Return to Video

Animations of unseeable biology

  • 0:00 - 0:02
    Thứ tôi sắp sửa cho các bạn xem
  • 0:02 - 0:06
    là những cỗ máy phân tử kỳ diệu
  • 0:06 - 0:09
    đã tạo ra toàn bộ cơ cấu sự sống của cơ thể các bạn.
  • 0:09 - 0:12
    Những phân tử này thực sự, thực sự nhỏ xíu.
  • 0:12 - 0:14
    Và khi tôi nói là nhỏ xíu,
  • 0:14 - 0:16
    thì chúng thực sự như vậy.
  • 0:16 - 0:18
    Chúng còn nhỏ hơn một bước sóng ánh sáng,
  • 0:18 - 0:21
    vì vậy chúng ta không thể quan sát chúng trực tiếp.
  • 0:21 - 0:23
    Nhưng qua khoa học, chúng ta vẫn có thể biết được tương đối tốt
  • 0:23 - 0:26
    chuyện gì đang xảy ra ở mức độ phân tử.
  • 0:26 - 0:29
    Vì thế những gì chúng tôi có thể làm là kể với các bạn về những phân tử này,
  • 0:29 - 0:32
    nhưng chúng tôi lại không có cách nào giúp bạn nhìn trực tiếp những phân tử đó.
  • 0:32 - 0:35
    Có một cách khác để làm việc này là vẽ.
  • 0:35 - 0:37
    Và ý tưởng này thực sự không mới.
  • 0:37 - 0:39
    Các nhà khoa học vẫn luôn tạo ra những bức vẽ
  • 0:39 - 0:42
    như là một phần của quá trình suy nghĩ và khám phá của họ.
  • 0:42 - 0:45
    Họ vẽ ra những thứ họ đang quan sát dưới con mắt của họ,
  • 0:45 - 0:47
    thông qua những thiết bị như kính thiên văn và kính hiển vi,
  • 0:47 - 0:50
    cũng như những gì họ đang nghĩ trong đầu.
  • 0:50 - 0:52
    Tôi xin lấy hai ví dụ nổi tiếng,
  • 0:52 - 0:55
    chúng rất nổi tiếng về sự biểu đạt khoa học thông qua nghệ thuật.
  • 0:55 - 0:57
    Đầu tiên là Galileo
  • 0:57 - 0:59
    người đã sử dụng kính thiên văn đầu tiên trên thế giới
  • 0:59 - 1:01
    để quan sát Mặt Trăng.
  • 1:01 - 1:03
    Và ông đã thay đổi nhận thức của chúng ta về Mặt Trăng.
  • 1:03 - 1:05
    Theo quan niệm ở thế kỷ 17 thì
  • 1:05 - 1:07
    Mặt Trăng là một trái cầu hoàn hảo.
  • 1:07 - 1:10
    Nhưng cái mà Galileo nhìn thấy lại là một vùng đất cằn cỗi và nhiều đá,
  • 1:10 - 1:13
    như ông đã diễn tả qua những bức tranh mầu nước của mình.
  • 1:13 - 1:15
    Một nhà khoa học với những ý tưởng rất lớn khác,
  • 1:15 - 1:18
    một siêu sao của ngành sinh học, là Charles Darwin.
  • 1:18 - 1:20
    Ở mục ghi chép nổi tiếng trong cuốn sổ của ông,
  • 1:20 - 1:23
    ông bắt đầu ở góc trái với, "Tôi nghĩ là",
  • 1:23 - 1:26
    rồi phác họa ra cây sự sống đầu tiên,
  • 1:26 - 1:28
    mà đồng thời cũng là quan điểm của ông
  • 1:28 - 1:30
    về mối liên hệ giữa các loài, các sinh vật trên Trái đất,
  • 1:30 - 1:33
    thông qua lịch sử tiến hóa --
  • 1:33 - 1:35
    nguồn gốc của muôn loài qua chọn lọc tự nhiên
  • 1:35 - 1:38
    và sự phân nhánh từ một quần thể tổ tiên ban đầu.
