Return to Video

Vấn đề đạo đức nan giải của xe tự lái- Patrick Lin

  • 0:07 - 0:09
    Đây là một thử nghiệm về nhận thức.
  • 0:09 - 0:12
    Giả sử tại một thời điểm nào đó không xa,
  • 0:12 - 0:16
    bạn đang đi trên đường cao tốc
    trong chiếc xe tự lái của bạn,
  • 0:16 - 0:20
    và bạn bị vây quanh bởi các xe khác.
  • 0:20 - 0:24
    Bỗng nhiên, một vật to và nặng rơi xuống
    từ chiếc xe tải ngay trước mặt bạn.
  • 0:24 - 0:27
    Bạn không thể dừng lại lập tức
    để tránh bị va chạm,
  • 0:27 - 0:29
    nên bạn cần ra quyết định lập tức:
  • 0:29 - 0:32
    đi thẳng và đụng vào vật đó,
  • 0:32 - 0:34
    quẹo trái trúng chiếc SUV,
  • 0:34 - 0:37
    hay quẹo phải trúng chiếc xe máy.
  • 0:37 - 0:40
    Chiếc xe sẽ ưu tiên sự an toàn của bạn
    bằng cách tông vào xe máy,
  • 0:40 - 0:43
    giảm nguy hiểm cho người khác
    bằng cách đi thẳng,
  • 0:43 - 0:47
    mặc dù đó nghĩa là tông vào vật lớn
    và hi sinh mạng sống của bạn,
  • 0:47 - 0:50
    hay lựa chọn tông vào chiếc SUV,
  • 0:50 - 0:53
    khi mà khả năng an toàn
    cho hành khách trên xe khá cao?
  • 0:53 - 0:56
    Vậy xe tự lái sẽ làm gì?
  • 0:56 - 1:00
    Nếu chúng ta chạy xe ở chế độ người lái,
  • 1:00 - 1:03
    cách phản ứng nào của chúng ta
    đều được xem là,
  • 1:03 - 1:04
    một phản ứng đơn thuần,
  • 1:04 - 1:07
    không phải một quyết định
    có tính suy xét.
  • 1:07 - 1:11
    Nó sẽ là phản ứng tự nhiên
    mà không có sự suy nghĩ hay ý đồ xấu.
  • 1:11 - 1:15
    Nhưng nếu một người lập trình ra lệnh
    cho chiếc xe phản ứng tương tự,
  • 1:15 - 1:17
    trong một tình huống có thể xảy ra
    ở tương lai,
  • 1:17 - 1:22
    có thể bị coi là giết người có chủ đích.
  • 1:22 - 1:23
    Để công bằng,
  • 1:23 - 1:27
    xe tự lái được cho là sẽ
    giảm thiểu tai nạn giao thông đáng kể
  • 1:27 - 1:28
    và tỉ lệ thương vong
  • 1:28 - 1:31
    bằng việc loại bỏ sự sai sót của con người
    trong phương trình lái xe.
  • 1:31 - 1:34
    Và, còn có những lợi ích khác:
  • 1:34 - 1:35
    giảm tắc đường,
  • 1:35 - 1:37
    giảm khí thải độc hại,
  • 1:37 - 1:41
    và rút ngắn thời gian lái xe
    vô bổ và căng thẳng.
  • 1:41 - 1:44
    Nhưng tai nạn vẫn và sẽ tiếp tục xảy ra,
  • 1:44 - 1:45
    và khi đó,
  • 1:45 - 1:49
    hậu quả của nó có thể đã được xác định
    vài tháng hay vài năm trước đó
  • 1:49 - 1:52
    bởi người lập trình viên hay
    nhà hoạch định chính sách
  • 1:52 - 1:54
    Và họ sẽ phải đưa ra những
    quyết định khó khăn.
  • 1:54 - 1:57
    Chúng ta thường hướng tới những
    nguyên tắc ra quyết định
  • 1:57 - 1:59
    như giảm thiểu thiệt hại,
  • 1:59 - 2:02
    nhưng những nguyên tắc này
    cũng gặp phải các vấn đề đạo đức.
  • 2:02 - 2:04
    Ví dụ như,
  • 2:04 - 2:06
    trong hoàn cảnh tương tự,
  • 2:06 - 2:09
    nhưng giờ người đi xe máy phía bên trái
    có đội nón bảo hiểm
  • 2:09 - 2:11
    và một người khác không đội nón
    bên phải bạn.
  • 2:11 - 2:14
    Xe tự lái của bạn sẽ chọn tông vào ai?
  • 2:14 - 2:18
    Nếu bạn nói người đó là người có
    nón bảo hiểm vì khả năng sống sót cao hơn,
  • 2:18 - 2:22
    vậy nghĩa là bạn đang trừng phạt
    một người lái xe có trách nhiệm?
  • 2:22 - 2:24
    Nói cách khác, bạn sẽ cứu
    người không có nón
  • 2:24 - 2:26
    bời vì anh ta hành động vô trách nhiệm,
  • 2:26 - 2:31
    khi đó bạn đã đi quá xa khỏi ranh giới
    nguyên tắc giảm thiểu thiệt hại,
  • 2:31 - 2:35
    và chiếc xe giờ đối mặt với
    công lý trên đường.
  • 2:35 - 2:38
    Vần đề đạo đức càng trở nên phức tạp hơn.
  • 2:38 - 2:40
    Trong cả hai tình huống trên,
  • 2:40 - 2:44
    thiết kế mấu chốt đang hoạt động
    như một hàm số.
  • 2:44 - 2:45
    Nói cách khác,
  • 2:45 - 2:48
    nó lựa chọn và lọc ra có hệ thống
  • 2:48 - 2:51
    những vật mà xe tự lái có thể va chạm.
  • 2:51 - 2:54
    Và người điều khiển phương tiện mục tiêu
  • 2:54 - 2:57
    sẽ phải chịu những hậu quả từ hàm số này
  • 2:57 - 2:59
    mặc dù họ không có lỗi.
  • 2:59 - 3:03
    Công nghệ mới của chúng ta đang mở ra
    nhiều tình huống nan giải khác.
  • 3:03 - 3:05
    Ví dụ, nếu bạn phải lựa chọn giữa việc
  • 3:05 - 3:10
    một chiếc xe luôn cố gắng cứu càng nhiều
    mạng người càng tốt khi tai nạn xảy ra,
  • 3:10 - 3:13
    và chiếc xe chỉ cứu sống bạn bằng mọi giá,
  • 3:13 - 3:14
    bạn sẽ mua chiếc nào?
  • 3:14 - 3:18
    Điều gì sẽ xảy ra nếu những chiếc xe
    tự phân tích và bao hàm
  • 3:18 - 3:21
    các hành khách trên xe
    và mạng sống của từng người?
  • 3:21 - 3:23
    Như vậy, liệu một quyết định ngẫu nhiên
  • 3:23 - 3:28
    sẽ tốt hơn là quyết định có suy tính trước
    để giảm thiểu thiệt hại?
  • 3:28 - 3:31
    Và ai sẽ là người ra những quyết định này?
  • 3:31 - 3:32
    Lập trình viên?
  • 3:32 - 3:33
    Công ty?
  • 3:33 - 3:34
    Chính phủ?
  • 3:34 - 3:38
    Thực tế có thể sẽ không giống
    thử nghiệm của chúng ta,
  • 3:38 - 3:39
    nhưng đó không phải là điểm chính.
  • 3:39 - 3:44
    Các thử nghiệm nhằm cô lập và thử thách
    trực giác của chúng ta về đạo đức,
  • 3:44 - 3:47
    giống như thí nghiệm khoa học đã làm
    trong thế giới vật chất.
  • 3:47 - 3:50
    Nhận ra các phương diện về mặt đạo đức
  • 3:50 - 3:54
    sẽ giúp chúng ta tinh chỉnh
    đạo đức công nghệ trên con đường mới mẻ,
  • 3:54 - 3:57
    và cho phép ta tự tin
    và sáng suốt trong hành trình
  • 3:57 - 4:00
    vào một tương lai tươi sáng.
Title:
Vấn đề đạo đức nan giải của xe tự lái- Patrick Lin
Speaker:
Patrick Lin
Description:

Ngày nay, xe tự lái đã và đang được sử dụng trên đường phố. Mặc dù những chiếc xe này sẽ tuyệt đối an toàn và thân thiện với môi trường so với xe có người lái, chúng không thể hoàn toàn tránh khỏi các tai nạn. Xe hơi cần phải được lập trình như thế nào nếu nó gặp phải một tai nạn không thể tránh khỏi? Patrick Lin giúp định hướng những vấn đề đạo đức còn mơ hồ của xe tự lái.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:16

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions