Return to Video

Rogier van der Heide: Tại sao ánh sáng cần bóng tối?

  • 0:00 - 0:03
    Trên màn hình là một nói rất hay
  • 0:03 - 0:06
    "Ánh sáng tạo nên cảnh trí,
  • 0:06 - 0:09
    ánh sáng đem đến cảm nhận về không gian,
  • 0:09 - 0:13
    và ánh sáng cũng là sự biểu đạt của cấu trúc."
  • 0:13 - 0:15
    Câu này không phải của tôi.
  • 0:15 - 0:17
    Mà của Le Corbusier,
  • 0:17 - 0:19
    một kiến trúc sư nổi tiếng.
  • 0:19 - 0:21
    Hãy nhìn đây, và bạn sẽ hiểu ý ông
  • 0:21 - 0:24
    tại một trong những tòa nhà tuyệt mỹ ông thiết kế --
  • 0:24 - 0:28
    nhà nguyện Notre Dame du Haut Ronchamp --
  • 0:28 - 0:30
    nơi ông tạo ra thứ ánh sáng
  • 0:30 - 0:33
    mà chỉ có thể tạo ra được với sự có mặt của bóng tối.
  • 0:33 - 0:36
    Và tôi nghĩ, sự tinh hoa
  • 0:36 - 0:39
    của bài thuyết trình dài 18 phút này --
  • 0:39 - 0:42
    là sẽ không có ánh sáng đẹp
  • 0:42 - 0:45
    lành mạnh và có ích
  • 0:45 - 0:47
    nếu không có bóng tối phù hợp.
  • 0:49 - 0:52
    Chúng ta thường thắp sáng văn phòng như thế này.
  • 0:52 - 0:54
    Chúng ta có điều lệ và tiêu chuẩn
  • 0:54 - 0:57
    quy định rằng ánh sáng phải có cường độ nhất định
  • 0:57 - 0:59
    và có sự đồng nhất cao.
  • 0:59 - 1:02
    Đây là cách chúng ta tạo ra ánh sáng đồng nhất
  • 1:02 - 1:04
    từ tường này đến tường kia
  • 1:04 - 1:07
    với một hệ thống mạng đèn đều đặn.
  • 1:07 - 1:09
    Và điều này khác hẳn
  • 1:09 - 1:11
    với hình ảnh tôi vừa đưa ra
  • 1:11 - 1:13
    từ Le Corbusier.
  • 1:13 - 1:15
    Nếu chúng ta áp dụng những điều lệ và tiêu chuẩn này
  • 1:15 - 1:17
    cho đền Pantheon ở Rome,
  • 1:17 - 1:19
    nó sẽ chẳng bao giờ có được dáng vẻ như thế này,
  • 1:19 - 1:21
    vì thứ ánh sáng tuyệt đẹp thế này
  • 1:21 - 1:24
    thứ ánh sáng hài hòa tỏa ra khắp tòa nhà một cách tự nhiên này
  • 1:24 - 1:26
    chỉ có thể đạt được
  • 1:26 - 1:29
    vì có cả bóng tối trong cùng tòa nhà.
  • 1:30 - 1:33
    Tương tự như câu nói của Santiago Calatrava
  • 1:33 - 1:36
    tôi tạo ra ánh sáng vì
  • 1:36 - 1:38
    sự thoải mái và tiện nghi cho những tòa nhà"
  • 1:38 - 1:41
    Ý ông không muốn nói đến sự thoải mái của một bữa ăn 5 món
  • 1:41 - 1:43
    so với bữa ăn chỉ có 1 món,
  • 1:43 - 1:45
    ông thực sự muốn nói đến sự thoải mái
  • 1:45 - 1:48
    về chất lượng tòa nhà.
  • 1:48 - 1:50
    Ý của ông là bạn có thể nhìn thấy bầu trời
  • 1:50 - 1:53
    và bạn có thể cảm nhận ánh nắng mặt trời.
  • 1:53 - 1:56
    Và ông ấy thiết kế những tòa nhà lộng lẫy thế này
  • 1:56 - 1:58
    nơi bạn có thể nhìn thấy bầu trời,
  • 1:58 - 2:00
    và cảm nhận ánh nắng
  • 2:00 - 2:03
    mang lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp hơn
  • 2:03 - 2:06
    đều là nhờ có sự hài hòa của ánh sáng
  • 2:06 - 2:10
    ở nơi sáng cũng như ở chỗ tối.
  • 2:10 - 2:13
    Và mấu chốt của vấn đề tất nhiên chính là mặt trời.
  • 2:13 - 2:16
    Hình ảnh này của mặt trời có lẽ gợi lên
  • 2:16 - 2:19
    sự tàn ác và hung hãn.
  • 2:19 - 2:22
    Nhưng chúng ta đừng quên rằng toàn bộ năng lượng của trái đất
  • 2:22 - 2:24
    thực ra được cung cấp bởi mặt trời.
  • 2:24 - 2:27
    Và ánh sáng chính là một dạng
  • 2:27 - 2:29
    của nguồn năng lượng ấy.
  • 2:29 - 2:32
    Mặt trời đem đến sự vận động, làm thay đổi màu sắc,
  • 2:32 - 2:35
    ánh mặt trời làm nên vẻ đẹp cho môi trường sống của chúng ta,
  • 2:35 - 2:37
    như trong tòa nhà này --
  • 2:37 - 2:39
    Bảo tàng Nghệ thuật Atlanta,
  • 2:39 - 2:41
    thiết kế bởi Renzo Piano, người Ý,
  • 2:41 - 2:44
    cùng với Công ty thiết kế ánh sáng Arup,
  • 2:44 - 2:46
    một đội ngũ các nhà thiết kế ánh sáng tài ba,
  • 2:46 - 2:48
    đã tạo ra
  • 2:48 - 2:51
    một sự hài hòa tinh tế của ánh sáng
  • 2:51 - 2:53
    trong không gian,
  • 2:53 - 2:55
    thay đổi theo ánh mặt trời bên ngoài,
  • 2:55 - 2:58
    nhờ những ô cửa nhỏ xinh này trên mái nhà
  • 2:58 - 3:00
    Đây chính là một cách gián tiếp,
  • 3:00 - 3:02
    để bạn nhìn thấy mặt trời.
  • 3:02 - 3:04
    Những gì họ làm
  • 3:04 - 3:06
    là tạo ra một yếu tố xây dựng tổng thể
  • 3:06 - 3:09
    để cải thiện chất lượng không gian
  • 3:09 - 3:11
    xung quanh những vị khách tham quan bảo tàng.
  • 3:11 - 3:13
    Và họ tạo ra những cấu trúc mái vòm
  • 3:13 - 3:15
    như thế này
  • 3:15 - 3:18
    để ngăn ánh nắng gay gắt,
  • 3:18 - 3:21
    nhưng đồng thời vẫn mở rộng để đón nhận ánh sáng trời.
  • 3:21 - 3:23
    Và bạn có thể thấy
  • 3:23 - 3:25
    quá trình họ thiết kế tuyệt tác này
  • 3:25 - 3:27
    với các mô hình vật lý
  • 3:27 - 3:30
    cùng các phương pháp định tính cũng như định lượng
  • 3:30 - 3:33
    để đi đến kết quả cuối cùng
  • 3:33 - 3:35
    đó là sự kết hợp một cách hài hòa và toàn diện
  • 3:35 - 3:37
    của ánh sáng với công trình kiến trúc.
  • 3:37 - 3:39
    Họ tự cho phép mình phạm vài lỗi nhỏ trong suốt quá trình.
  • 3:39 - 3:41
    Như bạn thấy có vài đốm nắng chiếu thẳng xuống sàn nhà,
  • 3:41 - 3:44
    nhưng họ có thể dễ dàng lần ra nguồn gốc của chúng.
  • 3:44 - 3:48
    Bằng cách này, họ cho phép mọi người trong tòa nhà
  • 3:48 - 3:50
    tận hưởng ánh mặt trời,
  • 3:50 - 3:52
    mặt tốt đẹp của mặt trời.
  • 3:52 - 3:54
    Và bạn có thể tận hưởng ánh mặt trời
  • 3:54 - 3:57
    bằng nhiều cách, tất nhiên rồi.
  • 3:57 - 3:59
    Có thể đơn giản như thế này,
  • 3:59 - 4:02
    hay thế này, hơi đặc biệt một chút,
  • 4:02 - 4:04
    Ảnh này được chụp năm 1963 --
  • 4:04 - 4:06
    họ đang quan sát nhật thực
  • 4:06 - 4:08
    ở Mỹ.
  • 4:08 - 4:11
    Mặt trời hơi chói chang một chút,
  • 4:11 - 4:14
    thế là mọi người đã tìm ra một giải pháp thông minh thế này.
  • 4:15 - 4:17
    Tôi nghĩ đây là hình ảnh minh họa rõ ràng nhất ý tôi muốn nói --
  • 4:17 - 4:20
    đó là sự vận động tuyệt vời mà mặt trời
  • 4:20 - 4:22
    đem vào những tòa nhà này,
  • 4:22 - 4:25
    đã tạo ra chất lượng cho môi trường xây dựng
  • 4:25 - 4:27
    và thực sự cải thiện cuộc sống của chúng ta.
  • 4:27 - 4:29
    Và hình ảnh này thể hiện bóng tối
  • 4:29 - 4:31
    cũng nhiều như thể hiện ánh sáng,
  • 4:31 - 4:34
    bởi vì nếu không thì bạn sẽ chẳng thấy được những sự vận động này.
  • 4:34 - 4:37
    Trái ngược với văn phòng bạn thấy
  • 4:37 - 4:39
    ở phần đầu,
  • 4:39 - 4:42
    đây là một tòa nhà văn phòng nổi tiếng, tòa White Group.
  • 4:42 - 4:45
    Họ tư vấn về sử dụng năng lượng xanh, hoặc gì đó tương tự.
  • 4:45 - 4:47
    Và họ thực sự áp dụng những lí thuyết họ thường tư vấn,
  • 4:47 - 4:50
    vì văn phòng này hoàn toàn không có bóng đèn điện.
  • 4:50 - 4:52
    Nó chỉ có
  • 4:52 - 4:54
    cửa sổ kính rất rộng ở một bên tường
  • 4:54 - 4:56
    cho phép ánh nắng mặt trời
  • 4:56 - 4:58
    chiếu thật sâu vào trong phòng,
  • 4:58 - 5:01
    tạo ra một không gian tuyệt đẹp và linh hoạt
  • 5:01 - 5:04
    Bạn có thể làm việc ở một góc rất tối,
  • 5:04 - 5:07
    hoặc ở một nơi rất sáng.
  • 5:07 - 5:09
    Nhưng thực ra mắt người
  • 5:09 - 5:11
    có thể thích nghi một cách đáng ngạc nhiên
  • 5:11 - 5:13
    với tất cả những điều kiện ánh sáng khác nhau này
  • 5:13 - 5:15
    Cùng với nhau chúng đã tạo nên một môi trường
  • 5:15 - 5:17
    không bao giờ nhàm chán và không bao giờ tối tăm,
  • 5:17 - 5:20
    và vì thế, giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta.
  • 5:21 - 5:24
    Tôi phải giới thiệu nhân vật này với các bạn.
  • 5:24 - 5:26
    Đây là Richard Kelly
  • 5:26 - 5:28
    người được sinh ra đúng 100 năm trước,
  • 5:28 - 5:30
    đó cũng là lý do tôi nhắc đến ông ở đây,
  • 5:30 - 5:32
    như một cách tưởng niệm.
  • 5:32 - 5:35
    Vào những năm 1930, Richard Kelly là người đầu tiên
  • 5:35 - 5:37
    thực sự định ra
  • 5:37 - 5:39
    một phương pháp cho ngành thiết kế ánh sáng đương đại.
  • 5:39 - 5:41
    Ông ta đưa ra 3 khái niệm,
  • 5:41 - 5:43
    đó là "focal glow", tạm dịch là "ánh sáng tiêu điểm" hay "ánh sáng để nhìn thấy"
  • 5:43 - 5:45
    "ambient luminescence", "ánh sáng tạo môi trường" hay "ánh sáng để chiêm nghiệm"
  • 5:45 - 5:47
    và "play of briliants", "ánh sáng trình diễn" hay "ánh sáng để chiêm ngưỡng"
  • 5:47 - 5:49
    từ những ý tưởng đối lập nhau
  • 5:49 - 5:51
    về ánh sáng trong kiến trúc
  • 5:51 - 5:53
    được kết hợp
  • 5:53 - 5:55
    để tạo nên trải nghiệm đẹp đẽ này.
  • 5:55 - 5:57
    Bắt đầu với "ánh sáng tiêu điểm"
  • 5:57 - 5:59
    Ý ông ấy muốn nói đến những thứ như thế này --
  • 5:59 - 6:01
    nơi mà ánh sáng chỉ ra hướng của không gian
  • 6:01 - 6:03
    và dẫn đường cho bạn.
  • 6:03 - 6:05
    Hay như ở đây, ánh sáng ông thiết kế
  • 6:05 - 6:07
    cho General Motors, cho một phòng triển lãm xe.
  • 6:07 - 6:09
    Và bạn bước vào không gian đó,
  • 6:09 - 6:12
    và bạn cảm thấy, "Ôi! thật là ấn tượng,"
  • 6:12 - 6:14
    đó là vì cái "tiêu điểm" này,
  • 6:14 - 6:16
    cái nguồn ánh sáng mạnh mẽ ở ngay giữa.
  • 6:16 - 6:18
    Với tôi, nó giống như trong nhà hát,
  • 6:18 - 6:20
    và lát nữa đây, tôi sẽ quay lại ý này
  • 6:20 - 6:22
    Chính ánh đèn sân khấu chiếu lên người nghệ sĩ
  • 6:22 - 6:24
    đã khiến bạn tập trung.
  • 6:24 - 6:27
    Đó cũng có thể là ánh mặt trời xuyên qua những đám mây
  • 6:27 - 6:30
    và chiếu sáng những mảng đất,
  • 6:30 - 6:32
    làm nó nổi bật lên
  • 6:32 - 6:35
    so với không gian mờ tối xung quanh.
  • 6:35 - 6:38
    Hay giống như trong các cửa hàng, trong khu mua sắm --
  • 6:38 - 6:40
    chiếu sáng các mặt hàng
  • 6:40 - 6:43
    và tạo điểm nhấn để giúp bạn nhìn thấy rõ.
  • 6:43 - 6:46
    "Ánh sáng tạo môi trường" là một khái niệm hoàn toàn khác.
  • 6:46 - 6:49
    Richard Kelly xem đó là một thứ ánh sáng vô tận,
  • 6:49 - 6:51
    không có bất kì điểm nhấn nào,
  • 6:51 - 6:53
    một nơi mà tất cả các chi tiết
  • 6:53 - 6:56
    đã hòa tan vào sự vô tận.
  • 6:56 - 6:59
    Và tôi thấy nó là một thứ ánh sáng dễ chịu
  • 6:59 - 7:01
    giúp chúng ta thư giãn
  • 7:01 - 7:03
    và chiêm nghiệm.
  • 7:03 - 7:05
    Hoặc giống như ở đây:
  • 7:05 - 7:08
    Bảo tàng Khoa học Quốc gia Luân Đôn,
  • 7:08 - 7:10
    nơi mà ánh sáng màu xanh này
  • 7:10 - 7:12
    trùm lên tất cả các hiện vật và khu trưng bày
  • 7:12 - 7:15
    trong một động thái tổng thể.
  • 7:15 - 7:18
    Và cuối cùng là quan niệm "ánh sáng trình diễn" của Kelly
  • 7:18 - 7:22
    Đây quả là một "màn trình diễn của ánh sáng" phía chân trời Hong Kong,
  • 7:22 - 7:24
    hay có thể là cái đèn chùm của nhà hát opera,
  • 7:24 - 7:26
    hay ở ngay chính trong nhà hát này,
  • 7:26 - 7:28
    nó là một vật trang trí,
  • 7:28 - 7:30
    lớp kem phủ trên chiếc bánh, một thứ gì đó vui nhộn,
  • 7:30 - 7:32
    hay chỉ là một chi tiết bổ sung
  • 7:32 - 7:35
    cho môi trường kiến trúc.
  • 7:35 - 7:37
    Ba thành tố riêng biệt này,
  • 7:37 - 7:39
    kết hợp để tạo nên một môi trường ánh sáng
  • 7:39 - 7:41
    khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.
  • 7:41 - 7:43
    Và chúng ta chỉ có thể tạo nên chúng từ bóng tối.
  • 7:43 - 7:45
    Tôi sẽ giải thích sâu hơn.
  • 7:45 - 7:48
    Tôi đoán đó là ý tưởng mà Richard Kelly (bên trái),
  • 7:48 - 7:51
    đang cố giải thích cho Lugwig Mies Van der Rohe.
  • 7:51 - 7:53
    Và ngay sau lưng họ là tòa nhà Seagram
  • 7:53 - 7:55
    mà sau này trở thành
  • 7:55 - 7:58
    một biểu tượng của ngành thiết kế chiếu sáng đương đại.
  • 7:59 - 8:01
    Vào thời đó, đã bắt đầu có một số thử nghiệm
  • 8:01 - 8:03
    sử dụng liệu pháp ánh sáng.
  • 8:03 - 8:06
    Bức ảnh này chụp ở Thư viện Y khoa Hoa Kỳ,
  • 8:06 - 8:09
    nơi mọi người được phơi nắng cho khỏe.
  • 8:09 - 8:11
    Đây là một câu chuyện hơi khác,
  • 8:11 - 8:13
    về khía cạnh sức khỏe của ánh sáng,
  • 8:13 - 8:15
    khác với những gì tôi nói nãy giờ.
  • 8:15 - 8:17
    Trong y học hiện đại,
  • 8:17 - 8:20
    có một hẳn một quan niệm về ánh sáng
  • 8:20 - 8:23
    gần như theo cách hiểu của ngành hóa sinh.
  • 8:23 - 8:25
    Về lý thuyết,
  • 8:25 - 8:27
    khi chúng ta nhìn các sự vật,
  • 8:27 - 8:30
    ánh sáng vàng giúp ích nhiều nhất,
  • 8:30 - 8:32
    chúng ta nhạy cảm với nó nhất.
  • 8:32 - 8:34
    Nhưng nhịp sinh học của con người,
  • 8:34 - 8:36
    cái "đồng hồ" bảo chúng ta nên ngủ hay thức
  • 8:36 - 8:39
    nên tỉnh táo hay nghỉ ngơi, vân vân,
  • 8:39 - 8:42
    được kích thích chủ yếu bởi ánh sáng xanh lam.
  • 8:42 - 8:44
    Và bằng cách điều chỉnh lượng ánh sáng xanh lam
  • 8:44 - 8:46
    trong môi trường,
  • 8:46 - 8:49
    chúng ta có thể giúp mọi người thư giãn, hoặc tỉnh táo,
  • 8:49 - 8:52
    ngủ hoặc thức.
  • 8:52 - 8:54
    Bằng cách này
  • 8:54 - 8:56
    trong tương lai gần,
  • 8:56 - 8:58
    các bệnh viện có thể dùng ánh sáng
  • 8:58 - 9:01
    để giúp bệnh nhân khỏe lại sớm hơn,
  • 9:01 - 9:03
    bình phục nhanh hơn.
  • 9:03 - 9:05
    Hoặc trên máy bay,
  • 9:05 - 9:07
    chúng ta có thể vượt qua những mệt mỏi.
  • 9:07 - 9:10
    Hoặc trong trường học, chúng ta có thể giúp bọn trẻ học tốt hơn
  • 9:10 - 9:13
    vì chúng tập trung hơn vào bài học.
  • 9:13 - 9:15
    Bạn có thể nghĩ ra nhiều ứng dụng hơn nữa.
  • 9:15 - 9:17
    Nhưng tôi muốn nói sâu hơn
  • 9:17 - 9:19
    đến sự kết hợp
  • 9:19 - 9:22
    của ánh sáng và bóng tối
  • 9:22 - 9:25
    như là một một phẩm chất của cuộc sống.
  • 9:26 - 9:29
    Mục đích của ánh sáng tất nhiên là các tương tác xã hội --
  • 9:29 - 9:31
    để liên kết chúng ta
  • 9:31 - 9:33
    với môi trường xung quanh.
  • 9:33 - 9:36
    Đó là nơi chúng ta tụ họp
  • 9:36 - 9:38
    khi cần trao đổi gì đó với nhau.
  • 9:38 - 9:40
    Nói bao quát hơn, ánh sáng làm nên thế giới này.
  • 9:40 - 9:43
    Đây là hình ảnh trái đất vào buổi đêm.
  • 9:43 - 9:45
    Và tôi cho đây là hình ảnh gây shock nhất
  • 9:45 - 9:47
    trong bài nói hôm nay.
  • 9:47 - 9:49
    Vì tất cả ánh sáng ở đây
  • 9:49 - 9:51
    chiếu lên trời.
  • 9:51 - 9:53
    Nó không hề chiếu xuống mặt đất
  • 9:53 - 9:55
    đúng như mục đích sử dụng.
  • 9:55 - 9:57
    Và chẳng giúp ích gì cho loài người cả.
  • 9:57 - 9:59
    mà chỉ làm hỏng bóng đêm.
  • 9:59 - 10:02
    Ở phạm vi toàn cầu thì như thế này.
  • 10:02 - 10:05
    Thật đáng kinh ngạc những gì bạn thấy ở đây--
  • 10:05 - 10:08
    biết bao nhiêu ánh sáng chiếu lên trời
  • 10:08 - 10:10
    và không bao giờ chạm tới mặt đất.
  • 10:10 - 10:13
    Bởi vì nếu chúng ta thấy trái đất theo đúng cách,
  • 10:13 - 10:16
    hình ảnh của nó sẽ đẹp và đầy cảm hứng như thế này
  • 10:16 - 10:18
    nơi bóng tối dành cho trí tưởng tượng
  • 10:18 - 10:20
    và sự chiêm nghiệm
  • 10:20 - 10:23
    bóng tối cũng giúp gắn kết chúng ta với mọi vật.
  • 10:23 - 10:25
    Thế giới đang thay đổi,
  • 10:25 - 10:27
    và đô thị hóa là một động lực lớn cho mọi thứ.
  • 10:27 - 10:30
    Tôi chụp bức ảnh này 2 tuần trước ở Quảng Châu,
  • 10:30 - 10:32
    và tôi chợt nhận ra rằng 10 năm trước,
  • 10:32 - 10:36
    ở đây chẳng có gì giống mấy tòa nhà này.
  • 10:36 - 10:38
    Nó từng là một thành phố nhỏ hơn nhiều,
  • 10:38 - 10:40
    và tốc độ đô thị hóa
  • 10:40 - 10:42
    thật không thể tin nổi, thật khủng khiếp.
  • 10:42 - 10:45
    Và chúng ta cần phải hiểu những câu hỏi mấu chốt này:
  • 10:45 - 10:48
    Con người đi lại trong không gian của những đô thị mới này như thế nào?
  • 10:48 - 10:50
    Họ trao đổi văn hóa bằng cách nào?
  • 10:50 - 10:52
    Chúng ta phải làm gì để giải quyết các vấn đề, ví dụ như giao thông?
  • 10:52 - 10:54
    Và ánh sáng giúp ích thế nào?
  • 10:54 - 10:56
    Bởi vì các kĩ thuật mới,
  • 10:56 - 10:59
    đã đạt được những thành quả rất thú vị
  • 10:59 - 11:02
    để đóng góp vào những giải pháp đô thị hóa
  • 11:02 - 11:05
    và cung cấp cho chúng ta môi trường tốt hơn.
  • 11:05 - 11:07
    Chỉ mới đây thôi
  • 11:07 - 11:09
    hệ thống chiếu sáng của chúng ta
  • 11:09 - 11:11
    còn sử dụng những loại đèn này.
  • 11:11 - 11:13
    và tất nhiên, cả đèn halogen, đèn huỳnh quang
  • 11:13 - 11:15
    và những thứ tương tự khác.
  • 11:15 - 11:17
    Bây giờ thì ta có đèn LED,
  • 11:17 - 11:19
    đây là phiên bản mới nhất,
  • 11:19 - 11:21
    bạn có tin nó nhỏ như vậy không?
  • 11:21 - 11:24
    Và chính điều này cho chúng ta một cơ hội quý giá,
  • 11:24 - 11:27
    bởi vì kích thước li ti của chúng
  • 11:27 - 11:30
    cho phép chúng ta đặt ánh sáng ở nơi ta thực sự cần.
  • 11:30 - 11:32
    có thể tắt đi ở những nơi không cần thiết
  • 11:32 - 11:34
    và ở nơi chúng ta có thể "bảo tồn" bóng tối.
  • 11:34 - 11:37
    Với tôi, đó thực sự là một gợi ý thú vị
  • 11:37 - 11:40
    và là một hướng mới cho ngành chiếu sáng trong môi trường kiến trúc
  • 11:40 - 11:43
    phục vụ cuộc sống con người.
  • 11:43 - 11:46
    Vấn đề là tôi muốn giải thích cho bạn cụ thể hơn
  • 11:46 - 11:49
    nhưng 4 cái bóng đèn LED gộp lại cũng chỉ vừa trên đầu ngón tay của tôi,
  • 11:49 - 11:52
    nên bạn chẳng thể nhìn thấy được.
  • 11:52 - 11:54
    Vì thế tôi cầu cứu phòng thí nghiệm,
  • 11:54 - 11:56
    và họ nói họ có thể làm cái gì đó.
  • 11:56 - 11:59
    Họ đã chế tạo cho tôi bóng đèn LED lớn nhất trên thế giới
  • 11:59 - 12:01
    dành riêng cho hội thảo TEDx Amsterdam.
  • 12:01 - 12:03
    Nó đây.
  • 12:03 - 12:06
    Nó giống hệt như cái ở trên màn hình -- nhưng lớn gấp 200 lần.
  • 12:06 - 12:09
    và tôi sẽ giải thích thật ngắn gọn
  • 12:09 - 12:12
    để bạn thấy nó làm việc thế nào.
  • 12:13 - 12:17
    Hiện nay, tất cả đèn LED
  • 12:17 - 12:19
    đều cho ánh sáng xanh lam.
  • 12:19 - 12:22
    Không thoải mái và dễ chịu lắm.
  • 12:22 - 12:24
    Vì thế,
  • 12:24 - 12:27
    người ta bọc đèn LED
  • 12:27 - 12:29
    bằng lớp phospho.
  • 12:29 - 12:32
    Phospho được kích thích bởi ánh sáng xanh
  • 12:32 - 12:35
    và phát ra ánh sáng trắng ấm áp và dễ chịu.
  • 12:35 - 12:38
    rồi bạn gắn chụp đèn lên,
  • 12:38 - 12:41
    thế là bạn có thể "gói" ánh sáng lại, và đem tới nơi nào bạn cần
  • 12:41 - 12:43
    mà không làm rơi rớt chút ánh sáng nào
  • 12:43 - 12:45
    lên bầu trời hay bất kì nơi nào khác.
  • 12:45 - 12:48
    Như vậy bạn có thể bảo tồn bóng tối và tạo ra ánh sáng.
  • 12:48 - 12:50
    Tôi chỉ muốn cho bạn xem
  • 12:50 - 12:53
    để hiểu cụ thể nguyên lý làm việc của đèn LED.
  • 12:54 - 12:56
    Xin cám ơn.
  • 12:56 - 12:58
    Nếu nghĩ xa hơn,
  • 12:58 - 13:01
    Chúng ta có thể cân nhắc lại cách chúng ta chiếu sáng các thành phố.
  • 13:01 - 13:03
    Chúng ta phải nghĩ lại
  • 13:03 - 13:05
    về việc coi ánh sáng là một giải pháp mặc định.
  • 13:05 - 13:07
    Tại sao những đường cao tốc này phải được chiếu sáng liên tục?
  • 13:07 - 13:09
    Có thực sự cần thiết không?
  • 13:09 - 13:11
    Hay chúng ta có thể chọn lọc hơn
  • 13:11 - 13:14
    và tạo ra một môi trường tốt hơn để tận hưởng cả bóng tối nữa?
  • 13:14 - 13:16
    Chúng ta có thể dùng ánh sáng nhẹ nhàng hơn không?
  • 13:16 - 13:19
    Như ở đây -- thực chất là một mức chiếu sáng rất thấp.
  • 13:19 - 13:21
    Chúng ta có thể để mọi người tham gia nhiều hơn
  • 13:21 - 13:23
    vào các công trình chiếu sáng,
  • 13:23 - 13:26
    để họ thực sự cảm thấy có mối liên hệ với chúng, như thế này.
  • 13:26 - 13:28
    Hoặc ta có thể tạo nên những bức điêu khắc đơn giản
  • 13:28 - 13:30
    nhưng cho ta thật nhiều cảm hứng khi ở gần chúng.
  • 13:30 - 13:32
    Và chúng ta có thể bảo tồn bóng tối được không?
  • 13:32 - 13:35
    Vì để tìm được một nơi như thế này trên trái đất bây giờ
  • 13:35 - 13:38
    thực sự là một thách thức rất lớn.
  • 13:38 - 13:41
    Và tìm được bầu trời lấp lánh sao thế này lại càng khó hơn.
  • 13:41 - 13:44
    Ngay cả trên biển, chúng ta cũng tạo ra nhiều ánh điện
  • 13:44 - 13:47
    mà thực ra phải bỏ đi, để cuộc sống của các động vật
  • 13:47 - 13:49
    được cải thiện hơn.
  • 13:49 - 13:51
    Một ví dụ là các loài chim di trú
  • 13:51 - 13:53
    đã bị lạc hướng
  • 13:53 - 13:55
    bởi những dàn khoan này.
  • 13:55 - 13:57
    Và chúng tôi phát hiện ra là khi đổi những đèn này thành màu xanh lá cây,
  • 13:57 - 13:59
    các loài chim đã tìm được đúng hướng.
  • 13:59 - 14:02
    Chúng không bị làm rối nữa.
  • 14:02 - 14:04
    Và một lần nữa,
  • 14:04 - 14:06
    sự nhạy phổ
  • 14:06 - 14:08
    đóng vai trò then chốt ở đây
  • 14:08 - 14:11
    Từ tất cả các ví dụ này, tôi cho rằng,
  • 14:11 - 14:14
    chúng ta nên bắt đầu tạo ra ánh sáng từ bóng tối,
  • 14:14 - 14:16
    và dùng bóng tối như là một bức toan --
  • 14:16 - 14:18
    như cách của các họa sĩ làm,
  • 14:18 - 14:20
    như trong bức tranh này của Edward Hopper.
  • 14:20 - 14:23
    Tôi cảm thấy "sự ngưng đọng" trong bức tranh này.
  • 14:23 - 14:25
    Khi xem tranh, tôi tự hỏi,
  • 14:25 - 14:27
    những nhân vật trong đấy là ai?
  • 14:27 - 14:29
    Họ từ đâu đến? Họ sẽ đi đâu?
  • 14:29 - 14:32
    Chuyện gì mới xảy ra? Cái gì sẽ xảy đến trong 5 phút nữa?
  • 14:32 - 14:35
    Và nó thể hiện tất cả các câu chuyện đó và sự ngưng đọng đó
  • 14:35 - 14:37
    chỉ bằng bóng tối và ánh sáng.
  • 14:37 - 14:39
    Edward Hopper quả là một bậc thầy
  • 14:39 - 14:41
    thực sự, ông đã kể chuyện
  • 14:41 - 14:43
    chỉ bằng cách dùng những mảng sáng và tối.
  • 14:43 - 14:45
    Chúng ta có thể học tập ông
  • 14:45 - 14:48
    và tạo ra những không gian kiến trúc thú vị hơn và nhiều cảm hứng hơn.
  • 14:48 - 14:51
    Chúng ta có thể ứng dụng trong không gian thương mại như thế này.
  • 14:51 - 14:53
    Và bạn vẫn có thể đi ra ngoài
  • 14:53 - 14:58
    và tận hưởng show diễn lớn nhất trong vũ trụ,
  • 14:58 - 15:01
    tất nhiên, đó chính là bản thân Vũ trụ.
  • 15:02 - 15:05
    Để tôi cho bạn xem tấm hình tuyệt vời và hàm súc này
  • 15:05 - 15:08
    của bầu trời,
  • 15:08 - 15:10
    từ trong thành phố,
  • 15:10 - 15:13
    nơi bạn chẳng thấy gì ngoài một, hai ngôi sao,
  • 15:13 - 15:15
    cho đến vùng nông thôn,
  • 15:15 - 15:17
    nơi bạn có thể tận hưởng
  • 15:17 - 15:20
    màn trình diễn tuyệt mỹ và hoành tráng
  • 15:20 - 15:22
    của những ngôi sao và các chòm sao.
  • 15:22 - 15:25
    Trong ngành kiến trúc cũng vậy,
  • 15:25 - 15:28
    Bằng cách coi trọng bóng tối khi thiết kế chiếu sáng,
  • 15:28 - 15:31
    bạn sáng tạo ra những không gian thú vị hơn nhiều
  • 15:31 - 15:34
    và điều đó thực sự cải thiện cuộc sống của chúng ta.
  • 15:34 - 15:36
    Đây là ví dụ nổi tiếng nhất,
  • 15:36 - 15:38
    Nhà thờ Ánh Sáng do Tadao Ando thiết kế.
  • 15:38 - 15:40
    Tôi cũng liên tưởng
  • 15:40 - 15:44
    đến Khu spa ở Vals thiết kế bởi Peter Zumthor,
  • 15:44 - 15:47
    nơi sáng và tối được kết hợp rất nhẹ nhàng,
  • 15:47 - 15:49
    tương tác với nhau để định hình không gian.
  • 15:49 - 15:52
    Hoặc ga tàu điện ngầm phía nam của Richard McCormack ở Luân Đôn,
  • 15:52 - 15:54
    nơi bạn có thể nhìn thấy bầu trời,
  • 15:54 - 15:57
    mặc dù bạn đang ở trong lòng đất.
  • 15:57 - 15:59
    Và cuối cùng, tôi muốn nói rằng
  • 15:59 - 16:01
    phần lớn cảm hứng cho thiết kế chiếu sáng là từ các nhà hát.
  • 16:01 - 16:05
    Và thật là tuyệt vời khi hội thảo này được diễn ra
  • 16:05 - 16:08
    lần đầu tiên trong một nhà hát,
  • 16:08 - 16:12
    bởi vì chúng ta thực sự phải mang ơn các nhà hát.
  • 16:12 - 16:14
    Sẽ chẳng có những phối cảnh đầy cảm hứng như thế này
  • 16:14 - 16:16
    nếu không có một nhà hát.
  • 16:16 - 16:19
    Và theo tôi, nhà hát là nơi
  • 16:19 - 16:22
    chúng ta thực sự đề cao cuộc sống bằng ánh sáng.
  • 16:22 - 16:24
    Xin chân thành cảm ơn.
  • 16:24 - 16:30
    (Vỗ tay)
Title:
Rogier van der Heide: Tại sao ánh sáng cần bóng tối?
Speaker:
Rogier van der Heide
Description:

Kiến trúc sư chiếu sáng Rogier van der Heide giới thiệu một phương pháp mới tuyệt vời để quan sát thế giới -- bằng cách để tâm đến ánh sáng (và cả bóng tối). Ví dụ từ các kiến trúc cổ đem đến nhận thức sâu sắc về sự vận hành của ánh sáng xung quanh chúng ta.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:31
Huyen Bui added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions