Return to Video

Ăn thịt đồng loại trong thế giới hoang dã - Bill Schutt

  • 0:07 - 0:10
    Trên những hoang mạc miền Tây Nam Mĩ,
  • 0:10 - 0:14
    trứng cóc chân thuổng nở ra nòng nọc
    trong những vũng nước nhỏ.
  • 0:14 - 0:19
    Cho đến khi phát triển thành cóc, chúng
    không thể sống sót ngoài môi trường nước.
  • 0:19 - 0:22
    Nhưng những vũng nước này
    có lưu lượng rất ít và bốc hơi rất nhanh.
  • 0:22 - 0:25
    Nòng nọc phải chạy đua
    với thời gian,
  • 0:25 - 0:28
    để trưởng thành trước khi
    "chiếc nôi" này biến mất.
  • 0:28 - 0:32
    Vì vậy, qua một đêm,
    một số sẽ vượt bậc về kích cỡ.
  • 0:32 - 0:36
    Chúng dùng những chiếc răng sắc nhọn
    và cơ quai hàm lớn
  • 0:36 - 0:39
    để ngấu nghiến
    những con nhỏ hơn trong đàn.
  • 0:39 - 0:42
    Nhờ nguồn thức ăn này,
  • 0:42 - 0:46
    chúng phát triển ngày càng nhanh,
    và rời bỏ cái ao trước khi nó khô cạn.
  • 0:46 - 0:49
    Cóc chân thuổng
    không phải là loài duy nhất
  • 0:49 - 0:54
    ăn thịt đồng loại
    như một phần tất yếu của vòng đời.
  • 0:54 - 0:56
    Tất cả những loài ở đây
    đều như vậy.
  • 0:56 - 0:59
    Và bạn không phải là người duy nhất
    bị bất ngờ.
  • 0:59 - 1:02
    Đến gần đây, nhiều nhà khoa học
    vẫn nghĩ ăn thịt đồng loại
  • 1:02 - 1:06
    là sự đối phó hiếm hoi chống lại
    đói khát hay những căng thẳng đặc biệt.
  • 1:06 - 1:10
    Những loài ăn thịt đồng loại điển hình,
    như bọ ngựa hay nhện đen,
  • 1:10 - 1:13
    được xem là những trường hợp ngoại lệ.
  • 1:13 - 1:17
    Nhưng ngày nay, ta biết
    đó ít nhiều là quy luật tự nhiên.
  • 1:17 - 1:21
    Nghe có vẻ phản khoa học,
    khi đồng loại lại ăn thịt lẫn nhau,
  • 1:21 - 1:25
    nhưng hành vi này có thể thúc đẩy
    khả năng sinh tồn chung của cả loài
  • 1:25 - 1:30
    bằng cách giảm sự cạnh tranh,
    loại bỏ cá thể yếu, thúc đẩy cá thể mạnh.
  • 1:30 - 1:32
    Với một số loài như cóc chân thuổng,
  • 1:32 - 1:36
    ăn thịt đồng loại là sự đối phó
    với những áp lực môi trường.
  • 1:36 - 1:38
    Dù tình trạng bấp bênh,
  • 1:38 - 1:42
    nhưng ăn thịt đồng loại với chúng
    không phải là nỗ lực để chống lại đói khát
  • 1:42 - 1:45
    mà là cách để đẩy nhanh giai đoạn
  • 1:45 - 1:48
    trong đó, chúng phải đối mặt
    với nguy cơ bị ăn thịt.
  • 1:48 - 1:50
    hoặc những điều kiện
    môi trường nguy hiểm.
  • 1:50 - 1:53
    Những loài khác,
    gồm cả những loài cá
  • 1:53 - 1:57
    ăn thịt đồng loại
    như một phần của việc tìm thức ăn.
  • 1:57 - 2:00
    Cá sản sinh ra
    một lượng lớn cá con
  • 2:00 - 2:04
    và cá mẹ nhìn con mình,
    thèm thuồng
  • 2:04 - 2:07
    như con người nhìn
    một nắm nho khô.
  • 2:07 - 2:12
    Trứng cá, ấu trùng và cá con thì sẵn có
    và là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng.
  • 2:12 - 2:15
    Với một bọc hàng ngàn trứng.
  • 2:15 - 2:19
    vẫn còn rất nhiều trứng để nở
    sau khi cá trưởng thành đã chén no say.
  • 2:19 - 2:23
    Cá con không chỉ trên bờ vực
    bị cá trưởng thành ăn thịt -
  • 2:23 - 2:26
    mà anh em cùng mẹ
    cũng ăn thịt lẫn nhau.
  • 2:26 - 2:28
    Trứng cá mập báo
    được ấp và phát triển
  • 2:28 - 2:32
    bên trong vòi trứng của cá mẹ
    ở những thời điểm khác nhau.
  • 2:32 - 2:34
    Khi con non cạn kiệt noãn hoàn
    từ chính trứng của mình,
  • 2:34 - 2:37
    chúng sẽ ăn các trứng
    và con non khác,
  • 2:37 - 2:41
    cho đến khi chỉ còn một con
    sống sót trong mỗi vòi trứng.
  • 2:41 - 2:45
    Khi chui ra từ vòi trứng, chú cá mập con
    được nuôi dưỡng tốt, giàu kinhnghiệm
  • 2:45 - 2:47
    sẽ có khả năng sinh tồn tốt hơn.
  • 2:47 - 2:50
    Ngay cả khi không bị
    đem làm nguồn dinh dưỡng,
  • 2:50 - 2:53
    những cá thể non vẫn
    có nguy cơ bị đánh chén.
  • 2:53 - 2:56
    Chuột đồng mẹ, chuột nhắt mẹ
    Và những loài gặm nhấm khác
  • 2:56 - 2:59
    sẽ ăn thịt chính con mình
    nếu chúng bệnh, chết,
  • 2:59 - 3:02
    hay đơn giản là quá đông để nuôi.
  • 3:02 - 3:05
    Những loài động vật có vú khác,
    bao gồm gấu và sư tử,
  • 3:05 - 3:08
    con đực sẽ giết
    con của đồng loại.
  • 3:08 - 3:13
    Đó là bởi không có con, những con cái
    sẽ dễ dàng giao phối
  • 3:13 - 3:15
    hơn khi đang phải nuôi dưỡng chúng.
  • 3:15 - 3:20
    Để tránh lãng phí dinh dưỡng,
    con đực sẽ ăn thịt con non bị giết kia.
  • 3:20 - 3:24
    Trong khi đó, ăn thịt đồng loại lại
    ít phổ biến hơn ở chim.
  • 3:24 - 3:28
    Nhưng vài loài vẫn ăn
    những con non bị bệnh hoặc chết
  • 3:28 - 3:33
    như một cách giải quyết tử thi
    trước khi dòi, bọ kéo đến.
  • 3:33 - 3:37
    Khi những con trưởng thành ăn thịt lẫn
    nhau, con đực thường bị ăn thịt,
  • 3:37 - 3:41
    thường là trong lúc giao phối hoặc
    bởi vì chúng nhỏ hơn.
  • 3:41 - 3:47
    Nhện lưng đỏ Australia đực giao phối
    với nhện cái to hơn chúng rất nhiều.
  • 3:47 - 3:51
    Thay vì bỏ đi sau khi giao phối,
    con nhện đực bé nhỏ sẽ lộn nhào,
  • 3:51 - 3:55
    nâng phần bụng lên tiếp xúc
    với phần miệng của con cái.
  • 3:55 - 4:01
    Nhện cái tưới lên nhện đực
    loại enzim đặc biệt và ăn thịt phần bụng.
  • 4:01 - 4:04
    Nếu không bị giết trong lần giao phối đầu,
    nhện đực sẽ bò lê trở lại,
  • 4:04 - 4:06
    thường là bị ăn một nửa,
  • 4:06 - 4:10
    để giao phối lần nữa, sau đó,
    bị đánh chén.
  • 4:10 - 4:13
    Vậy nên, nhện đực không chỉ
    cung cấp cho con cái
  • 4:13 - 4:16
    tinh trùng mà còn cho nó
    một bữa ăn dinh dưỡng
  • 4:16 - 4:21
    để bảo đảm con cái có thể sống sót
    sau khi đã mang giống nòi của mình.
  • 4:21 - 4:23
    Tóm lại, rõ ràng
    ăn thịt đồng loại
  • 4:23 - 4:29
    là một phần tất yếu của thế giới động vật,
    một tập tính cần được thừa nhận.
  • 4:29 - 4:32
    Nếu nhìn sâu hơn vào những
    bằng chứng về ăn thịt đồng loại,
  • 4:32 - 4:35
    ta có thể sẽ tự hỏi
    mình đã bỏ lỡ điều gì
  • 4:35 - 4:40
    khi áp đặt những tiêu chuẩn
    của xã hội loài người vào tự nhiên?
Title:
Ăn thịt đồng loại trong thế giới hoang dã - Bill Schutt
Description:

Xem toàn bộ bài giảng tại: https://ed.ted.com/lessons/cannibalism-in-the-animal-kingdom-bill-schutt

Cho đến gần đây, các nhà khoa học vẫn nghĩ ăn thịt đồng loại là sự đối phó rất hiếm hoi để chống lại đói khát hay những căng thẳng đặc biệt. Những loài ăn thịt đồng loại điển hình như bọ ngựa hay nhện đen được xem là trường hợp ngoại lệ. Nhưng ngày nay, ta biết rằng đó ít nhiều là quy luật tự nhiên. Bill Schutt chỉ ra hành vi này đã thúc đẩy khả năng sinh tồn của loài bằng việc làm giảm sự cạnh tranh, loại bỏ cá thể yếu và thúc đẩy cá thể mạnh.

Bài học bởi Bill Schutt, hoạt hình bởi Compote Collective.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:58

Vietnamese subtitles

Revisions