 - 12:28
    (Cười)
  • 12:28 - 12:31
    Tất nhiên là ngoại trừ, điều thú vị về điều này
  • 12:31 - 12:34
    là chúng ta không thể chắc rằng ý tưởng đó được lưu truyền
  • 12:34 - 12:36
    bởi vì loài vượn người đứng thẳng
  • 12:36 - 12:39
    tạo ra những thứ này
  • 12:39 - 12:41
    không có ngôn ngữ.
  • 12:41 - 12:43
    Rất khó để cầm nắm,
  • 12:43 - 12:46
    nhưng thật phi thường.
  • 12:46 - 12:48
    Vật này do
  • 12:48 - 12:51
    tổ tiên loài người làm nên --
  • 12:51 - 12:54
    Tức là vượn người đứng thẳng hay người vượn --
  • 12:55 - 12:58
    khoảng 50 đến 100.000 năm
  • 12:58 - 13:00
    trước khi có ngôn ngữ.
  • 13:01 - 13:03
    Trải qua hơn một triệu năm,
  • 13:03 - 13:05
    văn hóa rìu cầm tay
  • 13:05 - 13:08
    là văn hóa đồ chế tác tồn tại lâu nhất
  • 13:08 - 13:11
    trong lịch sử loài người và trước loài người.
  • 13:11 - 13:14
    Cho đến khi thời kì rìu cầm tay kết thúc, loài người --
  • 13:14 - 13:16
    như sau này được gọi như vậy --
  • 13:16 - 13:18
    không hồ nghi việc họ tìm ra cách mới
  • 13:18 - 13:21
    để tiêu khiển và giải trí với nhau
  • 13:21 - 13:23
    bằng cách nói đùa,
  • 13:23 - 13:26
    kể chuyện, nhảy múa, hoặc làm tóc.
  • 13:26 - 13:29
    Vâng, làm tóc -- Tôi nhấn mạnh điều này.
  • 13:29 - 13:31
    Trong thời hiện đại chúng ta,
  • 13:31 - 13:33
    kỹ thuật đồ mỹ nghệ
  • 13:33 - 13:35
    tạo nên những thế giới tưởng tượng
  • 13:35 - 13:37
    trong tiểu thuyết và phim ảnh,
  • 13:37 - 13:39
    để biểu lộ cảm xúc mãnh liệt
  • 13:39 - 13:42
    trong âm nhạc, tranh vẽ và khiêu vũ.
  • 13:42 - 13:44
    Nhưng,
  • 13:44 - 13:46
    một điểm cơ bản
  • 13:46 - 13:48
    của đặc điểm tổ tiên vẫn còn duy trì
  • 13:48 - 13:51
    trong tính yêu chuộng cái đẹp của chúng ta:
  • 13:51 - 13:53
    chúng ta thấy vẻ đẹp
  • 13:53 - 13:55
    trong thành quả điêu luyện
  • 13:55 - 13:57
    từ Lascaux tới Louvre
  • 13:57 - 13:59
    đến Carnegie Hall,
  • 13:59 - 14:01
    con người
  • 14:01 - 14:03
    có một sở thích bẩm sinh vĩnh cửu
  • 14:03 - 14:06
    đối với cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật.
  • 14:07 - 14:09
    Chúng ta thấy đẹp
  • 14:09 - 14:11
    trong những thứ được làm hoàn chỉnh.
  • 14:13 - 14:15
    Lần sau bạn có đi ngang qua cửa sổ một cửa hiệu nữ trang
  • 14:15 - 14:17
    trưng bày một viên đã hình giọt nước
  • 14:17 - 14:19
    được cắt tỉa đẹp đẽ,
  • 14:19 - 14:21
    đừng quá chắc chắn
  • 14:21 - 14:23
    chỉ là nền văn hóa đang nói với bạn rằng
  • 14:23 - 14:25
    nữ trang lấp lánh thật đẹp.
  • 14:25 - 14:28
    Tổ tiên xa xưa yêu hình dạng đó
  • 14:28 - 14:31
    và thấy nó đẹp vì kỹ thuật làm nên nó
  • 14:31 - 14:33
    thậm chí trước khi
  • 14:33 - 14:35
    họ có thể nói được sự yêu thích của họ.
  • 14:35 - 14:38
    Có phải vẻ đẹp này nằm ở mắt người nhìn nó?
  • 14:38 - 14:41
    Không, nó ở sâu trong tiềm thức chúng ta.
  • 14:41 - 14:44
    Đó là một món quà, lấy từ những kỹ năng đầy trí tuệ
  • 14:44 - 14:46
    và cuộc sống giàu cảm xúc
  • 14:46 - 14:49
    của tổ tiên chúng ta.
  • 14:49 - 14:51
    Phản ứng mạnh mẽ trước các hình ảnh,
  • 14:51 - 14:54
    là để biểu hiện cảm xúc về nghệ thuật,
  • 14:54 - 14:57
    đối với vẻ đẹp của âm nhạc, đối với bầu trời đêm,
  • 14:57 - 15:00
    sẽ tồn tại cùng chúng ta và con cháu sau này
  • 15:00 - 15:03
    cho đến chừng nào con người còn tồn tại.
  • 15:03 - 15:05
    Cảm ơn.
  • 15:05 - 15:12
    (Vỗ tay)
Title:
Denis Dutton: Giả thuyết của Darwin về cái đẹp
Speaker:
Denis Dutton
Description:

TED phối hợp với họa sĩ hoạt họa Andrew Park, minh họa giả thuyết gợi nhiều suy nghĩ của Denis Dutton về cái đẹp -- nghệ thuật, âm nhạc và những thứ tuyệt đẹp khác, vượt xa hẳn sự đơn giản "trong mắt của người xem“, đều là một phần cốt lõi tự nhiên của con người với nguồn gốc tiến hóa sâu xa.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:13
Phuong Nguyen added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions