Return to Video

Góc độ vật lý của "động tác khó nhất" trong Ballet - Arleen Sugano

  • 0:07 - 0:09
    Trong hồi thứ ba của vở "Hồ thiên nga",
  • 0:09 - 0:14
    Thiên nga đen phải thực hiện một chuỗi
    động tác xoay vòng gần như vô tận,
  • 0:14 - 0:17
    nhún nhảy trên một đầu ngón chân,
  • 0:17 - 0:23
    và xoay tròn liên tục như vậy 32 lần.
  • 0:23 - 0:25
    Đây là một trong chuỗi động tác
    khó nhất của Ballet,
  • 0:25 - 0:27
    và trong khoảng 32 giây đó,
  • 0:27 - 0:31
    cô ấy như là "phiên bản người"
    của đồ chơi bong vụ.
  • 0:31 - 0:34
    Động tác xoay người tuyệt đỉnh này
    được gọi là "Fouettés",
  • 0:34 - 0:36
    có nghĩa là "xoay" trong tiếng Pháp,
  • 0:36 - 0:40
    mô tả khả năng đầy ấn tượng của nghệ sĩ:
    đó là xoay liên tục không ngừng.
  • 0:40 - 0:44
    Trong lúc bị "hớp hồn" bởi fouetté,
    chúng ta có thể dùng vật lý làm sáng tỏ.
  • 0:44 - 0:49
    Nghệ sĩ bắt đầu động tác fouetté bằng cách
    đẩy bàn chân để tạo ra lực xoay.
  • 0:49 - 0:52
    Nhưng vấn đề là làm sao để duy trì nó.
  • 0:52 - 0:53
    Khi cô ấy xoay,
  • 0:53 - 0:56
    ma sát sẽ xuất hiện giữa
    đầu giày múa với mặt đất,
  • 0:56 - 0:58
    và có một chút ma sát
    giữa cơ thể với không khí,
  • 0:58 - 1:00
    làm giảm quán tính xoay.
  • 1:00 - 1:02
    Vậy làm sao cô ấy có thể tiếp tục xoay?
  • 1:02 - 1:07
    Giữa các lần xoay, nghệ sĩ ngừng một chút
    và đối diện với khán giả.
  • 1:07 - 1:09
    Chân trụ của cô ấy nằm xuống,
  • 1:09 - 1:12
    rồi lại nhón lên trên đầu ngón chân,
  • 1:12 - 1:17
    nhún lên mặt đất để tạo ra
    một lực xoay nhỏ khác.
  • 1:17 - 1:21
    Cùng lúc đó, tay cô ấy dang rộng
    để giữ cơ thể thăng bằng.
  • 1:21 - 1:26
    Động tác xoay sẽ đạt hiệu quả cao nhất
    nếu trọng tâm của cô ấy được giữ nguyên,
  • 1:26 - 1:30
    và một nghệ sĩ múa chuyên nghiệp sẽ
    giữ được trục xoay của mình thẳng đứng.
  • 1:30 - 1:33
    Cánh tay dang rộng
    và bàn chân tạo quán tính xoay
  • 1:33 - 1:35
    là yếu tố giúp duy trì fouetté.
  • 1:35 - 1:39
    Nhưng bí mật thật sự và lý do
    mà bạn khó nhận ra khoảng ngừng này,
  • 1:39 - 1:42
    là vì chân còn lại của cô ấy
    chưa bao giờ dừng hoạt động.
  • 1:42 - 1:44
    Trong khoảnh khắc ngừng lại ngắn ngủi,
  • 1:44 - 1:48
    chân múa của nghệ sĩ sẽ duỗi thẳng
    và di chuyển từ phía trước sang một bên,
  • 1:48 - 1:51
    trước khi gập lại ở đầu gối.
  • 1:51 - 1:56
    Ở trạng thái chuyển động này, chân múa
    đã giữ lại một ít quán tính xoay.
  • 1:56 - 1:59
    Khi chân múa hướng về cơ thể,
  • 1:59 - 2:02
    quán tính được giữ lại ấy
    cũng sẽ được chuyển về cơ thể người múa,
  • 2:02 - 2:06
    giúp cô ấy tiếp tục xoay vòng
    ngay khi vừa nhón trên đầu ngón chân.
  • 2:06 - 2:10
    Vì nghệ sĩ ballet luôn vung chân
    và gập lại trong mỗi lần xoay,
  • 2:10 - 2:14
    quán tính di chuyển qua lại
    giữa chân múa và cơ thể,
  • 2:14 - 2:16
    giữ cô ấy ở trạng thái chuyển động.
  • 2:16 - 2:21
    Người múa giỏi có thể xoay nhiều hơn
    một vòng với mỗi lần vung chân,
  • 2:21 - 2:22
    bằng một trong hai cách.
  • 2:22 - 2:25
    Thứ nhất: cô ấy có thể vung chân sớm hơn.
  • 2:25 - 2:28
    Vung chân càng sớm
    thì quán tính giữ lại được càng lâu,
  • 2:28 - 2:33
    và quán tính lớn hơn có thể được
    chuyển vào cơ thể ngay khi thu chân về.
  • 2:33 - 2:36
    Momen động lượng càng lớn thì
    vũ công có thể xoay càng nhiều vòng
  • 2:36 - 2:39
    trước khi cần thu nạp lại
    những gì đã mất qua ma sát.
  • 2:39 - 2:41
    Cách thứ hai là để nghệ sĩ múa
  • 2:41 - 2:44
    khép tay và chân sát vào cơ thể
  • 2:44 - 2:46
    mỗi khi nhón trên đầu ngón chân.
  • 2:46 - 2:47
    Tại sao như thế?
  • 2:47 - 2:49
    Cũng như các động tác xoay khác,
  • 2:49 - 2:51
    fouetté được thực hiện
    nhờ có mômen động lượng,
  • 2:51 - 2:57
    nó bằng vận tốc góc của vũ công
    nhân với quán tính quay.
  • 2:57 - 2:59
    Và với ma sát không đáng kể,
  • 2:59 - 3:03
    mômen động lượng này phải được giữ nguyên
    khi vũ công đang xoay trên đầu ngón chân.
  • 3:03 - 3:07
    Nó được gọi là sự bảo toàn
    của mômen động lượng.
  • 3:07 - 3:09
    Khi đó, quán tính quay
    có thể được nghĩ đến
  • 3:09 - 3:13
    như là sự "chống đối" của cơ thể
    đối với chuyển động quay.
  • 3:13 - 3:18
    Nó tăng lên khi có nhiều vật thể
    được thêm vào vị trí ở xa trục xoay.
  • 3:18 - 3:23
    và giảm khi vật thể được cung cấp
    càng tiến gần vị trí của trục xoay.
  • 3:23 - 3:25
    Nên khi nghệ sĩ khép tay chân
    sát cơ thể hơn,
  • 3:25 - 3:28
    quán tính quay của cô ấy sẽ nhỏ đi.
  • 3:28 - 3:30
    Để bảo toàn mômen động lượng,
  • 3:30 - 3:33
    vận tốc góc của cô ấy,
    tức là tốc độ xoay tròn,
  • 3:33 - 3:34
    phải tăng lên,
  • 3:34 - 3:36
    cho phép cùng một lượng
    quán tính được giữ lại
  • 3:36 - 3:39
    để hỗ trợ cô ấy qua nhiều lần xoay.
  • 3:39 - 3:42
    Bạn chắc chắn đã thấy người trượt băng
    làm điều tương tự.
  • 3:42 - 3:46
    xoay càng lúc càng nhanh
    bằng cách khép tay và chân lại.
  • 3:46 - 3:50
    Trong vở ballet của Tchaikovsky,
    Thiên nga đen là một phù thuỷ,
  • 3:50 - 3:55
    và 32 fouettés đầy quyến rũ của cô
    trông rất nhiệm màu.
  • 3:55 - 3:58
    Nhưng không phải phép thuật
    đã khiến nó xảy ra.
  • 3:58 - 3:59
    Mà chính là vật lý.
Title:
Góc độ vật lý của "động tác khó nhất" trong Ballet - Arleen Sugano
Speaker:
Arleen Sugano
Description:

Xem đầy đủ bài giảng: http://ed.ted.com/lessons/the-physics-of-the-hardest-move-in-ballet-arleen-sugano

Trong hồi thứ ba của vở "Hồ thiên nga", Thiên nga đen phải thực hiện một chuỗi
động tác xoay vòng gần như vô tận, nhún nhảy trên một đầu ngón chân và xoay tròn liên tục như vậy... 32 lần.
Động tác này – còn gọi là fouetté – làm sao có thể thực hiện được?
Arleen Sugano dùng vật lý để làm sáng tỏ động tác Ballet nổi tiếng này.

Bài giảng bởi Arleen Sugano, minh hoạ bởi Dancing Line Productions.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:17

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions