Return to Video

Cách chế ngự tâm trí lơ đãng của bạn

  • 0:02 - 0:05
    Hãy xem xét tuyên bố sau:
  • 0:05 - 0:08
    Con người vốn chỉ sử dụng
    10 phần trăm khả năng của bộ não
  • 0:09 - 0:12
    Là một nhà thần kinh học,
    tôi có thể nói với bạn
  • 0:12 - 0:14
    mặc dù Morgan Freeman
    nói điều này
  • 0:14 - 0:16
    với sự truyền cảm bậc thầy
    đặc trưng cho diễn xuất của ông
  • 0:16 - 0:19
    điều này hoàn toàn là sai lầm.
  • 0:19 - 0:20
    (Tiếng cười)
  • 0:20 - 0:25
    Sự thật là, con người lúc nào cũng đang sử dụng
    100 phần trăm thể tích não bộ.
  • 0:25 - 0:29
    Bộ não là một cơ quan cực kì hiệu quả,
    đòi hỏi nhiều năng lượng
  • 0:29 - 0:31
    vốn được sử dụng triệt để
  • 0:31 - 0:36
    và mặc dù lúc nào cũng hoạt động
    hết công suất,
  • 0:36 - 0:38
    nó vẫn có vấn đề về quá tải thông tin
  • 0:38 - 0:42
    Lượng thông tin xung quanh là quá nhiều
    so với khả năng xử lí của nó.
  • 0:42 - 0:45
    Nên để giải quyết vấn đề quá tải,
  • 0:45 - 0:47
    tiến hóa đã sinh ra một giải pháp,
  • 0:47 - 0:49
    đó là hệ thống chú ý của bộ não.
  • 0:49 - 0:51
    Sự chú ý cho phép chúng ta
  • 0:51 - 0:56
    nhận thấy, chọn lọc và chỉ dẫn
    nguồn lực tính toán của bộ não
  • 0:56 - 0:58
    tới một nhóm vấn đề đang hiện hữu.
  • 0:59 - 1:01
    Chúng ta có thể xem sự chú ý là
    người chỉ dẫn của bộ não.
  • 1:02 - 1:05
    Bất cứ nơi nào sự chú ý hướng tới,
    phần còn lại của bộ não đi theo.
  • 1:05 - 1:07
    Nói một cách khác,
    nó là sếp của bộ não
  • 1:08 - 1:09
    Và trong hơn 15 năm,
  • 1:10 - 1:12
    tôi đã nghiên cứu về hệ thống
    chú ý của bộ não.
  • 1:12 - 1:15
    Trong tất cả các nghiên cứu,
    tôi đặc biệt hứng thú với một câu hỏi.
  • 1:16 - 1:20
    Nếu quả thật sự chú ý
    là sếp của bộ não,
  • 1:20 - 1:21
    vậy nó có phải một vị sếp tốt?
  • 1:21 - 1:24
    Nó có thật sự hướng dẫn tốt cho chúng ta?
  • 1:24 - 1:28
    Và để tìm lời giải cho câu hỏi lớn này,
    tôi muốn biết ba điều.
  • 1:28 - 1:32
    Thứ nhất, làm thế nào sự chú ý
    điều khiển sự nhận thức của chúng ta?
  • 1:33 - 1:35
    Thứ hai, tại sao nó thường thất bại,
  • 1:35 - 1:38
    để lại trong ta cảm xúc mơ hồ và lơ đãng?
  • 1:39 - 1:42
    Thứ ba, chúng ta có thể làm gì
    với sự mơ hồ này,
  • 1:42 - 1:45
    liệu chúng ta có thể huấn luyện
    bộ não để tập trung tốt hơn?
  • 1:45 - 1:51
    để có được sự tập trung mạnh mẽ và ổn định
    trong những công việc ta làm hàng ngày?
  • 1:52 - 1:55
    Nên tôi muốn cho các bạn
    một cái nhìn sơ bộ
  • 1:55 - 1:57
    về cách mà chúng tôi xem xét vấn đề này
  • 1:57 - 1:59
    Một ví dụ đầy thương tâm
  • 1:59 - 2:02
    về cách mà sự chú ý
    ngừng hoạt động
  • 2:03 - 2:08
    Và điều tôi muốn làm là sử dụng một ví dụ
    từ một người mà tôi biết khá rõ.
  • 2:09 - 2:12
    Anh là một phần của một nhóm
    người mà chúng tôi làm việc cùng,
  • 2:13 - 2:15
    những người mà với họ
    sự chú ý là vấn đề sống còn.
  • 2:16 - 2:18
    Hãy nghĩ tới những chuyên viên y tế,
  • 2:18 - 2:19
    lính cứu hỏa,
  • 2:19 - 2:22
    binh sĩ hoặc hải quân.
  • 2:22 - 2:26
    Đây là câu chuyện của một chỉ huy
    lính thủy, Đại úy Jeff Davis.
  • 2:26 - 2:29
    Và khung cảnh mà tôi chia sẻ với bạn,
    như bạn có thể thấy,
  • 2:29 - 2:32
    không phải là về khoảng thời gian
    của anh ấy ở chiến trường.
