< Return to Video

Tại sao bức họa này lại hút hồn đến vậy? James Earle và Christina Bozsik

  • 0:08 - 0:12
    Thoạt nhìn, bức hoạ này
    không có vẻ gì đặc biệt lắm,
  • 0:12 - 0:16
    nhưng nó thật ra là một trong các bức họa
    được phân tích nhiều nhất trong lịch sử.
  • 0:16 - 0:20
    Nó tên là "Las Meninas",
    hay "Những Người Hầu Gái",
  • 0:20 - 0:24
    được vẽ bởi Diego Velázquez vào năm 1656,
  • 0:24 - 0:28
    và nó khắc hoạ cuộc sống
    của Hội đồng Hoàng gia Tây Ban Nha.
  • 0:28 - 0:32
    Một công chúa bé con ăn vận đẹp
    từ chối ly nước từ tay người hầu,
  • 0:32 - 0:34
    trong khi một cô bé khác
    trêu chọc một chú chó.
  • 0:34 - 0:36
    Cô bé thứ hai đứng kế bên họ,
  • 0:36 - 0:39
    trong khi hoạ sĩ tạm dừng
    bức vẽ của ông ấy.
  • 0:39 - 0:41
    Thêm hai người đang thì thầm phía sau,
  • 0:41 - 0:45
    trong khi người thứ ba
    đang chuẩn bị rời căn phòng,
  • 0:45 - 0:48
    và tại sao lại không khi dường như
    chẳng có gì mấy xảy ra?
  • 0:48 - 0:51
    Thậm chí con chó cũng trông ngán ngẩm.
  • 0:51 - 0:53
    Nhưng hãy nhìn kỹ hơn.
  • 0:53 - 0:56
    Hai người phản chiếu
    trong chiếc gương mờ phía sau,
  • 0:56 - 0:58
    dễ dàng bị bỏ qua khi thoạt nhìn qua,
  • 0:58 - 1:02
    là vua Philip đệ tứ và hoàng hậu Mariana,
  • 1:02 - 1:05
    dường như thay đổi bối cảnh bức tranh
  • 1:05 - 1:08
    từ một bức họa đơn giản về cuộc sống
    hội đồng thành một bức họa hoàng gia.
  • 1:08 - 1:10
    Và với thông tin này,
  • 1:10 - 1:12
    ta bắt đầu hiểu hơn về bức tranh
  • 1:12 - 1:16
    và tại sao nó thu hút nhiều người
    qua nhiều thế kỷ.
  • 1:16 - 1:19
    Đầu tiên là bối cảnh lịch sử.
  • 1:19 - 1:22
    Khi "Las Meninas" ra đời
    vào cuối thời Philip đệ tứ,
  • 1:22 - 1:25
    đế quốc Tây Ban Nha đang trên đà suy yếu,
  • 1:25 - 1:28
    chịu thất bại sau cuộc chiến tranh 30 Năm,
  • 1:28 - 1:31
    đối diện khó khăn về kinh tế lẫn chính trị
  • 1:31 - 1:34
    Nhà vua lại không may
  • 1:34 - 1:40
    mất người vợ đầu và người nối ngôi
    trước khi tái hôn.
  • 1:40 - 1:45
    Nhưng bức hoạ che giấu các khó khăn của họ
    khi cố kiếm miếng ăn cho gia đình.
  • 1:45 - 1:48
    Thậm chí tuổi của nhà vua
    cũng được che giấu
  • 1:48 - 1:50
    bởi sự nhạt nhoà của chiếc gương.
  • 1:50 - 1:53
    Ta thấy ở trung tâm bức tranh,
  • 1:53 - 1:56
    được tôn lên bởi ánh sáng từ cửa sổ,
  • 1:56 - 1:59
    là Infanta Margarita Theresa,
  • 1:59 - 2:02
    đứa con hợp pháp duy nhất còn sống
    của nhà vua lúc bấy giờ.
  • 2:02 - 2:03
    Vẻ ngoài rực rỡ và khỏe mạnh của cô bé
  • 2:03 - 2:07
    là cái nhìn lý tưởng về tương lai
    của một quốc gia suy tàn.
  • 2:07 - 2:11
    Tuy nhiên, Infanta không phải là
    điểm nhấn duy nhất của bức tranh.
  • 2:11 - 2:13
    Qua cách sử dụng góc nhìn khôn ngoan,
  • 2:13 - 2:18
    cũng như việc vẽ bức tranh theo
    kích thước thật, trên khung 10,5 x 9 foot,
  • 2:18 - 2:22
    Valázquez làm mờ đi
    ranh giới giữa thực tiễn và hội hoạ,
  • 2:22 - 2:26
    tạo ra không gian 3D mà ta có thể bước vào
  • 2:26 - 2:30
    Đường ranh giữa trần nhà và tường
    hội tụ tại cánh cửa mở,
  • 2:30 - 2:34
    tạo ra nhận thức cho bức tranh
    là một không gian vật lý
  • 2:34 - 2:37
    nhìn từ góc nhìn của người xem.
  • 2:37 - 2:40
    Bằng cách này, người xem
    và thế giới thực là điểm nhấn,
  • 2:40 - 2:45
    được nhấn mạnh bằng ba nhân vật
    nhìn thẳng vào người xem.
  • 2:45 - 2:47
    Nhưng vẫn còn một điểm nhấn khác.
  • 2:47 - 2:51
    Đường thẳng tạo bởi ánh sáng
    hướng tới tâm của bức tường sau lưng
  • 2:51 - 2:55
    tới tấm gương phản chiếu cặp đôi hoàng tộc
  • 2:55 - 2:57
    Và vị trí đó so với người xem
  • 2:57 - 3:02
    tạo ra nhiều cách giải thích khác nhau
    về bức tranh.
  • 3:02 - 3:06
    Tấm gương có thể phản ảnh nhà vua
    và hoàng hậu tạo dáng cho bức họa của họ,
  • 3:06 - 3:08
    hay nó đang phản ảnh bức hoạ?
  • 3:08 - 3:09
    Và ta làm gì với sự thật
  • 3:09 - 3:13
    là Velázquez không hề khắc hoạ
    bức tranh hoàng tộc ngụ ý ở đây?
  • 3:13 - 3:18
    Có thể bức tranh chỉ là sự sáng tạo riêng?
  • 3:18 - 3:20
    Với việc thêm chiếc gương
    vào tác phẩm của mình
  • 3:20 - 3:22
    Velázquez đã nâng nghệ thuật vẽ tranh
  • 3:22 - 3:25
    từ khía cạnh là một bức khắc họa đơn giản
  • 3:25 - 3:27
    thành một nỗ lực đầy trí thức.
  • 3:27 - 3:29
    Với ba điểm nhấn tranh giành lẫn nhau,
  • 3:29 - 3:32
    "Las Meninas" đã khắc họa được
    sự tương phản giữa sự lý tưởng,
  • 3:32 - 3:34
    thực tế,
  • 3:34 - 3:35
    và thế giới được phản ánh qua đó,
  • 3:35 - 3:38
    đặt ra sự căng thẳng
    không lời giải giữa chúng
  • 3:38 - 3:42
    để kể ra một câu chuyện khác phức tạp hơn
    bất kỳ tấm gương nào có thể diễn tả được.
Title:
Tại sao bức họa này lại hút hồn đến vậy? James Earle và Christina Bozsik
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/why-is-this-painting-so-captivating-james-earle-and-christina-bozsik

Thoạt nhìn, bức hoạ "Las Meninas" ("Những Người Hầu Gái") không có vẻ gì đặc biệt lắm, nhưng nó thật ra là một trong các bức họa được phân tích nhiều nhất trong lịch sử. Tại sao bức tranh của Diego Velazquez này lại hút hồn đến vậy? James Earle và Christina Bozsik chia sẻ về bối cảnh và sự phức tạp đằng sau tác phẩm hội họa này.

Bài học bởi James Earle và Christina Bozsik, minh họa bởi Zedem Media.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:53

Vietnamese subtitles

Revisions