Return to Video

Khía cạnh vật lý của pizza (Pizza kiểu New York) - Colm Kelleher

  • 0:14 - 0:16
    Phần lớn mọi người đều thích ăn pizza,
  • 0:16 - 0:18
    nhưng việc đó có thể khá bừa bãi.
  • 0:18 - 0:19
    Pizza thì mềm và dễ bị bẻ cong.
  • 0:19 - 0:22
    Vậy ăn thế nào để pho mát
    trên đó không bị rơi?
  • 0:22 - 0:23
    Bạn cần biết vài mánh:
  • 0:23 - 0:25
    bạn dùng cả hai tay,
    không sành điệu lắm...
  • 0:25 - 0:26
    hoặc có thể dùng đĩa giấy
  • 0:26 - 0:29
    và chỉ để chìa ra phần đầu của miếng pizza.
  • 0:29 - 0:30
    Còn một cách khác, đó là:
  • 0:30 - 0:33
    gập nhẹ miếng pizza
    làm đôi theo chiều dọc.
  • 0:33 - 0:35
    Bây giờ miếng pizza không bị lủng lẳng,
  • 0:35 - 0:38
    và bạn có thể ăn mà
    không bị dây sốt cà chua lên người
  • 0:38 - 0:41
    hoặc chẳng may cắn phải đĩa giấy.
  • 0:41 - 0:44
    Nhưng sao miếng pizza không bị lủng lẳng
    khi được gập đôi lại?
  • 0:44 - 0:46
    Để hiểu điều này, bạn cần biết hai điều:
  • 0:46 - 0:48
    tính chất toán học của các hình cong,
  • 0:48 - 0:51
    và tính chất vật lý của các vật mỏng.
  • 0:51 - 0:52
    Đầu tiên là toán học.
  • 0:52 - 0:54
    Giả dụ tôi có tấm cao su mỏng.
  • 0:54 - 0:57
    Nó rất mỏng và có thể uốn cong,
    vậy rất dễ để cuốn thành hình trụ.
  • 0:57 - 1:00
    Tôi không cần căng miếng này ra,
    chỉ cần uốn cong nó thôi.
  • 1:00 - 1:03
    Đây là tính chất mà một hình có thể
    biến thành một hình khác
  • 1:03 - 1:06
    mà không cần kéo ra hoặc ép lại,
    được gọi là phép đẳng cự.
  • 1:06 - 1:10
    Một nhà toán học sẽ nói: miếng nhựa phẳng
    là đẳng cự với hình trụ tròn.
  • 1:10 - 1:12
    Nhưng không phải các
    hình đều đẳng cự.
  • 1:12 - 1:15
    Nếu tôi thử biến miếng nhựa phẳng
    thành một hình cầu,
  • 1:15 - 1:16
    tôi không thể làm điều đó.
  • 1:16 - 1:18
    Bạn có thể tự kiểm tra điều này,
  • 1:18 - 1:20
    bằng cách cố gắng bọc giấy
    bên ngoài một quả bóng,
  • 1:20 - 1:22
    mà không kéo hoặc làm nhàu tờ giấy.
  • 1:22 - 1:23
    Điều đó là không thế.
  • 1:23 - 1:25
    Vậy nhà toán học sẽ nói
  • 1:25 - 1:28
    tờ giấy và quả cầu không đẳng cự với nhau.
  • 1:28 - 1:30
    Còn có một hình tương tự khác
    mà không đẳng cự
  • 1:30 - 1:33
    với bất kỳ hình dạng nào ta biết:
    miếng khoai tây chiên.
  • 1:33 - 1:36
    Hình dạng miếng khoai tây không
    đẳng cự với tấm phẳng.
  • 1:36 - 1:39
    Nếu bạn muốn làm miếng nhựa phẳng
    thành hình dạng miếng khoai tây,
  • 1:39 - 1:42
    bạn cần kéo nó... không chỉ uốn cong,
    phải kéo dãn nó nữa.
  • 1:42 - 1:43
    Vậy, đó là toán học.
  • 1:43 - 1:45
    Không hề khó đúng không?
  • 1:45 - 1:46
    Bây giờ nói về vật lý.
  • 1:46 - 1:48
    Có thể tóm gọn trong một câu:
  • 1:48 - 1:51
    tấm phẳng dễ dàng bị uốn cong
    nhưng khó kéo dãn.
  • 1:51 - 1:52
    Điều này rất quan trọng.
  • 1:52 - 1:55
    Tấm phẳng dễ dàng bị uốn cong
    nhưng khó kéo dãn.
  • 1:55 - 1:58
    Chắc bạn còn nhớ khi chúng ta
    cuộn tấm nhựa thành hình trụ?
  • 1:58 - 2:00
    Không khó đúng không?
  • 2:00 - 2:02
    Nhưng tưởng tượng sẽ khó ra sao
    nếu kéo dãn nó
  • 2:02 - 2:04
    để tăng diện tích thêm 10%
  • 2:04 - 2:05
    Có vẻ sẽ có chút khó khăn.
  • 2:05 - 2:07
    Vấn đề là bẻ cong một tấm phẳng
  • 2:07 - 2:09
    sẽ tốn ít sức lực
  • 2:10 - 2:13
    nhưng để kéo dãn hoặc làm nhàu
    sẽ khó khăn hơn nhiều.
  • 2:13 - 2:15
    Bây giờ, cuối cùng,
    chúng ta quay lại với pizza.
  • 2:15 - 2:18
    Giả dụ bạn đến cửa hàng pizza
    và mua một miếng.
  • 2:18 - 2:21
    Bạn cầm nó từ phần vỏ, đầu tiên,
    mà không gập lại
  • 2:21 - 2:24
    Bởi vì trọng lượng,
    miếng pizza sẽ cong xuống dưới.
  • 2:24 - 2:26
    Sự thực là pizza thì khá mỏng,
  • 2:26 - 2:28
    và ta biết tấm phẳng mỏng
    thì dễ dàng bị bẻ cong.
  • 2:28 - 2:30
    Bạn không thể cứ ăn như vậy,
  • 2:30 - 2:32
    pho mát và sốt cà chua vung vãi khắp nơi,
    sẽ rất lộn xộn.
  • 2:32 - 2:34
    Vậy bạn gập phần vỏ lại.
  • 2:34 - 2:37
    Khi làm, bạn biến miếng pizza
    thành hình dạng như miếng taco.
  • 2:37 - 2:40
    Không khó để làm vậy.
    Hơn hết, hình dạng này đẳng cự
  • 2:40 - 2:42
    với hình dạng phẳng nguyên bản của pizza.
  • 2:42 - 2:45
    Nhưng tưởng tượng điều sẽ xảy ra
    nếu miếng pizza rủ xuống
  • 2:45 - 2:46
    khi bạn đang bẻ cong nó.
  • 2:46 - 2:48
    Bây giờ trông như miếng taco bị rủ.
  • 2:48 - 2:51
    Và taco rủ xuống thì trông ra sao?
    Giống miếng khoai tây!
  • 2:51 - 2:55
    Nhưng ta điều biết là miếng khoai chiên
    thì không đẳng cự với tấm nhựa phẳng,
  • 2:55 - 2:56
    hoặc miếng pizza phẳng,
  • 2:56 - 2:59
    và điều đó nghĩa là để tạo thành
    hình dạng như thế này,
  • 2:59 - 3:01
    miếng pizza phải kéo dãn.
  • 3:01 - 3:04
    Vì miếng pizza mỏng,
    nên sẽ cần nhiều lực hơn
  • 3:04 - 3:05
    so với lực cần thiết để
  • 3:06 - 3:07
    bẻ cong miếng pizza như lúc đầu.
  • 3:07 - 3:09
    Vậy, kết luận là gì?
  • 3:09 - 3:11
    Khi bạn gập phần vỏ miếng pizza,
  • 3:11 - 3:14
    miếng pizza đã trở thành một hình dạng
    mà cần rất nhiều lực để bẻ cong nó.
  • 3:14 - 3:17
    Thông thường, trọng lực không đủ mạnh
    để tạo ra lực này.
  • 3:17 - 3:19
    Cũng đã có kha khá thông tin,
  • 3:19 - 3:21
    giờ hãy tổng hợp những thứ ta có.
  • 3:21 - 3:22
    Khi miếng pizza được gập lại,
  • 3:22 - 3:24
    trọng lực không đủ mạnh
    bẻ cong phần đầu.
  • 3:24 - 3:26
    Tại sao? Bởi vì khó để kéo dãn miếng pizza
  • 3:26 - 3:29
    và để bẻ cong phần đầu xuống,
    miếng pizza phải được kéo dãn.
  • 3:29 - 3:32
    Bởi vì hình dạng miếng pizza sẽ giống như,
  • 3:32 - 3:33
    miếng taco rủ xuống,
  • 3:33 - 3:35
    vậy là không đẳng cự với
    hình dạng vốn có của pizza.
  • 3:35 - 3:37
    Tại sao? Bởi vì đó là toán học.
  • 3:37 - 3:40
    Từ ví dụ của miếng pizza,
    ta có thể học rất nhiều
  • 3:40 - 3:43
    bằng cách nhìn bản chất toán học
    của các hình khối khác nhau.
  • 3:43 - 3:46
    Và điều tuyệt vời là pizza cũng là
    một trong các hình đó.
Title:
Khía cạnh vật lý của pizza (Pizza kiểu New York) - Colm Kelleher
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/pizza-physics-new-york-style-colm-kelleher

Mọi người thích ăn pizza, nhưng mỗi loại bánh có một cấu trúc khác nhau. Nếu bánh kiểu New York mỏng và to là loại bạn thích, thì khi bạn ăn pizza chắc phải bừa bãi lắm. Colm Kellerher chỉ ra tính khoa học và toán học của việc gập một miếng pizza lại để bạn ăn pizza không phải mặc yếm nữa.

Bài giảng thực hiện bỏi Colm Kelleher, minh họa bởi Joel Trussel.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:58

Vietnamese subtitles

Revisions