Return to Video

Cách để chụp hình hố đen

  • 0:01 - 0:03
    Trong bộ phim "Interstellar,"
  • 0:03 - 0:07
    chúng ta có cái nhìn cận cảnh
    một hố đen siêu lớn.
  • 0:07 - 0:09
    Nằm sau tấm màn khí ga sáng rực,
  • 0:09 - 0:11
    trường hấp dẫn cực kỳ mạnh
    của hố đen này
  • 0:11 - 0:12
    bẻ cong ánh sáng thành chiếc nhẫn.
  • 0:12 - 0:15
    Nhưng đây không phải hình ảnh thật,
  • 0:15 - 0:16
    mà là hình ảnh đồ họa bằng máy tính -
  • 0:16 - 0:20
    một diễn giải đầy nghệ thuật
    về một hình ảnh của hố đen.
  • 0:20 - 0:22
    Một trăm năm trước,
  • 0:22 - 0:25
    Albert Einstein lần đầu tiên công bố
    Thuyết tương đối rộng.
  • 0:25 - 0:27
    Những năm sau đó,
  • 0:27 - 0:30
    các nhà khoa học đưa hàng loạt
    bằng chứng ủng hộ thuyết này.
  • 0:30 - 0:33
    Nhưng một điều có thể đoán được
    từ lý thuyết này, là việc hố đen
  • 0:33 - 0:35
    vẫn chưa được quan sát trực tiếp.
  • 0:35 - 0:38
    Mặc dù chúng ta có vài ý kiến
    về hình dạng có thể của hố đen,
  • 0:38 - 0:41
    nhưng ta chưa từng chụp bức ảnh nào
    về nó trong quá khứ.
  • 0:41 - 0:45
    Tuy nhiên, mọi người sẽ rất ngạc nhiên
    khi biết được mọi thứ sẽ sớm thay đổi.
  • 0:45 - 0:50
    Chúng ta sẽ thấy được bức ảnh đầu tiên
    của hố đen trong vài năm tới.
  • 0:50 - 0:54
    Những bức ảnh đầu tiên sẽ được chụp
    bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế,
  • 0:54 - 0:55
    một kính thiên văn cỡ Trái đất,
  • 0:55 - 0:58
    và áp dụng một thuật toán
    để cho ra hình ảnh cuối cùng.
  • 0:58 - 1:02
    Mặc dù tôi không thể cho các bạn xem
    hình ảnh thật của hố đen hôm nay,
  • 1:02 - 1:05
    tôi muốn các bạn có cái nhìn lướt qua
    những nỗ lực liên quan
  • 1:05 - 1:06
    để có được bức hình đầu tiên.
  • 1:07 - 1:09
    Tôi tên là Katie Bouman,
  • 1:09 - 1:12
    một nghiên cứu sinh tại Đại học MIT.
  • 1:12 - 1:14
    Tôi nghiên cứu tại một phòng lab máy tính
  • 1:14 - 1:17
    để tạo ra những máy tính
    phân tích hình ảnh và video.
  • 1:17 - 1:19
    Mặc dù tôi không phải nhà thiên văn học,
  • 1:19 - 1:20
    nhưng tôi sẽ chỉ các bạn thấy
  • 1:20 - 1:23
    cách mà tôi đã xây dựng đề án thú vị này.
  • 1:23 - 1:26
    Nếu bạn nhìn xuyên
    lớp ánh sáng của thành phố đêm nay,
  • 1:26 - 1:29
    bạn có thể may mắn nhìn thấy
    toàn cảnh tuyệt vời
  • 1:29 - 1:30
    của Dải ngân hà.
  • 1:30 - 1:33
    Và nếu bạn có thể thu cận cảnh
    hàng triệu ngôi sao,
  • 1:33 - 1:36
    26.000 năm ánh sáng về tâm
    Dải ngân hà hình xoắn ốc này,
  • 1:36 - 1:40
    chúng ta sẽ đi đến cụm sao
    ở ngay vị trí trung tâm.
  • 1:40 - 1:43
    Bằng cách quan sát dải bụi ngân hà
    qua kính thiên văn hồng ngoại,
  • 1:43 - 1:47
    các nhà thiên văn học đã quan sát
    những ngôi sao này trong hơn 16 năm.
  • 1:47 - 1:51
    Nhưng thứ chúng ta không thấy được
    lại là thứ tuyệt vời nhất.
  • 1:51 - 1:54
    Những ngôi sao này dường như
    quay quanh một thực thể vô hình.
  • 1:54 - 1:56
    Theo dõi đường đi của những ngôi sao này,
  • 1:56 - 1:57
    các nhà thiên văn kết luận
  • 1:57 - 2:01
    rằng thứ duy nhất đủ nhỏ,
    đủ nặng để gây ra hiện tượng này
  • 2:01 - 2:03
    là hố đen siêu khổng lồ --
  • 2:03 - 2:07
    một thực thể dày đặt đến mức
    có thể hút mọi thứ rất gần nó
  • 2:07 - 2:08
    ngay cả ánh sáng.
  • 2:08 - 2:11
    Nhưng điều gì xảy ra
    nếu chúng ta phóng to hơn nữa nhỉ?
  • 2:11 - 2:16
    Liệu ta có thể nhìn thấy thứ
    theo lý thuyết là không thể thấy được?
  • 2:17 - 2:20
    Hóa ra nếu chúng ta có thể khảo sát
    ở bước sóng radio,
  • 2:20 - 2:22
    ta có thể thấy một vòng tròn ánh sáng
  • 2:22 - 2:24
    tạo ra bởi thấu kính hấp dẫn
    của dòng plasma nóng
  • 2:24 - 2:26
    chuyển động rất nhanh quanh hố đen.
  • 2:26 - 2:27
    Nói cách khác,
  • 2:27 - 2:30
    hố đen như một chiếc bóng
    trên nền vật liệu màu sáng,
  • 2:30 - 2:32
    khắc nên hình một quả cầu tối.
  • 2:32 - 2:36
    Vòng tròn ánh sáng cho thấy
    chân trời sự kiện của hố đen,
  • 2:36 - 2:38
    nơi lực hấp dẫn rất mạnh
  • 2:38 - 2:40
    đến nỗi ánh sáng không thể thoát.
  • 2:40 - 2:43
    Phương trình Einstein dự đoán
    kích cỡ và hình dáng của vòng tròn
  • 2:43 - 2:46
    nên việc chụp hình nó
    không chỉ rất tuyệt,
  • 2:46 - 2:48
    mà nó sẽ giúp xác minh các phương trình
  • 2:48 - 2:51
    trong các điều kiện cực hạn quanh hố đen.
  • 2:51 - 2:53
    Tuy nhiên, hố đen này
    ở cách chúng ta rất xa,
  • 2:53 - 2:57
    nếu nhìn từ Trái Đất thì quả thật
    vòng tròn này sẽ cực kì nhỏ --
  • 2:57 - 3:00
    chỉ bằng kích thước của quả cam
    được đặt trên bề mặt của mặt trăng.
  • 3:01 - 3:04
    Điều đó làm cho việc chụp hình
    trở nên vô cùng phức tạp.
  • 3:05 - 3:06
    Tại sao lại thế?
  • 3:07 - 3:10
    Câu trả lời nằm gói gọn
    trong phương trình toán học đơn giản.
  • 3:10 - 3:12
    Bởi vì hiện tượng nhiễu xạ,
  • 3:12 - 3:14
    nên có những giới hạn cơ bản
  • 3:14 - 3:16
    đối với các vật thể nhỏ nhất
    có thể nhìn thấy được.
  • 3:17 - 3:20
    Phương trình vi phân chứng minh
    để nhìn thấy những vật càng nhỏ
  • 3:20 - 3:23
    thì chúng ta cần tạo ra
    kính thiên văn càng lớn.
  • 3:23 - 3:26
    Nhưng ngay cả kính thiên văn quang học
    tốt nhất Trái Đất,
  • 3:26 - 3:29
    chúng ta vẫn chưa đạt được
    độ phân giải cần thiết
  • 3:29 - 3:31
    để ghi lại hình ảnh bề mặt mặt trăng.
  • 3:31 - 3:34
    Thực ra thì, ở đây tôi đưa ra những ảnh
    có độ phân giải cao nhất chụp
  • 3:34 - 3:36
    mặt trăng từ Trái đất.
  • 3:36 - 3:38
    Nó có khoảng 13.000 pixels,
  • 3:38 - 3:43
    và mỗi pixel có kích thước đến
    1,5 triệu quả cam.
  • 3:43 - 3:45
    Vậy ta cần một chiếc kính lớn đến mức nào
  • 3:45 - 3:48
    để có thể nhìn thấy quả cam
    trên bề mặt mặt trăng,
  • 3:48 - 3:50
    hay, rộng hơn, là hố đen?
  • 3:50 - 3:53
    Hóa ra chỉ bằng việc tính toán các con số,
  • 3:53 - 3:55
    bạn sẽ dễ dàng tính được
    chúng ta cần đến chiếc kính
  • 3:55 - 3:57
    lớn bằng cả Trái Đất.
  • 3:57 - 3:57
    (Cười)
  • 3:57 - 3:59
    Nếu ta có thể tạo ra
    một thứ lớn như vậy,
  • 3:59 - 4:03
    ta chỉ mới bước đầu xác định được
    chiếc vòng ánh sáng đặc trưng
  • 4:03 - 4:05
    biểu thị chân trời sự kiện của hố đen.
  • 4:05 - 4:08
    Mặc dù bức ảnh này không cho
    chúng ta thấy mọi chi tiết
  • 4:08 - 4:09
    như trong đồ họa máy tính,
  • 4:09 - 4:12
    nó cho chúng ta cái nhìn
    đáng tin cậy đầu tiên
  • 4:12 - 4:14
    về môi trường xung quanh một hố đen.
  • 4:14 - 4:16
    Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng,
  • 4:16 - 4:20
    việc tạo ra một kính thiên văn parabol
    to bằng Trái đất là điều không thể.
  • 4:20 - 4:22
    Nhưng theo lời của Mick Jagger,
  • 4:22 - 4:23
    "Ta không thể luôn có thứ mình muốn,
  • 4:23 - 4:26
    nhưng nếu nỗ lực, ta có thể tìm ra
  • 4:26 - 4:27
    và đạt được thứ ta cần."
  • 4:27 - 4:29
    Bằng việc kết nối
    các kính thiên văn trên thế giới,
  • 4:29 - 4:33
    một dự án cộng tác quốc tế được gọi là
    Event Horizon Telescope
  • 4:33 - 4:36
    đang xây dựng một kính thiên văn
    tính toán kích cỡ Trái đất,
  • 4:36 - 4:38
    có khả năng phân tích cấu trúc
  • 4:38 - 4:40
    trên quy mô sự kiện chân trời
    của một hố đen.
  • 4:40 - 4:43
    Hệ thống kính thiên văn lên kế hoạch
    chụp bức hình đầu tiên
  • 4:43 - 4:45
    về hố đen vào năm tới.
  • 4:45 - 4:49
    Mỗi kính thiên văn trong hệ thống
    toàn cầu này đều làm việc với nhau.
  • 4:49 - 4:51
    Được liên kết qua hệ thống đồng hồ
    nguyên tử chuẩn xác,
  • 4:51 - 4:54
    nhóm nghiên cứu ở mỗi điểm quan sát
    ngưng đọng ánh sáng
  • 4:54 - 4:57
    bằng cách thu thập
    hàng terabytes dữ liệu .
  • 4:57 - 5:02
    Dữ liệu này sau đó được phân tích
    tại phòng lab ở Massachusetts.
  • 5:02 - 5:04
    Điều này được thực hiện như thế nào?
  • 5:04 - 5:07
    Nhớ rằng nếu ta muốn nhìn thấy hố đen
    ở trung tâm dải Ngân hà,
  • 5:07 - 5:10
    ta phải xây một chiếc kính thiên văn
    không tưởng cỡ Trái đất?
  • 5:10 - 5:12
    Nhưng khoan đã nào, giả sử
    ta có thể xây
  • 5:12 - 5:14
    một chiếc kính lớn bằng Trái Đất.
  • 5:14 - 5:16
    Nó sẽ giống như việc biến Trái đất
  • 5:16 - 5:19
    thành một quả cầu disco khổng lồ.
  • 5:19 - 5:21
    Mỗi chiếc gương sẽ thu thập ánh sáng
  • 5:21 - 5:23
    để chúng ta có thể tổng hợp lại
    thành một bức ảnh.
  • 5:23 - 5:26
    Thế nhưng, giờ nếu loại bỏ đi
    hầu hết các tấm gương đó.
  • 5:26 - 5:28
    chỉ để lại một vài chiếc.
  • 5:28 - 5:31
    Chúng ta vẫn có thể tập hợp thông tin lại,
  • 5:31 - 5:33
    nhưng sẽ có rất nhiều lỗ hổng.
  • 5:33 - 5:37
    Những chiếc gương đại diện cho những nơi
    kính viễn vọng được đặt.
  • 5:37 - 5:42
    Cực kỳ ít số liệu đo lường
    để tạo dựng một bức ảnh.
  • 5:42 - 5:45
    Nhưng dù chúng ta chỉ thu thập được
    ánh sáng ở một vài vị trí đặt kính,
  • 5:45 - 5:49
    khi Trái đất xoay, chúng ta sẽ
    có thêm được những đo lường mới.
  • 5:49 - 5:53
    Nói cách khác, khi quả cầu disco quay,
    những chiếc kính sẽ thay đổi vị trí,
  • 5:53 - 5:56
    chúng ta sẽ quan sát được
    những phần khác nhau của bức ảnh.
  • 5:56 - 6:00
    Các thuật toán xử lý hình ảnh sẽ được dùng
    để lấp đầy chỗ trống trên quả cầu disco
  • 6:00 - 6:03
    để kiến tạo hình ảnh cơ bản của hố đen.
  • 6:03 - 6:05
    Nếu kính thiên văn được đặt
    ở khắp Địa cầu --
  • 6:05 - 6:07
    nói cách khác là khắp quả cầu disco --
  • 6:07 - 6:09
    thì đó chỉ là chuyện nhỏ.
  • 6:09 - 6:12
    Tuy nhiên, vì chúng ta chỉ thấy được
    một vài điểm mẫu,
  • 6:12 - 6:14
    cho nên sẽ có vô số những hình ảnh khả thi
  • 6:14 - 6:17
    trùng khớp hoàn hảo với những đo lường
    từ kính thiên văn.
  • 6:17 - 6:20
    Tuy nhiên, không phải tất cả hình ảnh
    đều được tạo ra đồng đều.
  • 6:21 - 6:25
    Một số hình ảnh sẽ giống với những gì
    chúng ta nghĩ hơn là những cái khác.
  • 6:25 - 6:29
    Nên, vai trò của tôi trong việc
    chụp hình ảnh đầu tiên về hố đen
  • 6:29 - 6:32
    là thiết kế giải thuật tìm ra
    hình ảnh hợp lý nhất
  • 6:32 - 6:34
    phù hợp với những đo lường
    từ kính thiên văn.
  • 6:35 - 6:39
    Giống như một nghệ sĩ vẽ chân dung
    trong Sở cảnh sát, sử dụng một số ít mô tả
  • 6:39 - 6:42
    để vẽ chân dung bằng cách sử dụng
    kiến thức của họ về cấu trúc gương mặt,
  • 6:42 - 6:46
    các thuật toán tôi phát triển sử dụng
    dữ liệu ít ỏi từ kính thiên văn
  • 6:46 - 6:50
    để cho ta một bức ảnh
    về các vật thể trong vũ trụ.
  • 6:50 - 6:54
    Bằng cách sử dụng những giải thuật này,
    ta có thể ghép các bức ảnh với nhau
  • 6:54 - 6:56
    từ đám dữ liệu khan hiếm, hỗn tạp này.
  • 6:56 - 7:00
    Vậy nên, giờ tôi sẽ cho các bạn thấy
    một ảnh mẫu dược tạo bởi dữ liệu giả lập,
  • 7:00 - 7:02
    khi ta giả định hướng các kính thiên văn
  • 7:02 - 7:05
    về phía hố đen ngay giữa thiên hà
    của chúng ta.
  • 7:05 - 7:09
    Mặc dù đây chỉ là giả lập, việc xây dựng
    hình ảnh này cho chúng ta hy vọng
  • 7:09 - 7:13
    rằng ta sẽ sớm có thể chụp được hình ảnh
    hố đen đáng tin cậy đầu tiên
  • 7:13 - 7:15
    và từ đó, xác định kích thước
    của vòng sáng.
  • 7:16 - 7:19
    Mặc dù tôi rất thích được diễn giải
    chi tiết về giải thuật này,
  • 7:19 - 7:22
    nhưng may cho các bạn,
    tôi không có thời gian.
  • 7:22 - 7:24
    Nhưng tôi cũng trình bày thoáng qua
  • 7:24 - 7:26
    cách chúng tôi
    xác định hình dạng của vũ trụ,
  • 7:26 - 7:30
    và chúng tôi sử dụng nó để xây dựng
    và kiểm tra kết quả của mình thế nào.
  • 7:30 - 7:33
    Vì có hàng vô số hình ảnh khả thi
  • 7:33 - 7:35
    trùng khớp với những đo đạc
    từ kính thiên văn,
  • 7:35 - 7:38
    chúng tôi bằng cách nào đó
    phải chọn lựa chúng.
  • 7:38 - 7:40
    Chúng tôi xếp hạng các bức ảnh
  • 7:40 - 7:43
    dựa trên mức độ tương đương
    với lỗ đen thực sự,
  • 7:43 - 7:45
    và lựa chọn cái có vẻ như giống nhất.
  • 7:45 - 7:47
    Ý của tôi chính xác là gì?
  • 7:48 - 7:50
    Giả như ta đang cố tạo một chương trình
  • 7:50 - 7:53
    cho ta biết về khả năng một tấm ảnh
    có thể xuất hiện trên Facebook.
  • 7:53 - 7:55
    Chúng ta có lẽ muốn nó biết rằng
  • 7:55 - 7:58
    người ta sẽ không hay post
    một tẩm ảnh nhiễu như phía bên trái,
  • 7:58 - 8:01
    nhưng người ta sẽ hay post
    một tấm selfie
  • 8:01 - 8:02
    như tấm bên phải.
  • 8:02 - 8:04
    Tấm hình ở giữa bị mờ,
  • 8:04 - 8:06
    nhưng dù sao nó có vẻ sẽ được
    post trên Facebook
  • 8:07 - 8:08
    so với tấm hình bị nhiễu,
  • 8:08 - 8:10
    nhưng ta sẽ ít thấy nó hơn
    so với tấm selfie.
  • 8:10 - 8:13
    Nhưng đối với các hình ảnh từ hố đen,
  • 8:13 - 8:17
    chúng tôi gặp một vấn đề hóc búa thật sự:
    chúng ta chưa từng nhìn thấy nó.
  • 8:17 - 8:19
    Trường hợp này, thứ gì có vẻ
    giống với hố đen,
  • 8:19 - 8:22
    và chúng ta nên giả định cấu trúc
    của hố đen thế nào?
  • 8:22 - 8:24
    Chúng tôi đã cố gắng sử dụng
    những hình ảnh mô phỏng,
  • 8:24 - 8:27
    giống hình ảnh hố đen
    trong phim "Interstellar,"
  • 8:27 - 8:30
    nhưng làm thế có thể
    gây ra một số vấn đề nghiêm trọng.
  • 8:30 - 8:34
    Điều gì xảy ra nếu giả thuyết
    của Einstein không đúng?
  • 8:34 - 8:38
    Chúng tôi vẫn muốn tái lập một hình ảnh
    chuẩn xác về điều sẽ xảy ra.
  • 8:38 - 8:41
    Nếu giải thuật dựa quá nhiều
    vào phương trình của Einstein,
  • 8:41 - 8:44
    kết cục chúng tôi sẽ nhìn thấy
    điều chúng tôi kỳ vọng.
  • 8:44 - 8:46
    Nói cách khác, chúng tôi
    muốn để dành một chỗ,
  • 8:46 - 8:49
    thậm chí dành cho một con voi khổng lồ
    ngay giữa thiên hà này.
  • 8:49 - 8:50
    (Cười)
  • 8:50 - 8:53
    Các loại ảnh khác nhau có
    những đặc điểm riêng biệt.
  • 8:53 - 8:57
    Chúng tôi có thể dễ dàng phân biệt được
    những hình ảnh mô phỏng hố đen
  • 8:57 - 8:59
    với hình ảnh ta chụp hằng ngày
    trên Trái đất.
  • 8:59 - 9:02
    Cần có cách giúp giải thuật biết
    hình ảnh trông như thế nào
  • 9:02 - 9:05
    mà không phải quy định quá nhiều đặc điểm
    cho một loại ảnh.
  • 9:06 - 9:08
    Một cách chúng tôi thử để giải quyết
  • 9:08 - 9:11
    là quy định những đặc điểm
    của những loại ảnh khác nhau
  • 9:11 - 9:15
    và xem loại ảnh chúng tôi giả thiết
    ảnh hưởng lên việc tái lập như thế nào.
  • 9:16 - 9:19
    Nếu tất cả các loại ảnh tạo ra
    hình ảnh giống nhau,
  • 9:19 - 9:21
    thì ta có thể tự tin rằng
  • 9:21 - 9:25
    các giả thiết chúng tôi tạo nên
    không bị lệch nhiều so với hình ảnh này.
  • 9:26 - 9:28
    Nó giống với việc đưa ra
    mô tả giống nhau
  • 9:29 - 9:32
    cho ba nghệ sĩ phác họa khác nhau
    ở khắp thế giới.
  • 9:32 - 9:34
    Nếu họ vẽ ra cùng
    một khuôn mặt giống nhau,
  • 9:34 - 9:36
    chúng ta có thể tự tin rằng
  • 9:36 - 9:40
    họ không áp đặt những thiên hướng
    văn hóa riêng của bản thân lên bức hình.
  • 9:40 - 9:43
    Một cách chúng tôi thử áp dụng
    những đặc điểm hình ảnh khác nhau
  • 9:43 - 9:46
    là dùng những mảnh ghép
    của các hình ảnh hiện có.
  • 9:46 - 9:48
    Chúng tôi chụp một số lượng lớn hình ảnh,
  • 9:48 - 9:51
    và chia chúng thành những mảnh hình nhỏ.
  • 9:51 - 9:55
    Sau đó chúng tôi dùng từng mảnh hình ấy
    như những mảnh ghép hình.
  • 9:55 - 10:00
    Chúng tôi dùng những mảnh ghép
    thường thấy để ghép lại thành một bức ảnh
  • 10:00 - 10:02
    khớp với các đo đạc từ kính thiên văn.
  • 10:03 - 10:07
    Các loại ảnh khác nhau có
    các tập các mảnh ghép rất riêng biệt.
  • 10:07 - 10:10
    Vậy điều gì xảy ra khi chúng ta
    dùng cùng một dữ liệu
  • 10:10 - 10:14
    nhưng lại dùng các tập mảnh ghép
    khác nhau để tái lập bức hình?
  • 10:14 - 10:19
    Đầu tiên hãy bắt đầu với các mảnh ghép
    giả lập hình ảnh hố đen.
  • 10:19 - 10:20
    Ok, cái này nhìn khá hợp lý.
  • 10:20 - 10:23
    Cái này nhìn có vẻ giống như
    thứ chúng ta kỳ vọng.
  • 10:23 - 10:24
    Nhưng liệu ta đã làm được
  • 10:24 - 10:27
    bởi vì chúng ta chỉ đưa ra số ít
    các hình ảnh giả lập về hố đen?
  • 10:27 - 10:29
    Hãy thử với tập các mảnh ghép khác
  • 10:29 - 10:32
    từ các thực thể thiên văn
    mà không phải là hố đen.
  • 10:33 - 10:35
    OK, chúng ta cũng có hình ảnh giống thế.
  • 10:35 - 10:37
    Và giờ thì với các hình ảnh hằng ngày,
  • 10:37 - 10:40
    giống các bức hình bạn chụp
    từ máy camera của mình?
  • 10:41 - 10:43
    Tuyệt ! Chúng ta cũng có
    bức hình giống thế.
  • 10:43 - 10:47
    Khi có được các bức hình giống nhau
    từ các tập mảnh ghép khác nhau,
  • 10:47 - 10:49
    chúng tôi có thể tự tin
  • 10:49 - 10:51
    rằng giả thiết hình ảnh chúng tôi dùng
  • 10:51 - 10:54
    không chênh lệch nhiều
    so với bức hình cuối cùng.
  • 10:54 - 10:57
    Một thứ khác chúng tôi làm là
    sử dụng cùng một tập các mảnh ghép,
  • 10:57 - 11:00
    ví dụ như tập lấy từ
    các bức hình hằng ngày,
  • 11:00 - 11:03
    và sử dụng chúng để tái lập
    các hình ảnh gốc khác nhau.
  • 11:03 - 11:05
    Trong quá trình giả lập,
  • 11:05 - 11:08
    chúng tôi vờ như hố đen trông giống như
    một thực thế thiên văn khác
  • 11:08 - 11:12
    cũng như những bức ảnh hàng ngày
    giống con voi giữa thiên hà chúng ta.
  • 11:12 - 11:15
    Khi giải thuật của chúng tôi ở phía dưới
    đưa ra kết quả giống với
  • 11:15 - 11:18
    hình ảnh giả lập thật ở phía trên
  • 11:18 - 11:21
    chúng tôi sẽ tự tin hơn
    về các giải thuật của mình.
  • 11:21 - 11:23
    Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây
  • 11:23 - 11:25
    là tất cả các bức hình này được tạo ra
  • 11:25 - 11:28
    bằng việc ghép các mảnh ghép từ
    những bức hình hằng ngày
  • 11:28 - 11:30
    giống như bạn chụp chúng
    từ camera của bạn.
  • 11:30 - 11:33
    Thế nên một bức tranh về hố đen
    chúng ta chưa từng thấy trước đây
  • 11:33 - 11:37
    cuối cùng có thể được tạo ra bằng cách
    ghép các bức hình chúng ta thường thấy
  • 11:37 - 11:40
    như về người, các tòa nhà, cây cối,
    mèo, và chó.
  • 11:40 - 11:43
    Ý tưởng về hình ảnh như thế này
    sẽ giúp chúng ta có thể
  • 11:43 - 11:45
    chụp được bức ảnh đầu tiên về hố đen,
  • 11:45 - 11:48
    và hy vọng có thể xác minh
    các lý thuyết nối tiếng
  • 11:48 - 11:50
    mà các nhà khoa học
    đang dựa vào hằng ngày.
  • 11:50 - 11:53
    Nhưng tất nhiên, việc thực hiện
    các ý tưởng này
  • 11:53 - 11:56
    sẽ không bao giờ thực hiện được
    nếu không có nhóm nghiên cứu tuyệt vời
  • 11:56 - 11:58
    mà tôi vinh dự có cơ hội làm việc cùng.
  • 11:58 - 11:59
    Tôi vẫn ngạc nhiên
  • 11:59 - 12:03
    rằng mặc dù tôi bắt đầu dự án
    mà không hề biết về Thiên văn học,
  • 12:03 - 12:05
    điều chúng tôi đạt được
    qua sự cộng tác độc đáo này
  • 12:05 - 12:08
    có thể dẫn tới những hình ảnh
    đầu tiên về hố đen.
  • 12:08 - 12:11
    Nhưng những dự án lớn như
    Event Horizon Telescope
  • 12:11 - 12:14
    rất thành công nhờ vào
    sự cộng tác của những nhà chuyên môn
  • 12:14 - 12:15
    từ những lĩnh vực khác nhau.
  • 12:15 - 12:17
    Chúng tôi là nhóm các nhà thiên văn
  • 12:17 - 12:19
    vật lý, toán học, và kỹ sư.
  • 12:19 - 12:22
    Đây là công cụ sẽ thực hiện được điều
  • 12:22 - 12:25
    đã từng xem không thể thực hiện được.
  • 12:25 - 12:27
    Tôi muốn cỗ vũ tất cả
    các bạn cùng tiến bước
  • 12:27 - 12:29
    và đẩy lùi các ranh giới của khoa học,
  • 12:29 - 12:33
    ngay cả khi nó thoạt đầu có vẻ bí ẩn
    với bạn như hố đen chẳng hạn.
  • 12:33 - 12:34
    Cám ơn.
  • 12:34 - 12:37
    (Vỗ tay)
Title:
Cách để chụp hình hố đen
Speaker:
Katie Bouman
Description:

Ở trung tâm dải Ngân hà, tồn tại một hố đen khổng lồ lấy năng lượng từ dòng khí nóng chuyển động tròn xung quanh - nó có thể nuốt chửng mọi vật chất khi tiếp cận nó, ngay cả ánh sáng. Chúng ta không thể nhìn thấy lỗ đen đó, nhưng nhờ vào chân trời sự kiện của nó, ta có thể nhìn được một cái bóng, và hình ảnh về cái bóng đó có thể trả lời cho vài câu hỏi quan trọng về vũ trụ. Các nhà khoa học từng nghĩ rằng để thu thập được hình ảnh này phải cần một chiếc kính thiên văn có kích thước bằng Trái Đất - cho đến khi Katie Bouman và một đội ngũ các nhà thiên văn học tìm ra một phương pháp thay thế tuyệt vời. Tìm hiểu thêm về cách mà chúng ta có thể nhìn xuyên bóng tối này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:51

Vietnamese subtitles

Revisions