Return to Video

Tại sao con người có mí mắt thứ ba? - Dorsa Amir

  • 0:07 - 0:11
    Bạn biết
    mảng hồng nhỏ xíu ở khóe mắt chứ?
  • 0:11 - 0:14
    Nó vốn là phần còn lại của mí mắt thứ ba,
  • 0:14 - 0:16
    được biết đến với tên "nếp bán nguyệt",
  • 0:16 - 0:19
    hay được thấy ở chim
    và một số loài động vật có vú,
  • 0:19 - 0:24
    có chức năng như cần gạt nước:
    ngăn bụi bẩn lọt vào mắt chúng.
  • 0:24 - 0:27
    Nhưng lại không có ích gì cho con người.
  • 0:27 - 0:31
    Nó đã tiêu giảm, nghĩa là
    không còn thực hiện chức năng ban đầu.
  • 0:31 - 0:37
    Vài bộ phận cũng tiêu giảm
    như mí mắt thứ ba trên cơ thể người.
  • 0:37 - 0:41
    Hầu hết chúng đều tiêu giảm
    trước khi người tinh khôn xuất hiện,
  • 0:41 - 0:46
    lặng lẽ truyền qua
    các loài tổ tiên con người.
  • 0:46 - 0:49
    Vậy tại sao lâu như vậy
    những bộ phận đó vẫn còn tồn tại?
  • 0:49 - 0:53
    Để trả lời câu hỏi này,
    ta cần hiểu thế nào là chọn lọc tự nhiên.
  • 0:53 - 0:56
    Về cơ bản, nó bảo tồn các tính trạng
  • 0:56 - 1:00
    giúp vật sinh tồn và duy trì nòi giống
    trong môi trường nhất định
  • 1:00 - 1:03
    làm tăng khả năng sống sót
    của thế hệ sau.
  • 1:03 - 1:05
    Khi môi trường thay đổi,
  • 1:05 - 1:08
    tính trạng có ích,
    đôi khi, cũng có thể gây có hại.
  • 1:08 - 1:11
    Chúng thường bị đào thải,
  • 1:11 - 1:14
    nghĩa là sẽ dần mất đi trong quần thể.
  • 1:14 - 1:19
    Nhưng nếu tính trạng đó không gây hại,
    nó có thể sẽ không bị đào thải,
  • 1:19 - 1:23
    tiếp tục xuất hiện ở các thế hệ sau,
    dẫu không có ích gì.
  • 1:23 - 1:25
    Đơn cử như xương cụt.
  • 1:25 - 1:30
    Các nhà sinh học tiến hóa cho rằng
    khí hậu khô, đồng cỏ xanh tốt,
  • 1:30 - 1:32
    các loài tổ tiên có đuôi của chúng ta
  • 1:32 - 1:35
    rời bỏ các nhánh cây
    và chuyển xuống đi bộ dưới mặt đất.
  • 1:35 - 1:40
    Cái đuôi từng giúp di chuyển trên cây,
    giờ lại làm vướng víu,
  • 1:40 - 1:45
    nên những cá thể
    có đuôi đột biến ngắn hơn
  • 1:45 - 1:48
    sẽ thích nghi tốt hơn
    với cuộc sống trên mặt đất,
  • 1:48 - 1:52
    tồn tại đủ lâu
    để truyền tính trạng này cho thế hệ sau.
  • 1:52 - 1:56
    Quá trình này diễn ra chậm
    trong suốt hàng triệu năm,
  • 1:56 - 1:58
    đến khoảng 20 triệu năm trước,
  • 1:58 - 2:02
    thì đuôi hoàn toàn biến mất.
  • 2:02 - 2:05
    Ngày nay, ta biết rằng
    phôi thai người vẫn có đuôi,
  • 2:05 - 2:07
    nhưng sẽ mất đi
    trong quá trình phát triển.
  • 2:07 - 2:10
    Nhưng mẩu xương cụt ngắn ngủn
    sẽ không mất đi,
  • 2:10 - 2:12
    có lẽ là do nó không gây hại gì -
  • 2:12 - 2:18
    trên thực tế, nó có một chức năng nhỏ:
    cố định những nhóm cơ nhất định.
  • 2:18 - 2:23
    Đến 85% dân số thế giới
    có “cơ gan tay dài” tiêu giảm.
  • 2:23 - 2:25
    Để biết mình có không,
  • 2:25 - 2:29
    hãy đặt tay lên một mặt phẳng,
    rồi dùng ngón út chạm vào ngón cái,
  • 2:29 - 2:33
    nếu thấy một đoạn gân nhô lên giữa cổ tay,
  • 2:33 - 2:37
    đó chính là đoạn gân
    gắn với cơ tiêu biến này.
  • 2:37 - 2:38
    Trong trường hợp này,
  • 2:38 - 2:42
    việc không phải ai cũng có cơ này
    đã giúp ta tìm ra chức năng của nó.
  • 2:42 - 2:46
    Tính trạng tiêu giảm sẽ tiếp tục tồn tại
    khi không cần thiết phải loại bỏ,
  • 2:46 - 2:49
    nhưng do cũng không cần giữ lại,
  • 2:49 - 2:54
    đột biến ngẫu nhiên đôi lúc loại bỏ chúng
    khỏi một phần quần thể.
  • 2:54 - 2:57
    Quan sát loài linh trưởng,
    họ hàng của chúng ta,
  • 2:57 - 3:00
    ta có thể thấy
    cơ gan tay dài không xuất hiện
  • 3:00 - 3:03
    ở những cá thể
    sống chủ yếu trên mặt đất,
  • 3:03 - 3:07
    nhưng lại luôn xuất hiện
    ở các cá thể sống chủ yếu trên cây.
  • 3:07 - 3:11
    Vì thế, ta cho rằng cơ này
    giúp ta chuyền từ cành này sang cành khác,
  • 3:11 - 3:14
    rồi trở nên thừa thãi
    khi ta chuyển xuống sống trên mặt đất.
  • 3:14 - 3:19
    Trong khi đó, ruột thừa
    có thể từng là một phần của hệ tiêu hóa
  • 3:19 - 3:23
    tổ tiên ta dùng để tiêu hóa thực vật.
  • 3:23 - 3:28
    Khi thức ăn thay đổi,
    bộ phận này bắt đầu co lại.
  • 3:28 - 3:33
    Khác với các bộ phận tiêu giảm khác,
    ruột thừa không phải lúc nào cũng vô hại -
  • 3:33 - 3:36
    nó có thể trở nên
    rất nguy hiểm khi bị viêm.
  • 3:36 - 3:40
    Suốt hầu hết chiều dài lịch sử nhân loại,
    vỡ ruột thừa chẳng khác gì án tử.
  • 3:40 - 3:42
    Vậy tại sao ruột thừa vẫn không biến mất?
  • 3:42 - 3:45
    Có khả năng là cơ quan này
    đang trong quá trình dần biến mất,
  • 3:45 - 3:49
    hoặc đơn giản là các đột biến
    làm nó nhỏ hơn chưa xuất hiện,
  • 3:49 - 3:52
    hoặc có lẽ, nó vẫn có lợi -
  • 3:52 - 3:58
    như nó có thể là nguồn chứa vi khuẩn
    giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn.
  • 3:58 - 4:02
    Trên thực tế, ta vẫn chưa biết
    chính xác tại sao ruột thừa vẫn còn đó.
  • 4:02 - 4:05
    Tiến hóa là một quá trình không hoàn hảo.
  • 4:05 - 4:08
    Chúng ta ngày nay
    là kết quả của hàng triệu năm
  • 4:08 - 4:11
    thử nghiệm và sai sót,
    và biến đổi ngẫu nhiên,
  • 4:11 - 4:15
    nên ta có đầy những chứng tích
    gợi nhớ đến nguồn gốc của mình.
Title:
Tại sao con người có mí mắt thứ ba? - Dorsa Amir
Speaker:
Dorsa Amir
Description:

Xem toàn bộ bài giảng tại: https://ed.ted.com/lessons/why-do-humans-have-a-third-eyelid-dorsa-amin

Bạn biết mảng hồng nhỏ xíu ở khóe mắt chứ? Nó vốn là phần còn lại của mí mắt thứ ba. Ở người, nó đã tiêu giảm, nghĩa là không còn thực hiện chức năng ban đầu. Cơ thể chúng ta có vài bộ phận cũng tiêu giảm như vậy, lặng lẽ truyền qua các loài tổ tiên con người. Tác giả Dorsa Amir sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vì sao những bộ phận đó lại tồn tại lâu đến vậy.

Bài giảng bởi Dorsa Amir, đạo diễn bởi Avi Ofer.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:15

Vietnamese subtitles

Revisions