Return to Video

Tại sao tôi bị theo giỏi, khi tôi không là ai cả? | Marta Peirano | TEDxMadrid

  • 0:15 - 0:17
    Chúng ta mắc phải 3 sai lầm:
  • 0:17 - 0:21
    Thứ nhất là đánh giá thấp con số thông tin
    mà chúng ta đưa ra mỗi ngày,
  • 0:22 - 0:26
    thứ hai là coi nhẹ giá trị của những
    thông tin này,
  • 0:26 - 0:29
    và thứ ba là cho rằng vấn đề lớn nhất
    của chúng ta
  • 0:29 - 0:33
    là một cơ quan xa xôi và quyền lực như
    Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).
  • 0:33 - 0:39
    Đúng là NSA có khả năng tiếp cận lớn,
    những nguồn lực tốt nhất
  • 0:39 - 0:41
    những công cụ hiên đại nhất nhưng họ
    chẳng cần đến chúng
  • 0:41 - 0:45
    để có thể theo dõi chúng ta vì họ đã có
    thông tin ở đó rồi.
  • 0:45 - 0:48
    Chúng ta đang sống trong những căn nhà
    thủy tinh.
  • 0:48 - 0:52
    Đây là Malte Spitz, đảng viên Đảng Xanh
    của Đức.
  • 0:52 - 0:55
    Năm 2009, ông yêu cầu công ty điện thoại
    của mình
  • 0:55 - 0:58
    giao nộp hết những thông tin họ có về ông.
  • 0:58 - 1:01
    Và công ty điện thoại , Deutsche Telekom,
    từ chối yêu cầu này.
  • 1:01 - 1:08
    Sau 2 lần nữa yêu cầu , họ đã đưa cho ông
    1 đĩa CD với bản Excel dài 30 832 dòng,
  • 1:09 - 1:11
    nghĩa là dài hơn tác phẩm
    "Chiến tranh và Hòa bình" gấp 3 lần.
  • 1:12 - 1:14
    Tài liệu dài ngoằng đó thu thập thông tin
  • 1:14 - 1:17
    từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 2 năm 2010
  • 1:17 - 1:18
    chính xác là 6 tháng.
  • 1:19 - 1:22
    Đây chẳng phải chuyện tình cờ,
    là vì trong mùa hè năm 2008
  • 1:22 - 1:26
    Liên minh châu Âu đã đưa ra chỉ thị
    giữ lại thông tin
  • 1:26 - 1:28
    yêu cầu các công ty điện thoại
  • 1:28 - 1:30
    với hơn 10 000 khách hàng
  • 1:30 - 1:32
    phải lưu giữ thông tin của khách
  • 1:32 - 1:34
    trong thời gian tối thiểu là 6 tháng và
    tối đa là 2 năm.
  • 1:34 - 1:36
    Và họ đã giao cho ông Malte thông tin
    trong 6 tháng
  • 1:36 - 1:39
    như muốn nói "Chỉ có từng này vì thôi
    chúng tôi tuân thủ luật pháp"
  • 1:39 - 1:41
    Có lẽ họ còn giữ của ông ấy thông tin trong
    1 năm rưỡi nữa.
  • 1:41 - 1:44
    Vậy nên, Malte, người không biết sử dụng
    máy tính,
  • 1:44 - 1:46
    đưa tài liệu đó cho một trường để
    thay mặt ông
  • 1:46 - 1:48
    liên hệ với một cơ quan biến thông tin thành
    dữ liệu
  • 1:48 - 1:50
    để xử lý vấn đề này.
  • 1:50 - 1:53
    Vậy nên, họ thu thập hết dữ liệu của
    Deustche Telekom
  • 1:53 - 1:55
    và các thông tin về Malte đã được
    công khai
  • 1:55 - 1:58
    như tài khoản Twitter hay blog của ông
  • 1:58 - 2:02
    Với những dữ liệu đó, họ tạo thành bản đồ
    như các bạn đang thấy
  • 2:02 - 2:05
    Nó còn hơn cả 1 bản đồ, mà như là 1 cuốn
    nhật ký
  • 2:05 - 2:09
    tự động và kinh khủng về
    cuộc sống của Malte.
  • 2:09 - 2:11
    Chúng ta có thể nhìn thấy khi nào
    ông ta đi tàu
  • 2:11 - 2:12
    ông ta đang làm gì ngay lúc này
  • 2:12 - 2:14
    khi nào ông dừng lại và ở đâu
  • 2:14 - 2:16
    đi vào lúc nào, như thế nào,
  • 2:16 - 2:18
    ở đó bao lâu và ăn vào lúc nào,
  • 2:18 - 2:20
    ngủ vào lúc nào, như lúc này đây.
  • 2:20 - 2:23
    Khi nào ông đi máy bay, gọi cho ai
    và gọi bao lâu.
  • 2:23 - 2:25
    ông gửi tin nhắn cho ai với nội dung gì.
  • 2:25 - 2:26
    Chúng ta có thể thấy tất cả.
  • 2:29 - 2:31
    Tất cả đều ở trên mạng, các bạn có thể
    thấy đấy.
  • 2:31 - 2:35
    Những điều này xảy ra vì Malte mang một
    chiếc điện thoại trong túi
  • 2:36 - 2:41
    cứ 5 phút, nó lại kêu "ping" về
    cột phát sóng gần nhất và nói:
  • 2:41 - 2:43
    "Có gì mới cho tôi không?"
    "Tôi có thư không?"
  • 2:43 - 2:45
    "Tôi có tin nhắn gì trên WhatsApp không?"
  • 2:46 - 2:48
    "Trên thế giới đang có chuyện gì xảy ra?"
  • 2:49 - 2:53
    Hãy giơ tay lên nếu các bạn cũng có một
    chiếc điện thoại tương tự.
  • 2:54 - 2:57
    Vậy đó, điện thoại của chúng ta, cứ 5 phút
    lại nói:
  • 2:57 - 3:00
    "Tôi đang ở đây, tôi đang ở đây này"
  • 3:00 - 3:01
    "Này, tôi đang ở đây"
  • 3:01 - 3:02
    Và chuyện này xảy ra như thế đấy.
  • 3:02 - 3:05
    Chuyện này chưa hề có tiền lệ, chúng ta
    chưa trải qua bao giờ.
  • 3:06 - 3:09
    Một trường hợp tương đương trực tiếp
    chính là thứ trên màn hình đây.
  • 3:10 - 3:14
    Đây là hồ sơ của một người bị Bộ An ninh Quốc
    gia Đức (Stasi) theo dõi trong nhiều năm.
  • 3:14 - 3:19
    Trông giống một cái khăn ăn, đúng không ạ?
    Trên đó có 46 mảnh giấy nhớ
  • 3:19 - 3:23
    gắn với bà cô của ông ta, người bán sữa,
    mục sư của nhà thờ,
  • 3:23 - 3:26
    Đây là 5 phút trong cuộc đời của
    Malte Spitz,
  • 3:27 - 3:29
    và tất cả thông tin này đều được
    thu thập tự động.
  • 3:29 - 3:31
    Tệ hơn, đây chỉ bao gồm thông tin về
    Malte,
  • 3:31 - 3:35
    nhưng xung quanh ông ta là những người
    như chúng ta với loại điện thoại tương tự
  • 3:35 - 3:37
    và đang cung cấp những dữ liệu như thế,
  • 3:38 - 3:40
    và công ty này thấy được tất cả.
  • 3:40 - 3:44
    Đây là ảnh của bạn tôi, Juanlu Sánchez
  • 3:44 - 3:45
    Ảnh từ cuộc vận động 15 tháng 3
  • 3:46 - 3:49
    Nhưng hãy nhìn nó dưới góc nhìn viễn thông
  • 3:49 - 3:51
    Ở quảng trường này có rất nhiều
    điện thoại di động
  • 3:52 - 3:55
    Từ những chiếc điện thoại này, chúng ta
    có thể biết chính xác ai đang có mặt ở đó
  • 3:55 - 3:57
    Giống như đang có một con kền kền ở
    xung quanh, đúng không?
  • 3:57 - 3:58
    Có thể biết đầy đủ họ tên.
