Return to Video

Liệu phân tích hơi thở có thể phát hiện ung thư?

  • 0:07 - 0:12
    Máy đo nồng độ cồn trong khí thở hoạt động
    như thế nào để đo nồng độ cồn trong máu,
  • 0:12 - 0:16
    nhiều giờ sau khi một người uống rượu,
    mà chỉ dựa vào hơi thở của người đó?
  • 0:16 - 0:21
    Hơi thở ra chứa hàm lượng
    của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn
  • 0:21 - 0:23
    hợp chất dễ bay hơi hữu cơ:
  • 0:23 - 0:28
    những phân tử nhỏ và nhẹ
    đủ để lơ lửng như chất khí.
  • 0:28 - 0:32
    Một trong số đó là ethanol,
    chất chúng ta dùng trong đồ uống có cồn.
  • 0:32 - 0:36
    Nó đi xuyên qua dòng máu
    đến những túi khí nhỏ trong phổi,
  • 0:36 - 0:41
    và tồn tại trong hơi thở ra
    với nồng độ trung bình thấp hơn 2,000 lần
  • 0:41 - 0:43
    so với trong máu.
  • 0:43 - 0:46
    Khi một người thổi vào cồn kế,
  • 0:46 - 0:50
    ethanol trong hơi thở của họ
    đi vào khoang phản ứng.
  • 0:50 - 0:54
    Ở đó, nó được chuyển thành phân tử khác,
    gọi là acetic acid,
  • 0:54 - 0:59
    trong một lò phản ứng đặc biệt có khả năng
    tạo ra dòng điện suốt phản ứng.
  • 0:59 - 1:02
    Độ mạnh của dòng điện chỉ ra lượng ethanol
    trong mẫu khí,
  • 1:02 - 1:06
    và từ đó suy ra nồng độ trong máu.
  • 1:06 - 1:09
    Ngoài những chất hữu cơ dễ bay hơi
    như ethanol
  • 1:09 - 1:11
    mà chúng ta dùng trong đồ ăn và thức uống,
  • 1:11 - 1:15
    những phản ứng sinh hóa của cơ thể người
    cũng sản sinh nhiều chất như vậy.
  • 1:15 - 1:18
    Và khi có điều gì đó làm gián đoạn
    những phản ứng này, bệnh tật chẳng hạn,
  • 1:18 - 1:22
    lượng chất hữu cơ dễ bay hơi
    tích tụ trong hơi thở
  • 1:22 - 1:24
    cũng sẽ thay đổi.
  • 1:24 - 1:28
    Vậy liệu chúng ta có thể phát hiện bệnh
    bằng cách phân tích hơi thở bệnh nhân,
  • 1:28 - 1:30
    mà không cần tới những
    phương pháp chẩn đoán xâm lấn khác
  • 1:30 - 1:34
    như sinh thiết, lấy máu và phóng xạ không?
  • 1:34 - 1:36
    Theo lý thuyết là có,
  • 1:36 - 1:41
    nhưng xét nghiệm bệnh phức tạp hơn nhiều
    so với thử nồng độ cồn.
  • 1:41 - 1:42
    Để phát hiện bệnh,
  • 1:42 - 1:47
    những nhà nghiên cứu phải xem
    một bộ mười chất trong hơi thở.
  • 1:47 - 1:52
    Một bệnh nào đó có thể làm nồng độ
    vài chất trong số đó tăng hoặc giảm,
  • 1:52 - 1:54
    trong khi những chất khác không thay đổi.
  • 1:54 - 1:58
    Kết quả mô tả có thể sẽ khác nhau
    trong mỗi bệnh,
  • 1:58 - 2:01
    hoặc thậm chí khác nhau
    trong từng giai đoạn của một bệnh.
  • 2:01 - 2:05
    Ví dụ, ung thư là bệnh
    được nghiên cứu nhiều nhất
  • 2:05 - 2:08
    trong việc chẩn đoán
    bằng phân tích hơi thở.
  • 2:08 - 2:11
    Một trong những thay đổi sinh hóa
    mà các khối u gây ra
  • 2:11 - 2:14
    là làm tăng một lượng lớn
    các phản ứng tạo năng lượng
  • 2:14 - 2:17
    gọi là đường phân.
  • 2:17 - 2:18
    Được biết tới như hiệu ứng Warburg,
  • 2:18 - 2:24
    sự tăng các phản ứng đường phân
    làm tăng các chất chuyển hóa như lactate
  • 2:24 - 2:28
    sau đó sẽ ảnh hưởng đến cả một chuỗi
    những quá trình chuyển hóa khác
  • 2:28 - 2:32
    và cuối cùng dẫn đến thay đổi
    thành phần khí thở ra,
  • 2:32 - 2:36
    có thể bao gồm cả tăng nồng độ
    các chất dễ bay hơi
  • 2:36 - 2:39
    ví dụ như dimethyl sulfide.
  • 2:39 - 2:43
    Nhưng hiệu ứng Warburg chỉ là một dấu hiệu
    tiềm năng của ung thư,
  • 2:43 - 2:47
    chứ không thể tiết lộ gì thêm
    về loại ung thư cụ thể.
  • 2:47 - 2:51
    Phải cần rất nhiều các dấu hiệu khác
    để đưa ra chẩn đoán.
  • 2:51 - 2:53
    Để tìm những khác biệt nhỏ ấy,
  • 2:53 - 2:56
    các nhà nghiên cứu so sánh hơi thở
    của người bình thường
  • 2:56 - 2:59
    với người bị một bệnh nhất định
  • 2:59 - 3:02
    bằng việc sử dụng những mô tả dựa trên
    hàng trăm mẫu hơi thở.
  • 3:02 - 3:06
    Phân tích phức tạp này
    cần một loại cảm biến khác biệt,
  • 3:06 - 3:10
    và đa năng hơn
    máy đo nồng độ cồn trong khí thở.
  • 3:10 - 3:12
    Một số loại cảm biến đã được phát triển.
  • 3:12 - 3:15
    Một vài trong số đó phân biệt
    các chất riêng biệt
  • 3:15 - 3:19
    bằng việc quan sát cách chúng di chuyển
    qua một bộ điện trường.
  • 3:19 - 3:23
    Số khác sử dụng một dãy điện trở
    làm từ những vật liệu khác nhau
  • 3:23 - 3:27
    mà mỗi loại thay đổi giá trị điện trở
    khi tiếp xúc với một hỗn hợp nhất định
  • 3:27 - 3:29
    của các chất hữu cơ dễ bay hơi.
  • 3:29 - 3:31
    Nhưng vẫn còn những thách thức khác.
  • 3:31 - 3:35
    Những chất này xuất hiện
    với nồng độ rất thấp,
  • 3:35 - 3:37
    thường chỉ vài phần tỷ,
  • 3:37 - 3:40
    thấp hơn nhiều so với
    ethanol trong hơi thở.
  • 3:40 - 3:44
    Nồng độ của các chất có thể bị ảnh hưởng
    bởi các yếu tố khác ngoài bệnh,
  • 3:44 - 3:49
    bao gồm tuổi tác, giới tính, dinh dưỡng
    và lối sống.
  • 3:49 - 3:51
    Cuối cùng, vấn đề là phân biệt
  • 3:51 - 3:55
    chất nào trong mẫu hơi là được sản sinh
    từ cơ thể bệnh nhân
  • 3:55 - 3:57
    và chất nào là do hít vào
    từ môi trường bên ngoài
  • 3:57 - 3:59
    ngay trước khi làm thử nghiệm.
  • 3:59 - 4:04
    Vì những thách thức này mà
    phân tích hơi thở vẫn chưa hoàn chỉnh.
  • 4:04 - 4:07
    Nhưng những thử nghiệm lâm sàng sơ bộ
    trên ung thư phổi, đại tràng,
  • 4:07 - 4:11
    và các cơ quan khác đã cho
    những kết quả đáng khích lệ.
  • 4:11 - 4:17
    Ngày nào đó, phát hiện ung thư sớm
    sẽ dễ dàng như hít vào và thở ra.
Title:
Liệu phân tích hơi thở có thể phát hiện ung thư?
Speaker:
Julian Burschka
Description:

Xem đầy đủ bài giảng tại: https://ed.ted.com/lessons/could-a-breathalyzer-detect-cancer-julian-burschka

Làm cách nào mà máy đo nồng độ cồn có thể đo được lượng cồn trong máu nhiều giờ sau khi một người uống rượu, mà chỉ dựa vào hơi thở của người đó? Và liệu chúng ta có thể dùng kỹ thuật tương tự để phát hiện bệnh bằng cách phân tích hơi thở bệnh nhân mà không sử dụng những phương pháp chẩn đoán xâm lấn khác như sinh thiết, lấy máu và phóng xạ không? Julian Burschka sẽ giải thích quá trình phức tạp này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:17

Vietnamese subtitles

Revisions