Return to Video

Shilo Shiv Suleman: Dùng công nghệ để tạo những giấc mơ

  • 0:00 - 0:03
    Câu chuyện của tôi bắt đầu ngay tại đây, ở Rajasthan
  • 0:03 - 0:05
    khoảng hai năm về trước.
  • 0:05 - 0:08
    Lúc đó tôi đang ở trong sa mạc, dưới bầu trời sao
  • 0:08 - 0:10
    cùng ca sĩ theo đạo Sufi, Mukhtiar Ali.
  • 0:10 - 0:12
    Chúng tôi trò chuyện
  • 0:12 - 0:14
    là thời cuộc chẳng có gì thay đổi
  • 0:14 - 0:17
    từ thời có bản sử thi Ấn Độ cổ đại Mahabharata.
  • 0:17 - 0:20
    Thời đó, khi người Ấn chúng tôi muốn đi lại
  • 0:20 - 0:23
    chúng tôi sẽ nhảy vào một cỗ xe ngựa và phóng vèo qua bầu trời.
  • 0:23 - 0:26
    Ngày nay, chúng ta cũng làm điều tương tự với máy bay.
  • 0:26 - 0:28
    Thời đó,
  • 0:28 - 0:30
    khi Arjuna, vị hoàng tử chiến binh Ấn Độ vĩ đại,
  • 0:30 - 0:32
    khi khát nước, chàng sẽ rút cung tên,
  • 0:32 - 0:35
    chàng bắn vào mặt đất và nước sẽ phun ra.
  • 0:35 - 0:37
    Ngày nay, chúng ta cũng làm thế
  • 0:37 - 0:39
    bằng khoan và máy móc.
  • 0:39 - 0:41
    Kết luận chúng tôi rút ra
  • 0:41 - 0:43
    là phép màu đã 'được' thay thế
  • 0:43 - 0:45
    bằng máy móc.
  • 0:45 - 0:48
    Và điều này khiến tôi buồn vô cùng.
  • 0:48 - 0:51
    Tự nhiên tôi thấy mình trở thành kẻ sợ công nghệ.
  • 0:51 - 0:53
    Tôi sợ cái ý nghĩ
  • 0:53 - 0:55
    rằng tôi sẽ mất khả năng
  • 0:55 - 0:57
    thích thú và thưởng thức hoàng hôn
  • 0:57 - 1:00
    mà không kè kè chiếc máy ảnh, mà không nhắn lên Twitter cho bạn bè tôi.
  • 1:00 - 1:02
    Và có vẻ như công nghệ mới
  • 1:02 - 1:04
    đáng lẽ phải tạo ra phép màu, chứ không phải tiêu diệt nó.
  • 1:04 - 1:06
    Khi tôi còn là một cô bé nhỏ,
  • 1:06 - 1:09
    ông tôi tặng tôi chiếc đồng hồ bỏ túi bằng bạc.
  • 1:09 - 1:12
    Và cái mảnh công nghệ 50 năm tuổi này
  • 1:12 - 1:14
    trở thành vật thể màu nhiệm nhất đối với tôi.
  • 1:14 - 1:16
    Nó trở thành cánh cổng mạ vàng
  • 1:16 - 1:19
    mở ra một thế giới đầy những cướp biển và đắm tàu
  • 1:19 - 1:22
    và các hình ảnh trong trí tưởng tượng của tôi.
  • 1:22 - 1:24
    Thế nên tôi cảm thấy như những chiếc điện thoại di động của chúng ta,
  • 1:24 - 1:26
    những chiếc đồng hồ vui mắt và máy ảnh của chúng ta
  • 1:26 - 1:28
    đã khiến ta thôi mơ mộng.
  • 1:28 - 1:30
    Chúng ngăn trở những cảm hứng sáng tạo.
  • 1:30 - 1:33
    Và thế là tôi nhảy vào, nhảy vào thế giới công nghệ này,
  • 1:33 - 1:35
    để xem tôi có thể dùng nó để tạo ra phép màu như thế nào
  • 1:35 - 1:37
    chứ không phải là tiêu diệt nó.
  • 1:37 - 1:39
    Tôi đã minh họa sách từ năm 16 tuổi.
  • 1:39 - 1:41
    Và thế là khi tôi thấy chiếc iPad,
  • 1:41 - 1:43
    tôi thấy nó là một đạo cụ kể chuyện
  • 1:43 - 1:46
    có khả năng kết nối độc giả trên khắp thế giới.
  • 1:46 - 1:49
    Nó biết ta đang cầm nó như thế nào.
  • 1:49 - 1:51
    Nó biết ta đang ở đâu.
  • 1:51 - 1:53
    Nó kết hợp hình ảnh, chữ,
  • 1:53 - 1:56
    minh họa động, âm thanh, và cảm giác chạm.
  • 1:56 - 1:58
    Việc kể chuyện đang trở nên
  • 1:58 - 2:00
    ngày càng đa giác quan.
  • 2:00 - 2:02
    Nhưng ta đang làm gì với nó vậy?
  • 2:02 - 2:05
    Thế là thật ra tôi sắp vào và khởi động Khoya,
  • 2:05 - 2:08
    một phần mềm ứng dụng tương tác cho iPad.
  • 2:09 - 2:11
    Ở đây nói là, "Hãy đặt tay bạn
  • 2:11 - 2:13
    lên mỗi cái đèn,"
  • 2:13 - 2:15
    Và thế là --
  • 2:16 - 2:26
    (Nhạc)
  • 2:40 - 2:44
    Nó nói, "Quyển sách này là của..."
  • 2:44 - 2:46
    Và thế là tôi gõ tên tôi vào.
  • 2:46 - 2:48
    Và trên thực tế tôi biến thành một nhân vật trong quyển sách.
  • 2:48 - 2:51
    Ở vài thời điểm, một bức thư nhỏ xinh rơi xuống cho tôi --
  • 2:51 - 2:54
    và chiếc iPad biết bạn đang ở đâu đấy, nhờ hệ GPS --
  • 2:54 - 2:56
    bức thư gửi đến địa chỉ của tôi.
  • 2:56 - 2:58
    Đứa trẻ trong tôi vô cùng hứng thú
  • 2:58 - 3:00
    bởi những khả năng như thế này.
  • 3:00 - 3:03
    Nào, tôi đã nói rất nhiều về phép màu.
  • 3:03 - 3:06
    Và ý tôi không phải là phù thủy hay rồng,
  • 3:06 - 3:08
    ý tôi là loại phép màu trẻ thơ,
  • 3:08 - 3:11
    những ý tưởng chúng ta đều ấp ủ khi còn bé.
  • 3:11 - 3:13
    Ý tưởng nhốt đom đóm trong lọ thủy tinh, không biết tại sao,
  • 3:13 - 3:15
    luôn vô cùng thú vị đối với tôi.
  • 3:15 - 3:18
    Và thế là ở đây, bạn cần nghiêng iPad,
  • 3:18 - 3:20
    để lấy đom đóm ra.
  • 3:20 - 3:23
    Và chúng sẽ chiếu sáng cho bạn qua phần còn lại của quyển sách.
  • 3:26 - 3:29
    Một ý tưởng khác hớp hồn tôi khi còn bé
  • 3:29 - 3:31
    là nguyên một thiên hạ rộng lớn có thể bị thu vào
  • 3:31 - 3:33
    một hòn bi duy nhất.
  • 3:33 - 3:35
    Và thế là ở đây,
  • 3:35 - 3:37
    mỗi cuốn sách và mỗi thế giới
  • 3:37 - 3:39
    trở thành một hòn bi nhỏ bé
  • 3:39 - 3:41
    mà tôi kéo vào
  • 3:41 - 3:44
    trong thiết bị nhiệm màu này trong một thiết bị khác.
  • 3:44 - 3:49
    Và một bản đồ mở ra.
  • 3:49 - 3:52
    Lúc nào cũng thế, quyển sách thần tiên nào cũng có bản đồ,
  • 3:52 - 3:54
    nhưng những bản đồ này đều tĩnh.
  • 3:54 - 3:57
    Đây là một chiếc bản đồ tự phóng to ra và nhấp nháy sáng
  • 3:57 - 3:59
    và nó vạch phương hướng cho bạn trong suốt phần còn lại của quyển sách.
  • 3:59 - 4:02
    Vào vài thời điểm nhất định trong quyển sách, nó sẽ cho bạn thấy bí mật trong nó nữa.
  • 4:02 - 4:04
    Thế, tôi sẽ đi vào bây giờ.
  • 4:06 - 4:09
    Một điều thật sự quan trọng nữa đối với tôi
  • 4:09 - 4:12
    là việc tạo ra nội dung thật sự Ấn Độ
  • 4:12 - 4:14
    nhưng vẫn hiện đại.
  • 4:14 - 4:16
    Ở đây, đây là các nàng Apsara.
  • 4:16 - 4:19
    Chúng ta đều đã nghe kể về các nàng tiên, chúng ta đều đã nghe kể về các nữ thần,
  • 4:19 - 4:22
    nhưng có mấy ai không ở Ấn Độ
  • 4:22 - 4:25
    mà lại biết về phiên bản Ấn Độ, các nàng Apsara?
  • 4:25 - 4:29
    Những nàng Apsara đáng thương này đã bị nhốt trong các căn phòng của Indra suốt hàng ngàn năm
  • 4:29 - 4:31
    trong một cuốn sách cũ kĩ mốc mọt.
  • 4:31 - 4:33
    Và thế là chũng ta mang họ trở về
  • 4:33 - 4:36
    một cuốn sách thiếu nhi hiện đại.
  • 4:44 - 4:47
    Và một câu chuyện còn phản ánh những vấn đề mới
  • 4:47 - 4:49
    như là vấn nạn môi trường.
  • 4:49 - 4:52
    (Nhạc)
  • 5:10 - 5:14
    Tiện thể nói về vấn nạn môi trường,
  • 5:14 - 5:17
    tôi nghĩ một vấn đề lớn trong 10 năm gần đây
  • 5:17 - 5:19
    là các em nhỏ đã bị nhốt trong phòng,
  • 5:19 - 5:21
    dán mắt vào màn hình máy tính, các em không ra ngoài chơi được.
  • 5:21 - 5:23
    Nhưng nay với công nghệ di động,
  • 5:23 - 5:26
    ta có thể mang các em nhỏ ra ngoài, vào thế giới tự nhiên
  • 5:26 - 5:28
    bằng công nghệ.
  • 5:28 - 5:30
    Một trong những hoạt động tương tác trong quyển sách
  • 5:30 - 5:32
    là bạn được cử đi một chuyến hành trình tìm kiếm
  • 5:32 - 5:34
    trong đó bạn phải đi ra ngoài
  • 5:34 - 5:36
    dùng máy ảnh của iPad
  • 5:36 - 5:38
    và chụp ảnh của các vật thể tự nhiên khác nhau.
  • 5:38 - 5:40
    Khi còn nhỏ, tôi có hàng loạt bộ sưu tập
  • 5:40 - 5:43
    que, đá, sỏi và vỏ sò.
  • 5:43 - 5:45
    Và vì sao đó, ngày nay trẻ em không sưu tập nữa.
  • 5:45 - 5:47
    Thế nên, trong việc khơi trở lại nghi thức trẻ thơ này,
  • 5:47 - 5:49
    bạn phải ra ngoài,
  • 5:49 - 5:51
    và, trong một chương, chụp ảnh một bông hoa
  • 5:51 - 5:53
    và ghi chú tên nó.
  • 5:53 - 5:55
    Trong một chương khác, bạn phải chụp ảnh một mảnh vỏ cây
  • 5:55 - 5:57
    và ghi chú tên nó.
  • 5:57 - 5:59
    Và điều xảy ra
  • 5:59 - 6:01
    là bạn sẽ tạo ra một bộ sưu tập ảnh kĩ thuật số
  • 6:01 - 6:03
    mà bạn có thể trưng lên mạng.
  • 6:03 - 6:05
    Một em bé London trưng ảnh một chú cáo
  • 6:05 - 6:07
    và nói rằng, "Ồ, hôm nay tớ thấy con cáo."
  • 6:07 - 6:09
    Một em bé Ấn Độ nói, "Hôm nay tớ thấy con khỉ."
  • 6:09 - 6:11
    Và điều đó tạo nên một loại mạng xã hội
  • 6:11 - 6:13
    quanh bộ sưu tập ảnh kĩ thuật số
  • 6:13 - 6:15
    mà bạn chụp được.
  • 6:15 - 6:18
    Trong khả năng kết nối lại
  • 6:18 - 6:21
    phép màu, trái đất và công nghệ,
  • 6:21 - 6:23
    còn rất nhiều khả năng khác nữa.
  • 6:23 - 6:25
    Trong quyển sách tiếp theo, chúng tôi dự định có một hoạt động tương tác
  • 6:25 - 6:27
    mà bạn rút iPad ra với chế độ video bật
  • 6:27 - 6:29
    và qua công nghệ hiện thực mở rộng,
  • 6:29 - 6:31
    bạn thấy tầng yêu tinh động này
  • 6:31 - 6:35
    xuất hiện trên một cây cảnh bên ngoài nhà bạn.
  • 6:35 - 6:38
    Vào một thời điểm, màn hình của bạn đầy lá.
  • 6:38 - 6:41
    Và thế là bạn phải tạo ra tiếng gió và thổi lá đi
  • 6:41 - 6:43
    và đọc phần còn lại của sách.
  • 6:43 - 6:46
    Chúng ta đang tiến tới, tất cả chúng ta đang tiến tới
  • 6:46 - 6:48
    một thế giới nơi mà các sức mạnh tự nhiên
  • 6:48 - 6:50
    đến gần hơn với công nghệ,
  • 6:50 - 6:53
    và phép màu và công nghệ có thể tiến gần nhau hơn.
  • 6:53 - 6:56
    Ta đang khai thác năng lượng mặt trời.
  • 6:56 - 6:59
    Chúng ta đang đưa con em ta và chính chúng ta
  • 6:59 - 7:01
    lại gần hơn với thế giới tự nhiên
  • 7:01 - 7:03
    và cái phép màu và niềm vui
  • 7:03 - 7:05
    và niểm yêu mến trẻ thơ ta có
  • 7:05 - 7:07
    qua phương tiện đơn giản là một câu chuyện.
  • 7:07 - 7:09
    Xin cám ơn các bạn.
  • 7:09 - 7:15
    (Vỗ tay)
Title:
Shilo Shiv Suleman: Dùng công nghệ để tạo những giấc mơ
Speaker:
Shilo Shiv Suleman
Description:

Có phải công nghệ mới -- điện thoại di động, iPod và máy ảnh của chúng ta -- đã khiến ta thôi mơ mộng? Nghệ sĩ trẻ Shilo Shiv Suleman nói là không phải, khi cô trình chiếu "Khoya," sách truyện dành riêng cho iPad mới của cô, cuốn sách đưa ta dạt vào thế giới màu nhiệm trong 7 phút đầy sáng tạo.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:16
Lien Hoang added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions