Return to Video

Cách những chiếc ván lướt kết nối chúng ta với thiên nhiên

  • 0:00 - 0:04
    Lướt sóng thì giống như là
    được đột ngột tăng tốc
  • 0:04 - 0:07
    và được lướt cùng một lúc.
  • 0:07 - 0:10
    Như được đi bộ trên nước,
    như được bay vậy.
  • 0:10 - 0:15
    Tôi nghĩ nó giống như là
    hòa mình với thiên nhiên vậy đó.
  • 0:15 - 0:18
    [Việc nhỏ. Ý tưởng lớn]
  • 0:21 - 0:23
    Một tấm ván lướt đòi hỏi
    nhiều ý tưởng công thái học.
  • 0:23 - 0:26
    Làm sao tôi đứng lên được?
    Làm sao để không bị trượt?
  • 0:26 - 0:27
    Nhưng cùng lúc,
  • 0:27 - 0:29
    nó phải phù hợp
    với môi trường nước.
  • 0:29 - 0:33
    Nó được thiết kế để phù hợp với người dùng
    ở một số khía cạnh
  • 0:33 - 0:35
    và với nước cùng vật lý học
    ở các khía cạnh khác.
  • 0:35 - 0:37
    Miếng ván lướt được làm bằng nguyên liệu
  • 0:37 - 0:40
    thường là xốp,
    để giúp miếng ván nổi,
  • 0:40 - 0:44
    và phần bề mặt của miếng ván
    thì thường gồm nhựa cây,
  • 0:44 - 0:46
    sơn epoxy, đôi khi là sợi thủy tinh.
  • 0:46 - 0:48
    Đôi lúc cũng có một thanh giằng ngang,
  • 0:48 - 0:49
    làm bằng gỗ ở chính giữa,
  • 0:49 - 0:51
    để cho miếng ván lướt chắc hơn.
  • 0:51 - 0:55
    Bộ phận cân bằng là phần đầu cong
    của miếng ván ở phía trước.
  • 0:55 - 0:57
    Nó rất quan trọng bởi vì nó quyết định
  • 0:57 - 1:00
    loại sóng mà bạn sẽ lướt được,
  • 1:01 - 1:02
    cũng như là độ cao của sóng.
  • 1:02 - 1:03
    Phần đuôi ảnh hưởng cách dùng.
  • 1:03 - 1:06
    Miếng ván sẽ hoạt động
    khác với các đuôi khác nhau,
  • 1:06 - 1:08
    nên nó tùy thuộc vào sở thích cá nhân.
  • 1:09 - 1:10
    Kiến thức về lướt sóng
  • 1:10 - 1:15
    bắt đầu khi người Ta-hi-ti
    mang nó đến Hawaii khoảng năm 1200 TCN.
  • 1:15 - 1:17
    Khi James Cook tới Hawaii năm 1780,
  • 1:17 - 1:21
    ông bị quyến rũ
    vì hàng trăm người trên biển,
  • 1:21 - 1:24
    trẻ em, phụ nữ, đàn ông,
    lướt sóng khi không mặc đồ.
  • 1:24 - 1:26
    Các nhà truyền giáo Calvin tới
  • 1:26 - 1:28
    và cảm thấy bị làm nhục bởi hoạt động này,
  • 1:28 - 1:31
    nên hoạt động lướt sóng bị cấm.
  • 1:31 - 1:33
    Nó bị xem là phản văn hóa.
  • 1:33 - 1:37
    Cha đẻ của bộ môn lướt sóng hiện đại
    là một người Hawaii tên Duke Kahanamoku.
  • 1:37 - 1:39
    Ông ta là một người bơi lội cừ khôi,
  • 1:39 - 1:42
    đạt huy chương vàng Olympic vào năm 1912.
  • 1:42 - 1:44
    Ông đi khắp thế giới
    để trình diễn tài bơi lội của mình.
  • 1:44 - 1:47
    Ông cũng mang theo các miếng ván lướt
    và trình diễn tài lướt sóng.
  • 1:47 - 1:50
    Mọi người chưa ai thấy
    việc lướt sóng trước đó.
  • 1:50 - 1:53
    Và đột nhiên, có một người từ nơi xa
  • 1:53 - 1:55
    đứng trên nước, cưỡi lên nó.
  • 1:55 - 1:56
    Ông ta trở về Hawaii,
  • 1:56 - 1:59
    và bắt đầu sản xuất các tấm ván lướt.
  • 1:59 - 2:00
    Trước Thế chiến lần thứ II,
  • 2:00 - 2:03
    chỉ có những các miếng ván
    làm bằng gỗ, to và nặng.
  • 2:03 - 2:04
    Nhưng sau Thế chiến,
  • 2:04 - 2:07
    cùng với những chất liệu
    và công nghệ mới sẵn có,
  • 2:07 - 2:11
    các miếng ván trở nên nhẹ hơn, rẻ hơn
    và tiếp cận được nhiều người hơn,
  • 2:11 - 2:13
    nhưng nó tiếp tục
    là hàng hóa có tính cá nhân,
  • 2:13 - 2:15
    nghĩa là món hàng được làm
    theo ý thích mỗi người,
  • 2:15 - 2:17
    hay một kiểu nhất định.
  • 2:17 - 2:19
    Tồn tại một mối quan hệ cộng sinh
  • 2:19 - 2:21
    giữa người lướt ván và người thiết kế.
  • 2:21 - 2:23
    Có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau
  • 2:23 - 2:26
    ảnh hưởng trực tiếp
    đến hoạt động của tấm ván
  • 2:26 - 2:28
    khi nó di chuyển trong nước.
  • 2:28 - 2:31
    Miếng ván dài thì thường được dùng
    cho những con sóng nhỏ.
  • 2:31 - 2:33
    Có rất nhiều kiểu lướt khác nhau.
  • 2:33 - 2:34
    Bạn có thể đi bộ trên tấm ván,
  • 2:34 - 2:37
    dùng ngón chân làm kiểu hang-ten.
  • 2:37 - 2:39
    Miếng ván ngắn giúp lướt nhanh hơn.
  • 2:39 - 2:41
    Nhưng mà khó lái hơn,
    và khó để nổi hoàn toàn.
  • 2:41 - 2:45
    Thiết kế của các miếng ván là sự kết hợp
    của những yếu tố vật lý,
  • 2:45 - 2:49
    và cách tôi muốn đặt mình trong nước.
  • 2:49 - 2:53
    Nó là một biểu cảm,
    cũng như là một hoạt động thể chất.
  • 2:53 - 2:56
    Điều hấp dẫn có thể do
    nước là thứ rất khó nắm bắt.
  • 2:56 - 2:59
    Bạn không thể chống lại,
    hay thay đổi nó.
  • 2:59 - 3:02
    Việc tốt nhất tôi có thể làm
    là chấp nhận cách nó hoạt động.
  • 3:02 - 3:05
    Cơn sóng có thể lớn và trở nên lớn hơn
  • 3:05 - 3:07
    và dâng lên lúc bạn ở trong nước.
  • 3:07 - 3:08
    Các yếu tố sẽ thay đổi.
  • 3:08 - 3:09
    Gió cũng sẽ đến.
  • 3:09 - 3:12
    Bạn phải hòa mình
    vào chính môi trường đó.
  • 3:12 - 3:15
    Bạn cần quan sát và cảm nhận mọi thứ
  • 3:15 - 3:17
    đang diễn biến xung quanh bạn.
  • 3:17 - 3:18
    Tuy nhiên, nó rất ngắn.
  • 3:18 - 3:21
    Năm, tám hay mười lăm giây gì thôi.
  • 3:21 - 3:23
    Nó chỉ thoáng qua,
    nhưng bạn phải thật sự chú ý nó.
Title:
Cách những chiếc ván lướt kết nối chúng ta với thiên nhiên
Speaker:
Yves Béhar
Description:

Đây là cách những chiếc ván lướt sóng thay đổi mối quan hệ của chúng ta với nước, theo người sáng lập fuseproject Yves Béhar.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED Series
Duration:
03:37

Vietnamese subtitles

Revisions