Return to Video

Mustafa Akyol: Niềm tin và phong tục trong Hồi Giáo

  • 0:00 - 0:02
    Trong vài tuần vừa qua,
  • 0:02 - 0:05
    tôi đã có cơ hội đến Saudi Arabia.
  • 0:05 - 0:08
    Điều đầu tiên mà tôi, là một người Hồi giáo, muốn làm
  • 0:08 - 0:10
    đó là đi đến Mecca và thăm Kaaba,
  • 0:10 - 0:12
    một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của Hồi giáo.
  • 0:12 - 0:14
    Và tôi đi đến đó trong trang phục nghi lễ truyền thống của mình;
  • 0:14 - 0:16
    Tôi đến nhà thờ Hồi giáo;
  • 0:16 - 0:18
    Tôi thực hiện nghi lễ cầu nguyện;
  • 0:18 - 0:20
    Tôi đã quan sát mọi nghi lễ ở đó.
  • 0:20 - 0:22
    Và trong lúc đó,
  • 0:22 - 0:24
    bên cạnh mọi sự linh thiêng về tâm linh,
  • 0:24 - 0:26
    có một chi tiết trần tục tại Kaaba
  • 0:26 - 0:28
    điều đó khá là thú vị đối với tôi.
  • 0:28 - 0:30
    Đó là thiếu sự tách biệt của giới tính.
  • 0:30 - 0:32
    Diễn đạt một cách khác, nam giới và nữ giới
  • 0:32 - 0:34
    cùng nhau thực hiện nghi thức lễ bái
  • 0:34 - 0:36
    Họ cùng nhau làm nghi lễ tawaf,
  • 0:36 - 0:39
    nghi lễ hành hương của những người Hồi giáo, khi họ đi vòng xung quanh tượng đài Kaaba.
  • 0:39 - 0:41
    Họ cùng nhau làm nghi thức cầu nguyện
  • 0:41 - 0:44
    Và nếu bạn còn phân vân tại sao điều đó thú vị,
  • 0:44 - 0:47
    bạn phải chứng kiến những điều khác ở Saudi Arabia,
  • 0:47 - 0:49
    bởi vì đó là một đất nước
  • 0:49 - 0:52
    mà nơi đó có sự phân chia rạch ròi về giới tính.
  • 0:52 - 0:54
    Nói một cách khác,
  • 0:54 - 0:56
    là nam giới, bạn thường không được
  • 0:56 - 0:58
    ở chung một không gian vật lý với nữ giới.
  • 0:58 - 1:00
    Và tôi đã chú ý điều đó một cách hóm hỉnh.
  • 1:00 - 1:02
    Tôi dời khỏi Kaaba
  • 1:02 - 1:04
    để thưởng thức ẩm thực tại trung tâm Mecca.
  • 1:04 - 1:06
    Tôi đi tới nhà hàng đồ ăn nhanh Burger King gần nhất.
  • 1:06 - 1:08
    Và tôi đã tới đó --
  • 1:08 - 1:10
    Tôi chú ý rằng ở đó có một khu vực dành cho nam giới,
  • 1:10 - 1:13
    mà đã được phân chia cẩn thận với khu vực cho nữ giới.
  • 1:13 - 1:16
    Tôi đã phải cử hành nghi lễ, đặt món và ăn ở khu vực cho nam giới.
  • 1:16 - 1:18
    "Điều đó rất khôi hài," Tôi tự nhủ với bản thân mình vậy,
  • 1:18 - 1:21
    "bạn có thể pha trộn với người khác giới tính tại Kaaba linh thiêng,
  • 1:21 - 1:23
    nhưng lại không phải ở nhà hàng Burger King."
  • 1:23 - 1:25
    Khá là khôi hài.
  • 1:25 - 1:28
    Nhưng cũng đáng chú ý.
  • 1:28 - 1:31
    Bởi vì Kaaba và những nghi lễ chung quanh nó
  • 1:31 - 1:34
    là những truyền thống, nghi thức xuất hiện từ những thời kì sơ khai nhất của văn hóa Hồi giáo,
  • 1:34 - 1:36
    của thời kì ngài tiên tri Muhammad.
  • 1:36 - 1:38
    Và nếu có một sự nhấn mạnh thời kì đó
  • 1:38 - 1:40
    để phân biệt rạch ròi nam giới và nữ giới
  • 1:40 - 1:43
    thì những nghi thức chung quanh Kaaba đã được thiết kế theo tinh thần như vậy.
  • 1:43 - 1:45
    Nhưng hiển nhiên là sự phân biệt giới tính đã không xuất hiện vào thời kì đó.
  • 1:45 - 1:47
    Vì vậy nên những nghi thức đã được sắp xếp như hiện tại.
  • 1:47 - 1:49
    Điều này, tôi nghĩ, cũng được khẳng định
  • 1:49 - 1:51
    bởi một thực tế là sự tách biệt nữ giới
  • 1:51 - 1:53
    trong việc thành lập một xã hội phân chia giới tính
  • 1:53 - 1:56
    là điều bạn không tìm thấy ở Koran,
  • 1:56 - 1:58
    nơi trung tâm của đạo Hồi --
  • 1:58 - 2:00
    trung tâm huyết mạch, thiêng liêng
  • 2:00 - 2:03
    mà tất cả những người theo đạo Hồi, bao gồm cả tôi, quan niệm vậy.
  • 2:03 - 2:05
    Và tôi nghĩ nó không phải là một sự tình cờ ngẫu nhiên
  • 2:05 - 2:07
    khi bạn thấy quan niệm đó
  • 2:07 - 2:09
    ở nguồn gốc của Hồi giáo.
  • 2:09 - 2:11
    Bởi vì rất nhiều học giả
  • 2:11 - 2:13
    nghiên cứu về lịch sử của đạo Hồi nghĩ --
  • 2:13 - 2:15
    học giả Hồi giáo hay người phương Tây--
  • 2:15 - 2:17
    giả định rằng thực tế sự
  • 2:17 - 2:19
    phân biệt thể chất giữa giới tính
  • 2:19 - 2:22
    xuất hiện tại thời kì phát triển sau này của đạo Hồi,
  • 2:22 - 2:24
    khi đạo được lan truyền
  • 2:24 - 2:27
    tới những nền văn hóa và truyền thống đã phát triển tại Trung Đông.
  • 2:27 - 2:29
    Sự tách biệt của nữ giới thực tế
  • 2:29 - 2:31
    là một phong tục của người La Mã phương Đông và Ba Tư,
  • 2:31 - 2:34
    Đạo Hồi đã chọn
  • 2:34 - 2:36
    và thu nạp phong tục đó thành một phần trong đạo của mình.
  • 2:36 - 2:38
    Trên thực tế, đó chỉ là một ví dụ
  • 2:38 - 2:40
    của một hiện tượng bao quát hơn.
  • 2:40 - 2:43
    Điều mà chúng ta gọi ngày nay là luật Hồi giáo, đặc biệt là văn hóa Hồi giáo --
  • 2:43 - 2:45
    những nền văn hóa rất đa dạng và phong phú
  • 2:45 - 2:47
    nền văn hóa ở Saudi Arabia có nhiều khác biệt
  • 2:47 - 2:50
    so với nơi tôi sinh ra ở Istanbul hay Thổ Nhĩ Kỳ.
  • 2:50 - 2:52
    Mặc dù vậy,
  • 2:52 - 2:54
    nếu như bạn nói tới văn hóa Hồi giáo,
  • 2:54 - 2:56
    thì nới đây có một thông điệp chính, hoàn thiện nhất,
  • 2:56 - 2:58
    nơi bắt đầu tôn giáo,
  • 2:58 - 3:00
    rồi sau đó là rất nhiều truyền thống, tư tưởng,
  • 3:00 - 3:03
    thói quen được thêm vào tổng thể đó.
  • 3:03 - 3:06
    Có rất nhiều văn hóa truyền thống ở vùng Trung Đông -- văn hóa Trung Cổ.
  • 3:07 - 3:10
    Từ thực tế đó, chúng ta có thể rút ra
  • 3:10 - 3:13
    2 bài học quan trọng.
  • 3:13 - 3:15
    Thứ nhất, Hồi giáo--
  • 3:15 - 3:18
    ngoan đạo, kín đáo, tin tưởng vào người Hồi giáo-những người luôn muốn trung thành vào tôn giáo của họ --
  • 3:18 - 3:21
    không nên nắm giữ tất cả mọi thứ trong văn hóa của họ,
  • 3:21 - 3:23
    và nghĩ rằng điều đó mới thực sự là quy củ.
  • 3:23 - 3:25
    Có thể một trong số những truyền thống đó là không tốt
  • 3:25 - 3:27
    và chúng cần phải được thay đổi.
  • 3:27 - 3:29
    Một mặt khác, những người phương Tây
  • 3:29 - 3:31
    khi họ nhìn vào văn hóa Hồi giáo
  • 3:31 - 3:33
    và thấy một số vấn đề là rắc rối,
  • 3:33 - 3:36
    thì cũng không ngay lập tức kết luận rằng đó chính là những quy định có sẵn của người Hồi giáo.
  • 3:36 - 3:38
    Bởi vì có thể đó chỉ là văn hóa Trung Đông
  • 3:38 - 3:40
    đã bị hiểu lầm, pha trộn với văn hóa Hồi giáo.
  • 3:40 - 3:43
    Có một lệ thường được gọi là cắt bao quy đầu ở phụ nữ.
  • 3:43 - 3:46
    Đó là một điều tồi tệ và kinh khủng.
  • 3:46 - 3:48
    Đơn giản, nó là một cuộc tiểu phẫu
  • 3:48 - 3:51
    để ngăn chặn sự khoái cảm của phụ nữ trong quan hệ tình dục.
  • 3:51 - 3:53
    Và người phương Tây, phương Đông hay Châu Mỹ,
  • 3:53 - 3:56
    là những người không biết điều đó trước đây
  • 3:56 - 3:58
    đã chứng kiến việc làm đó
  • 3:58 - 4:00
    trong một số cộng đồng người Hồi giáo
  • 4:00 - 4:02
    di cư tới từ Bắc Phi.
  • 4:02 - 4:05
    Họ đã nghĩ rằng đó thật là một tôn giáo tồi tệ
  • 4:05 - 4:07
    đã ban hành, quy định những điều như vậy.
  • 4:07 - 4:09
    Nhưng thực ra nếu bạn nhìn thấy lần cắt bao quy đầu phụ nữ
  • 4:09 - 4:11
    bạn sẽ nhận ra lệ đó không có liên quan gì tới Hồi giáo,
  • 4:11 - 4:13
    đó chỉ là một thông lệ của Bắc Phi
  • 4:13 - 4:15
    đã đẩy lùi Hồi giáo lại.
  • 4:15 - 4:17
    Nó đã tồn tại hàng ngàn năm về trước.
  • 4:17 - 4:20
    Và đáng chú ý là một số người Hồi giáo thực hiện thông lệ đó.
  • 4:20 - 4:23
    Họ đến từ Bắc Phi, chứ không phải những nơi khác.
  • 4:23 - 4:26
    Ngoài ra còn có những cộng đồng không phải Hồi giáo ở Bắc Phi --
  • 4:26 - 4:28
    người tin theo vào tâm linh, thậm chí cả người Cơ đốc giáo
  • 4:28 - 4:30
    và những người thuộc bộ tộc Do Thái ở Bắc Phi
  • 4:30 - 4:33
    đều thực hiện thông lệ cắt bao quy đầu ở phụ nữ.
  • 4:33 - 4:36
    Vậy thì vấn đề ở đây dường như là
  • 4:36 - 4:38
    với một niềm tin vào Hồi giáo
  • 4:38 - 4:40
    sẽ có thể trở thành một truyền thống
  • 4:40 - 4:42
    mà người Hồi giáo tin và làm theo.
  • 4:42 - 4:44
    Điều tương tự xảy ra với hủ tục giết người trong gia đình khi họ làm ảnh hưởng đến danh dự của dòng tộc,
  • 4:44 - 4:47
    một chủ đề nói tới ở phương tiện truyền thông phương Tây --
  • 4:47 - 4:50
    cũng là một hành động tồi tệ.
  • 4:50 - 4:53
    Chúng ta thực sự được chứng kiến việc đó ở một số cộng đồng Hồi giáo
  • 4:53 - 4:56
    Nhưng ở một số nơi không theo Hồi giáo ở vùng Trung Đông,
  • 4:56 - 4:58
    như người Cơ đốc giáo, người phương Đông,
  • 4:58 - 5:00
    bạn cũng sẽ thấy việc làm tương tự như vậy.
  • 5:00 - 5:02
    Chúng ta có trường hợp bi thảm của việc giết người trong gia đình
  • 5:02 - 5:04
    trong cộng đồng Armenian
  • 5:04 - 5:06
    chỉ vài tháng trở lại đây.
  • 5:06 - 5:08
    Hiện tại đó là những điều liên quan đến văn hóa chung,
  • 5:08 - 5:11
    nhưng tôi cũng rất quan tâm tới văn hóa chính trị
  • 5:11 - 5:14
    kể cả những nơi mà tự do hay dân chủ được tôn trọng,
  • 5:14 - 5:17
    hay là nơi có một nền chính trị chuyên chế
  • 5:17 - 5:20
    khi nhà nước có quyền áp đặt mọi thứ cho công dân.
  • 5:20 - 5:22
    Và không có một bí mật nào cả
  • 5:22 - 5:24
    khi mà rất nhiều hoạt động của người Hồi giáo ở vùng Trung Đông
  • 5:24 - 5:26
    có khuynh hướng độ đoán,
  • 5:26 - 5:29
    một số nơi còn được gọi là "đế chế Hồi giáo"
  • 5:29 - 5:31
    như ở Saudi Arabia, Iran
  • 5:31 - 5:34
    và nơi nặng nề nhất ở Taliban, Afghanistan,
  • 5:34 - 5:36
    -- không nghi ngờ về điều đó.
  • 5:36 - 5:38
    Ví dụ như ở Saudi Arabia
  • 5:38 - 5:41
    có một hiện tượng được gọi là cảnh sát tôn giáo.
  • 5:41 - 5:43
    Và những người cảnh sát đó
  • 5:43 - 5:45
    áp đặt cách sống Hồi giáo
  • 5:45 - 5:47
    cho tất cả công dân, bằng bạo lực--
  • 5:47 - 5:49
    phụ nữ bị bắt buộc phải che đầu họ lại --
  • 5:49 - 5:52
    mặc quần áo truyền thống hijab, quàng khăn phủ đầu.
  • 5:52 - 5:54
    Bây giờ điều đó khá là độc đoán,
  • 5:54 - 5:57
    và là điều tôi muốn phê phán.
  • 5:57 - 6:00
    Nhưng tôi nhận ra rằng
  • 6:00 - 6:02
    những người không theo Hồi giáo,
  • 6:02 - 6:05
    hay những diễn viên không có đức tin vào Hồi giáo chung một vị trí địa lý,
  • 6:05 - 6:07
    đôi khi cũng cư xử giống nhau,
  • 6:07 - 6:09
    Tôi nhận ra vấn đề có thể
  • 6:09 - 6:12
    nằm ở chỗ văn hóa chính trị bao trùm cả vùng, chứ không chỉ riêng bị ảnh hưởng bởi Hồi giáo.
  • 6:12 - 6:15
    Hãy để tôi lấy một ví dụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tôi sinh ra,
  • 6:15 - 6:17
    một nền cộng hóa tự do về tôn giáo
  • 6:17 - 6:19
    cho tới tận gần đây,
  • 6:19 - 6:22
    chúng tôi đã từng có những người cảnh sát phi tôn giáo,
  • 6:22 - 6:25
    họ bảo vệ trường đại học
  • 6:25 - 6:27
    chống lại những sinh viên che mặt.
  • 6:27 - 6:30
    Nói cách khác, họ ép học sinh
  • 6:30 - 6:32
    không được che khuôn mặt.
  • 6:32 - 6:34
    Tôi nghĩ ép mọi người bỏ khăn che mặt
  • 6:34 - 6:37
    thể hiện sự chuyên chế như việc bắt họ che mặt.
  • 6:37 - 6:39
    Sự lựa chọn phải do những người công dân.
  • 6:39 - 6:41
    Nhưng khi tôi chứng kiến điều đó, tôi nói
  • 6:41 - 6:43
    " Có thể vấn đề
  • 6:43 - 6:45
    chỉ là văn hóa chuyên chế của tôn giáo,
  • 6:45 - 6:47
    và một số người Hồi giáo bị ảnh hưởng bởi điều đó."
  • 6:47 - 6:50
    Nhưng những người phi tôn giáo cũng bị ảnh hưởng bởi điều đó.
  • 6:50 - 6:52
    Lại có thể đó là vấn đề của văn hóa chính trị,
  • 6:52 - 6:54
    vậy thì chúng ta phải nghĩ tới việc
  • 6:54 - 6:56
    làm thế nào để thay đổi văn hóa chính trị.
  • 6:56 - 6:58
    Hiện tại có một số câu hỏi
  • 6:58 - 7:00
    tôi có trong đầu một vài năm gần đây
  • 7:00 - 7:02
    khi tôi viết sách.
  • 7:02 - 7:04
    Tôi nói, "Tôi sẽ thực hiện một cuộc nghiên cứu điều tra
  • 7:04 - 7:09
    về vấn đề sao đạo Hồi có thể trưởng thành như ngày nay,
  • 7:09 - 7:11
    và con đường nào đã được quyết định
  • 7:11 - 7:13
    ,con đường nào đã có thể được quyết định thay thế.
  • 7:13 - 7:18
    Tên của cuốn sách là "Hồi giáo không cực đoan: Đạo hồi kêu gọi tự do"
  • 7:18 - 7:20
    Như tựa đề giới thiệu,
  • 7:20 - 7:23
    tôi đã nghiên cứu về truyền thống Hồi giáo và lịch sử tư tưởng Hồi giáo
  • 7:23 - 7:25
    từ cách nhìn của sự tự do cá nhân,
  • 7:25 - 7:27
    và tôi cố gắng tìm hiểu điều gì là điểm mạnh
  • 7:27 - 7:29
    khi nói tới tự do cá nhân.
  • 7:29 - 7:31
    Có những điểm mạnh ở truyền thống Hồi giáo
  • 7:31 - 7:34
    , là tôn giáo một thần,
  • 7:34 - 7:38
    đã định nghĩa con người là chủ thể tự chịu trách nhiệm cho bản thân,
  • 7:38 - 7:40
    có khả năng tạo ra chủ nghĩa cá nhân ở Trung Đông
  • 7:40 - 7:43
    , giúp nó tránh khỏi chủ nghĩa cộng đồng
  • 7:43 - 7:45
    của bộ lạc.
  • 7:45 - 7:47
    Bạn có thể rút ra nhiều ý tưởng, suy nghĩ về điều đó.
  • 7:47 - 7:50
    Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng nhìn nhận được nhiều vấn đề với truyền thống Hồi giáo.
  • 7:50 - 7:52
    Có một thứ gây sự tò mò:
  • 7:52 - 7:55
    hầu hết những điều trên trở thành vấn đề sau này,
  • 7:55 - 7:58
    không phải từ điều trung tâm nhất của Hồi giáo, văn bản Koran,
  • 7:58 - 8:01
    nhưng một lần nữa là văn hóa, truyền thống và tư tưởng,
  • 8:01 - 8:03
    hay là hiểu từ văn bản Koran
  • 8:03 - 8:05
    mà người Hồi giáo làm nên từ thời Trung Cổ.
  • 8:05 - 8:07
    Lấy ví dụ trong văn bản Hồi giáo Koran
  • 8:07 - 8:09
    không có nghi thức tử hình bằng ném đá.
  • 8:09 - 8:11
    Không có hình phạt khi bỏ giáo.
  • 8:11 - 8:14
    Không có hình phạt về những vấn đề cá nhân như uống rượu.
  • 8:14 - 8:18
    Những điều tưởng chừng làm nên luật lệ của Hồi giáo
  • 8:18 - 8:21
    lại cũng chính là những điều phức tạp, gây ra rắc rối,
  • 8:21 - 8:24
    được phát triển sau này từ những sự suy diễn lại của người theo đạo.
  • 8:24 - 8:26
    Điều đó có nghĩa người Hồi giáo ngày nay có thể
  • 8:26 - 8:28
    nhìn thấy những sự việc và nói,
  • 8:28 - 8:30
    Trung tâm của tôn giáo chúng tôi
  • 8:30 - 8:32
    xuất hiện và tồn tại với chúng tôi.
  • 8:32 - 8:34
    Đó là niềm tin của chúng tôi và chúng tôi trung thành với nó.
  • 8:34 - 8:36
    Nhưng chúng ta có thể thay đổi cách hiểu của nó,
  • 8:36 - 8:39
    theo thời gian và niên đại khác nhau trong thời ki Trung Cổ.
  • 8:39 - 8:41
    Hiện tại chúng ta đang sống trong một thế giới khác
  • 8:41 - 8:43
    với những giá trị khác và những thể chế chính trị khác.
  • 8:43 - 8:46
    Cách suy diễn đó là có thể và thực tế.
  • 8:47 - 8:50
    Bây giờ, nếu tôi là người duy nhất suy nghĩ cách đó,
  • 8:50 - 8:53
    thì chúng ta sẽ gặp rắc rối.
  • 8:53 - 8:55
    Nhưng đó không phải là trường hợp ở đây.
  • 8:55 - 8:58
    Trên thực tế, từ thế kỉ 19 cho tới nay
  • 8:58 - 9:01
    đã có một sự cải cách, thay đổi toàn bộ--
  • 9:01 - 9:03
    bất kể bạn gọi nó là gì --
  • 9:03 - 9:05
    truyền thống,
  • 9:05 - 9:07
    xu hướng của tư duy Hồi giáo.
  • 9:07 - 9:09
    Và bắt đầu từ những nhà trí thức, chính khách
  • 9:09 - 9:12
    của thế kỉ 19, và đầu thế kỉ 20,
  • 9:12 - 9:14
    họ nhìn nhận Châu Âu
  • 9:14 - 9:16
    với nhiều điều để ngưỡng mộ,
  • 9:16 - 9:18
    ví dụ như khoa học và công nghệ.
  • 9:18 - 9:20
    Và không chỉ có vậy; bao gồm cả nền dân chủ, nghị viện,
  • 9:20 - 9:22
    sự đại diện,
  • 9:22 - 9:24
    sự công bằng dân chủ.
  • 9:24 - 9:27
    Những nhà tri thức, chính khách Hồi giáo
  • 9:27 - 9:30
    của thế kỉ 19 đã nhìn thấy những điều đó ở Châu Âu.
  • 9:30 - 9:32
    Họ phân vân rằng tại sao mình không có những điều đó.
  • 9:32 - 9:34
    Và họ nhìn nhận lại truyền thống Hồi giáo,
  • 9:34 - 9:37
    thấy được những vấn đề còn khúc mắc, rắc rối,
  • 9:37 - 9:40
    nhưng những điều đó không phải là căn gốc của tôn giáo này và có thể thay đổi được sau này
  • 9:40 - 9:42
    cũng như văn bản Koran có thể được đọc lại
  • 9:42 - 9:44
    trong thế giới hiện đại.
  • 9:44 - 9:46
    Khuynh hướng đó
  • 9:46 - 9:49
    được gọi chung là sự hiện đại hóa Hồi giáo,
  • 9:49 - 9:52
    và nó được phát triển nhờ những nhà trí thức và học giả,
  • 9:52 - 9:54
    không chỉ tồn tại trên những ý tưởng,
  • 9:54 - 9:56
    mà cả là những chiến dịch chính trị.
  • 9:56 - 9:58
    Và đó cũng giải thích vì sao ở thế kỉ 19
  • 9:58 - 10:01
    đế quốc Ottoman, những người chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Trung Đông,
  • 10:01 - 10:04
    đã làm nên sự cải cách quan trọng--
  • 10:04 - 10:06
    ví dụ như cải cách trao cho người theo đạo Cơ đốc giáo và người Do Thái
  • 10:06 - 10:08
    quyền công bằng tự do dân chủ,
  • 10:08 - 10:10
    cải cách trong việc chấp nhận hiến pháp,
  • 10:10 - 10:12
    chấp nhận nghị viện đại diện,
  • 10:12 - 10:15
    phát triển tư tưởng tự do về tôn giáo.
  • 10:15 - 10:18
    Những điều đó là lí do vì sao đến thời kì thế kỉ cuối của đế chế Ottoman,
  • 10:18 - 10:20
    nó đã trở thành nền dân chủ nguyên thủy,
  • 10:20 - 10:22
    một chế độ quân chủ lập hiến.
  • 10:22 - 10:25
    Sự tự do là một yếu tố chính trị quan trọng trong thời điểm đó.
  • 10:25 - 10:27
    Tương tự như ở những quốc gia Ả rập,
  • 10:27 - 10:30
    khi nhà sử học Ả rập gạo cội Albert Hourani
  • 10:30 - 10:32
    đã gọi đó là thời kì tự do.
  • 10:32 - 10:34
    Ông ấy đã viết một cuốn sách "Arabic Thought in the Liberal Age."
  • 10:34 - 10:36
    Thời kì tự do, ông ấy định nghĩa
  • 10:36 - 10:39
    là ở thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20.
  • 10:39 - 10:42
    Đáng chú ý là xu hướng nổi trội
  • 10:42 - 10:44
    vào đầu thế kỉ 20
  • 10:44 - 10:48
    giữa những người tin vào Hồi giáo, nhà tri thức và nhà nghiên cứu tôn giáo.
  • 10:48 - 10:50
    Nhưng có một yếu tố gây tò mò
  • 10:50 - 10:52
    ở thời gian còn lại thế kỉ 20,
  • 10:52 - 10:54
    bởi vì chúng ta chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng
  • 10:54 - 10:56
    trong sự hiện đại hóa của Hồi giáo.
  • 10:56 - 10:58
    Trong đó,
  • 10:58 - 11:01
    sự phát triển của đạo Hồi
  • 11:01 - 11:04
    như một hệ tư tưởng đọc đoán,
  • 11:04 - 11:06
    tương đối gay gắt,
  • 11:06 - 11:08
    ngược lại với xu hướng phương Tây,
  • 11:08 - 11:10
    và có nguyện vọng sắp xếp xã hội,
  • 11:10 - 11:12
    được xây dựng dựa trên tư tưởng toàn diện hoàn hảo.
  • 11:12 - 11:15
    Vì vậy, tư tưởng Hồi giáo là một ý tưởng phức tạp
  • 11:15 - 11:17
    đã gây ra rất nhiều vấn đề
  • 11:17 - 11:20
    trong thế kỉ 20.
  • 11:20 - 11:23
    Và thậm chí là cả tình thái cực độ của Hồi giáo
  • 11:23 - 11:26
    đã dẫn đến chủ nghĩa khủng bố dưới tên Hồi giáo --
  • 11:26 - 11:29
    mà thực tế là một hành động, tôi nghĩ là trái ngược lại với Hồi giáo,
  • 11:29 - 11:32
    nhưng đôi khi, hiển nhiên là những người cực đoan không nghĩ theo hướng đó.
  • 11:32 - 11:34
    Nhưng mà có một câu hỏi gây tò mò:
  • 11:34 - 11:37
    Nếu sự hiện đại hóa Hồi giáo quá phổ biến
  • 11:37 - 11:39
    ở thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20,
  • 11:39 - 11:41
    thì tại sao nó lại không phổ biến
  • 11:41 - 11:43
    vào thời gian cuối thế kỉ 20?
  • 11:43 - 11:45
    Và đó là câu hỏi, tôi nghĩ,
  • 11:45 - 11:47
    cần phải được thảo luận cẩn thận.
  • 11:47 - 11:49
    Trong cuốn sách của tôi, tôi cũng đã nghiên cứu về vấn đề đó.
  • 11:49 - 11:53
    Và thực tế bạn không cần phải là một nhà khoa học để có thể hiểu được điều đó.
  • 11:53 - 11:55
    Bạn chỉ cần nghiên cứu về lịch sử chính trị của thế kỉ 20,
  • 11:55 - 11:57
    bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thay đổi.
  • 11:57 - 11:59
    Văn cảnh thay đổi.
  • 11:59 - 12:01
    Ở thế kỉ 19,
  • 12:01 - 12:03
    khi người Hồi giáo lấy Châu Âu làm ví dụ,
  • 12:03 - 12:06
    họ rất độc lập và tự tin nhiều hơn.
  • 12:06 - 12:09
    Vào những năm đầu thế kỉ 20, với sự sụp đổ đế chế Ottoman,
  • 12:09 - 12:12
    cả Trung Đông bị xâm chiếm.
  • 12:12 - 12:14
    Và khi bạn có thuộc địa, bạn sẽ có gì nữa?
  • 12:14 - 12:16
    Bạn có những người chống lại đế chế thuộc địa.
  • 12:16 - 12:19
    Vì vậy Châu Âu không còn là ví dụ để học tập;
  • 12:19 - 12:22
    mà nó là thù địch để đấu tranh và kháng lại.
  • 12:22 - 12:24
    Nên đã có một sự suy giảm rất nhanh chóng
  • 12:24 - 12:26
    trong tư tưởng tự do ở thế giới Hồi giáo,
  • 12:26 - 12:29
    và bạn thấy sự phòng thủ nhiều hơn,
  • 12:29 - 12:32
    cứng nhắc và phản ứng căng thẳng,
  • 12:32 - 12:34
    dẫn tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa dân tộc ở Ả rập,
  • 12:34 - 12:37
    và hệ lụy cuối cùng là tư tưởng Hồi giáo.
  • 12:37 - 12:40
    Khi chế độ thuộc địa kết thúc,
  • 12:40 - 12:42
    những thứ mà bạn có ở đó
  • 12:42 - 12:44
    chủ yếu là những kẻ vô tôn giáo độc tài,
  • 12:44 - 12:46
    tuyên bố họ là đất nước,
  • 12:46 - 12:48
    nhưng không mang lại nền dân chủ cho đất nước,
  • 12:48 - 12:50
    và thành lập chế độ độc tài riêng.
  • 12:50 - 12:53
    Tôi nghĩ phương Tây, ít nhất là một số quyền lực ở phương Tây,
  • 12:53 - 12:55
    đặc biệt ở Hoa Kì,
  • 12:55 - 12:58
    đã sai lầm khi ủng hộ những người phi tôn giáo độc tài đó,
  • 12:58 - 13:01
    lầm tưởng họ sẽ giúp đỡ vì lợi ích của họ.
  • 13:01 - 13:03
    Nhưng thực tế những người độc tài đó
  • 13:03 - 13:05
    đàn áp chế độ dân chủ trong đất nước của họ
  • 13:05 - 13:07
    và đàn áp nhóm người Hồi giáo ở đó
  • 13:07 - 13:09
    , điều đã khiến những người Hồi giáo phản ứng dữ dội hơn.
  • 13:09 - 13:11
    Vì vậy ở thế kỉ 20,
  • 13:11 - 13:13
    bạn có chu kỳ luẩn quẩn ở thế giới Ả rập
  • 13:13 - 13:16
    khi mà chủ nghĩa độc tài đàn áp chính những con người của họ
  • 13:16 - 13:18
    bao gồm cả người Hồi giáo sùng đạo,
  • 13:18 - 13:21
    và họ đã phản ứng một cách dữ dội.
  • 13:21 - 13:23
    Mặc dù vậy, có một đất nước
  • 13:23 - 13:26
    mà người dân có thể né tránh hoặc bỏ trốn
  • 13:26 - 13:28
    khỏi vòng luẩn quẩn.
  • 13:28 - 13:31
    Đó là đất nước mà tôi sinh ra, Thổ Nhĩ Kỳ.
  • 13:31 - 13:33
    Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ bị chiếm đóng thành thuộc địa,
  • 13:33 - 13:36
    vì vậy nó giữ được nên độc lập sau sự sụp đổ của đế chế Ottoman.
  • 13:36 - 13:38
    Đó là một điều để ghi nhớ.
  • 13:38 - 13:41
    Họ không chia sẻ chung cường điệu chống lại thuộc địa
  • 13:41 - 13:44
    mà bạn thấy ở những nước khác cùng miền.
  • 13:44 - 13:46
    Thứ hai, quan trọng hơn cả,
  • 13:46 - 13:48
    Thổ Nhĩ Kỳ đi theo chế độ dân chủ
  • 13:48 - 13:50
    sớm hơn bất kể đất nước nào chúng ta đang nói tới.
  • 13:50 - 13:52
    Năm 1950, Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc bỏ phiếu bầu cử tự do và công bằng,
  • 13:52 - 13:55
    đánh dấu sự chấm hết của chế độ chuyên quyền thế tục,
  • 13:55 - 13:57
    mốc dấu cho sự bắt đầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
  • 13:57 - 13:59
    Và những người Hồi giáo sùng đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ
  • 13:59 - 14:03
    nhận ra họ có thể thay đổi thể chế chính trị nhờ bầu cử.
  • 14:03 - 14:06
    Họ nhận ra nền dân chủ có mối liên hệ tương xứng với văn hóa Hồi giáo,
  • 14:06 - 14:08
    tương xứng với những giá trị của họ,
  • 14:08 - 14:10
    và họ ủng hộ chế độ dân chủ.
  • 14:10 - 14:12
    Đó là một kinh nghiệm
  • 14:12 - 14:14
    mà không phải tất cả các nước Hồi giáo khác ở Trung Đông có
  • 14:14 - 14:16
    cho tới gần đây.
  • 14:16 - 14:18
    Thứ hai, trong 2 thế kỉ vừa qua,
  • 14:18 - 14:21
    nhờ có toàn cầu hóa, nhờ có nền kinh tế thị trường,
  • 14:21 - 14:23
    và sự phát triển của giới trung lưu,
  • 14:23 - 14:25
    chúng tôi, ở Thổ Nhĩ Kỳ nhìn thấy
  • 14:25 - 14:29
    điều tôi định nghĩa là sự hồi sinh của việc hiện đại hóa Hồi giáo.
  • 14:29 - 14:32
    Hiện tại có nhiều người sùng đạo Hồi ở thành thị hơn
  • 14:32 - 14:34
    những người khi nhìn vào truyền thống của họ
  • 14:34 - 14:37
    và nhận ra là có một số vấn đề với những giá trị truyền thống đó.
  • 14:37 - 14:40
    Họ hiểu rằng cần có sự thay đổi, cần đặt ra những câu hỏi và sự cải cách.
  • 14:40 - 14:42
    Và họ nhận ra ở Châu Âu,
  • 14:42 - 14:45
    họ tiếp tục nhận ra những ví dụ để học tập.
  • 14:45 - 14:47
    Họ thấy những điều, ít nhất có thể đưa ra ý tưởng, xu hướng.
  • 14:47 - 14:49
    Vì vậy mà tiến trình E.U.
  • 14:49 - 14:51
    sự cố gắng của Thổ Nhĩ Kỳ để gia nhập E.U.,
  • 14:51 - 14:53
    đã được ủng hộ từ bên trong đất nước
  • 14:53 - 14:55
    bởi những nhà sùng đạo Hồi giáo,
  • 14:55 - 14:58
    trong khi một số nước phi tôn giáo lại chống lại điều đó.
  • 14:58 - 15:00
    Tiến trình đó đã có một chút lu mờ
  • 15:00 - 15:02
    bởi không phải tất cả những người Châu Âu đều hoan nghênh --
  • 15:02 - 15:05
    nhưng đó lại là một vấn đề thảo luận khác.
  • 15:05 - 15:08
    Nhưng những ý kiến ủng hộ E.U. ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỉ qua
  • 15:08 - 15:10
    đã gần trở thành một quan điểm của Hồi giáo,
  • 15:10 - 15:12
    được ủng hộ bởi những người Hồi giáo tự do
  • 15:12 - 15:15
    và đương nhiên là những người phi tôn giáo tự do.
  • 15:15 - 15:17
    Nhờ có điều đó
  • 15:17 - 15:20
    Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể tạo nên sự thành công
  • 15:20 - 15:25
    mà văn hóa Hồi giáo
  • 15:25 - 15:27
    đã trở thành một phần trong cuộc chơi của chế độ dân chủ,
  • 15:27 - 15:29
    và thậm chí là góp phần phát triển nền dân chủ và kinh tế
  • 15:29 - 15:31
    của đất nước
  • 15:31 - 15:34
    Hiện tại, đó là một ví dụ gây nhiều cảm hứng
  • 15:34 - 15:36
    cho nhiều việc làm, bước tiến của Hồi giáo
  • 15:36 - 15:39
    hay nhiều nước ở thế giới Ả rập.
  • 15:39 - 15:41
    Bạn chắc chắn đã chứng kiến sự kiện mùa xuân Ả rập,
  • 15:41 - 15:44
    nó bắt đầu từ Tunis và Ai cập.
  • 15:44 - 15:46
    Những người Ả rập
  • 15:46 - 15:48
    nổi dậy chống lại những nhà độc tài của họ.
  • 15:48 - 15:51
    Họ đòi quyền dân chủ; họ đòi hỏi quyền tự do.
  • 15:51 - 15:54
    Họ không biến thành boogyman
  • 15:54 - 15:56
    mà những nhà độc tài sử dụng
  • 15:56 - 15:59
    để biện minh cho chế độ của mình.
  • 15:59 - 16:02
    Họ nói chúng tôi muốn tự do, dân chủ
  • 16:02 - 16:04
    Chúng tôi là những người tin tưởng vào đạo Hồi,
  • 16:04 - 16:07
    nhưng chúng tôi muốn sống như những người tự do trong một xã hội dân chủ."
  • 16:07 - 16:09
    Đương nhiên, đó là một con đường dài.
  • 16:09 - 16:11
    Nền dân chủ không phải có thể xây dựng trong thời gian ngắn;
  • 16:11 - 16:13
    nó là một quá trình
  • 16:13 - 16:15
    Nhưng đó là một thời đại hứa hẹn tốt đẹp
  • 16:15 - 16:17
    trong thế giới Hồi giáo.
  • 16:17 - 16:19
    Và tôi tin với sự hiện đại hóa Hồi giáo
  • 16:19 - 16:21
    bắt đầu từ thế kỉ 19,
  • 16:21 - 16:23
    nhưng phải gây dựng lại từ thế kỉ 20
  • 16:23 - 16:25
    bởi những vấn đề chính trị ở thế giới Hồi giáo,
  • 16:25 - 16:27
    đang được hồi sinh.
  • 16:27 - 16:30
    Tôi nghĩ thông điệp được rút ra
  • 16:30 - 16:32
    chính là Hồi giáo,
  • 16:32 - 16:35
    mặc dù tồn tại những hoài nghi về phương Tây,
  • 16:35 - 16:37
    có những tiềm năng riêng của nó
  • 16:37 - 16:40
    để xây dựng nền dân chủ theo cách riêng, con đường bình đẳng,
  • 16:40 - 16:42
    tự do.
  • 16:42 - 16:44
    Họ nên được cho phép xây dựng và đi theo con đường đó.
  • 16:44 - 16:46
    Cảm ơn mọi người rất nhiều.
  • 16:46 - 16:50
    (Vỗ tay)
Title:
Mustafa Akyol: Niềm tin và phong tục trong Hồi Giáo
Speaker:
Mustafa Akyol
Description:

Tại TEDX Warwick, nhà báo Mustafa Akyol đã nói về cách những phong tục văn hóa vùng miền (ví dụ như việc choàng khăn quanh đầu) được mọi người cho rằng xuất phát từ những niềm tin trong Hồi giáo. Phải chăng ý niệm chung của thế giới về Hồi giáo đã quá chú trọng vào các tục lệ mà chưa đủ vào những niềm tin căn bản?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:51
hoang minh tam added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions