Return to Video

Đây là não của bạn khi đang giao tiếp

  • 0:01 - 0:03
    Hãy tưởng tượng bạn tạo ra 1 thiết bị
  • 0:03 - 0:05
    có thể ghi lại ký ức
  • 0:05 - 0:07
    giấc mơ và suy nghĩ của tôi
  • 0:07 - 0:09
    rồi chuyển chúng
    từ não tôi sang bạn.
  • 0:09 - 0:12
    Chắc hẳn đó là công nghệ thay đổi
    ngoạn mục đúng không?
  • 0:12 - 0:15
    Nhưng thực tế, chúng ta đã sở hữu
    thiết bị này,
  • 0:15 - 0:18
    và nó được gọi là hệ thống
    giao tiếp của con người
  • 0:18 - 0:19
    và lối truyền đạt hiệu quả.
  • 0:20 - 0:22
    Để hiểu cách thức hoạt động
    của công cụ này,
  • 0:22 - 0:25
    chúng ta phải nhìn vào
    bên trong bộ não mình.
  • 0:25 - 0:28
    Và chúng ta phải đặt câu hỏi
    cách khác.
  • 0:28 - 0:30
    Ta cần hỏi
  • 0:30 - 0:33
    làm cách nào mạng nơ ron
    trong não tôi
  • 0:33 - 0:36
    liên kết với những kỷ niệm của tôi,
    làm thế nào những ý tưởng
  • 0:36 - 0:39
    được truyền đến não của bạn.
  • 0:40 - 0:43
    Tôi nghĩ có 2 yếu tố
    cho phép ta giao tiếp.
  • 0:43 - 0:47
    Đầu tiên, não của bạn có cấu tạo vật lý
    thích hợp để nhận sóng âm
  • 0:47 - 0:50
    mà tôi đang truyền đến.
  • 0:50 - 0:53
    Tiếp đến, chúng ta có cùng giao thức
    thần kinh
  • 0:53 - 0:55
    cho phép chúng ta giao tiếp.
  • 0:55 - 0:57
    Làm sao ta biết điều đó?
  • 0:57 - 0:59
    Ở phòng thí nghiệm của tôi tại Princeton,
  • 0:59 - 1:03
    chúng tôi cho chụp MRI chức năng não
    của một số người
  • 1:03 - 1:07
    trong khi họ đang nói hoặc nghe
    những câu chuyện thường ngày.
  • 1:07 - 1:09
    Và để cho bạn một ý nghĩa của
    câu nói của bạn,
  • 1:09 - 1:13
    hãy cho tôi 20 giây để kể câu chuyện
    mà chúng tôi dùng trong thí nghiệm,
  • 1:13 - 1:16
    được kể bởi nhà kể chuyện tài năng
  • 1:16 - 1:17
    Jim O'Grady.
  • 1:17 - 1:22
    (Âm thanh) Jim O'Grady: Khi tôi đang
    nghĩ ra câu chuyện, tôi biết nó hay,
  • 1:22 - 1:24
    rồi tôi bắt đầu thêu dệt cho nó --
  • 1:24 - 1:26
    (Cười)
  • 1:26 - 1:29
    bằng cách thêm vào một yếu tố mỹ miều.
  • 1:30 - 1:33
    Các nhà báo gọi đó là "quá trình chế biến"
  • 1:33 - 1:35
    (Cười)
  • 1:36 - 1:39
    Và họ khuyên không nên vượt qua
    làn ranh này.
  • 1:40 - 1:45
    Nhưng tôi vừa thấy một sự việc vượt rào:
    một trưởng khoa quyền lực
  • 1:45 - 1:46
    bị ném bánh vào mặt.
  • 1:46 - 1:48
    Và tôi khá thích thú."
  • 1:48 - 1:50
    Uri Hason: Bây giờ ta hãy
    nhìn vào bên trong não
  • 1:50 - 1:53
    và xem thử điều gì xảy ra
    khi bạn nghe những câu chuyện như thế.
  • 1:53 - 1:57
    Hãy bắt đầu với một người nghe và
    vùng trong não của người đó:
  • 1:58 - 2:01
    vùng vỏ não thính giác liên quan đến
    âm thanh từ tai đến.
  • 2:01 - 2:03
    Như bạn thấy, trong vùng
    não đặc biệt này,
  • 2:04 - 2:07
    những phản ứng xuất hiện khi câu
    chuyện bắt đầu.
  • 2:07 - 2:09
    Bây giờ chúng ta xem những phản ứng này
  • 2:09 - 2:11
    và so sánh chúng với những phản ứng
    của người nghe khác
  • 2:11 - 2:13
    trong cùng vùng não.
  • 2:13 - 2:14
    Và chúng ta hỏi:
  • 2:14 - 2:17
    Những phản ứng ở những người
    nghe giống nhau đến mức nào?
  • 2:18 - 2:20
    Bạn có thể xem 5 người nghe này.
  • 2:21 - 2:24
    Chúng tôi quét não của họ
    trước khi nghe chuyện,
  • 2:24 - 2:28
    khi họ đang nằm trong buồng tối
    và chờ câu chuyện bắt đầu.
  • 2:28 - 2:29
    Như bạn thấy,
  • 2:29 - 2:32
    vùng não phập phồng trong đầu họ,
  • 2:32 - 2:34
    nhưng những phản ứng thì rất khác,
  • 2:34 - 2:35
    và không đồng bộ.
  • 2:35 - 2:38
    Tuy nhiên, ngay sau đó
    khi câu chuyện bắt đầu,
  • 2:38 - 2:40
    một vài thứ tuyệt vời xảy ra.
  • 2:40 - 2:44
    (Âm thanh) JO: tôi đang viết câu chuyện
    của tôi và tôi biết nó hay,
  • 2:44 - 2:45
    và rồi tôi thêu dệt nó--
  • 2:45 - 2:49
    UH: đột nhiên bạn thấy
    các phản ứng trong các đối tượng
  • 2:49 - 2:50
    theo câu chuyện,
  • 2:50 - 2:53
    và các phản ứng lên xuống theo
    cách thức rất giống nhau
  • 2:53 - 2:55
    trong não của mọi người nghe.
  • 2:55 - 2:58
    Thật vậy, đây là điều đã xảy ra
    trong đầu bạn
  • 2:58 - 3:01
    khi bạn nghe lời nói của tôi.
  • 3:01 - 3:04
    Chúng ta gọi đó là hiệu ứng
    "thần kinh đồng bộ."
  • 3:04 - 3:07
    Và để giải thích cho bạn
    về hiệu ứng thần kinh đồng bộ,
  • 3:07 - 3:09
    tôi xin giải thích hiệu ứng
    bắt nhịp vật lý.
  • 3:10 - 3:13
    Tôi có 5 máy đập nhịp.
  • 3:13 - 3:16
    Hãy xem 5 chiếc máy đập nhịp
    như là 5 bộ não.
  • 3:16 - 3:19
    Chúng giống như những người nghe
    trước khi câu chuyện bắt đầu,
  • 3:19 - 3:20
    những máy này đang gõ nhịp,
  • 3:20 - 3:23
    nhưng chúng gõ lệch nhịp.
  • 3:23 - 3:27
    (Tiếng tíc tắc)
  • 3:27 - 3:30
    Hãy nhìn điều gì xảy ra
    khi tôi nối chúng với nhau
  • 3:31 - 3:33
    bằng cách đặt chúng trên hai
    ống hình trụ này.
  • 3:34 - 3:37
    (Tíc tắc)
  • 3:37 - 3:40
    Bây giờ 2 ống này bắt đầu lắc lư.
  • 3:40 - 3:43
    Sự rung truyền qua gỗ
  • 3:43 - 3:46
    và nối tất cả các máy lại với nhau.
  • 3:46 - 3:48
    Bây giờ hãy lắng nghe tiếng tíc tắc.
  • 3:48 - 3:52
    ( Tiếng tíc tắc đồng bộ)
  • 3:58 - 4:00
    Đây là gọi là sự đồng bộ vật lý.
  • 4:00 - 4:03
    Chúng ta quay lại bộ não và đặt câu hỏi:
  • 4:03 - 4:05
    Đồng bộ thần kinh dẫn đến điều gì?
  • 4:05 - 4:08
    Nó có đơn giản như âm thanh
    mà người nói đang tạo ra không?
  • 4:08 - 4:09
    Đó là âm của các từ.
  • 4:09 - 4:13
    Hay là ý mà
    người nói muốn truyền đạt.
  • 4:13 - 4:16
    Vậy để kiểm tra, chúng tôi đã
    làm thí nghiệm sau,
  • 4:16 - 4:19
    Trước hết, chúng tôi lấy câu chuyện
    và cho chạy ngược lại.
  • 4:19 - 4:22
    Các âm thanh vẫn được giữ như bản gốc,
  • 4:22 - 4:24
    nhưng bị đảo vị trí nên mất ý nghĩa.
  • 4:24 - 4:26
    Và nó nghe giống thế này.
  • 4:26 - 4:31
    (Âm thanh) JO: (không hiểu được)
  • 4:31 - 4:34
    Chúng tôi tô màu hai não
  • 4:34 - 4:38
    để chỉ ra vùng nào trong não của
    mọi người phản ứng giống nhau.
  • 4:38 - 4:39
    Như bạn thấy,
  • 4:39 - 4:43
    âm thanh tạo sự đồng bộ
    hay đồng tuyến trong mọi bộ não
  • 4:43 - 4:45
    ở vùng vỏ não âm thanh,
  • 4:45 - 4:48
    nhưng không truyền sâu hơn vào
    bên trong não.
  • 4:48 - 4:51
    Chúng ta lấy những âm thanh này
    và xây dựng lại các từ.
  • 4:51 - 4:54
    Vậy nếu chúng ta lấy câu nói của
    Jim O'Grady rồi trộn các từ lên,
  • 4:54 - 4:55
    chúng ta sẽ có một chuỗi các từ.
  • 4:55 - 4:58
    (Âm thanh) JO: con vật ...
    sự việc kết nối...
  • 4:58 - 5:01
    ngay giữa ... bánh người ...
    tiềm tàng ... câu chuyện của tôi
  • 5:01 - 5:04
    UH: Bạn có thể thấy các từ bắt đầu
    tạo đồng tuyến tính
  • 5:04 - 5:06
    trong vùng ngôn ngữ bên ngoài
    nhưng chỉ dừng tại đó.
  • 5:06 - 5:10
    Chúng ta có thể lấy các từ và
    làm câu với các từ đó.
  • 5:12 - 5:15
    (Âm thanh) JO: Và họ khuyên không nên
    vượt qua làn ranh này.
  • 5:16 - 5:19
    Anh ấy nói: " Jim thân mến,
    Câu chuyện hay. Chi tiết thú vị.
  • 5:19 - 5:22
    Cô ta chỉ biết anh ấy
    qua tôi phải không?"
  • 5:22 - 5:25
    UH: Bây giờ bạn có thể thấy các phản ứng
    bên trong các vùng ngôn ngữ
  • 5:25 - 5:27
    các vùng này điều khiển ngôn ngữ nhận được
  • 5:27 - 5:30
    trở thành đồng tuyến tính hay tương đồng
    giữa mọi người nghe.
  • 5:30 - 5:35
    Tuy nhiên, chỉ khi chúng ta dùng câu
    chuyện mạch lạc, hấp dẫn và đầy đủ
  • 5:35 - 5:37
    để làm các phản ứng lan truyền
    sâu vào trong não
  • 5:37 - 5:39
    đến những vùng điều khiển cao hơn,
  • 5:39 - 5:42
    bao gồm vỏ não vùng trán và
    vỏ não thùy đỉnh,
  • 5:42 - 5:44
    thì mới làm cho chúng có phản ứng
    giống nhau.
  • 5:44 - 5:48
    Chúng tôi tin những phản ứng trong vùng
    điều khiển cao cũng đồng tuyến tính
  • 5:48 - 5:50
    hoặc trở nên đồng bộ ở các người nghe
  • 5:50 - 5:53
    nhờ ý nghĩa nhận được từ người nói,
  • 5:53 - 5:55
    chứ không phải các từ hay âm thanh.
  • 5:55 - 5:57
    Và nếu chúng tôi đúng,
    thì sẽ có một dự đoán đột phá ở đây
  • 5:57 - 6:00
    nếu tôi nói với bạn cùng ý tưởng
  • 6:00 - 6:02
    dùng hai nhóm từ rất khác nhau,
  • 6:02 - 6:05
    những phản ứng não của bạn
    sẽ tương ứng.
  • 6:05 - 6:09
    Để kiểm tra, chúng tôi đã thực hiện
    thí nghiệm sau trong phòng lap.
  • 6:09 - 6:11
    Chúng tôi lấy câu chuyện tiếng Anh
  • 6:11 - 6:13
    và dịch sang tiếng Nga.
  • 6:13 - 6:17
    Bây giờ bạn có 2 hệ thống âm thanh
    và ngôn ngữ khác biệt
  • 6:17 - 6:20
    chứa cùng nội dung.
  • 6:20 - 6:23
    Rồi bạn cho người Anh nghe
    câu chuyện tiếng Anh
  • 6:23 - 6:26
    và người Nga nghe câu chuyện tiếng Nga,
  • 6:26 - 6:29
    và chúng ta có thể so sánh những phản ứng
    giữa các nhóm.
  • 6:29 - 6:32
    Khi chúng tôi làm thí nghiệm đó, chúng
    tôi không thấy các phản ứng tương đồng
  • 6:32 - 6:35
    trong vùng vỏ não âm thanh
    ở vùng ngôn ngữ
  • 6:35 - 6:37
    vì ngôn ngữ và âm thanh rất khác nhau.
  • 6:37 - 6:40
    Thế mà bạn lại thấy các phản ứng ở
    vùng điều khiển cao
  • 6:40 - 6:42
    rất giống nhau giữa các nhóm này.
  • 6:43 - 6:47
    Chúng tôi tin rằng đó là vì họ hiểu
    câu chuyện theo cách giống nhau,
  • 6:47 - 6:51
    đúng như chúng tôi xác định, bằng kiểm tra
    sau khi câu chuyện kết thúc.
  • 6:52 - 6:56
    Chúng tôi nghĩ rằng, dòng đồng tuyến tính
    là cần thiết để giao tiếp.
  • 6:56 - 6:59
    Ví dụ, khi bạn nói,
  • 6:59 - 7:01
    tôi không phải là người Anh bản ngữ.
  • 7:01 - 7:03
    Tôi lớn lên với ngôn ngữ khác,
  • 7:03 - 7:05
    đó là trường hợp của nhiều người trong
    số các bạn ở đây.
  • 7:05 - 7:07
    Như vậy, chúng ta có thể giao tiếp.
  • 7:07 - 7:08
    Bằng cách nào?
  • 7:09 - 7:12
    Tôi nghĩ chúng ta có thể giao tiếp
    vì chúng ta dùng mã giống nhau
  • 7:12 - 7:13
    để diễn tả ý nghĩa.
  • 7:14 - 7:17
    Cho đến lúc này, tôi chỉ mới nói
    về điều xảy ra trong não người nghe,
  • 7:17 - 7:20
    trong não bạn, khi bạn
    đang nghe câu chuyện.
  • 7:20 - 7:22
    Nhưng điều gì xảy ra trong
    não người nói, trong não tôi,
  • 7:22 - 7:24
    khi tôi đang nói với bạn?
  • 7:24 - 7:26
    Để nhìn vào não người nói,
  • 7:26 - 7:29
    chúng tôi bảo người nói vào
    máy quét,
  • 7:29 - 7:31
    chúng tôi quét não người ấy
  • 7:31 - 7:35
    và so sánh não người ấy với
    phản ứng của não người nghe
  • 7:35 - 7:37
    đang lắng nghe câu chuyện.
  • 7:37 - 7:41
    Bạn phải nhớ rằng việc tạo lời nói
    và hiểu lời nói
  • 7:41 - 7:43
    là các quá trình rất khác nhau.
  • 7:43 - 7:45
    Chúng ta có hỏi: chúng
    có gì giống nhau?
  • 7:46 - 7:48
    Thật ngạc nhiên,
  • 7:48 - 7:52
    Chúng tôi thấy tất cả các hình thức
    phức tạp bên trong người nghe
  • 7:52 - 7:55
    đều đến từ não người nói.
  • 7:55 - 7:59
    Vậy việc tạo lời nói và hiểu lời nói phụ
    thuộc vào một quá trình rất giống nhau.
  • 7:59 - 8:01
    Và chúng tôi đã tìm ra
  • 8:01 - 8:04
    sự giống nhau càng lớn
    giữa não người nghe
  • 8:04 - 8:06
    và não người nói,
  • 8:06 - 8:08
    thì sự giao tiếp càng tốt.
  • 8:08 - 8:11
    Vậy tôi biết nếu bạn đang bị rối,
  • 8:11 - 8:14
    hy vọng đó không phải
    là trường hợp của chúng ta,
  • 8:14 - 8:16
    là do các phản ứng não của bạn
    rất khác với não của tôi.
  • 8:16 - 8:19
    Nhưng tôi cũng biết nếu bạn hiểu tôi,
  • 8:19 - 8:22
    thì não của bạn này ... và của bạn kia
    ... và của bạn kia nữa
  • 8:22 - 8:24
    đang phản ứng rất giống não tôi.
  • 8:26 - 8:29
    Bây giờ, hãy tập trung những thông tin
    này lại và đặt câu hỏi:
  • 8:29 - 8:32
    Làm thế nào để truyền tải một
    ký ức tôi đang có
  • 8:32 - 8:34
    từ não của tôi sang não của bạn?
  • 8:35 - 8:37
    Chúng tôi đã làm thí nghiệm sau.
  • 8:38 - 8:40
    Chúng tôi cho mọi người xem,
    lần đầu tiên trong đời,
  • 8:40 - 8:44
    một tập phim truyền hình "Sherlock"
    trên BBC, đồng thời scan não của họ.
  • 8:44 - 8:47
    Rồi chúng tôi bảo họ quay lại máy quét
  • 8:47 - 8:51
    và bảo họ kể lại câu chuyện cho 1 người
    cũng chưa bao giờ xem phim đó.
  • 8:51 - 8:53
    Chúng ta hãy đi vào chi tiết.
  • 8:53 - 8:55
    Hãy nghĩ về cảnh này,
  • 8:55 - 8:57
    khi Sherlock vào taxi ở London
  • 8:58 - 9:00
    tài xế chính là kẻ giết người mà
    Sherlock đang truy tìm.
  • 9:00 - 9:03
    Theo tôi, với tư cách là người xem,
  • 9:03 - 9:06
    có một chi tiết đặc biệt trong
    não tôi khi tôi xem cảnh đó.
  • 9:07 - 9:11
    Chi tiết đặc biệt đó có thể
    diễn ra lại trong não tôi
  • 9:11 - 9:15
    bằng cách nói lại các từ:
    Sherlock, London, sát thủ.
  • 9:15 - 9:18
    Và khi tôi truyền những từ này đến
    não của bạn,
  • 9:19 - 9:21
    bạn phải xếp lại chúng trong não của mình.
  • 9:21 - 9:26
    Thật vậy, chúng ta thấy chi tiết đó
    xuất hiện trong não của bạn.
  • 9:26 - 9:28
    Và chúng tôi đã ngạc nhiên khi thấy
  • 9:28 - 9:30
    chi tiết trong não bạn lúc
  • 9:30 - 9:32
    tôi mô tả cho bạn
    các cảnh trong phim
  • 9:32 - 9:36
    lại rất giống với chi tiết tôi có
    khi tôi xem phim
  • 9:36 - 9:38
    một vài tháng trước cũng được scan.
  • 9:38 - 9:40
    Điều đó muốn về cơ chế
  • 9:40 - 9:43
    khi chúng ta kể chuyện
    và truyền thông tin.
  • 9:44 - 9:46
    Bởi vì, ví dụ như
  • 9:46 - 9:49
    bây giờ bạn đang nghe rất chăm chú
    và cố gắng hiểu điều tôi đang nói.
  • 9:49 - 9:51
    Và tôi biết điều đó không dễ.
  • 9:51 - 9:55
    Nhưng tôi hy vọng ở 1 thời điểm trong bài
    phát biểu, ta đồng điệu và bạn hiểu tôi.
  • 9:55 - 9:59
    Tôi nghĩ trong vài giờ, vài ngày,
    vài tháng,
  • 9:59 - 10:01
    bạn gặp ai đó ở một bữa tiệc,
  • 10:01 - 10:04
    và bạn nói với họ về buổi hội thảo này,
  • 10:04 - 10:08
    và đột nhiên giống như là người ấy
    đang ở đây với chúng ta.
  • 10:08 - 10:11
    Bây giờ ta xem bằng cách nào
    ta có được cơ chế này
  • 10:11 - 10:15
    và cố gắng chuyển những ký ức,
    kiến thức cho mọi người,
  • 10:15 - 10:17
    điều đó thật tuyệt đúng không?
  • 10:17 - 10:20
    Nhưng khả năng giao tiếp của ta
    phụ thuộc vào khả năng
  • 10:20 - 10:23
    chúng ta có vùng kiến thức giống nhau.
  • 10:23 - 10:24
    Vì, ví dụ,
  • 10:24 - 10:28
    nếu tôi đang dùng những
    từ tiếng Anh đồng nghĩa
  • 10:28 - 10:30
    "hackney carriage" thay cho "cab,"
  • 10:30 - 10:34
    tôi biết tôi sẽ bị lệch pha
    với hầu hết các bạn đang ở đây.
  • 10:34 - 10:37
    Việc đồng tuyến phụ thuộc
    không chỉ vào khả năng
  • 10:37 - 10:39
    hiểu các khái niệm cơ bản;
  • 10:39 - 10:44
    nó còn phụ thuộc vào khả năng phát triển
    vùng kiến phổ thông, khả năng tiếp nhận
  • 10:44 - 10:46
    và có cùng hệ thống ý thức.
  • 10:46 - 10:48
    Vì chúng ta biết trong nhiều trường hợp,
  • 10:48 - 10:52
    người ta hiểu cùng 1 câu chuyện
    theo nhiều cách khác nhau.
  • 10:52 - 10:56
    Vậy để kiểm tra trong phòng lab,
    chúng tôi đã làm thí nghiệm sau.
  • 10:56 - 10:59
    Chúng tôi lấy một câu
    chuyện của J.D. Salinger
  • 10:59 - 11:03
    ở đó một người chồng lạc mất vợ
    trong một bữa tiệc,
  • 11:03 - 11:07
    và ông ta gọi bạn thân nhất để hỏi,
    "Có thấy vợ tôi đâu không?"
  • 11:08 - 11:09
    Một nửa số người xem
  • 11:09 - 11:13
    nghĩ người vợ có vấn đề
    với anh bạn thân này.
  • 11:13 - 11:14
    Còn một nửa người xem,
  • 11:14 - 11:20
    nói người vợ thì đàng hoàng
    còn anh chồng thì hay ghen.
  • 11:20 - 11:23
    Câu này trước khi câu chuyện bắt đầu
  • 11:23 - 11:25
    cũng đủ làm những phản ứng não
  • 11:25 - 11:28
    của những người tin rằng
    người vợ ngoại tình
  • 11:28 - 11:31
    trở nên giống nhau trong
    vùng điều khiển cao
  • 11:31 - 11:33
    và khác với phản ứng não của nhóm kia.
  • 11:33 - 11:37
    Nếu một câu đủ làm cho não bạn
    trở nên giống
  • 11:37 - 11:38
    với người có suy nghĩ như bạn
  • 11:38 - 11:41
    và rất khác người có suy nghĩ khác bạn,
  • 11:41 - 11:45
    thì bạn hãy nghĩ hiệu ứng này
    sẽ tác động mạnh lên cuộc sống thật,
  • 11:45 - 11:48
    khi chúng ta nghe cùng
    một tin tức
  • 11:48 - 11:51
    được truyền thông
    từ ngày này sang ngày khác
  • 11:51 - 11:55
    trên các kênh khác nhau
    như Fox News hay The New York Times,
  • 11:55 - 11:59
    những thông tin đó cho chúng ta
    những cái nhìn khác nhau về thực tế.
  • 12:00 - 12:01
    Tóm lại.
  • 12:01 - 12:04
    Nếu mọi thứ suôn sẻ như
    chương trình tối nay,
  • 12:04 - 12:08
    tôi đã dùng khả năng phát âm
    để đưa âm thanh vào não bạn.
  • 12:08 - 12:09
    Và tôi đã dùng cách đưa này
  • 12:09 - 12:13
    để truyền những chi tiết trong não tôi
    gồm ký ức và các ý tưởng
  • 12:13 - 12:15
    vào trong não bạn.
  • 12:15 - 12:19
    Ở đây, tôi bắt đầu khám phá
    cơ chế thần kinh ẩn chứa
  • 12:19 - 12:21
    trong giao tiếp của chúng ta.
  • 12:21 - 12:24
    Ta biết trong tương lai
    điều đó cho phép ta cải thiện
  • 12:24 - 12:26
    và làm cho giao tiếp dễ dàng hơn.
  • 12:26 - 12:28
    Nhưng những nghiên cứu cũng cho thấy
  • 12:29 - 12:32
    giao tiếp phụ thuộc trên nền
    kiến thức chung.
  • 12:32 - 12:34
    Chúng ta phải quan tâm đến
    quy mô xã hội
  • 12:34 - 12:38
    nếu ta thiếu nền tảng kiến thức chung
    và thiếu khả năng nói với người khác
  • 12:38 - 12:41
    thì mọi việc sẽ khác đi
  • 12:41 - 12:44
    vì chúng ta để cho các kênh truyền
    thông lớn
  • 12:44 - 12:45
    điều khiển quyền được nói,
  • 12:46 - 12:49
    và nhào nặn, điều khiển
    cách thức chúng ta suy nghĩ.
  • 12:49 - 12:52
    Tôi không biết cách nào để sửa điều
    tai hại đó vì tôi chỉ là nhà khoa học.
  • 12:52 - 12:55
    Nhưng có thể một cách để làm điều đó
  • 12:55 - 12:57
    là quay lại cách thức tự nhiên hơn của
    giao tiếp,
  • 12:57 - 12:59
    đó là đối thoại,
  • 12:59 - 13:02
    trong cách đó không chỉ tôi nói
    với bạn,
  • 13:02 - 13:04
    mà một cách còn tự nhiên hơn nữa,
  • 13:04 - 13:08
    là tôi nói và tôi lắng nghe,
  • 13:08 - 13:12
    và chúng ta cùng nhau cố gắng đạt được
    nền tảng kiến thức chung và ý tưởng mới.
  • 13:12 - 13:13
    Vì sau tất cả,
  • 13:13 - 13:17
    chính người chúng ta giao tiếp sẽ xác định
    chúng ta là ai.
  • 13:17 - 13:20
    Và mong muốn được kết nối với
    những bộ não khác
  • 13:20 - 13:24
    là điều rất cơ bản
    đã được bắt đầu từ lúc còn rất nhỏ.
  • 13:24 - 13:28
    Cho tôi kết thúc với một ví dụ
    từ cuộc sống riêng của tôi
  • 13:29 - 13:33
    mà tôi cho đó là một ví dụ tốt
    về cách thức giao tiếp với người khác
  • 13:33 - 13:36
    giúp ta xác định ta là ai.
  • 13:36 - 13:39
    Đây là Jonathan của tôi lúc còn rất nhỏ.
  • 13:39 - 13:44
    Hãy nhìn cách nó phát triển một trò chơi
    âm thanh với vợ tôi,
  • 13:44 - 13:49
    chỉ từ mong muốn và niềm vui được kết nối
    với người khác.
  • 13:50 - 13:54
    (Cả hai cùng phát âm)
  • 14:03 - 14:05
    (Cười)
  • 14:05 - 14:09
    Hãy nghĩ làm thế nào khả năng
    của con trai tôi
  • 14:09 - 14:12
    giao tiếp với chúng tôi
    và với người khác trong đời nó
  • 14:12 - 14:14
    sẽ hình thành người đàn ông
    mà nó sẽ trở thành.
  • 14:14 - 14:17
    Hãy nghĩ cách thức bạn thay đổi
    trên những điều cơ bản ngày thường
  • 14:17 - 14:22
    từ những tương tác và giao tiếp
    với người khác trong đời bạn.
  • 14:23 - 14:25
    Hãy giữ liên lạc với mọi người.
  • 14:25 - 14:27
    Hãy truyền bá ý tưởng của bạn,
  • 14:27 - 14:30
    vì sự kết nối tất cả chúng ta với nhau,
  • 14:30 - 14:32
    sẽ làm chúng ta tuyệt vời
    hơn khi riêng lẻ.
  • 14:32 - 14:33
    Cảm ơn.
  • 14:33 - 14:38
    (Vỗ tay)
Title:
Đây là não của bạn khi đang giao tiếp
Speaker:
Uri Hasson
Description:

Nhà khoa học thần kinh Uri Hasson nghiên cứu về nền tảng giao tiếp của con người, và những thí nghiệm từ phòng thí nghiệm cho thấy rằng thông các ngôn ngữ khác nhau, não của chúng ta có những phản ứng giống nhau, hoặc trở thành "đồng tuyến tính," khi chúng ta nghe cùng nội dung câu chuyện. Cơ chế thần kinh tuyệt vời cho phép chúng ta truyền tải những đơn vị thông tin, chia sẻ những ký ức và kiến thức. "Chúng ta có thể giao tiếp vì chúng ta có cùng bộ mã để diễn tả ý tưởng." Hasson phát biểu.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:51

Vietnamese subtitles

Revisions