Return to Video

Tại sao ta lại say rượu? - Judy Grisel

  • 0:07 - 0:12
    Ethanol - phân tử này
    chỉ gồm vài nguyên tử cacbon,
  • 0:12 - 0:15
    nhưng lại là nguyên nhân của việc say xỉn.
  • 0:15 - 0:18
    Thường được gọi là rượu,
  • 0:18 - 0:21
    ethanol là hoạt chất
    trong đồ uống có cồn.
  • 0:21 - 0:24
    Cấu trúc đơn giản
    cho phép nó xuyên qua màng tế bào,
  • 0:24 - 0:27
    ẩn mình trong nhiều ngóc ngách khác nhau,
  • 0:27 - 0:32
    tạo ra nhiều hiệu ứng hơn
    các phân tử phức tạp khác.
  • 0:32 - 0:34
    Vậy chính xác tại sao ta lại say,
  • 0:34 - 0:38
    và vì sao tác động của nó
    lên mỗi người lại khác nhau?
  • 0:38 - 0:40
    Để trả lời những câu hỏi này,
  • 0:40 - 0:44
    cần theo chân
    hành trình của rượu bên trong cơ thể.
  • 0:44 - 0:47
    Rượu vào dạ dày
    sẽ được hấp thụ vào máu
  • 0:47 - 0:51
    qua đường tiêu hóa,
    đặc biệt là ruột non.
  • 0:51 - 0:52
    Các chất trong dạ dày
  • 0:52 - 0:54
    ảnh hưởng đến khả năng
    đi vào máu của rượu.
  • 0:54 - 0:58
    vì sau khi ăn, cơ thắt môn vị,
  • 0:58 - 1:01
    bộ phận ngăn cách dạ dày
    với ruột non sẽ đóng lại.
  • 1:01 - 1:05
    Vậy nên lượng rượu đi vào máu
    sau khi ăn no
  • 1:05 - 1:08
    có thể chỉ bằng một phần tư khi đói.
  • 1:09 - 1:12
    Từ máu, rượu đi đến các cơ quan,
  • 1:12 - 1:14
    đặc biệt
    những cơ quan có lưu lượng máu lớn như:
  • 1:14 - 1:16
    gan và não.
  • 1:17 - 1:18
    Rượu đến gan trước,
  • 1:18 - 1:23
    các enzyme trong gan
    phá vỡ phân tử rượu bằng hai bước.
  • 1:23 - 1:30
    Đầu tiên, enzyme ADH biến rượu
    thành một chất độc gọi là acetaldehyde.
  • 1:30 - 1:36
    Sau đó, enzyme ALDH biến acetaldehyde
    thành acetate không độc.
  • 1:36 - 1:40
    Cùng với sự lưu thông máu,
    gan đào thải rượu liên tục.
  • 1:40 - 1:44
    Lần đào thải rượu đầu tiên
    quyết định lượng rượu
  • 1:44 - 1:46
    sẽ đến não và cơ quan khác.
  • 1:47 - 1:50
    Độ nhạy của não quyết định
    tác động của rượu lên cảm xúc,
  • 1:50 - 1:56
    nhận thức, và hành vi -
    hay thường được gọi là độ say.
  • 1:57 - 2:01
    Rượu làm tăng chất ức chế thần kinh,
    chất dẫn truyền thần kinh GABA,
  • 2:01 - 2:06
    giảm chất kích thích,
    chất dẫn truyền thần kinh glutamate,
  • 2:06 - 2:09
    làm giảm sự giao tiếp
    của các tế bào thần kinh.
  • 2:09 - 2:14
    Lượng rượu vừa phải giúp thư giãn,
    lượng lớn hơn sẽ gây ngủ,
  • 2:14 - 2:18
    và quá liều có thể cản trở
    hoạt động của não cần thiết cho sự sống.
  • 2:19 - 2:22
    Rượu cũng kích thích
    một nhóm tế bào thần kinh nhỏ
  • 2:22 - 2:25
    kéo dài từ não giữa
    đến nhân não (nucleus accumbens),
  • 2:25 - 2:28
    vùng quan trọng để tạo ra động lực.
  • 2:28 - 2:30
    Giống như các chất gây nghiện khác,
  • 2:30 - 2:33
    làm tăng lượng dopamine
    trong nhân não (nucleus accumbens)
  • 2:33 - 2:36
    tạo cảm giác hưng phấn.
  • 2:36 - 2:38
    Rượu cũng có thể làm cho
  • 2:38 - 2:41
    một số tế bào thần kinh
    tổng hợp và giải phóng endorphin.
  • 2:41 - 2:45
    Endorphin giúp ta bình tĩnh
    để đối phó với căng thẳng hoặc nguy hiểm.
  • 2:45 - 2:47
    Endorphin tăng cao
    làm tăng sự hưng phấn
  • 2:47 - 2:50
    và thư giãn khi uống rượu.
  • 2:51 - 2:55
    Cuối cùng, gan đào thải lượng rượu
    nhiều hơn não có thể hấp thụ,
  • 2:55 - 2:57
    cơn say sẽ biến mất.
  • 2:58 - 3:01
    Mọi khác biệt trong hành trình này
  • 3:01 - 3:04
    ảnh hưởng đến độ say của từng người.
  • 3:04 - 3:08
    Ví dụ, một người đàn ông và một phụ nữ
    cùng cân nặng, uống lượng rượu như nhau,
  • 3:08 - 3:13
    ăn bữa ăn giống hệt nhau
    nhưng nồng độ cồn trong máu vẫn khác nhau,
  • 3:13 - 3:15
    hay còn gọi là độ BAC.
  • 3:15 - 3:17
    Vì phụ nữ thường có ít máu hơn,
  • 3:17 - 3:20
    lượng chất béo trong cơ thể phụ nữ
    thường cao hơn nam giới.
  • 3:20 - 3:22
    nên cần ít máu hơn cơ bắp.
  • 3:22 - 3:26
    Cùng một lượng rượu
    nhưng lượng máu ít hơn,
  • 3:26 - 3:29
    làm cho nồng độ cồn
    trong cơ thể phụ nữ cao hơn.
  • 3:29 - 3:33
    Enzyme di truyền xử lý rượu
    trong gan khác nhau
  • 3:33 - 3:35
    cũng ảnh hưởng đến nồng độ cồn.
  • 3:35 - 3:38
    Uống rượu thường xuyên
    có thể làm tăng sản xuất các enzyme này,
  • 3:38 - 3:40
    khiến tửu lượng tăng.
  • 3:40 - 3:43
    Mặt khác, người nghiện rượu
  • 3:43 - 3:47
    có thể bị tổn thương gan
    tác dụng tiêu cực của rượu.
  • 3:48 - 3:52
    Đồng thời, sự khác biệt di truyền
    của dopamine, GABA,
  • 3:52 - 3:54
    và dẫn truyền endorphin
  • 3:54 - 3:57
    có thể làm tăng nguy cơ rối loạn
    khi sử dụng rượu.
  • 3:57 - 4:02
    Người có lượng endorphin tự nhiên thấp
    hoặc dopamine thấp có thể tự phục hồi
  • 4:02 - 4:03
    sau khi uống rượu.
  • 4:03 - 4:05
    Một số người có nguy cơ cao
    khi uống nhiều rượu
  • 4:05 - 4:10
    do nhạy với endorphin
    làm tăng cảm giác hưng phấn khi uống rượu.
  • 4:10 - 4:12
    Một số khác có những biến thể
    trong dẫn truyền GABA
  • 4:12 - 4:16
    khiến đặc biệt nhạy cảm
    với tác dụng an thần của rượu,
  • 4:16 - 4:20
    làm giảm nguy cơ rối loạn
    khi uống rượu.
  • 4:21 - 4:24
    Đồng thời, não thích nghi
    với việc uống rượu lâu ngày
  • 4:24 - 4:26
    bằng cách giảm GABA,
  • 4:26 - 4:31
    dopamine và chất dẫn truyền endorphin,
    và tăng cường hoạt động của glutamate.
  • 4:31 - 4:35
    Vậy có nghĩa là người uống rượu
    thường xuyên sẽ hay lo lắng, khó ngủ,
  • 4:35 - 4:37
    và ít khi cảm thấy hài lòng.
  • 4:38 - 4:41
    Thay đổi về cấu trúc và chức năng
    có thể khiến nghiện rượu,
  • 4:41 - 4:45
    khi uống rượu cảm thấy bình thường
    nhưng không uống cảm thấy khó chịu,
  • 4:45 - 4:47
    tạo thành một vòng luẩn quẩn.
  • 4:47 - 4:53
    Cả gen di truyền và kinh nghiệm
    ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với rượu
  • 4:53 - 4:59
    có nghĩa là một số người dễ bị say
    hơn một số người khác,
  • 4:59 - 5:03
    và thói quen uống rượu làm thay đổi
    hệ thần kinh và hành vi của con người.
Title:
Tại sao ta lại say rượu? - Judy Grisel
Speaker:
Judy Grisel
Description:

Xem toàn bộ bài giảng tại: http://ed.ted.com/lessons/how-does-alcohol-make-you-drunk-judy-grisel

Ethanol: phân tử này chỉ gồm vài nguyên tử cacbon, nhưng lại là nguyên nhân của việc say xỉn. Thường được gọi là rượu, ethanol là hoạt chất trong đồ uống có cồn. Vậy chính xác tại sao ta lại say, và vì sao tác động của nó lên mỗi người lại khác nhau? Cùng Judy Grisel khám phá hành trình của rượu bên trong cơ thể.

Bài giảng: Judy Grisel, đạo diễn: Anton Bogaty.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:04

Vietnamese subtitles

Revisions