  • 2:32 - 2:34
    Thật ra anh ấy đang qua
    một cây cầu ở Florida.
  • 2:35 - 2:37
    Nhưng thay vì chú ý tới phong cảnh
    xung quanh ,
  • 2:37 - 2:39
    ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp
  • 2:39 - 2:41
    và cảm nhận làn gió
    đại dương mát mẻ,
  • 2:41 - 2:45
    anh đã chạy rất nhanh với ý định
    tông thẳng khỏi cây cầu đó.
  • 2:46 - 2:51
    Và sau đó anh ấy đã kể với tôi
    anh đã cố hết sức để không làm điều đó.
  • 2:51 - 2:54
    Bạn thấy đấy, anh ấy vừa mới
    trở về từ Iraq.
  • 2:54 - 2:56
    Và trong khi cơ thể anh ở trên cây cầu đó,
  • 2:56 - 2:59
    tâm trí anh, sự chú ý của anh
    hướng về nơi cách xa cả ngàn dặm.
  • 2:59 - 3:01
    Anh đang bị nỗi đau khổ giày vò.
  • 3:02 - 3:04
    Tâm trí anh tràn ngập lo lắng và bị chiếm giữ
  • 3:04 - 3:08
    bởi những kí ức căng thẳng
    và sự khiếp sợ cho tương lai.
  • 3:09 - 3:12
    Và tôi thật sự nhẹ nhõm vì
    anh ấy đã không từ bỏ cuộc sống.
  • 3:13 - 3:17
    Vì anh ấy, là một người chỉ huy,
    biết rằng mình không phải người duy nhất
  • 3:17 - 3:17
    bị dày vò;
  • 3:17 - 3:20
    rất nhiều đồng đội của anh
    chắc hẳn cũng phải chịu đựng như vậy.
  • 3:20 - 3:25
    Năm 2008, anh ấy cộng tác với tôi
    trong một dự án tiên phong
  • 3:25 - 3:30
    cho phép chúng tôi kiểm tra và đề xuất
    một thứ gọi là bài huấn luyện sự chú tâm
  • 3:30 - 3:32
    tới những binh sĩ đang tại ngũ.
  • 3:32 - 3:35
    Nhưng trước khi tôi nói với bạn
    bài huấn luyện sự chú tâm là gì,
  • 3:35 - 3:37
    hay kết quả của nghiên cứu đó,
  • 3:37 - 3:41
    Tôi nghĩ chúng ta nên biết được
    cách thức hoạt động của hệ thống chú ý
  • 3:42 - 3:44
    Việc chúng tôi làm
    trong phòng thí nghiệm
  • 3:44 - 3:49
    phần lớn là yêu cầu đo sóng não
    trong phần lớn các nghiên cứu
  • 3:49 - 3:52
    Khi đo sóng não,
    mọi người được đội một cái mũ thú vị
  • 3:52 - 3:56
    trông giống như mũ bơi,
    có những điện cực gắn ở bên trong.
  • 3:56 - 4:00
    Những điện cực này thu thập
    những hoạt động điện diễn ra trong não bộ
  • 4:00 - 4:03
    Và chúng làm điều đó
    với độ chính xác đến từng miligiây.
  • 4:03 - 4:08
    Nên chúng tôi có thể thấy những biến đổi
    điện áp rất nhỏ đó theo thời gian.
  • 4:09 - 4:14
    Với cách này, nhóm có thể vẽ ra sơ đồ
    chính xác hoạt động của bộ não theo thời gian.
  • 4:15 - 4:18
    Khoảng 170 miligiây
  • 4:18 - 4:21
    sau khi chúng tôi cho người tham gia
    nghiên cứu xem 1 khuôn mặt trên màn hình
  • 4:21 - 4:25
    Chúng tôi nhận thấy một dấu hiệu
    có thể đo được và đáng tin cậy của bộ não.
  • 4:25 - 4:27
    Nó phát ra ngay bên dưới gáy,
  • 4:27 - 4:31
    phía trên vùng não chịu trách nhiệm
    xử lý khuôn mặt.
  • 4:31 - 4:35
    Việc này xảy ra một cách nhất trí
    và đúng lúc,
  • 4:35 - 4:37
    như một tín hiệu nhận diện khuôn mặt
    của bộ não
  • 4:37 - 4:40
    đến nỗi chúng tôi đã đặt cho thành phần
    sóng não này một cái tên.
  • 4:40 - 4:42
    Chúng tôi gọi đó là thành phần N170.
  • 4:42 - 4:46
    Và chúng tôi sử dụng thành phần này
    trong rất nhiều nghiên cứu của mình.
  • 4:46 - 4:50
    Nó cho phép ta thấy tác động mà sự chú ý
    có thể gây ra cho nhận thức của ta.
  • 4:51 - 4:54
    Tôi sẽ cho các bạn một hình dung
    về những thí nghiệm
  • 4:54 - 4:55
    mà chúng tôi đã thực hiện.
  • 4:55 - 4:58
    Chúng tôi sẽ cho người tham gia
    xem những bức ảnh như thế này.
  • 4:58 - 5:02
    Bạn có thể thấy 1 khuôn mặt
    và 1 khung cảnh nằm chồng lên nhau.
  • 5:02 - 5:04
    Điều chúng tôi làm là
    yêu cầu người tham gia
  • 5:04 - 5:08
    trong khi xem một sê-ri những bức ảnh
    chồng lên nhau như thế này,
  • 5:08 - 5:10
    hãy chú ý vào một điều gì đó.
  • 5:10 - 5:13
    Trong một số thử nghiệm, chúng tôi
    yêu cầu họ chú ý vào khuôn mặt.
  • 5:14 - 5:16
    Và để đảm bảo họ làm việc đó,
  • 5:16 - 5:18
    chúng tôi yêu cầu họ trả lời,
    bằng cách nhấn một cái nút,
  • 5:18 - 5:21
    rằng khuôn mặt xuất hiện là nam hay nữ.
  • 5:21 - 5:22
    Trong những thử nghiệm khác,
  • 5:22 - 5:26
    Chúng tôi yêu cầu họ miêu tả khung cảnh --
    nó là cảnh trong nhà hay ngoài trời?
  • 5:27 - 5:29
    Và với cách này,
    chúng tôi có thể khống chế sự chú ý
  • 5:29 - 5:32
    và xác nhận rằng người tham gia
    thực sự thực hiện điều được yêu cầu.
  • 5:33 - 5:36
    Giả thuyết của chúng tôi về sự chú ý
    là như sau:
  • 5:37 - 5:41
    nếu sự chú ý thực sự làm việc
    và ảnh hưởng đến nhận thức,
  • 5:41 - 5:44
    có thể nó hoạt động giống như
    một bộ khuyếch đại.
  • 5:44 - 5:45
    Điều đó có nghĩa
  • 5:45 - 5:48
    khi ta hướng sự chú ý vào khuôn mặt,
  • 5:48 - 5:50
    nó sẽ trở nên rõ ràng và nổi bật hơn,
  • 5:50 - 5:52
    và dễ dàng nhìn thấy hơn.
  • 5:52 - 5:56
    Nhưng khi ta hướng sự chú ý vào cảnh vật,
    khuôn mặt sẽ trở nên khó nhận thấy
  • 5:56 - 5:58
    vì chúng ta phải xử lý
    thông tin của cảnh vật.
  • 5:59 - 6:00
    Nên điều mà chúng tôi muốn làm
  • 6:00 - 6:04
    là quan sát thành phần sóng não liên quan
    đến nhận diện khuôn mặt N170
  • 6:04 - 6:06
    và xem liệu nó sẽ thay đổi
  • 6:06 - 6:09
    theo đối tượng
    người tham gia phải chú ý --
  • 6:09 - 6:11
    là khung cảnh hay khuôn mặt.
  • 6:11 - 6:13
    Và đây là điều chúng tôi tim ra.
  • 6:13 - 6:15
    Khi họ chú ý vào khuôn mặt,
  • 6:15 - 6:17
    sóng N170 cao hơn.
  • 6:17 - 6:21
    Và khi họ chú ý vào khung cảnh,
    như bạn thấy ở đường màu đỏ, nó thấp hơn
  • 6:21 - 6:24
    và khoảng trống bạn thấy
    giữa đường màu xanh và đường màu đỏ
  • 6:24 - 6:25
    có ý nghĩa rất lớn.
  • 6:25 - 6:27
    Nó cho thấy sự chú ý,
  • 6:27 - 6:29
    vốn là điều duy nhất thực sự thay đổi,
  • 6:29 - 6:32
    vì hình ảnh họ thấy giống nhau
    trong cả hai trường hợp --
  • 6:32 - 6:34
    đã thay đổi nhận thức.
  • 6:34 - 6:36
    Và nó làm điều đó rất nhanh.
  • 6:36 - 6:39
    Chỉ 170 miligiây sau khi thấy khuôn mặt.
  • 6:39 - 6:43
    Trong những nghiên cứu tiếp theo,
    chúng tôi muốn biết điều gì sẽ xảy ra,
  • 6:43 - 6:46
    làm cách nào để chúng ta xáo trộn
    hoặc giảm thiểu tác động này.
  • 6:46 - 6:50
    Linh cảm của chúng tôi là nếu bạn đặt
    một người vào hoàn cảnh cực kì căng thẳng,
  • 6:50 - 6:53
    nếu bạn làm xao nhãng họ bằng
    những hình ảnh khó chịu và tiêu cực,
  • 6:53 - 6:56
    như ảnh đau đớn hoặc bạo lực --
  • 6:56 - 6:59
    những thứ bạn thường không may phải
    nhìn thấy trên bản tin --
  • 6:59 - 7:01
    thì việc đó sẽ ảnh hưởng đến
    sự chú ý của họ.
  • 7:01 - 7:03
    Và đó chính là điều chúng tôi tìm được.
  • 7:03 - 7:06
    Nếu chiếu những hình ảnh căng thẳng
    trong khi họ làm thí nghiệm này,
  • 7:06 - 7:10
    khoảng trống trong đồ thị bị rút ngắn,
    năng lượng của sóng bị giảm bớt.
  • 7:11 - 7:13
    Nên trong một số nghiên cứu khác,
  • 7:13 - 7:14
    Chúng tôi muốn thấy, hừm...
  • 7:14 - 7:18
    thật tệ khi
    stress đã gây ra điều này cho não --
  • 7:18 - 7:21
    nhưng nếu vấn đề nằm ở chỗ stress
    có ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy lên sự chú ý
  • 7:21 - 7:23
    qua yếu tố gây sao lãng bên ngoài,
  • 7:23 - 7:26
    nếu chúng ta không cần
    yếu tố gây sao lãng bên ngoài thì sao?
  • 7:26 - 7:28
    nếu chúng ta tự làm sao lãng bản thân
    thì sao?
  • 7:28 - 7:29
    Để làm điều này,
  • 7:29 - 7:31
    về cơ bản chúng tôi cần
    thực hiện một thí nghiệm
  • 7:31 - 7:34
    trong đó chúng tôi tạo điều kiện để
    mọi người tự gây sao lãng tâm trí họ.
  • 7:34 - 7:36
    Nghĩa là phải suy nghĩ vẩn vơ
  • 7:36 - 7:40
    khi chúng ta đang tham gia
    một hoạt động nào đó.
  • 7:41 - 7:45
    Bí quyết để làm tâm trí sao lãng là
    về cơ bản, làm mọi người thấy chán.
  • 7:45 - 7:48
    Nên hy vọng là không có quá nhiều
    sự sao lãng xảy ra ngay lúc này.
  • 7:48 - 7:50
    Khi chúng ta làm mọi người thấy chán,
  • 7:50 - 7:53
    họ vui vẻ tạo ra đủ thứ trong đầu
    để chúng choán hết suy nghĩ của họ.
  • 7:53 - 7:55
    Nên chúng tôi đã nghĩ ra một thí nghiệm
    có thể nói là
  • 7:55 - 7:58
    một trong
    những trải nghiệm chán nhất trên đời.
  • 7:58 - 8:01
    Những gì người tham gia thấy
    là một chuỗi khuôn mặt trên màn hình,
  • 8:01 - 8:03
    xuất hiện kế tiếp nhau,
  • 8:03 - 8:05
    Họ nhấn nút mỗi khi họ thấy
    một khuôn mặt.
  • 8:05 - 8:06
    Đơn giản vậy thôi.
  • 8:06 - 8:10
    Điều đặc biệt là thỉnh thoảng,
    khuôn mặt sẽ bị lật úp,
  • 8:10 - 8:11
    và nó rất ít khi xảy ra.
  • 8:11 - 8:14
    Trong trường hợp đó họ được nói là
    kiềm chế không bấm nút.
  • 8:15 - 8:18
    Rất nhanh, chúng tôi có thể nói rằng
    họ đã lơ đãng "thành công",
  • 8:18 - 8:21
    vì họ nhấn nút khi khuôn mặt bị lật úp.
  • 8:21 - 8:24
    Ngay cả khi có thể thấy rất rõ ràng
    rằng nó bị lật úp.
  • 8:24 - 8:27
    Vậy là chúng tôi muốn xem điều gì xảy ra
    khi tâm trí mọi người lơ đãng.
  • 8:27 - 8:29
    Và cái chúng tôi tìm được là
  • 8:29 - 8:31
    giống như căng thẳng bên ngoài
  • 8:31 - 8:34
    và yếu tố gây sao lãng bên ngoài
    trong môi trường,
  • 8:34 - 8:37
    yếu tố gây sao lãng bên trong,
    chính tâm trí lơ đãng của chúng ta,
  • 8:37 - 8:39
    cũng tạo nên khoảng trống
    trên đồ thị sự chú ý.
  • 8:39 - 8:41
    Nó làm giảm khả năng chú ý.
  • 8:42 - 8:45
    Vậy tất cả những nghiên cứu này cho
    chúng ta biết điều gì?
  • 8:45 - 8:48
    Chúng cho ta biết rằng sự chú ý
    rất mạnh mẽ
  • 8:48 - 8:50
    trong việc ảnh hưởng đến nhận thức.
  • 8:50 - 8:54
    Nhưng ngay cả khi nó rất mạnh mẽ,
    nó cũng mong manh và dễ tổn thương.
  • 8:54 - 8:58
    Những thứ như sự căng thẳng
    và lơ đãng làm giảm sút khả năng của nó.
  • 8:58 - 9:02
    Nhưng đó là những gì xảy ra trong
    môi trường thí nghiệm được kiểm soát tốt.
  • 9:02 - 9:03
    Còn ở thế giới thật thì sao?
  • 9:03 - 9:05
    Còn ở cuộc sống thường nhật thì sao?
  • 9:05 - 9:06
    Ngay bây giờ thì sao?
  • 9:07 - 9:09
    Sự chú ý của bạn đang ở đâu?
  • 9:09 - 9:10
    Để tóm tắt,
  • 9:10 - 9:13
    tôi sẽ làm một tiên đoán về
    sự chú ý của bạn
  • 9:13 - 9:14
    trong thời gian còn lại.
  • 9:14 - 9:16
    Bạn đã sẵn sàng chưa?
  • 9:16 - 9:17
    Đây là lời tiên đoán.
  • 9:17 - 9:22
    Bạn sẽ không ý thức được những gì tôi nói
    trong 4 phút của 8 phút tiếp theo.
  • 9:22 - 9:23
    (Tiếng cười)
  • 9:23 - 9:25
    Đó là một thử thách, nên xin chú ý.
  • 9:25 - 9:28
    Tại sao tôi lại nói thế?
  • 9:29 - 9:32
    Tôi chắc chắn là các bạn sẽ vẫn ngồi đây
  • 9:32 - 9:35
    và, bạn biết đấy, lịch sự nhìn tôi
    khi tôi nói.
  • 9:36 - 9:40
    Nhưng có một lượng lớn các tài liệu
    chỉ ra chúng ta là những kẻ lơ đãng,
  • 9:40 - 9:43
    chúng ta mang tâm trí
    rời xa nhiệm vụ trước mặt
  • 9:43 - 9:45
    trong khoảng 50% thời gian chúng ta thức.
  • 9:46 - 9:48
    Đó có thể là những chuyến dạo chơi nhỏ
  • 9:48 - 9:50
    mang theo những suy nghĩ riêng tư.
  • 9:51 - 9:53
    Khi sự lơ đãng này diễn ra,
  • 9:53 - 9:54
    nó có thể trở thành rắc rối.
  • 9:54 - 9:57
    Tôi không nghĩ là sẽ có
    hậu quả nghiêm trọng
  • 9:57 - 9:59
    với các bạn đang ngồi ở đây hôm nay,
  • 9:59 - 10:02
    nhưng hình dung một chỉ huy quân sự
    bỏ qua 4 phút chỉ thị của quân đội,
  • 10:02 - 10:05
    hoặc một thẩm phán
    lạc mất 4 phút lời khai.
  • 10:05 - 10:09
    Một bác sĩ phẫu thuật hoặc lính cứu hỏa
    bỏ qua bất cứ khoảng thời gian nào.
  • 10:09 - 10:12
    Hậu quả trong những trường hợp đó
    có thể rất kinh khủng.
  • 10:12 - 10:14
    Nên chúng ta sẽ hỏi
    tại sao chúng ta làm vậy?
  • 10:14 - 10:16
    Tại sao chúng ta lơ đãng quá nhiều?
  • 10:16 - 10:22
    Một phần câu trả lời là tâm trí chúng ta
    là một chuyên gia về du hành thời gian.
  • 10:22 - 10:24
    Nó có thể du hành thời gian rất dễ dàng.
  • 10:24 - 10:28
    Sẽ dễ hình dung hơn nếu chúng ta xem
    tâm trí như một chiếc máy nghe nhạc.
  • 10:28 - 10:29
    Chúng ta có thể lùi về quá khứ
  • 10:29 - 10:32
    để phản ánh đến những sự kiện
    đã xảy ra, phải không?
  • 10:33 - 10:36
    Hoặc chúng ta có thể tiến đến tương lai,
    để lên kế hoạch cho điều ta muốn làm.
  • 10:37 - 10:42
    Chúng ta đến quá khứ hoặc tương lai trong
    chế độ du hành bằng suy nghĩ này
  • 10:42 - 10:43
    rất thường xuyên.
  • 10:43 - 10:45
    Và chúng ta ở đó rất thường xuyên
    mà không nhận ra,
  • 10:45 - 10:47
    hầu hết thời gian là ta không nhận ra,
  • 10:47 - 10:49
    ngay cả khi chúng ta muốn chú ý.
  • 10:49 - 10:52
    Hãy nghĩ về lần cuối bạn cố gắng
    đọc một quyển sách,
  • 10:52 - 10:55
    khi bạn đọc đến cuối trang sách mà
    không biết mình đang đọc cái gì.
  • 10:55 - 10:57
    Điều đó xảy ra với tất cả chúng ta.
  • 10:57 - 11:03
    Khi điều đó xảy ra, khi ta lơ đãng mà
    không nhận thức được điều đó,
  • 11:03 - 11:04
    nó sẽ kéo theo hậu quả.
  • 11:05 - 11:06
    Chúng ta tạo ra sai lầm.
  • 11:06 - 11:08
    Đôi lúc chúng ta lỡ mất
    những thông tin sống còn.
  • 11:09 - 11:11
    Và chúng ta gặp khó khăn
    khi ra quyết định.
  • 11:12 - 11:16
    Khi chúng ta căng thẳng thì còn tệ hơn.
  • 11:16 - 11:18
    Khi trí óc chúng ta bị "quá tải".
  • 11:19 - 11:22
    Ta không chỉ thấy quá khứ
    khi tâm trí ta lùi lại,
  • 11:22 - 11:26
    mà cuối cùng chúng ta ở trong đó luôn,
    ta suy tư, trải nghiệm lại hay hối hận
  • 11:26 - 11:28
    về những sự kiện đã xảy ra.
  • 11:29 - 11:31
    Hay dưới áp lực, tâm trí ta
    tua tới tương lai
  • 11:31 - 11:33
    Không phải để
    lên những kế hoạch hữu ích,
  • 11:34 - 11:36
    mà để lo lắng và trầm trọng hóa
  • 11:36 - 11:38
    những sự kiện chưa xảy ra
  • 11:38 - 11:39
    và có khi sẽ không bao giờ xảy ra.
  • 11:39 - 11:43
    Nên đến đây, bạn hẳn đang nghĩ về bản thân
  • 11:43 - 11:45
    rằng tốt thôi, sự lơ đãng
    diễn ra rất thường xuyên.
  • 11:45 - 11:48
    Ta thường không thể nhận thức được nó.
  • 11:48 - 11:50
    Và khi căng thẳng, nó thậm chí tệ hơn --
  • 11:50 - 11:52
    sự lơ đãng diễn ra càng
    mạnh mẽ và thường xuyên hơn.
  • 11:52 - 11:55
    Liệu rằng chúng ta có thể
    giải quyết vấn đề này?
  • 11:55 - 11:58
    Tôi vui mừng mà nói rằng
    câu trả lời là có.
  • 11:58 - 12:00
    Từ nghiên cứu của mình,
  • 12:00 - 12:05
    chúng tôi thấy rằng đối lập
    với căng thẳng và lơ đãng là sự chú tâm.
  • 12:05 - 12:08
    Sự chú tâm là việc chú ý
  • 12:08 - 12:11
    tới khoảnh khắc thực tại
    và ta nhận thức nó
  • 12:12 - 12:15
    mà không tạo ra phản hồi về
    mặt cảm xúc với điều đang xảy ra.
  • 12:16 - 12:18
    Nó là việc giữ cho tinh thần luôn sẵn sàng
  • 12:18 - 12:21
    để trải nghiệm từng khoảnh khắc
    mở ra trong cuộc sống.
  • 12:22 - 12:25
    Sự chú tâm không chỉ là
    một khái niệm lý thuyết.
  • 12:25 - 12:27
    Nó liên quan nhiều hơn đến thực hành,
  • 12:27 - 12:31
    bạn phải mang sự chú tâm vào cuộc sống
    thì mới nhận được lợi ích từ nó.
  • 12:31 - 12:35
    Một số lượng lớn những việc mà chúng tôi
    đang làm là cung cấp những chương trình
  • 12:35 - 12:38
    mang đến cho những người tham gia
    một tập hợp các bài luyện tập
  • 12:38 - 12:39
    mà họ phải làm mỗi ngày
  • 12:39 - 12:43
    để vun đắp thật nhiều sự chú tâm
    vào đời sống của họ.
  • 12:44 - 12:47
    Với nhiều nhóm mà chúng tôi làm việc cùng,
    những nhóm chịu áp lực cao,
  • 12:47 - 12:51
    như tôi đã nói -- binh sĩ
    và chuyên viên y tế --
  • 12:51 - 12:56
    với họ, sự lơ đãng có thể
    gây hậu quả khủng khiếp.
  • 12:57 - 13:00
    Nên chúng tôi muốn chắc rằng mình
    cung cấp cho họ bài tập dễ thực hiện,
  • 13:00 - 13:03
    ít gò bó về thời gian
    để tối ưu hóa chúng
  • 13:03 - 13:05
    và mang lợi ích đến
    cho người tham gia.
  • 13:05 - 13:09
    Khi làm việc này, điều chúng tôi
    có thể làm là ghi nhận những gì xảy ra,
  • 13:09 - 13:11
    không chỉ trong cuộc sống
    thường nhật của họ
  • 13:11 - 13:14
    mà còn trong những tình huống
    khắt khe nhất mà họ có thể phải đối mặt.
  • 13:14 - 13:16
    Tại sao chúng tôi muốn làm việc này?
  • 13:16 - 13:19
    Chúng tôi muốn, ví dụ, mang nó đến
    các bạn học sinh ngay trong mùa thi cử.
  • 13:19 - 13:23
    Hoặc chúng tôi sẽ mang bài tập đến
    những nhân viên kế toán trong kì nộp thuế.
  • 13:23 - 13:26
    Hoặc chúng tôi sẽ đưa nó cho
    binh sĩ khi họ được triển khai.
  • 13:26 - 13:27
    Tại sao vậy?
  • 13:27 - 13:28
    Vì đó là những khoảnh khắc
  • 13:28 - 13:31
    mà sự chú ý của họ rất dễ bị phá vỡ
  • 13:31 - 13:34
    bởi sự căng thẳng và lơ đãng.
  • 13:34 - 13:35
    Và đó cũng là những khoảnh khắc
  • 13:35 - 13:38
    mà chúng ta muốn sự chú ý
    của họ đạt đến tới hạn
  • 13:38 - 13:40
    nhờ đó họ có thể
    thực hiện tốt nhiệm vụ.
  • 13:40 - 13:41
    Nên điều chúng tôi làm trong nghiên cứu
  • 13:41 - 13:44
    là cho họ làm những
    bài kiểm tra sự chú ý.
  • 13:44 - 13:47
    Chúng tôi ghi nhận sự chú ý
    của họ ở đầu giai đoạn áp lực cao,
  • 13:47 - 13:50
    và sau hai tháng, chúng tôi
    tiến hành ghi nhận lại,
  • 13:50 - 13:52
    và so sánh xem có sự khác biệt nào không.
  • 13:52 - 13:55
    Liệu những bài tập chú tâm
    có mang lại lợi ích?
  • 13:55 - 13:57
    Liệu chúng ta có thể chống lại
    những sai sót trong sự chú ý
  • 13:57 - 14:00
    vốn thường gia tăng khi chịu áp lực cao?
  • 14:00 - 14:02
    Đây là điều chúng tôi tìm ra.
  • 14:02 - 14:03
    Qua giai đoạn áp lực cao,
  • 14:03 - 14:06
    thật không may, sự thật là nếu
    chúng ta không làm gì,
  • 14:06 - 14:07
    sự chú ý sẽ giảm sút,
  • 14:07 - 14:11
    mọi người trở nên tệ hơn ở cuối giai đoạn
    chịu áp lực cao so với khi trước đó.
  • 14:11 - 14:15
    Nhưng nếu thực hiện những bài tập
    chú tâm, ta có thể ngăn chặn điều này.
  • 14:15 - 14:18
    Họ giữ trạng thái ổn định,
    dù cũng như những nhóm khác,
  • 14:18 - 14:20
    họ phải chịu đựng áp lực cao.
  • 14:20 - 14:22
    Điều thậm chí ấn tượng hơn
  • 14:22 - 14:24
    là nếu họ thực hiện
    chương trình luyện tập
  • 14:24 - 14:26
    nhiều hơn khoảng 8 tuần,
  • 14:26 - 14:30
    và hoàn toàn hoàn thành
    những bài tập chú tâm hàng ngày
  • 14:30 - 14:34
    vốn cho phép họ học cách
    tập trung vào thực tại,
  • 14:34 - 14:38
    thì họ sẽ giỏi hơn theo thời gian,
    ngay cả khi họ đang phải chịu áp lực cao.
  • 14:38 - 14:41
    Điểm cuối cùng này rất quan trọng,
  • 14:41 - 14:43
    vì nó cho chúng ta biết
  • 14:43 - 14:47
    bài tập chú tâm rất giống
    với bài tâp thể dục:
  • 14:47 - 14:49
    nếu bạn không thực hiện,
    bạn sẽ không hưởng lợi.
  • 14:49 - 14:52
    Nhưng nếu bạn luyện tập sự chú tâm,
  • 14:52 - 14:54
    bạn làm càng nhiều, bạn càng hưởng lợi.
  • 14:55 - 14:59
    Tôi muốn quay lại đề cập về
    Đại úy Jeff Davis.
  • 14:59 - 15:01
    Như tôi đã đề cập trong phần đầu,
  • 15:01 - 15:04
    lính thủy dưới quyền anh ấy
    tham gia vào
  • 15:04 - 15:07
    một trong những dự án đầu tiên
    cung cấp bài tập chú tâm.
  • 15:07 - 15:11
    Và họ cho thấy hình mẫu chính xác này,
    vốn là điều mang tính khích lệ rất lớn.
  • 15:11 - 15:13
    Chúng tôi cung cấp cho họ
    bài tập chú tâm
  • 15:13 - 15:15
    ngay trước khi họ được điều đến Iraq.
  • 15:15 - 15:18
    Và khi trở về, Đại úy Davis
    chia sẻ với chúng tôi
  • 15:18 - 15:21
    anh ấy cảm nhận được
    lợi ích từ chương trình.
  • 15:22 - 15:25
    Anh ấy nói không như lần trước,
  • 15:25 - 15:28
    sau đợt triển khai này,
    họ nhận thức thực tại rõ hơn.
  • 15:29 - 15:30
    Họ trở nên sáng suốt.
  • 15:30 - 15:32
    Họ không dễ kích động.
  • 15:32 - 15:34
    Trong một số trường hợp,
    họ thật sự cảm thông hơn
  • 15:35 - 15:37
    với nhau và với những người họ gặp gỡ.
  • 15:37 - 15:39
    Anh ấy nói, theo nhiều cách
  • 15:39 - 15:41
    anh ấy cảm nhận những bài tập chú tâm
    mà chúng tôi cung cấp
  • 15:41 - 15:43
    là những công cụ thật sự quan trọng
  • 15:43 - 15:47
    để họ chống lại sự phát triển của chứng
    rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
  • 15:47 - 15:51
    và thậm chí cho phép họ chuyển nó thành
    "sự tăng trưởng sau chấn thương" (PTG).
  • 15:51 - 15:53
    Với chúng ta, điều này rất hấp dẫn.
  • 15:53 - 15:56
    Và cuối cùng thì Đại úy Davis và tôi --
  • 15:56 - 15:58
    bạn biết đấy, từ 1 thập kỉ trước,
    từ năm 2008 --
  • 15:58 - 16:00
    giữ liên lạc với nhau
    đến tận ngày hôm nay.
  • 16:00 - 16:04
    Anh ấy vẫn còn tiếp tục tự luyện tập
    sự chú tâm
  • 16:04 - 16:05
    hằng ngày
  • 16:06 - 16:08
    Anh đã được thăng chức lên Thiếu tá,
  • 16:08 - 16:11
    nhưng sau đó anh ấy thật sự
    đã rời khỏi Thủy Quân Lục Chiến.
  • 16:12 - 16:16
    anh ly hôn để cưới một người khác,
    có thêm một đứa con và lấy bằng
  • 16:16 - 16:17
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA).
  • 16:18 - 16:22
    Trong khi trải qua tất cả những thử thách,
    biến chuyển và niềm vui trong cuộc đời,
  • 16:22 - 16:25
    anh ấy vẫn tiếp tục luyện tập sự chú tâm.
  • 16:25 - 16:29
    Như thể định mệnh,
    vài tháng trước,
  • 16:29 - 16:34
    Đại úy Davis chịu đựng một cơn đau tim
    dữ dội ở tuổi 46.
  • 16:35 - 16:37
    Cuối cùng anh ấy gọi điện cho tôi
    cách đây một vài tuần.
  • 16:38 - 16:41
    Anh nói : "Tôi muốn kể cô nghe một việc.
  • 16:41 - 16:45
    Tôi biết những bác sĩ đó đã chữa trị cho tôi,
    họ đã cứu trái tim tôi,
  • 16:45 - 16:48
    nhưng chính sự chú tâm đã cứu mạng tôi.
  • 16:48 - 16:51
    Sự tỉnh táo mà tôi có để dừng
    chiếc xe cứu thương
  • 16:51 - 16:55
    mà sau đó đã đưa tôi đến bệnh viện," --
    bản thân anh ấy,
  • 16:55 - 17:00
    dòng suy nghĩ mà anh ấy phải tập trung vào
    mà không bị bóp nghẹt
  • 17:00 - 17:02
    bởi sự sợ hãi và lo lắng đang diễn ra --
  • 17:02 - 17:05
    anh nói: "Với tôi, nó là món quà
    của sự chú tâm."
  • 17:05 - 17:08
    Tôi thấy nhẹ nhõm khi biết anh ấy ổn.
  • 17:08 - 17:13
    Nhưng tôi cũng thấy được động viên khi
    biết anh đã chuyển đổi sự chú ý của mình.
  • 17:13 - 17:17
    Anh ấy chuyển từ có một ông chủ xấu --
  • 17:17 - 17:20
    một hệ thống chú ý đã suýt đẩy anh ấy
    rơi xuống cầu --
  • 17:20 - 17:23
    đến có một chỉ huy tuyệt vời,
    đã dẫn dắt
  • 17:24 - 17:25
    và cứu mạng anh.
  • 17:25 - 17:29
    Nên tôi muốn kết thúc bằng cách chia sẻ
    lời kêu gọi của tôi đến các bạn.
  • 17:29 - 17:30
    Và nó đây.
  • 17:30 - 17:33
    Chú ý vào sự chú ý của bạn.
  • 17:34 - 17:35
    Được chứ?
  • 17:35 - 17:37
    Chú ý vào sự chú ý của bạn
  • 17:37 - 17:42
    và đưa bài tập chú tâm thành một trong
    những hoạt động sức khỏe thường nhật,
  • 17:42 - 17:46
    để chế ngự tâm trí lơ đãng của bạn
    và cho phép sự chú ý
  • 17:46 - 17:49
    trở thành người hướng dẫn
    đáng tin cậy của cuộc đời bạn.
  • 17:50 - 17:51
    Cám ơn các bạn.
  • 17:51 - 17:55
    (Vỗ tay)
Title:
Cách chế ngự tâm trí lơ đãng của bạn
Speaker:
Amishi Jha
Description:

Amishi Jha nghiên cứu cách chúng ta chú ý: một quá trình trong đó bộ não chọn ra những điều quan trọng từ dòng thông tin không ngừng đi qua nó. Cả hai yếu tố gây sao lãng bên ngoài (như stress) và yếu tố gây sao lãng bên trong (như lơ đãng) đều làm giảm khả năng tập trung của chúng ta, Jha nói -- nhưng một số kĩ thuật đơn giản lại có thể nâng cao nó lên. "Chú ý vào sự sự chú ý của bạn", Jha nói.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:08
Ai Van Tran approved Vietnamese subtitles for How to tame your wandering mind
Huu Thinh Nguyen accepted Vietnamese subtitles for How to tame your wandering mind
Huu Thinh Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to tame your wandering mind
Huu Thinh Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to tame your wandering mind
Huu Thinh Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to tame your wandering mind
Yên Tâm Trương Nguyễn edited Vietnamese subtitles for How to tame your wandering mind
Yên Tâm Trương Nguyễn edited Vietnamese subtitles for How to tame your wandering mind
Yên Tâm Trương Nguyễn edited Vietnamese subtitles for How to tame your wandering mind
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions