Return to Video

Bạn đang chuyển động với vận tốc nào ? - Tucker Hiatt

  • 0:09 - 0:12
    Bạn đang chuyển động
    với vận tốc nào?
  • 0:12 - 0:14
    Có vẻ là một câu hỏi dễ.
  • 0:14 - 0:15
    Câu trả lời thứ nhất có thể là
  • 0:15 - 0:17
    "Tôi đang đứng yên."
  • 0:17 - 0:18
    Nhưng nghĩ xa hơn,
  • 0:18 - 0:21
    bạn nhận ra chuyển động của Trái đất
    cũng có thể được tính.
  • 0:21 - 0:23
    Vậy câu trả lời thứ hai có thể là:
  • 0:23 - 0:26
    "30,6 km/s quanh Mặt trời."
  • 0:26 - 0:28
    Nhưng rồi bạn nhớ rằng Mặt trời
  • 0:28 - 0:31
    chuyển động quanh
    trung tâm Dải Ngân hà,
  • 0:31 - 0:34
    và Dải Ngân hà chuyển động
    trong Tập hợp Ngân hà,
  • 0:34 - 0:37
    và Tập hợp Ngân hà chuyển động
    trong Cụm Xử Nữ,
  • 0:37 - 0:39
    và Cụm Xử Nữ chuyển động trong...
  • 0:39 - 0:41
    "Chuyển động với vận tốc nào?"
  • 0:41 - 0:42
    không phải là một câu hỏi dễ.
  • 0:42 - 0:45
    Trạm kiểm soát cho biết
    tốc độ di chuyển của phi hành gia
  • 0:45 - 0:48
    dựa trên một tiêu chuẩn giả định
    về điểm tĩnh.
  • 0:48 - 0:49
    Lúc xuất phát,
  • 0:49 - 0:52
    vận tốc được tính tương đối
    với bệ phóng.
  • 0:52 - 0:53
    Sau đó, khi bệ phóng
  • 0:53 - 0:55
    chỉ còn là một điểm bất kì
  • 0:55 - 0:57
    trên bề mặt Trái đất,
  • 0:57 - 0:59
    vận tốc được tính tương đối với
  • 0:59 - 1:03
    tâm điểm tĩnh lí tưởng
    của Trái đất.
  • 1:03 - 1:04
    Trên đường tới Mặt trăng,
  • 1:04 - 1:06
    phi hành gia tàu Apollo
    gặp khó khăn
  • 1:06 - 1:08
    để trả lời câu hỏi:
  • 1:08 - 1:10
    "Bạn đang chuyển động
    với vận tốc nào?"
  • 1:10 - 1:12
    Vận tốc ở ngoài Trái đất
    là một chuyện,
  • 1:12 - 1:15
    vận tốc khi tiến tới Mặt trăng
    lại là chuyện khác.
  • 1:15 - 1:16
    Bởi vì Trái đất và Mặt trăng
  • 1:16 - 1:18
    chuyển động tương đối với nhau.
  • 1:18 - 1:19
    À, đương nhiên rồi!
  • 1:19 - 1:22
    Vận tốc là một đại lượng tương đối.
  • 1:22 - 1:25
    Khi Cơ trưởng Kirk hỏi Trung úy Sulu
  • 1:25 - 1:28
    phi thuyền Enterprise đã đạt vận tốc
    370 tỉ km/h chưa?
  • 1:28 - 1:29
    Sulu nên đáp là,
  • 1:29 - 1:31
    "Tương đối với gì, Cơ trưởng?"
  • 1:31 - 1:33
    Câu trả lời như vậy
  • 1:33 - 1:35
    có thể khiến sĩ quan Starfleet
    gặp rắc rối,
  • 1:35 - 1:37
    nhưng lại là câu trả lời duy nhất
  • 1:37 - 1:39
    cho câu hỏi: "Chuyển động
    với vận tốc nào?"
  • 1:39 - 1:41
    Đây là khái niệm
    tương đối cơ bản.
  • 1:41 - 1:44
    Không phải Thuyết tương đối
    cao siêu của Einstein,
  • 1:44 - 1:46
    mà là thuyết tương đối cũ
    (và vẫn đúng)
  • 1:46 - 1:48
    của Galileo.
  • 1:48 - 1:50
    Galileo dường như
    là người đầu tiên
  • 1:50 - 1:52
    nhận ra
    không có thứ gọi là
  • 1:52 - 1:54
    vận tốc tuyệt đối.
  • 1:54 - 1:56
    Vận tốc mang tính tương đối.
  • 1:56 - 1:58
    Điều đó nghĩa là
    vận tốc chỉ có ý nghĩa
  • 1:58 - 2:01
    khi được gắn với
    một hệ quy chiếu.
  • 2:01 - 2:05
    Giả định hệ quy chiếu đó
    ở trạng thái tĩnh.
  • 2:05 - 2:07
    Nhưng rồi ta lại phải hỏ:i
  • 2:07 - 2:09
    "Tĩnh so với gì?"
  • 2:09 - 2:11
    Bởi vì kể cả trạng thái tĩnh
  • 2:11 - 2:14
    cũng không có
    khái niệm rõ ràng.
  • 2:14 - 2:17
    Vận tốc có tính tương đối,
    trạng thái tĩnh cũng vậy.
  • 2:17 - 2:21
    Vận tốc Trái đất là 30,6 km/s
    khi Mặt trời là mốc quy chiếu.
  • 2:21 - 2:24
    Vận tốc tàu Enterprise
    là 370 tỉ km/h
  • 2:24 - 2:26
    khi lấy trung tâm Ngân hà
    làm mốc quy chiếu.
  • 2:26 - 2:30
    Vận tốc của bạn là 0
    khi lấy ghế ngồi làm mốc.
  • 2:30 - 2:32
    Nhưng tùy vào nơi bạn ngồi,
  • 2:32 - 2:36
    nó có thể là hàng trăm km/h
    khi lấy tâm Trái đất làm mốc.
  • 2:36 - 2:37
    Khi ta nhăn mày và hỏi:
  • 2:37 - 2:40
    "Vậy Trái đất chuyển động
    với vận tốc nào?"
  • 2:40 - 2:42
    tưởng tượng Trái đất
    là 1 tàu vũ trụ
  • 2:42 - 2:44
    rẽ sóng trên đại dương không gian
  • 2:44 - 2:45
    trong lúc quay quanh Mặt trời.
  • 2:45 - 2:47
    Không gian không là đại dương.
  • 2:47 - 2:49
    Nó không có các chất như nước.
  • 2:49 - 2:51
    Không gian không là một vật:
  • 2:51 - 2:54
    không gian không là gì cả.
  • 2:54 - 2:55
    Không gian không có gì cả.
  • 2:55 - 2:58
    Bạn có thể di chuyển
    giữa 2 điểm trong không gian,
  • 2:58 - 2:59
    như Trái đất và Sao Hỏa,
  • 2:59 - 3:01
    nhưng không thể
    đi xuyên qua không gian.
  • 3:01 - 3:03
    Chẳng có gì
    để đi qua cả.
  • 3:03 - 3:06
    Việc đó giống như thử nói
    lỗ trống nặng bao nhiêu.
  • 3:06 - 3:08
    Lỗ trống nặng bằng 0
  • 3:08 - 3:10
    bởi vì nó không là gì cả.
  • 3:10 - 3:13
    Trống không,
    và không gian cũng vậy.
  • 3:13 - 3:16
    Chuyển động tương đối so với
    không vật gì cả là vô nghĩa.
  • 3:16 - 3:18
    Khái niệm vận tốc và trạng thái tĩnh
  • 3:18 - 3:20
    chỉ có nghĩa tương đối.
  • 3:20 - 3:22
    Chúng không có nghĩa tuyệt đối.
  • 3:22 - 3:24
    Chúng chỉ có nghĩa
  • 3:24 - 3:25
    khi được gắn với
    một mốc quy chiếu
  • 3:25 - 3:28
    bất kì
    đã được chọn.
  • 3:28 - 3:31
    Nếu một ngày nào đó
    trong tàu vũ trụ ,
  • 3:31 - 3:33
    bạn nhìn thấy qua cửa sổ,
    ví dụ
  • 3:33 - 3:36
    một trạm không gian bay qua
    với vận tốc bất biến,
  • 3:36 - 3:39
    không có cách nào biết được
    cái gì đang chuyển động.
  • 3:39 - 3:40
    Cả hai đều không chuyển động
  • 3:40 - 3:43
    vì vận tốc bất biến không có thực.
  • 3:43 - 3:45
    Vận tốc bất biến là một đường thẳng
  • 3:45 - 3:47
    chỉ có ý nghĩa tương đối,
  • 3:47 - 3:49
    một dạng hiện thực tương đối.
  • 3:49 - 3:52
    Nghĩa là mọi chuyển động
    đều có tính tương đối?
  • 3:52 - 3:55
    Không! Một vài chuyển động
    chỉ có tính tương đối,
  • 3:55 - 3:57
    một vài chuyển động
    có tính tuyệt đối,
  • 3:57 - 3:59
    và hoàn toàn thật.
  • 3:59 - 4:02
    Ví dụ, vận tốc bất biến
    là tương đối,
  • 4:02 - 4:05
    nhưng thay đổi
    trong vận tốc là tuyệt đối.
  • 4:05 - 4:07
    Cái gì có tính tuyệt đối
    trong khoa học
  • 4:07 - 4:10
    nghĩa là không dùng
    các tiêu chuẩn bất kì
  • 4:10 - 4:11
    trong quá trình đo lường.
  • 4:11 - 4:13
    Có thể đo được
    một cách rõ ràng.
  • 4:13 - 4:15
    Khi tàu vũ trụ của bạn
    bắt đầu chạy,
  • 4:15 - 4:18
    sự thay đổi vận tốc
    là rõ ràng.
  • 4:18 - 4:20
    Bạn cảm thấy điều đó,
  • 4:20 - 4:22
    và cảm biến trên tàu
    có thể đo được.
  • 4:22 - 4:24
    Ngoài cửa sổ,
    trạm không gian lướt qua
  • 4:24 - 4:26
    dường như thay đổi vận tốc,
  • 4:26 - 4:29
    nhưng những người trong trạm
    không cảm thấy như vậy.
  • 4:29 - 4:31
    Và không cảm biến nào
    đo được.
  • 4:31 - 4:33
    Bạn thực sự
    đang thay đổi vận tốc,
  • 4:33 - 4:35
    còn họ thì không.
  • 4:35 - 4:36
    Có sự tuyệt đối
  • 4:36 - 4:39
    trong sự thay đổi vận tốc,
  • 4:39 - 4:41
    Sự xoay tròn cũng vậy.
  • 4:41 - 4:42
    Nếu tàu vũ trụ đang quay,
  • 4:42 - 4:45
    bạn có thể cảm thấy,
    có thể đo được bằng cảm biến.
  • 4:45 - 4:46
    Trạm không gian bên ngoài
  • 4:46 - 4:48
    như đang xoay quanh bạn,
  • 4:48 - 4:49
    nhưng chỉ bạn
    cảm thấy buồn nôn,
  • 4:49 - 4:51
    chứ không phải người
    trong trạm vũ trụ.
  • 4:51 - 4:53
    Chính bạn mới
    đang quay tròn,
  • 4:53 - 4:55
    còn họ thì không.
  • 4:55 - 4:57
    Chuyển động xoay tròn
    mang tính tuyệt đối.
  • 4:57 - 5:00
    Vậy một vài chuyển động là tương đối,
    một vài thì không.
  • 5:00 - 5:03
    Không có thực tế tuyệt đối
    với vận tốc bất biến,
  • 5:03 - 5:06
    nhưng sự thay đổi trong vận tốc
    là có thật,
  • 5:06 - 5:07
    cũng như chuyển động xoay tròn.
  • 5:07 - 5:08
    Phải cẩn trọng
  • 5:08 - 5:10
    trong phân tích
  • 5:10 - 5:12
    để xác định cái gì là tuyệt đối.
  • 5:12 - 5:15
    Vì ta có thể bị đánh lừa
    bằng những nhận thức
  • 5:15 - 5:16
    đơn giản như vận tốc,
  • 5:16 - 5:19
    mỗi nhận thức
    đều cần được xem xét kĩ càng.
  • 5:19 - 5:21
    Đây là điều truyền cảm hứng
    cho Einstein
  • 5:21 - 5:22
    có cái nhìn sâu sắc
  • 5:22 - 5:24
    về vận tốc ánh sáng và
    du hành vượt thời gian.
  • 5:24 - 5:26
    Biết cách xác định
  • 5:26 - 5:28
    cái gì mang tính tuyệt đối
  • 5:28 - 5:30
    là công việc khó khăn
    nhưng quan trọng.
  • 5:30 - 5:33
    Nếu một viên cảnh sát yêu cầu bạn
    tấp vào lề vì vượt tốc độ
  • 5:33 - 5:36
    và hỏi: "Bạn biết bạn đang đi
    với vận tốc nào không?"
  • 5:36 - 5:39
    một câu trả lời sâu sắc,
    nhưng không khôn ngoan cho lắm
  • 5:39 - 5:42
    sẽ là: "Tương đối với cái gì?"
  • 5:42 - 5:44
    Và rồi, bạn sẽ
    ngồi sau xe cảnh sát
  • 5:44 - 5:46
    và được tháp tùng
    về phòng giam,
  • 5:46 - 5:48
    bạn có thể nói thêm:
  • 5:48 - 5:52
    "Nhưng có những thứ
    là tuyệt đối!"
Title:
Bạn đang chuyển động với vận tốc nào ? - Tucker Hiatt
Speaker:
Tucker Hiatt
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/how-fast-are-you-moving-right-now-tucker-hiatt

"Bạn đang chuyển động với tốc độ nào?" dường như là một câu hỏi dễ, nhưng thật ra khá phức tạp -- và có lẽ câu trả lời tốt nhất là bằng một câu hỏi khác: "So với cái gì?" Kể cả khi bạn nghĩ mình đang đứng yên, Trái đất vẫn đang chuyển động tương đối so với Mặt trời, trong khi Mặt trời đang chuyển động tương đối với Ngân hà.... điều mà, bạn hiểu ra rồi đấy. Tucker Hiatt làm sáng tỏ khái niệm chuyển động tuyệt đối và chuyển động tương đối.

Bài giảng bởi Tucker Hiatt, minh họa bởi Zedem Media.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
06:10

Vietnamese subtitles

Revisions