Return to Video

Hãy dọn sạch rác vũ trụ đang quay quanh Trái Đất

  • 0:01 - 0:02
    Cuộc sống chúng ta lệ thuộc
  • 0:02 - 0:04
    vào một thế giới chúng ta không thấy
  • 0:05 - 0:07
    Thử nghĩ về tuần vừa rồi của bạn xem.
  • 0:07 - 0:10
    Có phải bạn đã xem TV, sử dụng định vị,
  • 0:10 - 0:13
    kiểm tra thời tiết và thậm chí đã
    có một bữa ngon lành?
  • 0:14 - 0:16
    Những thứ này diễn ra
    trong cuộc sống hàng ngày
  • 0:16 - 0:19
    đều phụ thuộc vào các vệ tinh
  • 0:19 - 0:21
    một cách trực tiếp hay gián tiếp.
  • 0:21 - 0:23
    Trong khi chúng ta không để ý
  • 0:23 - 0:26
    các dịch vụ từ vệ tinh cung cấp,
  • 0:26 - 0:28
    thì thực sự các vệ tinh đó
    đáng để chúng ta quan tâm
  • 0:28 - 0:30
    khi chúng đang để lại dấu hiệu cuối cùng
  • 0:30 - 0:32
    trên không gian của chúng.
  • 0:33 - 0:36
    Con người trên khắp thế giới
    sống nhờ vào các vệ tinh mỗi ngày
  • 0:36 - 0:40
    với mục đích thông tin, giải trí
    và để giao tiếp.
  • 0:40 - 0:43
    Kể cả việc giám sát
    nông nghiệp và môi trường,
  • 0:43 - 0:46
    kết nối internet, định hướng.
  • 0:46 - 0:48
    Các vệ tinh thậm chí đóng vai trò
  • 0:48 - 0:52
    trong hoạt động của thị trường
    năng lượng và tài chính.
  • 0:52 - 0:54
    Nhưng những vệ tinh chúng ta phụ thuộc
  • 0:54 - 0:56
    hàng ngày
  • 0:56 - 0:57
    có tuổi thọ nhất định.
  • 0:57 - 0:59
    Chúng có thể cạn kiệt nhiên liệu,
  • 0:59 - 1:01
    chúng có thể gặp sự cố,
  • 1:01 - 1:05
    hoặc chúng chỉ cơ bản hoàn thành xong
    nhiệm vụ của đời mình.
  • 1:05 - 1:09
    Và lúc này, các vệ tinh
    thực sự trở thành rác thải vũ trụ,
  • 1:09 - 1:11
    làm hỗn loạn môi trường quỹ đạo.
  • 1:12 - 1:15
    Tưởng tượng bạn đang lái xe trên quốc lộ
    vào một ngày đẹp trời đầy nắng
  • 1:15 - 1:17
    để làm một công việc vặt.
  • 1:17 - 1:19
    Bạn bật nhạc lớn tiếng,
  • 1:19 - 1:20
    hạ thấp cửa sổ xuống,
  • 1:20 - 1:23
    với những làn gió mát lạnh
    thổi qua mái tóc.
  • 1:23 - 1:24
    Tuyệt vời, phải không ?
  • 1:25 - 1:27
    Mọi thứ đều suôn sẻ
  • 1:27 - 1:30
    cho đến khi xe của bạn bất ngờ
    "dở chứng" và dừng lại
  • 1:30 - 1:32
    ngay giữa đường quốc lộ.
  • 1:32 - 1:35
    Và bạn không có sự lựa chọn nào khác
    ngoài việc bỏ chiếc xe ở lại
  • 1:35 - 1:37
    trên đường quốc lộ.
  • 1:38 - 1:40
    Có lẽ bạn may mắn
  • 1:40 - 1:42
    có thể chuyển được chiếc xe vào lề
  • 1:42 - 1:45
    để tránh đường cho các xe khác.
  • 1:45 - 1:46
    Một vài giờ trước,
  • 1:46 - 1:50
    chiếc xe là một bộ máy hữu ích
    mà bạn phải sử dụng hàng ngày.
  • 1:51 - 1:54
    Giờ đây, nó chỉ là một đống sắt vụn
  • 1:54 - 1:57
    chiếm lĩnh không gian
    của mạng lưới giao thông
  • 1:58 - 2:02
    Và tưởng tượng các con đường quốc tế
    đều bị quá tải bởi các phương tiện hư hỏng
  • 2:02 - 2:05
    đang chắn đường của các phương tiện khác.
  • 2:05 - 2:08
    và tưởng tượng các mảnh vỡ
    đang vung vãi khắp nơi
  • 2:08 - 2:10
    Nếu một vụ va chạm xảy ra,
  • 2:10 - 2:13
    thì hàng ngàn mảnh vụn nhỏ hơn
  • 2:13 - 2:15
    sẽ trở thành trở ngại mới.
  • 2:16 - 2:19
    Đây là ví dụ điển hình
    của ngành công nghiệp vũ trụ.
  • 2:19 - 2:21
    Những vệ tinh không còn hoạt động
  • 2:21 - 2:25
    thường bị di rời khỏi quỹ đạo
    trong nhiều năm,
  • 2:25 - 2:29
    hoặc chỉ được di dời đi
    như là một giải pháp tạm thời.
  • 2:29 - 2:31
    Và không hề có bất kì
    luật quốc tế nào về vũ trụ
  • 2:31 - 2:34
    để buộc chúng ta phải dọn dẹp
  • 2:35 - 2:37
    Nên vệ tinh đầu tiên, Sputnik I,
  • 2:37 - 2:39
    được phóng vào năm 1957
  • 2:39 - 2:43
    và trong năm đó, chỉ có
    tổng cộng ba vụ phóng
  • 2:44 - 2:47
    các thập kỉ sau, hàng chục nước
    ở trên thế giới
  • 2:47 - 2:50
    đã phóng hơn hàng ngàn
    vệ tinh vào quỹ đạo
  • 2:50 - 2:54
    và xu hướng này
    sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai
  • 2:54 - 2:57
    đặc biệt nếu bạn nghĩ đến
    hậu quả của
  • 2:57 - 3:00
    việc phóng hơn 900 chòm sao vệ tinh
  • 3:02 - 3:04
    Ta gửi các vệ tinh
    vào quỹ đạo khác nhau
  • 3:04 - 3:06
    tùy vào mục đích của chúng
  • 3:06 - 3:08
    Nơi phổ biến nhất của vệ tinh
  • 3:08 - 3:10
    là quỹ đạo tầm thấp,
  • 3:10 - 3:12
    có thể chụp ảnh bề mặt trái đất
  • 3:12 - 3:14
    từ độ cao tới 2000km.
  • 3:15 - 3:18
    Các vệ tinh này ảnh hưởng
    bởi bầu khí quyển trái đất,
  • 3:18 - 3:20
    nên quỹ đạo của chúng dĩ nhiên bị hư hại
  • 3:20 - 3:22
    và cuối cùng là cháy rụi,
  • 3:22 - 3:24
    có lẽ trong vòng vài thập kỉ.
  • 3:24 - 3:27
    Một vị trí phổ biến khác của các vệ tinh
  • 3:27 - 3:28
    là quỹ đạo địa tĩnh
  • 3:28 - 3:31
    với độ cao khoảng 35.000 km
  • 3:31 - 3:35
    Các vệ tinh ở cùng vị trí cao hơn
    trái đất khi trái đất xoay,
  • 3:36 - 3:40
    để phục vụ các mục đích như giao tiếp hay
    phát sóng TV.
  • 3:40 - 3:45
    Các vệ tinh ở quỹ đạo cao như thế này
    có thể tồn tại hàng thế kỉ.
  • 3:46 - 3:49
    Và rồi có một quỹ đạo
    được gọi là "bãi tha ma"
  • 3:49 - 3:52
    với những vỡ vụn và các vệ tinh bị vứt bỏ
  • 3:52 - 3:55
    nơi các vệ tinh
    được chủ ý đưa tới
  • 3:55 - 3:56
    vào cuối đời của chúng
  • 3:56 - 4:00
    để chúng tránh khỏi con đường
    của các quỹ đạo khác
  • 4:01 - 4:05
    Trong số gần 7000 vệ tinh
    được phóng kể từ những năm 1950
  • 4:05 - 4:09
    chỉ có 1 phần 7
    hiện đang hoạt động,
  • 4:09 - 4:12
    và bên cạnh những vệ tinh
    không còn hoạt động,
  • 4:12 - 4:16
    là hàng trăm ngàn
    mảnh vụn kích cỡ viên đá
  • 4:16 - 4:18
    và hàng triệu mảnh vụn li ti
  • 4:18 - 4:20
    cũng đang xoay quanh trái đất
  • 4:21 - 4:24
    Các mảnh vụn là mối nguy lớn
    đến các chuyến bay không gian,
  • 4:24 - 4:28
    cũng như đối với các vệ tinh
    mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
  • 4:29 - 4:32
    Hiện nay, do các mảnh vụn và rác này
    đang ngày càng nguy hiểm,
  • 4:32 - 4:35
    nên các quốc gia và cộng đồng quốc tế
    đã và đang nỗ lực
  • 4:35 - 4:36
    đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật
  • 4:36 - 4:39
    giúp chúng ta hạn chế việc
    gia tăng thêm các mảnh vụn.
  • 4:39 - 4:42
    Vì vậy cũng đã có những đề xuất
  • 4:42 - 4:44
    đối với các vệ tinh bay ở quỹ đạo tầm thấp
  • 4:44 - 4:47
    sẽ bị bắn ra khỏi quỹ đạo
    trong vòng 25 năm,
  • 4:47 - 4:49
    nhưng thời gian như vậy vẫn là quá lâu,
  • 4:49 - 4:53
    đặc biệt đối với một vệ tinh
    đã không hoạt động trong nhiều năm.
  • 4:53 - 4:56
    Và cũng có cả quy định
    dành cho những vệ tinh chết ở địa tĩnh
  • 4:56 - 4:59
    phải được chuyển ra bãi tha ma.
  • 4:59 - 5:03
    Nhưng những luật này
    không được ban hành theo luật quốc tế,
  • 5:03 - 5:08
    và hiển nhiên là sẽ được thực hiện theo
    cơ chế quốc gia.
  • 5:08 - 5:10
    Những quy định này cũng không dài hạn,
  • 5:10 - 5:12
    không chủ động,
  • 5:12 - 5:15
    cũng như không giải quyết
    các mảnh vụn đã tồn tại ở đó.
  • 5:15 - 5:19
    Nó chỉ giúp hạn chế
    sự tạo ra các mảnh vụn trong tương lai
  • 5:20 - 5:23
    Rác thải vũ trụ không phải là vấn đề
    cá nhân.
  • 5:24 - 5:27
    Và đỉnh Everest thực sự là ví dụ
    so sánh thú vị
  • 5:27 - 5:30
    hướng tiếp cận mới cách
    chúng ta tương tác với môi trường,
  • 5:30 - 5:32
    vì nó được trao danh hiệu
  • 5:32 - 5:35
    là bãi rác cao nhất thế giới.
  • 5:36 - 5:39
    Hàng thập kỷ sau các cuộc chinh phục
    nóc nhà của thế giới,
  • 5:39 - 5:42
    việc hàng tấn rác bị
    những nhà leo núi bỏ lại
  • 5:42 - 5:44
    đã dấy lên quan ngại,
  • 5:44 - 5:46
    và có thể bạn cũng đã nghe tin
    có khả năng
  • 5:46 - 5:48
    Nepal sẽ hạn chế số người leo núi
  • 5:48 - 5:52
    bằng việc tăng cường các
    hình phạt và quy định nghiêm ngặt hơn.
  • 5:53 - 5:55
    Dĩ nhiên, mục tiêu
    là để khiến các nhà leo núi
  • 5:55 - 5:57
    phải dọn dẹp sạch sẽ khi ra đi,
  • 5:57 - 6:02
    Có thể các tổ chức PLN bản địa sẽ trả tiền
    cho những nhà leo núi làm giảm lượng rác.
  • 6:02 - 6:06
    hoặc các đoàn thám hiểm nên tổ chức
    các chuyến đi dọn rác tình nguyện.
  • 6:06 - 6:08
    Nhưng vẫn có nhiều người leo núi cám thấy
  • 6:08 - 6:12
    các nhóm độc lập
    nên có ý thức tự quản.
  • 6:12 - 6:15
    Không hề có câu trả lời đơn giản
  • 6:15 - 6:18
    và thậm chí các nỗ lực thiện chí
    trong việc bảo tồn môi trường
  • 6:18 - 6:20
    thường giải quyết được các vấn đề.
  • 6:20 - 6:23
    Nhưng điều đó không có nghĩa
    chúng ta không nên cố gắng hết mình
  • 6:23 - 6:27
    để bảo vệ môi trường
    mà chúng ta phụ thuộc vào
  • 6:27 - 6:31
    và giống như Everest, một nơi xa xôi
    và thiếu thốn cơ sở hạ tầng
  • 6:31 - 6:33
    môi trường không gian
  • 6:33 - 6:35
    khiến việc xử lý rác trở thành một thách thức.
  • 6:36 - 6:38
    Nhưng cơ bản là ta không thể
    đạt được những độ cao mới
  • 6:38 - 6:42
    và tạo ra bãi rác thậm chí lớn hơn,
  • 6:42 - 6:44
    thứ mà không thuộc về thế giới này.
  • 6:45 - 6:46
    Thực tế của không gian
  • 6:47 - 6:49
    là nếu một bộ phận
    của vệ tinh bị hư hại,
  • 6:49 - 6:52
    thì cơ hội sửa chữa được
    là rất thấp,
  • 6:52 - 6:54
    và tất nhiên giá thành là rất cao.
  • 6:55 - 6:58
    Nhưng chuyện gì xảy ra nếu chúng ta
    thiết kế vệ tinh thông minh hơn
  • 6:58 - 7:00
    Giá như như tất cả vệ tinh,
  • 7:00 - 7:02
    không phân biệt quốc gia
    mà nó được tạo ra
  • 7:02 - 7:04
    đều tuân theo tiêu chuẩn
  • 7:04 - 7:06
    về tái chế, phục vụ
  • 7:06 - 7:08
    hay việc bắn ra khỏi quỹ đạo?
  • 7:09 - 7:12
    Giá như thật sự có những
    luật lệ quốc tế đủ mạnh
  • 7:12 - 7:15
    để bắt buộc tống khứ
    những vệ tinh hết sử dụng
  • 7:15 - 7:17
    thay vì di chuyển nó sang quỹ đạo khác
  • 7:17 - 7:19
    như là một giải pháp tạm thời?
  • 7:20 - 7:22
    Hay có thể các nhà sản xuất vệ tinh
    sẽ bị tính một khoản phí
  • 7:23 - 7:25
    thậm chí trước khi phóng vệ tinh
  • 7:25 - 7:27
    và khoản tiền đó sẽ chỉ được trả lại
  • 7:27 - 7:30
    nếu vệ tinh được tiêu hủy đúng cách
  • 7:30 - 7:33
    hoặc nếu họ dọn dẹp
    một phần các mảnh vụn
  • 7:33 - 7:36
    Hoặc là vệ tinh
    cần có công nghệ trên khoang
  • 7:36 - 7:38
    để đẩy nhanh quá trình tiêu hủy.
  • 7:39 - 7:41
    Có một vài động thái đáng khen ngợi
  • 7:41 - 7:46
    Ví dụ như vệ tinh của Anh, Techdemosat -1,
    phóng vào năm 2014,
  • 7:46 - 7:48
    được thiết kế tiêu hủy vào cuối vòng đời
  • 7:48 - 7:50
    thông qua một cái buồm kéo nhỏ.
  • 7:50 - 7:52
    Nó có thể được sử dụng với
    những vệ tinh nhỏ
  • 7:52 - 7:56
    nhưng đối với những vệ tinh ở trên các
    quỹ đạo cao hơn nữa
  • 7:56 - 7:59
    hay với kích cỡ lớn như
    những chiếc xe buýt,
  • 7:59 - 8:01
    phải cần có một phương pháp khác.
  • 8:01 - 8:04
    Do đó, chúng ta có thể sử dụng những thứ
    như laser cường độ cao
  • 8:04 - 8:06
    hoặc sử dụng lưới và dây cước để kéo,
  • 8:06 - 8:08
    nghe có vẻ điên rồ trong ngắn hạn.
  • 8:09 - 8:11
    Và sau đó nhiều khả năng là
  • 8:11 - 8:14
    sẽ có ý tưởng về xe cứu hộ quỹ đạo
    hay kĩ sư vũ trụ.
  • 8:15 - 8:16
    Hãy tưởng tượng
    nếu cánh tay robot
  • 8:16 - 8:18
    trên một chiếc xe cứu hộ không gian
  • 8:18 - 8:21
    có thể sữa các thành phần bị hư
    trên vệ tinh,
  • 8:21 - 8:23
    khiến chúng có thể được tái sử dụng.
  • 8:23 - 8:25
    Hoặc giả sử có cánh tay robot
  • 8:25 - 8:28
    có thể tiếp nhiên liệu cho động cơ đẩy
    trên tàu
  • 8:28 - 8:30
    hoạt động theo nguyên lý đẩy hóa học
  • 8:30 - 8:33
    giống như bạn và tôi đổ xăng
    cho chiếc xe của mình?
  • 8:34 - 8:35
    Sử dụng robot sữa chữa và bảo trì
  • 8:35 - 8:39
    có thể kéo dài tuổi thọ của hàng trăm
    vệ tinh xoay quanh trái đất.
  • 8:40 - 8:43
    Bất cứ lựa chọn dọn dẹp hoặc xử lí thải
    mà chúng ta tìm ra,
  • 8:43 - 8:46
    đó không chỉ là vấn đề về kĩ thuật.
  • 8:46 - 8:51
    Mà còn cả luật lệ và chính trị vũ trụ
    mà chúng ta cần phải giải quyết.
  • 8:51 - 8:55
    Đơn giản như, chúng ta vẫn chưa có cách
    khai thác không gian bền vững.
  • 8:57 - 9:00
    Khám phá, đổi mới
    để thay đổi cách chúng ta sống và làm việc
  • 9:00 - 9:02
    là thứ mà con người phải làm
  • 9:02 - 9:03
    và trong việc khám phá vũ trụ
  • 9:03 - 9:06
    chúng ta đang thật sự vượt
    qua ranh giới của trái đất.
  • 9:06 - 9:10
    Nhưng khi chúng ta tiến xa hơn
    trong việc nghiên cứu và cải tiến,
  • 9:10 - 9:16
    chúng ta phải nhớ rằng không bao giờ
    được chối bỏ trách nhiệm với môi trường
  • 9:17 - 9:21
    Quỹ đạo thấp và đĩa tĩnh
    sẽ chắc chắn bị quá tải,
  • 9:21 - 9:23
    và chúng ta không thể
    phóng các vệ tinh mới
  • 9:23 - 9:25
    để thay thế những cái cũ đã hư hại
  • 9:25 - 9:27
    mà không giải quyết nó trước.
  • 9:27 - 9:30
    giống như việc chúng ta không thể
    bỏ chiếc xe hỏng
  • 9:30 - 9:31
    giữa đường cao tốc.
  • 9:32 - 9:33
    Lần sau khi bạn dùng điện thoại,
  • 9:33 - 9:36
    để kiểm tra thời tiết hoặc sử dụng GPS,
  • 9:36 - 9:40
    hãy nghĩ về công nghệ vệ tinh
    khiến cho chúng hoạt động.
  • 9:40 - 9:42
    Nhưng cũng hãy nghĩ về ảnh hưởng
  • 9:42 - 9:45
    của vệ tinh lên môi trường
    xung quanh trái đất,
  • 9:45 - 9:50
    và hãy giúp tuyên truyền thông điệp này
    để chúng ta có thể chung tay giảm hậu quả.
  • 9:50 - 9:53
    Quỹ đạo trái đất cực kì xinh đẹp
  • 9:53 - 9:55
    và là cánh cổng để chúng ta khám phá.
  • 9:55 - 9:58
    Điều đó phụ thuộc vào ta
    nếu ta muốn nó như vậy.
  • 9:59 - 10:00
    Cảm ơn.
  • 10:00 - 10:02
    (Vỗ tay)
Title:
Hãy dọn sạch rác vũ trụ đang quay quanh Trái Đất
Speaker:
Natalie Panek
Description:

Cuộc sống chúng ta phụ thuộc vào thế giới chúng ta không thể thấy: cơ sở hạ tầng vệ tinh mà chúng ta sử dụng hàng ngày vì mục đích thông tin, giải trí, giao tiếp ..v..v. Những các quỹ đạo không phải là tài nguyên vô hạn, và vấn đề về các mảnh vụn không trung sẽ ngày càng tồi tệ nếu như chúng ta không thay đổi hành vi của mình. Natalie Panek đã kêu gọi chúng ta cân nhắc về ảnh hưởng của môi trường của các vệ tinh chúng ta phụ thuộc vào. Theo như cô ấy, môi trường quỹ đạo của chúng ta rất xinh đẹp và là cánh cổng để khám phá vũ trụ. Điều đó phụ thuộc vào chúng ta nếu chúng ta muốn nó như vậy.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:15

Vietnamese subtitles

Revisions