Return to Video

Chim học hót như thế nào? - Partha Mitra

  • 0:09 - 0:14
    Đây là bài hót
    của chim sẻ nâu.
  • 0:14 - 0:18
    Một trong số
    hàng ngàn bài mà nó biết,
  • 0:18 - 0:21
    và sẻ nâu không phải là
    bậc thầy âm nhạc duy nhất.
  • 0:21 - 0:26
    Một chú hoét gỗ
    có thể hót hai tông cùng một lúc.
  • 0:26 - 0:32
    Chim nhại có thể nhại âm thanh
    xung quanh, bao gồm cả tiếng còi báo ô tô.
  • 0:32 - 0:36
    Và chim thiên cầm Úc
  • 0:36 - 0:41
    có một bài hót tuyệt vời, rành mạch
    đi cùng vũ điệu.
  • 0:41 - 0:47
    Đây chỉ là một vài trong số
    4.000 loài chim biết hót.
  • 0:47 - 0:50
    Đa số tạo âm thanh
    ngắn và đơn giản,
  • 0:50 - 0:54
    nhưng vẫn có những bản nhạc chim
    gồm các âm điệu phức tạp
  • 0:54 - 0:56
    giúp quyến rũ bạn tình,
  • 0:56 - 0:58
    bảo vệ lãnh thổ,
  • 0:58 - 1:01
    và tăng cường gắn kết xã hội.
  • 1:01 - 1:05
    Mỗi loài chim hót
    có những dạng thức hót đặc trưng,
  • 1:05 - 1:08
    một vài có đặc điểm địa phương.
  • 1:08 - 1:12
    Những người có kinh nghiệm
    còn có thể phân biệt loài
  • 1:12 - 1:15
    dựa vào tiếng hót đặc trưng của chúng.
  • 1:15 - 1:18
    Vậy ban đầu, chim học hót như thế nào?
  • 1:18 - 1:22
    Làm thế nào chúng bắt chước được
    những bài hót của giống loài mình?
  • 1:22 - 1:25
    Chúng có biết hót bẩm sinh?
  • 1:25 - 1:27
    Các nhà khoa học đã khám phá ra
  • 1:27 - 1:31
    rất nhiều điều về chim hót
    nhờ nghiên cứu trên sẻ ngựa vằn.
  • 1:31 - 1:36
    Một con chim non thường học hót
    từ cha hoặc những con đực khác,
  • 1:36 - 1:41
    từ khi vẫn còn
    là con non trong tổ.
  • 1:41 - 1:43
    Đầu tiên là giai đoạn học cảm giác,
  • 1:43 - 1:49
    chim non nghe những tiếng hót
    xung quanh và ghi nhớ.
  • 1:49 - 1:53
    Rồi bắt đầu phát âm
    trong giai đoạn luyệt tập,
  • 1:53 - 1:56
    thực hành cho đến khi nó có thể
    hót lại đúng theo trí nhớ.
  • 1:56 - 1:59
    Việc nghe tiếng hót
    của chim hướng dẫn nhiều lần
  • 1:59 - 2:02
    rất hữu ích cho việc học
    đến một thời điểm nhất định.
  • 2:02 - 2:06
    Vượt qua đó, việc nghe quá nhiều lần
    sẽ làm suy giảm sự bắt chước
  • 2:06 - 2:08
    và phụ thuộc vào nội dung nguồn.
  • 2:08 - 2:10
    Tiếng hót được phát qua loa,
  • 2:10 - 2:12
    sẽ không dễ nghe.
  • 2:12 - 2:17
    Nhưng nếu giấu loa bên trong đồ chơi
    được sơn giống như một con sẻ vằn,
  • 2:17 - 2:19
    việc học tập sẽ được cải thiện.
  • 2:19 - 2:22
    Giả như chim non
    chưa bao giờ nghe thấy
  • 2:22 - 2:24
    tiếng của một con sẻ vằn khác thì sao?
  • 2:24 - 2:27
    Điều thú vị là nó vẫn sẽ hót.
  • 2:27 - 2:32
    Chim bị cô lập vẫn hót ra cái được gọi là
    tiếng hót bẩm sinh hay độc lập.
  • 2:32 - 2:35
    Một giai điệu cụ thể
    có thể được dạy,
  • 2:35 - 2:40
    nhưng bản năng hót dường như được cài
    vào não của một con chim biết hót.
  • 2:40 - 2:46
    Tiếng hót bẩm sinh khác
    với tiếng hót "học được" từ đồng loại.
  • 2:46 - 2:49
    Nếu sẻ vằn bị cô lập
    khai sinh một bầy mới,
  • 2:49 - 2:52
    những chú chim non học
    tiếng hót độc lập từ bố mẹ.
  • 2:52 - 2:55
    Nhưng bài hót sẽ thay đổi
    từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • 2:55 - 2:57
    Và sau một vài thế hệ,
  • 2:57 - 3:00
    giai điệu bắt đầu giống
  • 3:00 - 3:04
    với những tiếng hót "học được"
    của loài sẻ vằn trong tự nhiên.
  • 3:04 - 3:07
    Có một cái gì đó
    trong quá trình học tập
  • 3:07 - 3:12
    kéo cả hai loại tiếng hót này
    dần về cùng một dạng thức chung.
  • 3:12 - 3:15
    Điều này có nghĩa là thông tin cơ bản
    về tiếng hót sẻ vằn
  • 3:15 - 3:18
    phải được lưu trữ đâu đó
    trong bộ gen của nó,
  • 3:18 - 3:22
    qua hàng triệu năm tiến hóa.
  • 3:22 - 3:24
    Thoạt nghe, điều này có vẻ kỳ quặc,
  • 3:24 - 3:26
    vì ta thường xem mã di truyền
  • 3:26 - 3:29
    là nguồn gốc
    của các đặc điểm sinh hóa hoặc vật lý,
  • 3:29 - 3:32
    thay vì hành vi hay hành động.
  • 3:32 - 3:34
    Nhưng về cơ bản,
    cả hai là như nhau;
  • 3:34 - 3:38
    ta có thể kết nối bộ gen với
    hành vi thông qua mạch ở não.
  • 3:38 - 3:41
    Kết nối thì ngẫu nhiên và khá phức tạp
  • 3:41 - 3:46
    chứ không đơn giản là sắp đặt gen đơn
    với hành vi đơn, nhưng vẫn có thể.
  • 3:46 - 3:50
    Bộ gen chứa mã cho protein
    hướng dẫn phát triển não bộ,
  • 3:50 - 3:55
    chẳng hạn như các phân tử hướng dẫn
    đường phát triển sợi trục,
  • 3:55 - 3:57
    hình thành các mạch riêng biệt.
  • 3:57 - 4:00
    Bộ não chim
    có cái gọi là "mạch tiếng hót"
  • 4:00 - 4:03
    hoạt động khi chim hót.
  • 4:03 - 4:07
    Các mạch này cũng phản ứng với tiếng hót
    của một loài chim riêng
  • 4:07 - 4:10
    mạnh mẽ hơn
    tiếng hót của các loài khác.
  • 4:10 - 4:15
    Vậy lý thuyết là gen của chim
    hướng dẫn phát triển các mạch não
  • 4:15 - 4:18
    liên quan đến hót
    và khả năng học hót.
  • 4:18 - 4:22
    Sau đó, tiếp xúc với các bài hót
    định hình các mạch thần kinh đó
  • 4:22 - 4:26
    để tạo ra các bài hót
    điển hình cho loài.
  • 4:26 - 4:29
    Hành vi được mã hóa
    trong gen hoặc bẩm sinh
  • 4:29 - 4:31
    không chỉ có ở loài chim biết hót
  • 4:31 - 4:34
    mà phổ biến rộng rãi
    trong thế giới động vật.
  • 4:34 - 4:35
    Ví dụ điển hình là
  • 4:35 - 4:40
    sự di chuyển đường dài
    của bướm chúa và cá hồi.
  • 4:40 - 4:42
    Vậy điều này có ý nghĩa gì
    với con người?
  • 4:42 - 4:46
    Có phải ta được sinh ra với thông tin
    được mã hóa trong bộ gen
  • 4:46 - 4:48
    giúp định hình
    các mạch thần kinh
  • 4:48 - 4:52
    và dẫn tới một kết quả cuối cùng
    mà ta đã biết?
  • 4:52 - 4:54
    Liệu có kiến thức nào
  • 4:54 - 4:57
    là duy nhất
    và chỉ thuộc về loài người?
Title:
Chim học hót như thế nào? - Partha Mitra
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/how-do-birds-learn-to-sing-partha-mitra

Một chú họa mi nâu có thể biết hàng ngàn bài hót. Một chú hoét gỗ có thể hót hai tông cùng một lúc. Chim nhại có thể nhại theo âm thanh xung quanh, bao gồm cả tiếng còi báo ô tô. Chúng chỉ là vài trong số 4000 giống chim hót. Vậy chim học hót như thế nào? Làm thế nào chúng bắt chước được những bài hót của giống loài mình? Chúng có được sinh ra để hót không? Partha P. Mitra sẽ miêu tả thế giới những bản nhạc chim đẹp đẽ ấy.

Bài giảng của Partha P. Mitra, hoạt hình bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:39

Vietnamese subtitles

Revisions