Return to Video

Why you can't compare Covid-19 vaccines

  • 0:01 - 0:06
    Đây là vắc-xin ngừa COVID-19 mới,
    loại một liều của Johnson & Johnson.
  • 0:06 - 0:09
    Vào đầu tháng 3, hơn 6.000 liều
  • 0:09 - 0:13
    đúng ra phải được chuyển đến
    thành phố Detroit, Michigan;
  • 0:13 - 0:15
    nhưng ông Thị trưởng lại nói:
    "Không. Cảm ơn."
  • 0:15 - 0:18
    "Moderna và Pfizer mới là loại tốt nhất.
  • 0:18 - 0:20
    Tôi sẽ làm mọi thứ có thể
  • 0:20 - 0:24
    để người dân thành phố Detroit
    có được loại tốt nhất."
  • 0:24 - 0:29
    Ông Thị trưởng dựa vào những con số này:
    "tỷ lệ hiệu lực" của vắc-xin.
  • 0:29 - 0:32
    Vắc-xin Pfizer/BioNTech và Moderna
  • 0:32 - 0:34
    có tỷ lệ hiệu lực siêu cao:
  • 0:34 - 0:37
    95% và 94%.
  • 0:37 - 0:39
    Thế còn Johnson & Johnson?
  • 0:39 - 0:41
    Chỉ 66%.
  • 0:41 - 0:46
    Và nếu chỉ nhìn vào mấy con số này,
    người ta dễ
  • 0:46 - 0:48
    cho là loại vắc-xin này
    không tốt bằng loại này.
  • 0:48 - 0:50
    Nhưng nghĩ thế là sai.
  • 0:50 - 0:54
    Có thể nói, các con số này
    còn chẳng phải là thước đo quan trọng nhất
  • 0:54 - 0:57
    về mức độ hiệu quả của
    những loại vắc-xin này.
  • 0:57 - 0:58
    Để biết thước đo ấy là gì,
  • 0:58 - 1:02
    đầu tiên ta phải hiểu
    vắc-xin đúng ra là để làm gì.
  • 1:06 - 1:11
    Tỷ lệ hiệu lực của vắc-xin được tính toán
    trong những thử nghiệm lâm sàng lớn
  • 1:11 - 1:15
    trong đó vắc-xin được thử nghiệm
    trên hàng chục nghìn người.
  • 1:15 - 1:17
    Những người này được chia làm 2 nhóm:
  • 1:17 - 1:21
    1 nửa được tiêm vắc-xin,
    nửa còn lại dùng giả dược.
  • 1:21 - 1:23
    Sau đó, họ quay trở lại
    cuộc sống của mình,
  • 1:23 - 1:28
    được các nhà khoa học giám sát
    vài tháng xem có nhiễm COVID-19 hay không.
  • 1:28 - 1:34
    Ví dụ, trong thử nghiệm Pfizer/BioNtech,
    có 43.000 người tham gia.
  • 1:34 - 1:39
    Cuối giai đoạn này,
    170 người đã nhiễm COVID-19.
  • 1:39 - 1:42
    Cách những người này
    được phân vào nhóm này
  • 1:42 - 1:45
    quyết định hiệu lực của vắc-xin.
  • 1:45 - 1:48
    Nếu 170 được chia đều
    vào hai nhóm này,
  • 1:48 - 1:51
    nghĩa là khả năng nhiễm bệnh là như nhau,
    dù là có tiêm vắc-xin hay
  • 1:51 - 1:52
    không tiêm.
  • 1:52 - 1:56
    Khi đó, tỷ lệ hiệu lực của vắc-xin là 0%.
  • 1:56 - 2:02
    Nếu tất cả 170 người của nhóm không tiêm
    và không ai tiêm vắc-xin mà bị nhiễm bệnh,
  • 2:02 - 2:06
    thì vắc-xin đó
    có tỷ lệ hiệu lực 100%.
  • 2:06 - 2:10
    Trong thử nghiệm này,
    có 162 người thuộc nhóm không tiêm
  • 2:10 - 2:12
    và chỉ có 8 người
    trong nhóm có tiêm.
  • 2:12 - 2:18
    Tức là người được tiêm vắc-xin
    có khả năng nhiễm COVID-19 thấp hơn 95%.
  • 2:18 - 2:22
    Loại vắc-xin này có tỷ lệ hiệu lực 95%.
  • 2:23 - 2:29
    Điều này không có nghĩa là
    cứ 100 người tiêm, có 5 người nhiễm bệnh.
  • 2:29 - 2:34
    Nhưng con số 95% này
    áp dụng cho cá nhân.
  • 2:34 - 2:35
    Tức là, một người đã được tiêm vắc-xin
  • 2:35 - 2:41
    có khả năng nhiễm bệnh thấp hơn 95%
    so với một người không được tiêm vắc-xin
  • 2:41 - 2:44
    mỗi lần cả hai tiếp xúc với COVID-19.
  • 2:44 - 2:49
    Tỷ lệ hiệu lực của mỗi loại vắc-xin
    được tính toán cùng một cách,
  • 2:49 - 2:55
    song thử nghiệm của từng loại có thể
    được tiến hành trong điều kiện khác biệt.
  • 2:55 - 2:58
    "Một trong những suy tính lớn nhất
    ở đây,
  • 2:58 - 2:59
    khi nhìn vào những con số này,
  • 2:59 - 3:03
    là thời gian các thử nghiệm lâm sàng này
    được tiến hành."
  • 3:03 - 3:09
    Đây là số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày ở Mỹ
    kể từ khi bắt đầu đại dịch.
  • 3:09 - 3:14
    Thử nghiệm của Moderna được tiến hành
    hoàn toàn ở Mỹ, vào lúc này - mùa hè.
  • 3:14 - 3:17
    Thử nghiệm của Pfizer/BioNTech
    cũng chủ yếu được tiến hành ở Mỹ
  • 3:17 - 3:20
    và cũng vào thời gian đó.
  • 3:20 - 3:25
    Tuy nhiên, Johnson & Johnson
    thử nghiệm ở Mỹ vào lúc này,
  • 3:25 - 3:26
    khi người tham gia tiếp xúc
  • 3:26 - 3:30
    với nguồn lây nhiễm nhiều hơn.
  • 3:30 - 3:33
    Hầu hết thử nhiệm của họ
    được tiến hành ở những nước khác,
  • 3:33 - 3:36
    chủ yếu ở Nam Phi và Brazil.
  • 3:36 - 3:40
    Những nước này
    không chỉ có tỉ lệ ca nhiễm cao
  • 3:40 - 3:43
    mà bản thân vi-rút cũng khác biệt.
  • 3:43 - 3:47
    Những thử nghiệm này được tiến hành
    khi các biến thể của COVID-19 xuất hiện
  • 3:47 - 3:50
    và trở thành loại lây nhiễm chủ yếu
    ở các quốc gia này;
  • 3:50 - 3:54
    những biến thể mà người tham gia
    dễ bị nhiễm phải hơn.
  • 3:54 - 3:59
    Ở Châu Phi, hầu hết các ca nhiễm
    trong thử nghiệm của Johnson & Johnson
  • 3:59 - 4:03
    là do nhiễm biến thể đó, chứ không phải
    chủng ban đầu ở Mỹ hồi mùa hè.
  • 4:03 - 4:09
    Mặc dù vậy, nó vẫn làm giảm đáng kể
    tình trạng lây nhiễm.
  • 4:09 - 4:12
    "Nếu chúng ta muốn so sánh
    từng loại vắc-xin với nhau,
  • 4:12 - 4:16
    thì phải nghiên cứu trong cùng thử nghiệm,
    với các tiêu chí lựa chọn y hệt,
  • 4:16 - 4:19
    cùng địa điểm, cùng thời điểm."
  • 4:19 - 4:22
    "Nếu chúng ta lấy vắc-xin
    Pfizer và Moderna và
  • 4:22 - 4:27
    thực hiện lại thử nghiệm lâm sàng
    cùng lúc với J&J,
  • 4:27 - 4:31
    có thể sẽ thấy tỷ lệ hiệu lực
    của những vắc-xin này khác đi."
  • 4:31 - 4:36
    Các tỉ lệ này chỉ cho biết điều đã xảy ra
    trong thử nghiệm của từng vắc-xin,
  • 4:36 - 4:39
    chứ không phải chính xác
    điều sẽ xảy ra ngoài thực tế.
  • 4:39 - 4:45
    Song, theo nhiều chuyên gia, đây không là
    chỉ số tối ưu để đánh giá vắc-xin
  • 4:45 - 4:49
    vì vắc-xin không phải lúc nào cũng là
    để ngăn chặn mọi sự lây nhiễm.
  • 4:49 - 4:54
    "Mục tiêu của chương trình vắc-xin
    COVID-19 không hẳn là "Không còn COVID",
  • 4:54 - 4:57
    mà là chế ngự loại vi-rút này,
    đánh bại nó,
  • 4:57 - 5:01
    là vô hiệu khả năng gây bệnh nặng,
    nhập viện và tử vong."
  • 5:01 - 5:06
    Mà giúp nhìn nhận những hậu quả
    từ tiếp xúc với COVID-19 như sau:
  • 5:06 - 5:09
    Kết cục tích cực nhất
    là hoàn toàn không nhiễm bệnh.
  • 5:09 - 5:12
    Tình huống xấu nhất là tử vong.
  • 5:12 - 5:15
    Ở giữa hai ranh giới này là nhập viện,
    triệu chứng từ nặng đến vừa,
  • 5:15 - 5:18
    hoặc không hề có triệu chứng gì.
  • 5:18 - 5:24
    Trong điều kiện tối ưu,
    vắc-xin bảo vệ ta đến mức đó.
  • 5:24 - 5:30
    Nhưng trên thực tế, đây không phải là
    mục đích chính của vắc-xin COVID-19.
  • 5:30 - 5:35
    Mục đích thực sự là đủ bảo vệ cơ thể ta
    khỏi những kết cục này,
  • 5:35 - 5:39
    để nếu ta có bị nhiễm vi-rút
    thì cũng chỉ thấy như cảm lạnh thôi
  • 5:39 - 5:42
    chứ không đến nỗi phải nhập viện.
  • 5:42 - 5:47
    Đây là điều mà từng loại vắc-xin
    COVID-19 này đang làm tốt.
  • 5:47 - 5:52
    Trong tất cả thử nghiệm này, vài người
    thuộc nhóm không tiêm phải nhập viện
  • 5:52 - 5:54
    hoặc tử vong do COVID-19,
  • 5:54 - 5:59
    còn nhóm được tiêm vắc-xin đầy đủ
    trong tất cả những thử nghiệm này,
  • 5:59 - 6:02
    không có ai phải nhập viện hay tử vong
    do COVID-19.
  • 6:02 - 6:04
    "Giá mà ông Thị trưởng kia
    hiểu được một điều
  • 6:04 - 6:11
    là cả ba vắc-xin này về cơ bản đều có
    hiệu quả giúp thoát chết 100%."
  • 6:11 - 6:16
    Thị trưởng Detroit rút lại lời đã nói
    và tuyên bố cho dùng Johnson & Johnson,
  • 6:16 - 6:21
    vì vẫn "có hiệu quả cao trong việc xử trí
    các quan ngại lớn nhất của chúng ta".
  • 6:21 - 6:25
    Hiệu lực quan trọng,
    nhưng không phải là quan trọng nhất.
  • 6:25 - 6:30
    Câu hỏi không phải là loại vắc-xin nào
    sẽ bảo vệ bạn khỏi mọi sự lây nhiễm COVID
  • 6:30 - 6:32
    mà là loại nào sẽ giúp bạn sống sót,
  • 6:32 - 6:34
    hoặc không phải nhập viện?
  • 6:34 - 6:36
    Loại nào sẽ giúp chấm dứt đại dịch này?
  • 6:36 - 6:38
    Và câu trả lời là loại nào cũng được.
  • 6:38 - 6:42
    "Vắc-xin tốt nhất lúc này cho bạn
    là loại bạn được cung cấp."
  • 6:42 - 6:46
    "Cứ mỗi khi ai đó được tiêm vắc-xin,
    đại dịch này càng sớm chấm dứt."
Title:
Why you can't compare Covid-19 vaccines
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
COVID-19 Pandemic
Duration:
07:02

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions