Return to Video

Làm thế nào để tận dụng sự kém hiệu quả

  • 0:01 - 0:03
    Ai mà không thích sự hiệu quả?
  • 0:03 - 0:04
    Tôi thì cực thích.
  • 0:04 - 0:07
    Hiệu quả là làm ít được nhiều.
  • 0:07 - 0:11
    Đi được xa hơn với mỗi lít xăng,
    sáng hơn với mỗi oát,
  • 0:11 - 0:13
    nhiều từ hơn trong mỗi phút.
  • 0:14 - 0:16
    Làm ít được nhiều là điều tuyệt vời nhất
  • 0:16 - 0:18
    sau ngồi mát ăn bát vàng.
  • 0:19 - 0:24
    Các thuật toán, dữ liệu lớn, đám mây
    đang giúp ta làm ít được nhiều.
  • 0:24 - 0:28
    Liệu ta đang tiến tới
    một xã hội không tưởng
  • 0:28 - 0:31
    hay cơn ác mộng bị giám sát?
  • 0:31 - 0:32
    Tôi không rõ nữa.
  • 0:32 - 0:33
    Điều tôi quan tâm là hiện tại.
  • 0:34 - 0:36
    Và tôi muốn cho các bạn thấy
  • 0:36 - 0:40
    cách quá khứ có thể giúp ta
    hiểu về hiện tại.
  • 0:40 - 0:43
    Chẳng có gì tổng hợp
  • 0:43 - 0:46
    cả những hứa hẹn và nguy hiểm
    của sự hiệu quả
  • 0:46 - 0:48
    bằng củ khoai tây bé nhỏ.
  • 0:48 - 0:50
    Khoai tây bắt nguồn từ dãy Andes
  • 0:50 - 0:55
    và lan đến châu Âu nhờ người Inca cổ.
  • 0:56 - 1:00
    Khoai tây là một kiệt tác
    của sự cân bằng dinh dưỡng.
  • 1:01 - 1:04
    Và nó có vài người bạn rất quyền lực.
  • 1:05 - 1:10
    Quốc vương Frederick của Đế quốc Phổ
    là tín đồ đầu tiên.
  • 1:11 - 1:13
    Ông tin rằng khoai tây có thể giúp
  • 1:13 - 1:16
    làm tăng số dân Phổ khỏe mạnh.
  • 1:16 - 1:19
    Và càng nhiều người dân Phổ khỏe mạnh,
  • 1:19 - 1:22
    nghĩa là càng nhiều lính Phổ khỏe mạnh.
  • 1:22 - 1:25
    Và vài người trong số đó
  • 1:25 - 1:28
    đã bắt một dược sĩ quân đội Pháp
    tên Parmentier.
  • 1:29 - 1:32
    Lúc đầu Parmentier phát hoảng
  • 1:32 - 1:38
    bởi chế độ ăn sáng, trưa và tối
    toàn khoai tây dành cho tù binh,
  • 1:39 - 1:41
    nhưng ông dần thích thú.
  • 1:41 - 1:45
    Ông nghĩ chúng khiến ông trở thành
    một người khỏe mạnh hơn.
  • 1:45 - 1:46
    Vậy nên, khi được thả,
  • 1:46 - 1:51
    ông tự lãnh trách nhiệm
    truyền bá khoai tây tới Pháp.
  • 1:51 - 1:54
    Và ông có vài người bạn quyền lực.
  • 1:54 - 1:59
    Benjamin Franklin
    khuyên ông tổ chức một bữa tiệc lớn,
  • 1:59 - 2:02
    tại đó mỗi món ăn đều có kèm khoai tây.
  • 2:03 - 2:06
    Và Franklin là một khách mời danh dự.
  • 2:06 - 2:08
    Thậm chí đức vua và hoàng hậu của Pháp
  • 2:08 - 2:12
    cũng bị thuyết phục để đeo khoai tây,
  • 2:12 - 2:14
    xin lỗi, hoa khoai tây trên người.
  • 2:14 - 2:15
    (Cười)
  • 2:15 - 2:20
    Đức vua cài hoa khoai tây trên áo,
  • 2:20 - 2:24
    và hoàng hậu thì cài
    hoa khoai tây trên tóc.
  • 2:24 - 2:28
    Đó quả thật là một ý tưởng
    quan hệ công chúng tuyệt vời.
  • 2:28 - 2:29
    Nhưng đó lại là cái bẫy.
  • 2:30 - 2:33
    Khoai tây quá hiệu quả
    cho lợi ích của Châu Âu.
  • 2:33 - 2:35
    Ở Ai-len, nó gần như là một phép màu.
  • 2:35 - 2:39
    Khoai tây phát triển mạnh, dân số tăng.
  • 2:39 - 2:41
    Nhưng có một nguy cơ tiềm ẩn.
  • 2:41 - 2:44
    Khoai tây của Ai-len có một
    đặc tính di truyền.
  • 2:44 - 2:48
    Chúng là một giống rất hiệu quả,
    được gọi là Lumper.
  • 2:48 - 2:54
    Và vấn đề với Lumper
    là bệnh tàn rụi từ Nam Mỹ
  • 2:54 - 2:57
    mà một cây khoai tây bị bệnh
    sẽ ảnh hưởng tất cả.
  • 2:58 - 3:01
    Sự bóc lột tàn nhẫn của người Anh
    là một phần nguyên nhân,
  • 3:01 - 3:05
    nhưng chính sự độc canh là lý do
  • 3:05 - 3:07
    dẫn đến một triệu người chết
  • 3:07 - 3:11
    và hai triệu người khác buộc phải di cư.
  • 3:12 - 3:14
    Loài cây tưởng chừng sẽ kết thúc nạn đói
  • 3:14 - 3:17
    lại tạo ra một trong những nạn đói
    kinh khủng nhất.
  • 3:18 - 3:20
    Ngày nay, những vấn đề về sự hiệu quả
  • 3:20 - 3:22
    ít nghiêm trọng nhưng lại dai dẳng hơn.
  • 3:22 - 3:24
    Chúng cũng có thể kéo dài những tai họa
  • 3:24 - 3:26
    mà chúng phải giải quyết.
  • 3:26 - 3:28
    Như hồ sơ bệnh án điện tử.
  • 3:28 - 3:32
    Nó có vẻ là câu trả lời cho vấn đề
    về chữ viết của bác sĩ,
  • 3:32 - 3:34
    và nó đem lại lợi ích trong việc
  • 3:34 - 3:37
    cung cấp dữ liệu tốt hơn nhiều
    cho việc điều trị.
  • 3:37 - 3:41
    Thực tế thì ngược lại, nó làm tăng
    gấp nhiều lần các thủ tục điện tử
  • 3:41 - 3:45
    và các y sĩ phàn nàn rằng
    họ đang có ít đi
  • 3:45 - 3:49
    thay vì nhiều thời gian hơn
    để thăm khám từng bệnh nhân.
  • 3:50 - 3:54
    Nỗi ám ảnh về sự hiệu quả thật ra
    khiến chúng ta kém hiệu quả hơn.
  • 3:54 - 3:58
    Nó còn gây phản tác dụng
    bằng các báo động giả.
  • 3:58 - 4:01
    Các bệnh viện có hàng trăm thiết bị
    có gắn báo động.
  • 4:01 - 4:03
    Thường thì, chúng đều đang báo động giả.
  • 4:03 - 4:05
    Mất thời gian để phân biệt chính xác.
  • 4:05 - 4:10
    Và khoảng thời gian đó tạo ra
    sự mệt mỏi, căng thẳng và một lần nữa,
  • 4:10 - 4:14
    gây sao lãng những vấn đề
    của những bệnh nhân thật sự.
  • 4:15 - 4:18
    Cũng có những báo động giả
    trong nhận dạng mẫu.
  • 4:18 - 4:20
    Xe buýt trường học, từ góc nhìn xiên,
  • 4:20 - 4:22
    có thể giống như một bao cát.
  • 4:23 - 4:28
    Cần có thời gian
    để loại bỏ việc nhận dạng nhầm.
  • 4:28 - 4:31
    Nhận định sai cũng là một vấn đề.
  • 4:31 - 4:34
    Các thuật toán có thể nhận biết nhanh hơn.
  • 4:34 - 4:36
    Nhưng chúng chỉ có thể
    cho ta biết về quá khứ.
  • 4:36 - 4:42
    Nhiều tác phẩm kinh điển tương lai
    từng bị đánh giá thấp, như "Moby Dick,"
  • 4:42 - 4:44
    hay bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản,
  • 4:44 - 4:46
    như loạt truyện "Harry Potter."
  • 4:46 - 4:50
    Sẽ thật lãng phí khi cố tránh
    mọi sự lãng phí.
  • 4:50 - 4:54
    Sự hiệu quả cũng là một cái bẫy
    khi bị đối thủ bắt chước.
  • 4:54 - 4:59
    Lấy khẩu pháo 75 mm thể kỷ 19
    của Pháp làm ví dụ.
  • 4:59 - 5:02
    Nó từng là một cỗ máy
    giết người kiệt xuất.
  • 5:02 - 5:06
    Khẩu pháo này có thể bắn
    một viên đạn mỗi bốn giây.
  • 5:06 - 5:08
    Nhưng điều đó cũng
    không quá đặc biệt.
  • 5:08 - 5:12
    Điều thật sự tài tình nằm ở
    cơ chế giật lùi,
  • 5:12 - 5:15
    khẩu pháo có thể
    trả về chính xác vị trí cũ
  • 5:15 - 5:16
    mà không cần nhắm bắn lại.
  • 5:16 - 5:20
    Thế là tỷ lệ bắn trúng tăng chóng mặt.
  • 5:20 - 5:23
    Nó có vẻ là một giải pháp cho Pháp
  • 5:23 - 5:26
    để đánh bại Đức trong trận chiến tới.
  • 5:27 - 5:32
    Nhưng có thể dự đoán được người Đức
    cũng đang làm những điều tương tự.
  • 5:32 - 5:34
    Vậy nên, khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ,
  • 5:34 - 5:41
    chiến tranh chiến hào đã kéo dài
    hơn mong đợi.
  • 5:41 - 5:45
    Một công nghệ được thiết kế để rút ngắn
    trận chiến đã kéo dài nó.
  • 5:46 - 5:50
    Cái giá lớn hơn cả có lẽ là
    làm lỡ mất nhiều cơ hội.
  • 5:50 - 5:53
    Kinh tế nền tảng đang kết nối
    người mua và người bán,
  • 5:53 - 5:55
    có thể là một sự đầu tư tuyệt vời,
  • 5:55 - 5:58
    và chúng ta đã thấy điều đó
    trong vài tuần qua.
  • 5:58 - 6:01
    Những công ty vẫn đang lỗ
    hàng trăm triệu đô-la
  • 6:01 - 6:05
    có thể tạo nên những tỷ phú
    bằng việc phát hành cổ phiếu.
  • 6:07 - 6:10
    Nhưng những phát minh khó khăn nhất
  • 6:10 - 6:13
    thuộc về vật lý và hóa học.
  • 6:13 - 6:15
    Chúng là những rủi ro lớn hơn.
  • 6:15 - 6:18
    Chúng có thể đang thất thế,
    vì phần cứng là thứ khó nhai.
  • 6:18 - 6:23
    Việc tăng quy mô của một phát minh
    vật lý hay hóa học khó hơn nhiều
  • 6:23 - 6:25
    so với một phát minh trên cơ sở phần mềm.
  • 6:26 - 6:27
    Hãy nghĩ về những cục pin.
  • 6:28 - 6:32
    Pin Li-ion trong các thiết bị di động
    và xe hơi chạy bằng điện
  • 6:32 - 6:34
    đang dựa trên một nguyên lý 30 năm tuổi.
  • 6:35 - 6:37
    Có bao nhiêu pin
    điện thoại thông minh ngày nay
  • 6:38 - 6:41
    có thể duy trì suốt một ngày
    trong một lần sạc?
  • 6:42 - 6:43
    Vâng, phần cứng rất khó.
  • 6:45 - 6:48
    Mất hơn 20 năm để bằng sáng chế
  • 6:48 - 6:50
    cho phương pháp in khô,
  • 6:50 - 6:53
    của Chester Carlson năm 1938,
  • 6:53 - 7:00
    dẫn đến máy photocopy Xerox 914
    trình làng năm 1959.
  • 7:01 - 7:06
    Công ty nhỏ, gan dạ Haloid
    ở Rochester, New York
  • 7:06 - 7:11
    đã phải trải qua điều mà phần lớn
    các công ty sẽ chẳng bao giờ chấp nhận.
  • 7:11 - 7:13
    Thất bại hết lần này đến lần khác,
  • 7:13 - 7:16
    và một trong những
    vấn đề đặc biệt là cháy nổ.
  • 7:16 - 7:20
    Thực tế, khi 914 được tung ra thị trường,
  • 7:20 - 7:25
    nó vẫn có một thiết bị gọi là
    thiết bị loại trừ cháy sém
  • 7:25 - 7:29
    nhưng thực chất nó là một đồ chữa cháy
    nhỏ được cài đặt sẵn.
  • 7:30 - 7:35
    Câu trả lời của tôi cho tất cả mọi vấn đề
    này là: sự kém hiệu quả đầy cảm hứng.
  • 7:35 - 7:39
    Phép đo và dữ liệu là cần thiết
    nhưng không đủ.
  • 7:39 - 7:43
    Hãy dành vài chỗ cho trực giác
    và kỹ năng con người.
  • 7:43 - 7:47
    Sự kém hiệu quả đầy cảm hứng
    có bảy mặt.
  • 7:47 - 7:50
    Đầu tiên, chọn một tuyến đường thơ mộng,
    đánh cược vào vận may.
  • 7:50 - 7:53
    Nhầm đường có khi lại bội thu.
  • 7:53 - 7:56
    Có lần, khi đang khám phá bờ đông
    sông Mississippi,
  • 7:56 - 7:58
    tôi đã đi nhầm đường.
  • 7:58 - 8:02
    Tôi đang tiến đến một cây cầu thu phí
    bắt ngang qua dòng sông lớn này,
  • 8:02 - 8:05
    và nhân viên thu phí nói
    tôi không được quay đầu.
  • 8:05 - 8:09
    Vậy là tôi trả 50 xu,
    giá tại thời điểm đó,
  • 8:09 - 8:12
    và tôi đã ở Muscatine, Iowa.
  • 8:12 - 8:14
    Trước đó tôi gần như
    chưa từng nghe về Muscatine,
  • 8:14 - 8:17
    nhưng nó quả là một nơi tuyệt vời.
  • 8:17 - 8:22
    Muscatine có vài bãi trai
    thuộc hàng dồi dào nhất thế giới.
  • 8:22 - 8:25
    Một thế kỉ trước,
    1/3 số nút áo trên thế giới
  • 8:25 - 8:27
    được sản xuất tại Muscatine,
  • 8:27 - 8:29
    1,5 tỷ cái mỗi năm.
  • 8:29 - 8:31
    Những nhà máy cuối cùng giờ đã đóng cửa,
  • 8:31 - 8:35
    nhưng vẫn có một bảo tàng về
    ngành công nghiệp sản xuất khuy trai
  • 8:35 - 8:38
    một trong những bảo tàng
    hiếm có nhất trên thế giới.
  • 8:38 - 8:40
    Nhưng những nút áo chỉ là sự bắt đầu.
  • 8:40 - 8:42
    Chính căn nhà ở Muscatine
  • 8:42 - 8:45
    nơi vị chủ tịch tương lai của Trung Quốc
    từng ở năm 1986,
  • 8:45 - 8:48
    như một thành viên của
    một phái đoàn nông nghiệp.
  • 8:48 - 8:51
    Giờ nó là Nhà Hữu nghị Mỹ-Trung,
  • 8:51 - 8:54
    và nó là nơi hành hương
    của các du khách Trung Quốc.
  • 8:54 - 8:56
    Sao tôi có thể đoán trước điều đó?
  • 8:56 - 8:57
    (Cười)
  • 8:58 - 9:02
    Thứ hai, thoát khỏi sự thoải mái.
  • 9:02 - 9:05
    Đôi khi sẽ hiệu quả hơn khi
    thách thức bản thân.
  • 9:05 - 9:07
    Như Internet Vạn Vật.
  • 9:07 - 9:10
    Thật tuyệt vời khi có thể
    kiểm soát các ánh đèn,
  • 9:10 - 9:13
    thiết lập bộ điều nhiệt,
    thậm chí hút bụi căn phòng
  • 9:13 - 9:15
    mà không phải nhấc chân khỏi chỗ.
  • 9:15 - 9:17
    Nhưng các nghiên cứu y học đã chỉ ra
  • 9:17 - 9:20
    rằng thật ra việc cử động,
    đứng dậy, đi lòng vòng
  • 9:20 - 9:24
    là một trong những điều tuyệt nhất
    bạn có thể làm cho trái tim của mình.
  • 9:24 - 9:26
    Nó tốt cho tim mạch và vòng eo.
  • 9:27 - 9:30
    Thứ ba, biến sai lầm của bạn thành tiền.
  • 9:30 - 9:32
    Những khuôn mẫu tuyệt vời
    có thể được tạo ra
  • 9:32 - 9:35
    bởi sự phát triển sáng tạo
    của những tai nạn bất ngờ.
  • 9:35 - 9:38
    Tad Leski, một kiến trúc sư
    của Nhà hát Metropolitan
  • 9:38 - 9:39
    tại Trung tâm Lincoln,
  • 9:39 - 9:43
    đang làm bản phác thảo
    và vài giọt mực trắng rơi xuống bản vẽ.
  • 9:44 - 9:47
    Những người khác có thể sẽ vứt nó đi,
  • 9:47 - 9:52
    nhưng Leski đã lấy cảm hứng để
    sản xuất chiếc đèn chùm starburst
  • 9:52 - 9:56
    loại đèn gần như
    nổi tiếng nhất của thế kỉ 20.
  • 9:57 - 10:00
    Thứ tư, đôi lúc hãy thử thách bản thân.
  • 10:00 - 10:04
    Có thể sẽ hiệu quả hơn
    khi ít thành thạo, lưu loát.
  • 10:04 - 10:06
    Các nhà tâm lý học gọi đó là
    sự khó khăn mong muốn.
  • 10:06 - 10:09
    Ghi chú chi tiết với bàn phím
  • 10:09 - 10:12
    có vẻ như là cách tốt nhất
    để nắm được bài giảng,
  • 10:12 - 10:15
    để có thể xem lại
    bài giảng một cách chính xác nhất.
  • 10:16 - 10:19
    Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
    khi chúng ta phải viết tắt,
  • 10:20 - 10:23
    phải tổng kết những gì người khác nói,
  • 10:23 - 10:27
    khi chúng ta đang ghi chú
    bằng bút trên giấy,
  • 10:27 - 10:29
    chúng ta đang xử lý thông tin.
  • 10:29 - 10:31
    Chúng ta đang biến nó theo ý mình,
  • 10:31 - 10:33
    và chúng ta đang học một cách
    chủ động hơn rất nhiều
  • 10:33 - 10:38
    so với khi chỉ sao chép lại
    những gì đã được nói ra.
  • 10:39 - 10:42
    Thứ năm, thỏ khôn đào ba hang.
  • 10:42 - 10:43
    Độc canh có thể chí mạng.
  • 10:43 - 10:45
    Các bạn còn nhớ khoai tây chứ?
  • 10:45 - 10:47
    Nó đã hiệu quả đến khi
    nó không còn hiệu quả.
  • 10:47 - 10:49
    Sự đa dạng cũng áp dụng
    cho các tổ chức.
  • 10:50 - 10:53
    Phần mềm có thể cho biết điều gì khiến cho
  • 10:53 - 10:56
    những người trong một tổ chức
    thành công trong quá khứ.
  • 10:56 - 10:59
    Và nó hiệu quả, đôi lúc,
    trong việc sàng lọc nhân sự.
  • 10:59 - 11:03
    Nhưng hãy nhớ, môi trường
    không ngừng thay đổi,
  • 11:03 - 11:07
    và phần mềm, phần mềm sàng lọc,
    không có cách nào cho biết,
  • 11:07 - 11:12
    và chúng ta cũng không cách nào biết,
    ai sẽ có ích trong tương lai.
  • 11:12 - 11:17
    Vậy nên, chúng ta cần phải bổ sung
    cho các thuật toán
  • 11:17 - 11:20
    bằng trực giác và bằng việc tìm
    những người
  • 11:20 - 11:23
    có tiểu sử đa dạng và cái nhìn đa chiều.
  • 11:23 - 11:28
    Sáu, sống yên ổn nghĩ tới ngày gian nguy.
  • 11:28 - 11:31
    Tại sao hai chiếc máy bay 737 Max lại rơi?
  • 11:31 - 11:33
    Chúng ta vẫn không biết rõ mọi chuyện,
  • 11:33 - 11:36
    nhưng chúng ta biết cách để
    ngăn chặn những thảm kịch tương lai.
  • 11:36 - 11:39
    Chúng ta cần nhiều hệ thống độc lập.
  • 11:39 - 11:43
    Nếu một cái bị lỗi, những cái khác
    có thể bỏ qua nó.
  • 11:43 - 11:46
    Chúng ta cũng cần những điều phối viên
    giỏi để cứu nguy
  • 11:46 - 11:49
    và nó đồng nghĩa với việc
    không ngừng rèn luyện.
  • 11:49 - 11:52
    Bảy, phung phí một cách hợp lý.
  • 11:52 - 11:55
    Thomas Edison là người mở đường
    cho ngành điện ảnh
  • 11:55 - 11:57
    cũng như công nghệ ghi hình.
  • 11:57 - 12:01
    Không ai từng cống hiến nhiều
    cho sự hiệu quả hơn ông.
  • 12:01 - 12:04
    Nhưng việc giảm chi phí của ông
    không hiệu quả.
  • 12:04 - 12:07
    Quản lý của ông thuê một người
    được gọi là kỹ sư hiệu quả,
  • 12:07 - 12:09
    người đã khuyên ông tiết kiệm tiền
  • 12:09 - 12:13
    bằng cách sử dụng kho phim mà
    ông đã quay nhiều hơn,
  • 12:13 - 12:15
    quay lại ít hơn.
  • 12:15 - 12:16
    Edison là một thiên tài,
  • 12:16 - 12:19
    nhưng ông không hiểu những luật mới
    về các đặc điểm của phim
  • 12:19 - 12:25
    và thực tế là thất bại đã trở thành
    cái giá của thành công.
  • 12:25 - 12:29
    Nói cách khác, vài nhà làm phim kiệt xuất,
    như Erich Von Stroheim thì ngược lại.
  • 12:29 - 12:31
    Họ là những nhà soạn kịch tài ba,
  • 12:31 - 12:34
    và Stroheim cũng là một
    nam diễn viên đáng nhớ.
  • 12:34 - 12:36
    Nhưng họ không thể sống
    bằng thu nhập của mình.
  • 12:36 - 12:38
    Nó không đủ.
  • 12:39 - 12:43
    Irving Thalberg, một cựu thư ký
    với năng lực trực giác thiên tài,
  • 12:43 - 12:46
    đã có được sự phung phí hợp lý.
  • 12:46 - 12:49
    Đầu tiên tại Universal, rồi tại MGM,
  • 12:49 - 12:53
    trở thành nhà sản xuất phim lý tưởng
    của Hollywood.
  • 12:53 - 12:56
    Tóm lại, để trở nên thật sự hiêu quả,
  • 12:56 - 12:59
    chúng ta cần sự kém hiệu quả
    tốt nhất có thể.
  • 12:59 - 13:01
    Con đường ngắn nhất có thể là đường vòng
  • 13:01 - 13:03
    chứ không phải đường thẳng.
  • 13:03 - 13:06
    Charles Darwin hiểu điều đó.
  • 13:06 - 13:07
    Khi ông chạm trán một vấn đề khó,
  • 13:07 - 13:09
    ông đã tạo nên một vòng đường mòn,
  • 13:09 - 13:12
    con đường Sandwalk ông lập nên sau nhà.
  • 13:13 - 13:16
    Một con đường năng suất có thể hữu hình,
    như của Darwin,
  • 13:16 - 13:20
    hay một con đường không thực,
    hoặc một lối rẽ bất ngờ
  • 13:20 - 13:22
    từ con đường chúng ta đã đặt ra.
  • 13:22 - 13:25
    Quá hiệu quả có thể làm giảm hiệu suất.
  • 13:25 - 13:29
    Nhưng một ít sự kém hiệu quả đầy cảm hứng
    có thể tăng cường nó.
  • 13:29 - 13:35
    Đôi khi, cách tốt nhất để tiến lên
    là đi theo một vòng tròn.
  • 13:35 - 13:36
    Xin cảm ơn.
  • 13:36 - 13:39
    (Vỗ tay)
Title:
Làm thế nào để tận dụng sự kém hiệu quả
Speaker:
Edward Tenner
Description:

Liệu nỗi ám ảnh về sự hiệu quả có thật sự khiến ta kém hiệu quả hơn? Trong buổi nói chuyện này, nhà văn, nhà sử học Edward Tenner thảo luận về những triển vọng và hiểm nguy mà chúng ta gặp phải trong nỗ lực hoàn thành mọi thứ càng nhanh càng tốt và đưa ra bảy cách chúng ta có thể dùng "sự kém hiệu quả đầy cảm hứng" để tạo ra năng suất cao hơn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:53
Thu Ha Tran approved Vietnamese subtitles for The paradox of efficiency
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for The paradox of efficiency
Huong Pham accepted Vietnamese subtitles for The paradox of efficiency
Huong Pham edited Vietnamese subtitles for The paradox of efficiency
Huong Pham edited Vietnamese subtitles for The paradox of efficiency
Huong Pham edited Vietnamese subtitles for The paradox of efficiency
Nhị Khánh Trần rejected Vietnamese subtitles for The paradox of efficiency
Vivian Dinh accepted Vietnamese subtitles for The paradox of efficiency
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions