Return to Video

Tại sao bạn nên biết đồng nghiêọ của mình được trả mức lương ra sao | David Burkus | TEDxUniversityofNevada

  • 0:20 - 0:21
    Mức lương của bạn bao nhiêu?
  • 0:22 - 0:24
    Đừng trả lời thành tiếng.
  • 0:24 - 0:26
    Hãy giữ con số đó trong đầu bạn.
  • 0:27 - 0:31
    Bây giờ thì, bạn nghĩ rằng người ngồi cạnh bạn
    được mức lương bao nhiêu?
  • 0:32 - 0:34
    Một lần nữa, đừng trả lời thành tiếng.
  • 0:34 - 0:35
    (cười)
  • 0:36 - 0:38
    Ở công ty, bạn nghĩ rằng
  • 0:38 - 0:42
    đồng nghiệp của bạn
    được trả mức lương bao nhiêu?
  • 0:42 - 0:43
    Bạn có biết không?
  • 0:44 - 0:45
    Bạn có nên biết không?
  • 0:46 - 0:50
    Lưu ý, tôi sẽ có một chút không thoải mái
    nếu như hỏi bạn những điều trên.
  • 0:50 - 0:53
    Nhưng phải thú nhận, bạn muốn biết.
  • 0:54 - 0:57
    Hầu hết chúng ta không thoải mái
    khi công khai mức lương của mình.
  • 0:57 - 0:59
    Ta không cần thiết nói với người khác.
  • 0:59 - 1:03
    Và, chắc chắn chúng ta
    sẽ không cần thiết nói với đồng nghiệp.
  • 1:03 - 1:06
    Lý do giả định là nếu như mọi người
    biết được mức lương của mỗi người,
  • 1:06 - 1:08
    thì mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn.
  • 1:08 - 1:10
    Sẽ có những cuộc tranh luận, tranh giành,
  • 1:10 - 1:12
    Thậm chí, một số người có thể nghỉ việc.
  • 1:12 - 1:16
    Nhưng, ra sao nếu việc giữ bí mật mới là
    nguyên nhân cho tất cả những xung đột?
  • 1:16 - 1:19
    Điều gì sẽ xảy ra nếu
    chúng ta loại bỏ việc giữ bí mật?
  • 1:19 - 1:23
    Sẽ như thế nào nếu sự cởi mở mới thật sự
    làm gia tăng sự công bằng và hợp tác
  • 1:23 - 1:25
    bên trong một công ty?
  • 1:25 - 1:28
    Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta
    có một chính sách lương minh bạch?
  • 1:29 - 1:30
    Vài năm trước đây,
  • 1:30 - 1:33
    Tôi đã học với
    những lãnh đạo tổ chức và doanh nghiệp,
  • 1:33 - 1:37
    bàn luận quan niệm thông thường
    về việc quản lý một doanh nghiệp.
  • 1:37 - 1:39
    Và vấn đề lương bổng được đề cập đến.
  • 1:40 - 1:42
    Và câu trả lời thật bất ngờ.
  • 1:43 - 1:45
    Kết quả là sự hiểu biết về mức lương--
  • 1:45 - 1:47
    chia sẻ cởi mở về
    mức lương trong công ty --
  • 1:47 - 1:50
    tạo nên một môi trường làm việc tốt hơn
    cho cả nhân viên
  • 1:50 - 1:51
    và cả công ty.
  • 1:52 - 1:55
    Khi mọi người không biết
    mức lương của họ so với đồng nghiệp,
  • 1:55 - 1:57
    họ thường cảm thấy được trả thấp hơn
  • 1:57 - 1:59
    và thậm chí có thể là phân biệt đối xử.
  • 1:59 - 2:02
    Bạn có muốn làm việc ở nơi mà
    bạn phải chịu đựng việc
  • 2:02 - 2:05
    bạn thấy bị trả lương thấp hơn
    hoặc bị phân biệt đối xử?
  • 2:05 - 2:08
    Nhưng việc giữ bí mật mức lương,
  • 2:08 - 2:11
    và nó là một công cụ cũ rích
  • 2:11 - 2:13
    mặc cho sự thật rằng ở Mỹ,
  • 2:13 - 2:17
    Pháp luật bảo vệ quyền công nhân.
  • 2:18 - 2:21
    Một ví dụ nổi tiếng từ thập kỷ trước,
  • 2:21 - 2:23
    Ban quản lý của tạp chí Vanity Fair
  • 2:23 - 2:25
    đã lưu hành một ghi nhớ với tiêu đề:
  • 2:25 - 2:28
    "Cấm thảo luận về mức lương nhận được
    giữa các nhân viên."
  • 2:28 - 2:32
    "Cấm" thảo luận về mức lương
    giữa các nhân viên.
  • 2:32 - 2:34
    Bây giờ, ghi nhớ đó không còn hợp
    với tất cả.
  • 2:34 - 2:36
    Biểu tượng văn học New York
    Dorothy Parker.
  • 2:36 - 2:38
    Robert Benchley và Robert Sherwood,
  • 2:38 - 2:41
    tất cả nhà văn của
    Hội bàn tròn Algonquin,
  • 2:41 - 2:42
    quyết định hành động cho sự minh bạch
  • 2:42 - 2:44
    và đi làm vào ngày hôm sau
  • 2:44 - 2:47
    và treo bảng mức lương của họ trên cổ.
  • 2:47 - 2:49
    (cười)
  • 2:49 - 2:51
    Hãy tưởng tượng việc đi làm
  • 2:51 - 2:55
    với bảng lương treo trước ngực
    để mọi người cùng thấy.
  • 2:56 - 3:00
    Nhưng tại sao công ty lại còn
    cấm cản việc thảo luận mức lương?
  • 3:00 - 3:03
    Tại sao một số người chấp nhận
    trong khi số khác lại chống lại?
  • 3:05 - 3:08
    Thêm một giả thuyết nữa được đặt ra,
  • 3:08 - 3:11
    việc giữ kín mức lương thật ra là
    một cách để tiết kiệm chi phí.
  • 3:11 - 3:13
    Bạn thấy đó, việc bảo mật mức lương
  • 3:13 - 3:16
    dẫn đến thứ mà các nhà kinh tế học gọi
    "bất cân xứng thông tin"
  • 3:16 - 3:18
    Tình huống này, ở trong một cuộc đàm phán
  • 3:18 - 3:21
    một bên có nhiều thông tin hơn bên còn lại
  • 3:22 - 3:25
    Và trong khi tuyển dụng, thăng chức
    hoặc thảo thuận tăng lương hằng năm,
  • 3:25 - 3:29
    người lao động có thể sử dụng
    việc bảo mật đó để tiết kiệm chi phí.
  • 3:29 - 3:32
    Tưởng tượng sẽ rất tốt nếu
    bạn có thể đàm phán để tăng lương
  • 3:32 - 3:34
    nếu bạn biết mức lương của mọi người.
  • 3:36 - 3:39
    Các nhà kinh tế học cảnh báo
    Bất cân xứng thông tin
  • 3:39 - 3:40
    có thể gây ra thất bại thị trường.
  • 3:40 - 3:42
    Ai đó để lại hóa đơn trên máy photo,
  • 3:42 - 3:45
    và đột nhiên mọi người la hét lẫn nhau.
  • 3:46 - 3:47
    Sự thật, họ cảnh báo rằng
  • 3:49 - 3:53
    bất cân xứng thông tin có thể dẫn đến
    một thị trường thất bại.
  • 3:54 - 3:56
    Và tôi nghĩ rằng chúng ta gần như đã rõ.
  • 3:56 - 3:57
    Dưới đây là tại sao:
  • 3:57 - 4:02
    Đầu tiên, nhiều người lao động không biết
    lương của họ so với đồng nghiệp ra sao.
  • 4:02 - 4:06
    Một cuộc khảo sát vào năm 2015, 70000 người lao động,
  • 4:06 - 4:10
    2/3 số người được trả
    bằng mức lương thị trường
  • 4:10 - 4:12
    nói rằng họ nghĩ lương của mình
    thấp hơn,
  • 4:13 - 4:15
    Và tất cả những người
    cảm thấy bị trả thấp hơn,
  • 4:15 - 4:18
    60% nói rằng họ có ý định bỏ việc,
  • 4:18 - 4:21
    cho dù họ được trả thấp hơn, cao hơn
  • 4:21 - 4:23
    hoặc là đúng mức thị trường.
  • 4:24 - 4:26
    Nếu bạn nằm trong nhóm khảo sát này,
    bạn sẽ nói gì?
  • 4:26 - 4:27
    Bạn bị trả lương thấp hơn?
  • 4:27 - 4:30
    Khoan, đợi đã-- bạn có biết.
  • 4:30 - 4:32
    bởi vì chúng ta không được phép nói về nó?
  • 4:32 - 4:36
    Tiếp theo, bất cân xứng thông tin,
    bảo mật mức lương,
  • 4:36 - 4:39
    sẽ dễ dàng hơn để phớt lờ
    sự phân biệt đối xử.
  • 4:39 - 4:41
    nó đã được thể hiện rõ
    trên thị trường hiện nay.
  • 4:42 - 4:45
    Báo cáo năm 2011
    của Viện nghiên cứu chính sách phụ nữ,
  • 4:45 - 4:48
    Khoảng cách lương giữa nam và nữ
  • 4:48 - 4:49
    là 23%.
  • 4:50 - 4:53
    Đây là nguồn gốc của 77 cent trên 1 đôla.
  • 4:53 - 4:55
    Nhưng với chính phủ liên bang,
  • 4:55 - 4:57
    mức lương cố định cho
    cấp bậc nhất định,
  • 4:57 - 4:59
    và mọi người biết cấp bậc của nhau
  • 4:59 - 5:01
    thì khoảng cách giảm xuống còn 11%--
  • 5:01 - 5:03
    và đây là trước khi kiểm soát các yếu tố
  • 5:03 - 5:06
    mà các nhà kinh tế học tranh cải
    nên hay không nên kiểm soát.
  • 5:07 - 5:09
    Nếu chúng ta muốn giảm
    sự khác biệt lương theo giới tính,
  • 5:09 - 5:12
    có thể chúng ta nên bắt đầu
    công khai bảng lương.
  • 5:12 - 5:16
    Nếu đây là thất bại thị trường hoàn toàn,
  • 5:16 - 5:19
    thì việc công khai là cách duy nhất
    để đảm bảo sự công bằng.
  • 5:20 - 5:22
    Bây giờ, tôi biết rằng việc họ biết
    những gì bạn làm
  • 5:22 - 5:24
    có thể không thoải mái
  • 5:24 - 5:25
    nhưng nó sẽ ít khó chịu hơn việc
  • 5:26 - 5:28
    bạn phải luôn lo rằng
    bạn có bị phân biệt đối xử lại,
  • 5:28 - 5:32
    hoặc liệu rằng vơ, con gái, chị em bạn
    có bị trả lương không công bằng?
  • 5:33 - 5:37
    Việc công khai là cách tốt nhất
    để chắc chắn sự công bằng.
  • 5:37 - 5:39
    và sự chi trả minh bach tạo nên điều đó.
  • 5:39 - 5:42
    Đó là lí do tại sao lãnh đạo doanh nghiệp
    và các tổ chức
  • 5:42 - 5:45
    đã thực hiện việc chia sẻ
    thông tin lương bổng một vài năm
  • 5:45 - 5:46
    Giống như Dane Atkinson.
  • 5:46 - 5:50
    Dane là một doanh nhân
    đã thành lập hàng loạt các công ty
  • 5:50 - 5:52
    với điều kiện bảo mật lương bổng
  • 5:52 - 5:55
    và thậm chí sử dụng điều kiện đó
    để trả hai người năng lực giống nhau
  • 5:55 - 5:57
    mức lương hoàn toàn khác nhau,
  • 5:57 - 5:59
    phụ thuộc vào khả năng thỏa thuận của họ.
  • 6:00 - 6:03
    và Dane đã thấy được mâu thuẫn xảy ra
    là kết quả của chính sách này.
  • 6:03 - 6:06
    Và khi anh ấy bắt đầu
    công ty mới nhất, Sumall
  • 6:06 - 6:09
    anh cam kết sự minh bạch trong lương bổng
    ngay từ khi bắt đầu.
  • 6:09 - 6:11
    và kết quả thật đáng kinh ngạc.
  • 6:12 - 6:14
    Và sau khi tìm hiểu,
  • 6:14 - 6:15
    khi mọi người biết mức lương của họ
  • 6:15 - 6:17
    và mức lương khi so sánh với đồng nghiệp,
  • 6:18 - 6:20
    họ cố gắng làm việc hơn
    để cải thiện năng suất của bản thân.
  • 6:20 - 6:23
    họ được gắn kết hơn và ít bỏ việc hơn.
  • 6:23 - 6:25
    Không chỉ minh Dane.
  • 6:25 - 6:27
    Công ty khởi nghiệp về công nghệ
    như Buffer
  • 6:27 - 6:31
    cho đến công ty mười ngàn nhân viên
    như ở Whole Foods,
  • 6:31 - 6:34
    nơi mà mọi người không chỉ có thể
    thấy được mức lương của nhau,
  • 6:34 - 6:37
    mà cả dư liệu năng suất của cá nhân
    và bộ phận của bạn
  • 6:37 - 6:39
    được báo cáo trên mạng nội bộ.
  • 6:39 - 6:40
    để mọi người cùng biết.
  • 6:41 - 6:44
    Và, chính sách lương bổng minh bạch
    gồm nhiều dạng.
  • 6:44 - 6:46
    Không là một dạng hợp cho tất cả
  • 6:46 - 6:48
    Một vài công ty thì
    công bố để tất cả cùng biết.
  • 6:48 - 6:50
    Một vài thì
    chỉ để nội bộ công ty được biết.
  • 6:50 - 6:53
    Một số thì công khai công thức tính lương,
  • 6:53 - 6:55
    Số khác thì công khai bậc lương
  • 6:55 - 6:57
    và đánh dấu mọi người ở mức đó.
  • 6:57 - 6:59
    Vì vậy bạn không cần phải thông báo
  • 6:59 - 7:01
    để toàn bộ nhân viên treo bảng lương
    đi khắp phòng.
  • 7:01 - 7:04
    và bạn không phải là người duy nhất
    mang bảng
  • 7:04 - 7:05
    mà bạn đã làm ở nhà.
  • 7:06 - 7:09
    Nhưng ta còn có cách tốt hơn
    để đạt được chính sách lương minh bạch.
  • 7:10 - 7:12
    Với những người có quyền lực
  • 7:12 - 7:14
    để thực hiện chính sách minh bạch:
  • 7:14 - 7:15
    Bây giờ chính là lúc tiến lên.
  • 7:16 - 7:18
    Và đối với những người không có thẩm quyền
  • 7:18 - 7:20
    đây là lúc để giành quyền lợi bản thân.
  • 7:21 - 7:23
    Vì vậy mức lương bạn là bao nhiêu?
  • 7:24 - 7:27
    Và so sánh với đồng nghiệp của bạn
    thì như thế nào?
  • 7:27 - 7:28
    Bạn nên biết.
  • 7:29 - 7:30
    Và họ cũng nên.
  • 7:32 - 7:33
    Cảm ơn.
  • 7:33 - 7:36
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao bạn nên biết đồng nghiêọ của mình được trả mức lương ra sao | David Burkus | TEDxUniversityofNevada
Description:

Mức lương của bạn là bao nhiêu? Sẽ ra sao nếu so sánh với đồng nghiệp của bạn? Bạn nên biết, và họ cũng nên, theo như nhà nghiên cứu quản trị David Burkus. Trong bài nói chuyện này, Burkus đã đặt ra câu hỏi cho những giả thuyết xung quanh vấn đề bảo mật lương bổng và đưa ra kết luận tại sao chia sẻ những thông tin này có thể mang lại lợi ích cho người lao động, tổ chức và cả xã hội.

Bài nói chuyện này được thực hiện trong sự kiện TEDx sử dụng hình thức hội nghị TED nhưng được tổ chức độc lập bởi công đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại http://ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
07:41

Vietnamese subtitles

Revisions