  • 3:58 - 4:02
    Ta không chỉ biết họ đến lúc nào, từ đâu,
    với ai
  • 4:02 - 4:04
    mà còn biết họ đi khỏi đó cùng ai,
    gọi cho ai
  • 4:04 - 4:06
    Chúng ta có thể biết tất cả
    về những người này.
  • 4:06 - 4:10
    Thậm chí ta còn biết được họ ở trên tầng 4
    hay ở dưới quảng trường.
  • 4:11 - 4:17
    Giống như chúng ta đang xem một thuật toán
    phân tích giao thông vậy.
  • 4:17 - 4:21
    Ở đây, ta bắt đầu nhìn thấy một vài điều
    thú vị, đúng không?
  • 4:21 - 4:25
    Ta nhìn thấy không phải ai ở quảng trường
    cũng giống nhau
  • 4:26 - 4:27
    có những người quan trọng hơn
  • 4:27 - 4:30
    Vậy nên, nếu chúng ta kiểm soát được
    những thứ này
  • 4:30 - 4:32
    viễn thông, rồi các mạng lưới
  • 4:32 - 4:34
    ta có thể làm được nhiều thứ, ví dụ như
  • 4:34 - 4:36
    tắt các nút liên kết của quảng trường này,
    hay nói cách khác
  • 4:36 - 4:41
    cô lập những người ở đây với
    những người khác
  • 4:42 - 4:45
    Chúng ta cũng có thể làm điều mà chính phủ
    Ucraina đã làm cách đây 1 năm rưỡi
  • 4:45 - 4:49
    và gửi cho họ một tin nhắn:
  • 4:49 - 4:54
    "Chào quý khách, quý khách đã tham gia...
  • 4:54 - 4:56
    vào một cuộc biểu tình bất hợp pháp
    có quy mô lớn".
  • 4:58 - 5:01
    Chúng ta sẽ không hành xử giống như vậy
    khi biết mình đang bị theo dõi.
  • 5:01 - 5:03
    Từ Jeremy Bentham, chúng ta biết rằng
  • 5:03 - 5:05
    cách tốt nhất để kiểm soát một bộ phận
    dân cư
  • 5:05 - 5:08
    chính là để họ không biết lúc nào mình bị
    theo dõi
  • 5:08 - 5:09
    Trong vòng 6 tháng,
  • 5:09 - 5:12
    người ta đã theo dõi ông Malte khoảng
    78% thời gian
  • 5:13 - 5:17
    và chúng ta chỉ nói đến
    những chiếc điện thoại thôi nhé.
  • 5:17 - 5:20
    Ta chưa nhắc gì tới máy tính xách tay
  • 5:20 - 5:22
    hay các máy quay trên đường,
  • 5:22 - 5:23
    trong các cửa hiệu, các quầy trưng bày
  • 5:23 - 5:25
    ở sân bay hay trên tàu hỏa
  • 5:25 - 5:27
    hay ở bất kỳ chỗ nào chúng ta không thể
    nhìn thấy
  • 5:27 - 5:31
    Ta không nói tới các radar trên đường
    có thể ghi lại được nhiều thông tin hơn việc
  • 5:31 - 5:33
    liệu chúng ta có đi quá tốc độ hay không
  • 5:33 - 5:35
    Cũng không nói tới những thứ trong ví
  • 5:36 - 5:39
    Chúng ta mang theo bao nhiêu
    chip nhận dạng trong ví?
  • 5:39 - 5:41
    Có rất nhiều: là chứng minh thư,
  • 5:41 - 5:43
    bằng lái xe, hay vé tháng phương tiện
    công cộng
  • 5:43 - 5:47
    cũng có thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,
    hay thẻ tích điểm
  • 5:47 - 5:50
    Thẻ tích điểm của siêu thị.
  • 5:50 - 5:53
    Từ 20 năm qua, cơ sở dữ liệu cá nhân
    lớn nhất trên thế giới
  • 5:53 - 5:57
    không nằm trong tay NSA hay Stasi
  • 5:57 - 6:01
    mà là của chuỗi siêu thị Mỹ, Walmart.
  • 6:01 - 6:03
    Tại sao? Vì khi họ cung cấp thẻ tích điểm
  • 6:03 - 6:07
    chúng ta phải ghi thông tin cá nhân,
    danh tính và địa chỉ nhà
  • 6:07 - 6:08
    ta kiếm được bao nhiêu tiền và tiêu vào
    việc gì
  • 6:08 - 6:10
    chúng ta ăn gì, có bao nhiêu con
  • 6:10 - 6:13
    đi nghỉ mát vào lúc nào, bao giờ bị ốm
  • 6:13 - 6:16
    Ta đưa những thông tin này với hi vọng
    trong vòng 6 tháng hay 1 năm
  • 6:16 - 6:19
    nếu tiêu nhiều tiền thì sẽ được tặng
    một chiếc hộp tupperware
  • 6:19 - 6:21
    (Tiếng cười)
  • 6:21 - 6:23
    Nó cũng không khác gì điều chúng ta làm
    trên các mạng lưới
  • 6:23 - 6:28
    vì Deustche Telekom là 1 công ty hợp pháp
    của châu Âu
  • 6:28 - 6:33
    cần phải tuân thủ Luật Bảo mật Thông tin,
    cũng như công ty Telefonica.
  • 6:33 - 6:36
    Hãng Telefonica, ở đây, cần phải tuân theo
    các luật về bảo mật thông tin
  • 6:36 - 6:39
    nhưng mà các công ty nầy thì không như
  • 6:39 - 6:42
    những công ty sản xuất điện thoại hay
    hệ điều hành
  • 6:42 - 6:44
    họ cung cấp cho chúng ta dịch vụ
    "miễn phí"
  • 6:45 - 6:48
    Họ cung cấp các app, chúng ta tải về và
    họ yêu cầu chúng ta cho phép
  • 6:48 - 6:50
    với những thứ kỳ lạ và nghĩ rằng:
  • 6:50 - 6:53
    "Chắc họ cần thông tin vào việc nào đó"
  • 6:53 - 6:56
    Họ lấy thông tin để bán.
  • 6:56 - 6:59
    Angry Birds cần truy cập vào GPS của bạn
    để làm gì?
  • 6:59 - 7:02
    Để họ kiếm tiền!
  • 7:02 - 7:06
    Với những người theo dõi, không quan trọng
    việc chúng ta là ai
  • 7:06 - 7:07
    hay liệu ta có phải nhân vật có tiếng nào không
  • 7:07 - 7:09
    vì đó chỉ là thuật toán, chứ không phải
    con người
  • 7:09 - 7:11
    và hồ sơ của chúng ta đều là tự động
  • 7:11 - 7:13
    nó được tạo ra dù không ai đọc.
  • 7:13 - 7:16
    Và một khi có người đọc được thì
    số phận của bạn sẽ thay đổi
  • 7:16 - 7:20
    hồ sơ, lý lịch của bạn sẽ trở thành
    lịch sử.
  • 7:20 - 7:23
    Bạn có thể bị giữ lại ở sân bay
  • 7:23 - 7:27
    của một trong 75 nước coi đồng tính
    là phạm pháp.
  • 7:27 - 7:30
    Hoặc bạn có thể ở một nước nơi mà
    việc chụp ảnh một cửa hàng sản xuất thuốc
  • 7:30 - 7:34
    từ bên kia đường
    bị coi là hành động khủng bố.
  • 7:34 - 7:35
    Điều này có xảy ra ở Mỹ đấy.
  • 7:35 - 7:39
    Hay bạn có thể bị kẹt lại Syria, nơi
    người ta ném đá vào người khác trên đường
  • 7:39 - 7:42
    đặc biệt là vào những nhà hoạt động xã hội
    và nhà báo.
  • 7:42 - 7:45
    Bạn cũng có thể kẹt ở Mexico City, nơi mà
    tổ chức tội phạm Los Zetas
  • 7:45 - 7:49
    có quyền truy cập các thông tin viễn thông
  • 7:49 - 7:53
    để xem ai gọi cảnh sát và
    sẽ đi chặt đầu họ.
  • 7:53 - 7:57
    Cả nghìn trường hợp đặt ta ở sai địa điểm
    và sai thời điểm.
  • 7:57 - 7:59
    Và nhiều khi bạn chẳng cần phải chuyển đi
    nơi khác.
  • 7:59 - 8:01
    Ở Hà Lan, người ta từng thực hiện 1 bản
    điều tra dân số
  • 8:01 - 8:04
    có bao gồm tôn giáo, với mục đích tốt.
  • 8:04 - 8:08
    Họ muốn biết có bao nhiêu người theo đạo
    Tin lành, đạo Thiên chúa và người Do thái
  • 8:08 - 8:11
    để biết được họ nên chi bao nhiêu tiền
    cho mỗi cộng đồng,
  • 8:11 - 8:13
    cho mỗi nhà thờ và giáo đường Do thái.
  • 8:13 - 8:17
    Vậy thì chuyện gì xảy ra? Khi quân
    Phát xít tới và có những thông tin này
  • 8:17 - 8:21
    chỉ có 10% số dân Do thái ở Hà Lan sống sót sau Đệ nhị thế chiến.
  • 8:21 - 8:26
    Nếu không có dữ liệu này,
    số phận những người đó có thể đã khác đi.
  • 8:27 - 8:31
    Điều tôi muốn nói là mối nguy cơ
    của chúng ta không phải là NSA,
  • 8:31 - 8:33
    cũng không phải những chính phủ mục nát,
  • 8:33 - 8:37
    hay những công ty tham lam muốn bán
    thông tin của chúng ta.
  • 8:37 - 8:39
    Cũng chẳng phải những kẻ xấu.
  • 8:39 - 8:41
    Điều này không liên quan gì tới
    mục đích của họ
  • 8:41 - 8:43
    hay những mục đích xấu xa.
  • 8:43 - 8:47
    Vấn đề chính là việc tồn tại
    những thông tin đó
  • 8:47 - 8:51
    khiến chúng ta dễ bị tổn thương
    theo những cách không thể dự đoán từ bây giờ.
  • 8:52 - 8:54
    Chúng ta cần phải tự kéo rèm cửa nhà mình,
  • 8:54 - 8:57
    chứ không thể đợi người khác lắp rèm
    ở phía ngoài được.
  • 8:57 - 8:59
    Chúng ta phải tự kéo rèm cửa ngay.
  • 8:59 - 9:02
    Cần phải bắt đầu sử dụng mật mã cho
    điện thoại của chúng ta,
  • 9:02 - 9:04
    cho các phương tiện liên lạc và
    cho máy tính.
  • 9:04 - 9:06
    Hãy bắt đầu nghĩ kỹ
  • 9:06 - 9:08
    mỗi khi người ta đưa cho cá bạn
    một tấm thẻ tích điểm
  • 9:08 - 9:09
    và nói: "Mmm..."
  • 9:09 - 9:12
    Điều này không phải chỉ riêng cho chúng ta,
    bởi vì..
  • 9:12 - 9:15
    việc theo dõi này là một trong những
    căn bệnh tồi tệ nhất
  • 9:15 - 9:17
    của một chế độ dân chủ.
  • 9:17 - 9:19
    Vậy nên, tôi khuyên các bạn khi về nhà
  • 9:19 - 9:22
    hãy bắt đầu sử dụng Tor (phần mềm bảo vệ
    sự nặc danh trên mạng)
  • 9:22 - 9:24
    và nếu có ai đó muốn xem các bạn chúng ta
    đang làm gì
  • 9:24 - 9:26
    họ sẽ cần phải có lệnh khám xét.
  • 9:26 - 9:27
    Xin cảm ơn.
  • 9:27 - 9:28
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Tại sao tôi bị theo giỏi, khi tôi không là ai cả? | Marta Peirano | TEDxMadrid
Description:

Chúng ta biết rằng chúng ta đang bị theo dõi, thông qua điện thoại, máy tính và các máy quay. Nhưng chúng ta chẳng làm điều gì sai trái nên sẽ cảm thấy an toàn. Trong cuộc nói chuyện này, Marta Peirano cảnh báo về sự cấp thiết phải lo lắng và bảo vệ sự ẩn danh của chúng ta trên các mạng lưới.

more » « less
Video Language:
Spanish
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
09:33

Vietnamese subtitles

Revisions