  • 1:38 - 1:40
    Mặc dù cũng là một nhà khoa học,
  • 1:40 - 1:42
    nhưng khi nghe bài giảng của các nhà sinh học phân tử
  • 1:42 - 1:45
    tôi đã hoàn toàn không hiểu gì,
  • 1:45 - 1:47
    với tất cả những ngôn ngữ kỹ thuật mầu mè và các biệt ngữ
  • 1:47 - 1:49
    mà họ sử dụng để nói về công việc của họ,
  • 1:49 - 1:52
    cho đến khi tôi thấy những bức ảnh minh họa của David Goodsell,
  • 1:52 - 1:55
    một nhà sinh học phân tử ở viện Scripps.
  • 1:55 - 1:57
    Và các bức hình của ông,
  • 1:57 - 1:59
    tất cả đều chính xác và đúng tỷ lệ.
  • 1:59 - 2:02
    Những bức vẻ của ông đã giúp tôi thấy rõ
  • 2:02 - 2:04
    thế giới phân tử bên trong chúng ta như thế nào.
  • 2:04 - 2:07
    Đây là một lát cắt ngang qua mạch máu.
  • 2:07 - 2:09
    Ở góc trái trên cùng, bạn nhìn thấy khu vực màu xanh vàng này.
  • 2:09 - 2:12
    Đó là huyết tương, với nước là chủ yếu,
  • 2:12 - 2:14
    nhưng cũng có cả kháng thể, đường,
  • 2:14 - 2:16
    hoóc môn, những thứ đại loại vậy.
  • 2:16 - 2:18
    Và vùng màu đỏ là một lát cắt của một tế bào hồng cầu.
  • 2:18 - 2:20
    Những phân tử màu đỏ là hemoglobin.
  • 2:20 - 2:22
    Chúng có màu đỏ; và vì vậy tạo nên màu đỏ của máu.
  • 2:22 - 2:24
    Và hemoglobin hoạt động như một miếng xốp phân tử
  • 2:24 - 2:26
    hấp thu khí oxi từ phổi của bạn
  • 2:26 - 2:28
    rồi vận chuyển nó tới những bộ phận khác của cơ thể.
  • 2:28 - 2:31
    Bức ảnh này đã gây cảm hứng mạnh mẽ cho tôi từ nhiều năm trước,
  • 2:31 - 2:33
    và tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể sử dụng đồ họa máy tính
  • 2:33 - 2:35
    để miêu tả thế giới phân tử.
  • 2:35 - 2:37
    Nó sẽ trông như thế nào?
  • 2:37 - 2:40
    Và đó là khi tôi bắt đầu ý tưởng. Vậy ta hãy bắt đầu.
  • 2:40 - 2:42
    Đây là ADN ở dạng chuỗi xoắn kép.
  • 2:42 - 2:44
    Và nó được xác định bởi tinh thể học tia X,
  • 2:44 - 2:46
    cho nên mô hình này khá là chuẩn.
  • 2:46 - 2:48
    Giờ nếu chúng ta tháo chuỗi xoắn kép và mở tách hai chuỗi ra,
  • 2:48 - 2:50
    chúng ta sẽ nhìn thấy chúng giống như hàm răng.
  • 2:50 - 2:52
    Đó là những ký tự của mã di truyền,
  • 2:52 - 2:55
    là 25,000 gen được viết vào phân tử ADN của bạn.
  • 2:55 - 2:57
    Đây là cái mà chúng ta vẫn luôn nói về --
  • 2:57 - 2:59
    mã di truyền -- đây là cái chúng ta đang thảo luận.
  • 2:59 - 3:01
    Nhưng tôi muốn nói về một khía cạnh khác của khoa học ADN,
  • 3:01 - 3:04
    và đó là bản chất vật lý của ADN.
  • 3:04 - 3:07
    Đó là 2 chuỗi này chạy theo 2 hướng ngược nhau
  • 3:07 - 3:09
    vì những lý do mà tôi không đi vào chi tiết lúc này.
  • 3:09 - 3:11
    Nhưng chúng chạy theo hai hướng ngược chiều nhau,
  • 3:11 - 3:14
    dẫn tới rất nhiều sự phức tạp trong tế bào cơ thể,
  • 3:14 - 3:16
    mà các bạn sắp sửa thấy đây,
  • 3:16 - 3:19
    cụ thể nhất là khi ADN bắt đầu được sao chép.
  • 3:19 - 3:21
    Và bởi vậy cái mà tôi sẽ cho bạn xem
  • 3:21 - 3:23
    là một sự miêu tả chính xác
  • 3:23 - 3:26
    về hoạt động thật sự của bộ máy sao chép DNA đang xảy ra bên trong bạn,
  • 3:26 - 3:29
    ít nhất là vẫn còn đúng vào năm 2002.
  • 3:29 - 3:32
    Và đây là ADN đang đi vào phạm vi sản xuất từ phía bên trái,
  • 3:32 - 3:35
    và đâm vào khu vực tập hợp những bộ máy hóa sinh nhỏ,
  • 3:35 - 3:38
    mà đang kéo tách một phần chuỗi ADN và tạo ra một bản copy chính xác.
  • 3:38 - 3:40
    Vậy là ADN đi vào
  • 3:40 - 3:42
    và chạm vào kết cấu mầu xanh hình bánh rán
  • 3:42 - 3:44
    rồi bị xé thành hai chuỗi.
  • 3:44 - 3:46
    Một chuỗi có thể được sao chép một cách trực tiếp,
  • 3:46 - 3:49
    và bạn có thể nhìn thấy chúng đang được cuộn vào cho tới tận cùng đây.
  • 3:49 - 3:51
    Nhưng mọi sự không hề đơn giản cho chuỗi còn lại
  • 3:51 - 3:53
    bởi vì nó phải được sao chép theo hướng ngược lại.
  • 3:53 - 3:55
    Vậy là nó bị quẳng ra ngoài một cách lặp đi lặp lại qua những vòng này
  • 3:55 - 3:57
    và mỗi lần như vậy lại được sao chép một phần,
  • 3:57 - 4:00
    để tạo ra hai phân tử ADN mới.
  • 4:00 - 4:03
    Giờ bạn có hàng tỷ những cỗ máy này
  • 4:03 - 4:05
    đang làm việc ngay lúc này bên trong bạn,
  • 4:05 - 4:07
    sao chép ADN của bạn với độ tin cậy cao.
  • 4:07 - 4:09
    Đây là một sự miêu tả chính xác,
  • 4:09 - 4:12
    và rất gần với tốc độ chính xác những gì đang xảy ra bên trong bạn.
  • 4:12 - 4:15
    Dù tôi đã bỏ sót quá trình sửa lỗi và nhiều thứ khác.
  • 4:17 - 4:19
    Đây là công trình từ nhiều năm về trước.
  • 4:19 - 4:21
    Cảm ơn.
  • 4:21 - 4:24
    Công trình này đã cũ rồi,
  • 4:24 - 4:27
    nhưng thứ tôi sẽ cho các bạn xem sau đây là công nghệ khoa học đã được cập nhật.
  • 4:27 - 4:29
    Nào hãy bắt đầu lại với ADN.
  • 4:29 - 4:32
    Và nó đang lắc lư và xóc xóc nhẹ bởi vì xung quanh nó là rất nhiều phân tử khác,
  • 4:32 - 4:34
    mà giờ tôi sẽ dẹp đi để bạn có thể nhìn thấy thứ gì đó.
  • 4:34 - 4:36
    ADN chỉ rộng cỡ khoảng 2 nm
  • 4:36 - 4:38
    nó rất nhỏ.
  • 4:38 - 4:40
    Nhưng bên trong mỗi tế bào của bạn,
  • 4:40 - 4:44
    mỗi chuỗi ADN dài khoảng 30 - 40 triệu nm.
  • 4:44 - 4:47
    Bởi vậy để giữ cho ADN ở trạng thái có tổ chức và để điều khiển việc tiếp cận mã di truyền,
  • 4:47 - 4:49
    nó được cuốn quanh những phân tử protein mầu tím này --
  • 4:49 - 4:51
    tôi đã đánh dấu mầu tím ở đây.
  • 4:51 - 4:53
    Nó được gói ghém và bó lại.
  • 4:53 - 4:56
    Và cái chúng ta đang nhìn là một chuỗi đơn ADN.
  • 4:56 - 4:59
    Gói ADN lớn này được gọi là nhiễm sắc thể.
  • 4:59 - 5:02
    Chúng ta sẽ nói về nhiễm sắc thể sau một phút.
  • 5:02 - 5:04
    Giờ chúng ta đang gỡ ra, thu nhỏ lại,
  • 5:04 - 5:06
    nhìn qua một lỗ hổng của nhân,
  • 5:06 - 5:09
    mà chính là cổng để tới nơi đang giữ tất cả ADN
  • 5:09 - 5:11
    và ta gọi nơi đó là nhân tế bào.
  • 5:11 - 5:13
    Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy
  • 5:13 - 5:16
    có giá trị ngang với một học kỳ của môn sinh học, và tôi chỉ gói trong 7 phút.
  • 5:16 - 5:19
    Chẳng lẽ ngày nay chúng ta sẽ không thể làm được điều này?
  • 5:19 - 5:22
    Và tôi được trả lời là "Không thể."
  • 5:22 - 5:25
    Đây là tế bào sống được nhìn qua một chiếc kính hiển vi.
  • 5:25 - 5:28
    Và nó đã được quay thành phim, bởi vậy mà bạn nhìn thấy nó đang chuyển động.
  • 5:28 - 5:30
    Vỏ nhân bị phá hủy.
  • 5:30 - 5:33
    Và những thứ có hình xúc xích này là nhiễm sắc thể, và chúng ta sẽ chú ý tới chúng.
  • 5:33 - 5:35
    Chúng trải qua một sự chuyển động cực kỳ ấn tượng
  • 5:35 - 5:38
    mà được tập trung ở những chấm đỏ này.
  • 5:38 - 5:41
    Khi tế bào cảm thấy nó đã sẵn sàng,
  • 5:41 - 5:43
    nó sẽ xé nhiễm sắc thể làm đôi.
  • 5:43 - 5:45
    Một bộ ADN sẽ tới một phía,
  • 5:45 - 5:47
    và bộ ADN còn lại sẽ tới phía kia --
  • 5:47 - 5:49
    đó là hai bản giống nhau của ADN.
  • 5:49 - 5:51
    Và sau đó tế bào chia cắt ở giữa.
  • 5:51 - 5:53
    Và tiếp tục, chúng ta có hàng tỷ tế bào
  • 5:53 - 5:56
    đang thực hiện quá trình này ngay bên trong bạn.
  • 5:56 - 5:59
    Giờ chúng ta tua lại đoạn phim và chỉ tập trung vào nhiễm sắc thể,
  • 5:59 - 6:01
    quan sát cấu trúc và miêu tả nó.
  • 6:01 - 6:04
    Nào bây giờ chúng ta đang ở mặt phẳng xích đạo.
  • 6:04 - 6:06
    Các nhiễm sắc thể xếp thành hàng dọc.
  • 6:06 - 6:08
    Và nếu chúng ta tách một nhiễm sắc thể,
  • 6:08 - 6:10
    chúng ta sẽ kéo nó ra và nhìn vào cấu trúc của nó.
  • 6:10 - 6:13
    Đây là một trong những cấu trúc phân tử lớn nhất trong cơ thể bạn,
  • 6:13 - 6:17
    ít nhất là với những gì chúng ta hiện giờ biết được.
  • 6:17 - 6:19
    Và đây là một nhiễm sắc thể đơn.
  • 6:19 - 6:22
    Và bạn có hai chuỗi ADN trong mỗi nhiễm sắc thể.
  • 6:22 - 6:24
    Một chuỗi bó lại thành một chiếc xúc xích.
  • 6:24 - 6:26
    Chuỗi kia bó lại thành một chiếc xúc xích khác.
  • 6:26 - 6:29
    Còn những thứ mà trông giống như lông mèo mà đang vắt qua từ hai phía tế bào
  • 6:29 - 6:32
    là những giàn giáo linh động nâng đỡ tế bào.
  • 6:32 - 6:34
    Chúng được gọi là vi ống. Tên không quan trọng lắm.
  • 6:34 - 6:37
    Cái mà chúng ta cần chú ý là khu vực đỏ này -- Tôi dán nhãn đỏ ở đây --
  • 6:37 - 6:39
    và đó là mặt phân giới
  • 6:39 - 6:42
    giữa hệ vi ống và nhiễm sắc thể.
  • 6:42 - 6:45
    Nó hiển nhiên là trung tâm cho sự chuyển động của nhiễm sắc thể.
  • 6:45 - 6:48
    Và chúng ta không biết thực sự nó đạt được sự chuyển động này bằng cách nào.
  • 6:48 - 6:50
    Chúng ta đã tập trung nghiên cứu rất sâu
  • 6:50 - 6:52
    cái gọi là vùng gắn thoi (kinetochore) hơn 100 năm nay rồi,
  • 6:52 - 6:55
    và chúng ta vẫn mới chỉ bắt đầu khám phá nó thực sự là cái gì.
  • 6:55 - 6:58
    Đó là một tập hợp của hơn 200 loại protein khác nhau,
  • 6:58 - 7:01
    tổng cộng là hàng ngàn protein.
  • 7:01 - 7:04
    Nó là một hệ thống truyền tín hiệu.
  • 7:04 - 7:06
    Nó truyền tin thông qua những tín hiệu hóa học
  • 7:06 - 7:09
    để nói với phần còn lại của tế bào khi nào nó sẵn sàng,
  • 7:09 - 7:12
    khi nào nó cảm thấy mọi thứ đã được sắp xếp và sẵn sàng để bắt đầu
  • 7:12 - 7:14
    quá trình phân chia nhiễm sắc thể.
  • 7:14 - 7:17
    Nó có thể nối các sợi vi ống đang trải rộng và co ngắn với nhau.
  • 7:17 - 7:20
    Nó cũng tham gia vào quá trình phát triển các vi ống,
  • 7:20 - 7:23
    và có thể nhất thời gắn vào vi ống.
  • 7:23 - 7:25
    Nó cũng là một hệ thống cảm biến.
  • 7:25 - 7:27
    Nó có thể cảm giác được khi nào thì tế bào đã sẵn sàng,
  • 7:27 - 7:29
    khi nào nhiễm sắc thể đã xếp hàng ở đúng vị trí.
  • 7:29 - 7:31
    Nó đang chuyển sang màu xanh ở đây
  • 7:31 - 7:33
    vì nó cảm thấy tất cả mọi thứ đã chín muồi.
  • 7:33 - 7:35
    Và bạn sẽ thấy, vẫn còn một chút xíu ở đây
  • 7:35 - 7:37
    vẫn còn nguyên màu đỏ.
  • 7:37 - 7:40
    Và nó được đưa dọc xuống vi ống.
  • 7:41 - 7:44
    Đó là hệ thống truyền tín hiệu đang phát đi tín hiệu ngừng.
  • 7:44 - 7:47
    Và nó đã được đưa đi. Ý tôi là, nó khá máy móc.
  • 7:47 - 7:49
    Nó giống một chiếc đồng hồ phân tử.
  • 7:49 - 7:52
    Và đây là những gì đang hoạt động ở cấp độ phân tử.
  • 7:52 - 7:55
    Và để cho vào một chút khiếu thẩm mỹ,
  • 7:55 - 7:58
    chúng ta có kinesin, những thứ có mầu da cam.
  • 7:58 - 8:00
    Chúng là những phân tử chuyển phát nhanh chỉ đi theo một chiều.
  • 8:00 - 8:03
    Và đây là dynein. Chúng vận chuyển hệ thống truyền tin đó.
  • 8:03 - 8:06
    Và chúng có những đôi chân dài để có thể bước qua những chướng ngại vật.
  • 8:06 - 8:08
    Và một lần nữa, tất cả đều đã được tạo ra một cách chính xác
  • 8:08 - 8:10
    từ khoa học.
  • 8:10 - 8:13
    Vấn đề là chúng tôi không thể giúp bạn nhìn thấy bằng bất cứ cách nào khác.
  • 8:13 - 8:15
    Khám phá tại giới hạn của khoa học,
  • 8:15 - 8:17
    ở ngưỡng cửa của sự hiểu biết của con người
  • 8:17 - 8:20
    là một thử thách hấp dẫn.
  • 8:20 - 8:22
    Việc khám phá ra công cụ này
  • 8:22 - 8:25
    chắc chắn sẽ là một động lực thú vị cho nghiên cứu khoa học.
  • 8:25 - 8:28
    Nhưng với hầu hết những nhà nghiên cứu y khoa --
  • 8:28 - 8:30
    việc khám phá ra công cụ này
  • 8:30 - 8:33
    đơn giản chỉ là những bước trên con đường tới những mục tiêu lớn
  • 8:33 - 8:36
    để quét sạch bệnh tật,
  • 8:36 - 8:38
    loại bỏ những đau đớn và khốn khổ mà bệnh tật gây ra
  • 8:38 - 8:40
    và đưa con người thoát khỏi đói nghèo.
  • 8:40 - 8:42
    Xin cảm ơn.
  • 8:42 - 8:46
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Animations of unseeable biology
Speaker:
Drew Berry
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:47
Regina Chu edited Vietnamese subtitles for Animations of unseeable biology
Van Pham added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions