Return to Video

Cách để ra quyết định nhanh hơn

  • 0:00 - 0:02
    Bạn có thể đã nghe về F.O.M.O.
  • 0:02 - 0:04
    [Tác giả của thuật ngữ đó đây]
  • 0:04 - 0:06
    Đó là viết tắt của "Hội chứng sợ bỏ lỡ".
  • 0:06 - 0:07
    Đó là cảm giác mà bạn có
  • 0:07 - 0:10
    khi có vẻ như mọi người
    ai cũng làm gì đó hay ho hơn
  • 0:10 - 0:11
    những gì bạn đang làm.
  • 0:11 - 0:13
    Nhưng còn một nỗi sợ khác mà bạn cần biết,
  • 0:13 - 0:15
    và nó còn nguy hiểm hơn nhiều
  • 0:15 - 0:16
    Đó là FOBO,
  • 0:16 - 0:18
    viết tắt của
    "Hội chứng sợ có lựa chọn tốt hơn"
  • 0:18 - 0:21
    [Cách ta hoạt động]
  • 0:23 - 0:25
    Chúng ta sống trong một thế giới
    có quá nhiều lựa chọn.
  • 0:25 - 0:27
    Kể cả các quyết định từng khá dễ dàng,
  • 0:27 - 0:30
    như chọn nhà hàng, hay mua sắm,
  • 0:30 - 0:32
    ngày nay lại khiến ta phải nghĩ quá nhiều.
  • 0:32 - 0:35
    Công nghệ đã khiến vấn đề này
    trầm trọng hơn.
  • 0:35 - 0:37
    Nếu muốn mua
    một đôi dây giày trắng trên mạng,
  • 0:37 - 0:39
    bạn phải lướt qua hàng nghìn hạng mục
  • 0:39 - 0:41
    và đọc qua hàng trăm nhận xét.
  • 0:41 - 0:43
    Đó là một khối lượng thông tin khổng lồ
    cần phải xem xét
  • 0:43 - 0:47
    chỉ để mua hai sợi dây chưa đáng
    một ly cà phê sáng.
  • 0:47 - 0:50
    Có thể bạn đã từng bị FOBO
    khi phải đắn đo suy nghĩ
  • 0:50 - 0:53
    để chọn được chỉ một
    trong số các lựa chọn chấp nhận được.
  • 0:53 - 0:55
    Đó là biểu hiện của văn hóa
    coi trọng giá trị
  • 0:55 - 0:58
    nhằm thu thập và sở hữu
    nhiều lựa chọn nhất có thể.
  • 0:58 - 1:00
    Bạn có thể thắc mắc
    tại sao điều này là xấu.
  • 1:00 - 1:02
    Nghe như ngược trực giác.
  • 1:02 - 1:04
    Chẳng phải là quá tốt
    khi có thật nhiều điều
  • 1:04 - 1:05
    để lựa sao?
  • 1:05 - 1:08
    Vấn đề là FOBO làm tê liệt
    khả năng phân tích
  • 1:08 - 1:11
    đến nỗi nó có thể ảnh hưởng xấu đến
    cả cuộc sống cá nhân và công việc.
  • 1:12 - 1:14
    Khi bạn không thể
    tự tin đưa ra quyết định,
  • 1:14 - 1:16
    bạn phí phạm thời gian và năng lượng.
  • 1:16 - 1:18
    May thay mà có một cách
    để vượt qua chuyện này.
  • 1:18 - 1:19
    Đây là một bí quyết.
  • 1:19 - 1:22
    Trước hết bạn cần xác định
    tầm quan trọng của việc cần quyết định,
  • 1:22 - 1:25
    vì điều này sẽ định hướng
    cách ra quyết định của bạn.
  • 1:25 - 1:26
    Khi đó,
  • 1:26 - 1:29
    bạn chỉ thực sự phải đối diện
    với ba nhóm lựa chọn trong đời:
  • 1:29 - 1:32
    ảnh hưởng nhiều, ít ảnh hưởng
    và không ảnh hưởng.
  • 1:32 - 1:33
    Bắt đầu với
    quyết định không ảnh hưởng.
  • 1:33 - 1:35
    Đây là các việc nhỏ trong đời,
  • 1:35 - 1:37
    khi mà gần như
    không có câu trả lời sai
  • 1:37 - 1:39
    và chỉ trong vài giờ, bạn sẽ chẳng còn nhớ
  • 1:39 - 1:41
    mình đã chọn gì lúc đầu.
  • 1:41 - 1:43
    Một ví dụ điển hình
    là việc chọn chương trình tivi.
  • 1:43 - 1:46
    Với hàng nghìn chương trình,
    thật dễ mà bị ngợp,
  • 1:46 - 1:47
    nhưng bất kể bạn chọn gì,
  • 1:47 - 1:50
    kết quả đơn giản
    là không ảnh hưởng gì đến ai.
  • 1:50 - 1:52
    Vì vậy dành nhiều thời gian hơn
  • 1:52 - 1:54
    chỉ làm lãng phí sức lực thôi.
  • 1:55 - 1:56
    Bạn chỉ cần bỏ qua nó.
  • 1:56 - 1:58
    Đối với quyết định không ảnh hưởng,
  • 1:58 - 2:00
    mấu chốt là cứ kệ để trời tính.
  • 2:00 - 2:03
    Chẳng hạn bạn có thể chốt thành
    hai lựa chọn
  • 2:03 - 2:04
    và sau đó tung đồng xu.
  • 2:04 - 2:07
    Hoặc một cách mà tôi thích:
    dùng đồng hồ đeo tay.
  • 2:07 - 2:10
    Mỗi nửa đồng hồ là một lựa chọn,
  • 2:10 - 2:13
    và sau đó để kim giây
    quyết định xem bạn sẽ làm gì.
  • 2:13 - 2:15
    Có vẻ là tôi sẽ đi ăn cá rồi.
  • 2:15 - 2:17
    Bây giờ đến quyết định ít quan trọng.
  • 2:17 - 2:20
    Chúng có gây hậu quả
    nhưng chẳng đáng kể,
  • 2:20 - 2:22
    và có nhiều kết cục chấp nhận được.
  • 2:22 - 2:25
    Các công việc thường nhật như mua máy in,
  • 2:25 - 2:28
    đặt phòng khách sạn hay chọn chỗ hội họp
  • 2:28 - 2:31
    bản chất là các quyết định ít quan trọng.
  • 2:31 - 2:32
    Cũng cần suy nghĩ một chút,
  • 2:32 - 2:35
    nhưng cũng không đáng đồng tiền bát gạo,
  • 2:35 - 2:37
    và bạn có thể quên chỉ sau vài tuần.
  • 2:37 - 2:39
    Ở đây, bạn cũng có thể chọn đại,
  • 2:39 - 2:41
    nhưng bạn muốn
    phân tích kỹ hơn một chút,
  • 2:41 - 2:43
    vì chúng cũng hơi quan trọng.
  • 2:43 - 2:45
    Lần này, bạn có thể giao người khác làm.
  • 2:45 - 2:47
    Đưa ra vài tiêu chuẩn cơ bản,
  • 2:47 - 2:49
    chọn một ai đó để đề xuất ý kiến,
  • 2:49 - 2:50
    và sau đó nghe theo họ.
  • 2:50 - 2:52
    Cần phải chắc chắn là tránh tranh luận.
  • 2:52 - 2:54
    Mục tiêu của bạn là làm xong,
  • 2:54 - 2:56
    chứ không phải là trì hoãn.
  • 2:56 - 2:58
    Bạn đã giải quyết xong
    quyết định không và ít quan trọng,
  • 2:58 - 3:00
    bạn sẽ có cả không gian và thời gian
  • 3:00 - 3:02
    để xem xét quyết định quan trọng.
  • 3:02 - 3:04
    Đại loại như là "tôi nên mua căn nhà nào"
  • 3:04 - 3:06
    hay "tôi nên chọn công việc nào."
  • 3:06 - 3:09
    Bởi vì đây là những quyết định quan trọng
    và ảnh hưởng lâu dài,
  • 3:09 - 3:11
    bạn chắc chắc muốn mình làm đúng.
  • 3:11 - 3:14
    Trước khi thực hiện,
    hãy bàn về một vài nguyên tắc cơ bản.
  • 3:14 - 3:15
    để giúp bạn thực hiện.
  • 3:15 - 3:18
    Đầu tiên, hãy nghĩ cái gì
    quan trọng đối với bạn,
  • 3:18 - 3:19
    và đưa ra các tiêu chuẩn của bạn.
  • 3:19 - 3:21
    Thứ hai là thu thập dữ liệu liên quan.
  • 3:21 - 3:24
    Đảm bảo bạn có đủ thông tin
    về tất cả các lựa chọn,
  • 3:24 - 3:25
    để bạn cảm thấy tự tin
  • 3:25 - 3:27
    rằng mình đã quyết định có cơ sở.
  • 3:27 - 3:29
    Thứ ba, hãy nhớ rằng FOBO về bản chất,
  • 3:29 - 3:31
    xuất hiện khi bạn
    đấu tranh để chỉ chọn một
  • 3:31 - 3:34
    trong nhóm các lựa chọn tốt.
  • 3:34 - 3:36
    Thế nên bất kể bạn chọn cách nào,
  • 3:36 - 3:38
    bạn có thể yên tâm các bất lợi
    đã bị giới hạn.
  • 3:38 - 3:40
    Bây giờ sau khi đã có
    các quy tắc cơ bản,
  • 3:40 - 3:41
    chúng ta có thể bắt đầu.
  • 3:41 - 3:45
    Mở đầu bằng việc xác định cái gì trước
    dựa trên trực giác của bạn,
  • 3:45 - 3:47
    sau đó so sánh từng lựa chọn một
  • 3:47 - 3:49
    với lựa chọn ban đầu.
  • 3:49 - 3:52
    Mỗi lần hãy chọn cách tốt hơn
    dựa trên các tiêu chuẩn đã đặt ra,
  • 3:52 - 3:53
    và loại bỏ cách còn lại.
  • 3:53 - 3:55
    Đây là mẹo để tránh bị FOBO.
  • 3:55 - 3:57
    Khi bạn đã bỏ đi một lựa chọn,
    nó sẽ biến mất.
  • 3:57 - 4:00
    Nếu bạn cứ quay lại
    với các lựa chọn đã bỏ,
  • 4:00 - 4:01
    bạn có nguy cơ bị mắc kẹt.
  • 4:01 - 4:05
    Nào, bây giờ làm lại các bước này
    cho đến khi bạn chỉ còn một lựa chọn.
  • 4:05 - 4:06
    Nếu bạn làm theo cách này,
  • 4:06 - 4:09
    bạn thường sẽ đi đến
    quyết định của chính mình.
  • 4:09 - 4:11
    Đôi khi bạn gặp trở ngại,
  • 4:11 - 4:12
    bạn hãy giao lại lựa chọn cuối cùng
  • 4:12 - 4:15
    với một nhóm người mà bạn tin tưởng,
  • 4:15 - 4:17
    những người hiểu rõ và
    có thể giúp bạn
  • 4:17 - 4:19
    về từng vấn đề cụ thể.
  • 4:19 - 4:22
    Chọn một nhóm tối đa năm người,
    lý tưởng là số lẻ
  • 4:22 - 4:24
    nhờ đó nhóm này sẽ luôn
    có quyết định cuối cùng.
  • 4:24 - 4:27
    Giờ khi bạn đã chọn xong,
    vẫn còn một khó khăn cuối cùng.
  • 4:27 - 4:28
    Bạn phải chấp nhận nó.
  • 4:28 - 4:32
    Tôi không thể đảm bảo là bạn biết chắc
    mình đã quyết định đúng,
  • 4:32 - 4:34
    nhưng tôi có thể nói với bạn:
  • 4:34 - 4:36
    rất nhiều người trong chúng ta
  • 4:36 - 4:38
    sẽ không bao giờ phải lo lắng về FOBO nữa.
  • 4:38 - 4:41
    Không như hàng tỉ người có ít lựa chọn,
  • 4:41 - 4:44
    do chiến tranh, nghèo khó hoặc bệnh tật,
  • 4:44 - 4:47
    bạn có rất nhiều cơ hội để sống
    mà không hối tiếc.
  • 4:47 - 4:49
    Bạn có thể không có mọi thứ bạn muốn,
  • 4:49 - 4:51
    nhưng bạn có thể tự quyết định
    cuộc đời mình.
  • 4:51 - 4:53
    Thật vậy, đó là món quà trời ban.
  • 4:53 - 4:54
    Hãy tận hưởng nó.
Title:
Cách để ra quyết định nhanh hơn
Speaker:
Patrick McGinnis
Description:

Khi mà có vô vàn các ý kiến đánh giá và lựa chọn, bạn sẽ dễ rơi vào việc không biết quyết định như thế nào. Là một nhà đầu tư và nhà văn, Patrick McGinnis sẽ chia sẻ với bạn sự nguy hiểm của "FOBO" - Hội chứng sợ có lựa chọn tốt hơn -- và cách để vượt qua nó.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED Series
Duration:
04:55

Vietnamese subtitles

Revisions