David Biello: Tôi rất vinh dự được giới thiệu Tiến sĩ Georges Benjamin, giám đốc điều hành Hiệp Hội Y Tế Công Cộng Mỹ, người có sự nghiệp dài lâu và thành công về cả y học và y tế công cộng. Xin hãy chào mừng nồng nhiệt Tiến sĩ Georges Benjamin. Georges Benjamin: Chào David, anh có khỏe không? DB: Tôi khỏe. Anh thì sao? GB: Tôi đang ở đây. (Cười) DB: Anh ở nguyên đó nhé. Tốt. GB: Tôi đang ở đây. DB: Theo tôi, chúng ta biết chủ đề hiện tại là tái mở cửa. Chúng ta mới nghe tới một khả năng, nhưng hẳn là nhiều nước đã tái mở cửa theo cách này hay cách khác và tôi tin, tới nay, 50 bang của Mỹ đã mở cửa theo cách nào đó. Làm sao để làm điều đó một cách khôn ngoan và an toàn? GB: Phải, chúng ta cần tái mở cửa an toàn và thận trọng, nghĩa là chúng ta không được quên các biện pháp y tế công cộng trước đó đã giúp giảm tỷ lệ nhiễm bệnh. Và nghĩa là những điều như che mũi và miệng khi bạn ho hoặc hắt hơi, đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách tối thiểu với người khác. Nhìn vào những điều chúng ta làm, bạn biết đấy, trước khi ta đi làm vào buổi sáng, khi ta đang ở văn phòng. Và hãy cẩn thận như tất cả chúng ta đã và đang làm trong hai tháng gần đây, khi chúng ta đi tiếp ba tháng tới đây, vì bệnh dịch chưa hết hẳn. DB: Đúng vậy. Có thể sẽ có những đợt bùng phát khác, như Uri [Alon] đã nói. Có vẻ đây là phận sự của tất cả chúng ta khi coi y tế công cộng là nghề thứ hai. Phải không anh? GB: Anh biết đấy, tôi đã tranh luận nhiều rằng tất cả mọi người giờ đây thực sự biết y tế công cộng là gì, rằng ai cũng cần nhận thức được nghề tay trái của họ là y tế công cộng, cho dù người đó đi thu rác hay làm trong hàng tạp hóa, hay người đó là tài xế xe buýt, hay người đó, anh biết đấy, làm về y tế công cộng, một bác sỹ hay y tá, ai cũng cần đưa y tế công cộng vào điều họ làm mỗi ngày. DB: Anh nghĩ sao, khi giờ chúng ta đều là chuyên gia về y tế công cộng, anh nghĩ sao về trật tự bình thường mới ta có thể liệu trước khi các nước tái mở cửa? Nó sẽ như thế nào, hay anh mong nó sẽ ra sao, với góc nhìn một chuyên gia y tế công cộng? GB: Nếu tôi có thể vẩy một cây đũa thần, tôi sẽ thấy người ta sẽ làm nhiều hơn những điều đã tuyên truyền về y tế công cộng, trong việc rửa tay và suy nghĩ về những điều họ làm để giữ an toàn khi đi ra ngoài. Anh biết đấy, không lâu trước đây ta vào ô tô và không thắt dây an toàn. Ngày nay ta tuân thủ, và ta không nghĩ về nó nữa. Hầu hết chúng ta không hút thuốc, vì ta biết điều đó có hại. Hầu hết chúng ta nhìn sang hai bên trước khi sang đường. Hầu hết chúng ta, anh biết đấy, sửa sang dọn dẹp nhà để tránh vấp ngã. Vậy nên đối với dịch bệnh, tôi mong mọi người sẽ chú ý nhiều hơn đến những điều có thể khiến chúng ta bị lây nhiễm. Ví dụ như làm sạch đồ vật, khử trùng đồ vật. Quan trọng hơn, không đến công ty khi bạn ốm. Tôi mong các doanh nghiệp sẽ cho nhân viên nghỉ ốm hưởng lương, để mọi người có thể ở nhà. Đúng là điều đó tốn thêm chi phí, nhưng tôi có thể nói chúng ta đã học được rằng cái giá khi không làm điều đó là hàng tỷ tỷ tỷ đô la. Nghỉ ốm hưởng lương rẻ hơn nhiều. DB: Phải, tôi nghĩ chúng ta, những người ở Mỹ đang ghen tị với các quốc gia có hệ thống y tế toàn diện hơn chúng ta. Anh có đồng ý rằng khẩu trang là một biểu tượng của việc mang ý thức “chuyên gia y tế công cộng là nghề tay trái”? GB: Điều này khá buồn cười. Các đồng nghiệp châu Á của chúng tôi đeo khẩu trang, có văn hóa đeo khẩu trang trong hàng nhiều năm. Và anh thấy đó, chúng ta cười nhạo điều đó. Khi tôi đi nước ngoài, tôi luôn cười khi thấy có người đeo khẩu trang. Và dĩ nhiên, khi dịch khởi phát, chúng ta chỉ khuyến khích người bệnh đeo khẩu trang, hoặc đương nhiên, nhân viên y tế, những người được cho là trong môi trường rủi ro cao. Nhưng tôi nghĩ đeo khẩu trang sẽ trở thành văn hóa của chúng ta. Ta đã thấy nó có lẽ sẽ không trở thành văn hóa đi biển của chúng ta, mặc dù giờ điều đó nên được áp dụng. Nhưng tôi thực lòng nghĩ ta sẽ thấy ngày càng nhiều người đeo khẩu trang trong nhiều hoàn cảnh. Và tôi thấy hợp lý. DB: Phải, đeo khẩu trang để cho thấy ta quan tâm đến người khác. Và ta có điều có thể gọi là tinh thần y tế công cộng. Vậy nói đến châu Á, nước nào đã làm tốt? Trên thế giới, anh trong nghề đã lâu và đã trao đổi với nhiều đồng môn, nước nào đã làm tốt và ta có thể học gì từ những ví dụ tốt đó? GB: Hàn Quốc là tấm gương về nhiều lĩnh vực. Trung Quốc, nói cho cùng, cũng làm khá tốt. Nhưng bí mật của tất cả những nước này khi có ít người bệnh và chết hơn chúng ta nằm ở việc họ xét nghiệm rất sớm, họ truy tìm nguồn tiếp xúc, cô lập và cách ly, đó là nền tảng của nghiệp vụ y tế công cộng. Họ làm sớm, họ làm nhiều, và nhân đây, mặc dù họ đang tái mở cửa xã hội, và họ bắt đầu thấy các đợt dịch cục bộ, họ liền quay lại với các biện pháp y tế công cộng về xét nghiệm, cô lập, truy nguồn tiếp xúc và minh bạch với cộng đồng khi có thể, vì cộng đồng nhất thiết phải biết có bao nhiêu trường hợp nhiễm, dịch nằm ở đâu, nếu ta muốn có sự tuân thủ trong cộng đồng. DB: Vậy xét nghiệm, truy nguồn tiếp xúc, và cô lập. Nói theo kiểu cũ thì nghe không viễn tưởng như khoa học tên lửa nhỉ. Tại sao điều này với một số nước lại khó thực hiện? Điều ngăn cản chúng ta, có phải là hồ sơ y tế điện tử, hay một thứ gì quá đắt tiền, hay đơn giản là quá ngạo mạn, dựa trên những thành tựu y tế công trong vòng 100 năm trở lại? GB: Anh biết đấy, chúng ta là xã hội cậy vào thuốc thang. Ta nghĩ có thuốc cho tất cả các bệnh. Nếu tôi không thể kê thuốc cho bạn, thì tôi có thể phẫu thuật bạn và chữa bệnh. Anh thấy đó, ngừa bệnh có tác dụng. Và chúng ta hoàn toàn thiếu đầu tư vào ngừa bệnh. Chúng ta hoàn toàn thiếu đầu tư vào một hệ thống y tế công cộng mạnh mẽ và có tính đàn hồi. Nếu nhìn vào nước Mỹ ngày nay, ta có thể thấy ngay cái gì đang bán chạy tại cửa tiệm tạp hóa, Amazon biết tất cả mọi điều về bạn, nhưng bác sỹ của bạn không có những công cụ đó. Vào ba giờ sáng, thật khó để lấy biểu đồ điện tim, hay hồ sơ y tế của bạn, hay danh sách các thứ bạn dị ứng, nếu bạn không cho nhân viên y tế biết bạn có gì. Và chúng ta đã không đầu tư vào các hệ thống linh hoạt. Một trong những điều thú vị về đại dịch này là nó đã tạo ra một môi trường trong đó chúng ta phụ thuộc vào khám chữa bệnh từ xa, điều đã tồn tại trong vài năm gần đây, nhưng chúng ta không thích nó. Nhưng giờ nó sẽ là chuẩn mực mới. DB: Nhưng dường như, hiển nhiên, những nước có hệ thống y tế mạnh mẽ, như Đài Loan, đã làm tốt, nhưng dường như những nước được coi là có hệ thống y tế kém hơn, như Ghana ở châu Phi, cũng làm tốt. Có điều bí mật gì nằm ở những nước đó? GB: Vẫn còn khá sớm để các nước đó phơi nhiễm, và mong rằng họ sẽ không có đợt sóng tiếp theo, đó vẫn là một khả năng, nhưng cuối cùng thì, tôi nghĩ, về mặt thực hiện các biện pháp y tế công cộng hợp lý và hiệu quả, tất cả các nước đã làm tốt đều đã thực hiện điều đó. Giờ chúng ta là một nước lớn, một nước phức tạp. Và đúng, chúng ta ngay từ đầu đã không xét nghiệm tốt. Nhưng ta không được lặp lại sai lầm trong ba tháng gần đây, vì ta vẫn còn nhiều tháng nữa phía trước. Và giờ vì ta biết ta sai điều gì, tôi khuyến khích chúng ta làm đúng vào lần tới. DB: Nghe thật thông minh. GB: Và lần tới là ngày mai. DB: Phải. Nó đã bắt đầu. Ý tôi là, với tôi, cho phép tôi ví von thế này, một vài nước dường như đã có kháng thể trong hệ thống của họ, vì họ đã từng tiếp xúc với Ebola hoặc virus SARS đầu tiên. Phơi nhiễm từ trước có phải là chìa khóa cho những khủng hoảng y tế công cộng kiểu này không? GB: Đây là một virus rất khác. Và mặc dù có một số bằng chứng chưa rõ ràng rằng MERS và SARS-1, có thể bảo vệ chúng ta phần nào, có những nghiên cứu ban đầu tìm hiểu điều đó, đó không phải giải pháp. Chìa khóa ở đây là biện pháp y tế công cộng vững chắc và hiệu quả. Đó là chìa khóa. Ta sẽ không tìm kiếm bất cứ điều gì, bất cứ điều thần bí nào, hay ai đó đến cứu ta với một loại thuốc đặc biệt. Tất cả nằm ở biện pháp y tế công cộng vững chắc và hiệu quả, vì, nhân đây, hãy nhìn xem, con virus này tệ, nhưng nó không phải là con cuối. Vì vậy ta cần chuẩn bị cho đợt dịch cực lớn sau. Ta nghĩ dịch này khủng khiếp, nhưng hãy tưởng tượng việc Ebola hay MERS lây nhiễm qua hơi nước trong không khí. Ví dụ, hãy chọn một phim truyền hình. Dù đó là phim dở, nhưng chúng ta vẫn sợ một phim thực sự còn dở hơn vào lúc này. DB: Phải, Hội chứng Hô hấp Trung Đông không phải chuyện đùa, và ta nên biết ơn rằng nó đã không lây dễ hơn như SARS-CoV. Điều này có phải -- Vậy những bệnh này do động vật truyền sang người, tức là từ các động vật sẵn ngoài kia. Hiển nhiên, loài người xâm lấn thiên nhiên theo cách ngày càng khẩn trương, cho dù trên phương diện biến đổi khí hậu hay vào rừng, những thứ như vậy. Đây có phải là thực trạng bình thường mới, nói cách khác, ta có nên trông đợi dịch bệnh đến thường xuyên không? GB: Dịch đến thành đợt, đây không phải đợt dịch đầu tiên, phải không nào? Ta đã qua một vài đại dịch, 100 năm trước, dịch cúm năm 1918, SARS là một đợt lớn, mặc dù SARS-1 không tệ như bây giờ. Và ta đã trải qua cúm gà, một thử thách, và cúm lợn. Ta đã trải qua Zika. Vậy nên ta đã trải qua những đợt dịch mới bùng phát. Những đợt dịch nổi lên này xảy ra thường xuyên, và theo nhiều cách, ta đã may mắn có thể xác định chúng từ sớm và ngăn chặn chúng. Nhưng giờ ta đang ở trong bối cảnh mà mọi người có thể tạo ra chúng. Giờ, điều này đã không xảy ra, như ta đã biết, nó không phải nhân tạo. Nó không đi ra từ rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Nhưng ta biết, khi tôi còn đi học, để nuôi một con côn trùng, ta cần kỹ thuật rất tinh vi. Nhưng giờ không vậy nữa. Và ta cần tự bảo vệ mình trước những lây nhiễm đến từ tự nhiên và nhân tạo. DB: Thêm nữa, ta có nhiều nhân tố khuếch đại rủi ro, ví dụ như biến đổi khí hậu, làm những đại dịch thế này tệ hơn. GB: Tôi đã nói biến đổi khí hậu là mối nguy lớn nhất cho nhân loại trước dịch. Nhưng dịch này thách thức cả điều đó. Nhưng hãy để tôi nói, thử thách lớn mà ta có hiện nay là ta có một đại dịch, mà ta chưa ngăn chặn được, khi ta vào mùa bão, và ta có biến đổi khí hậu, điều này gia tăng độ khủng khiếp của các cơn bão chúng ta sẽ đối mặt. Vậy, anh thấy đấy, ta chuẩn bị có một mùa hè thú vị. DB: Và đây là Chris với một câu hỏi từ khán giả. Chris Anderson: Nhiều câu hỏi thì đúng hơn. Mọi người rất quan tâm đến điều anh nói, Georges. Đây là câu hỏi đầu tiên từ Jim Young: “Chúng ta làm thế nào với những người không tin rằng dịch nghiêm trọng?” GB: Anh biết đấy, ta cần tiếp tục truyền thông sự thực cho những người đó. Một trong những đặc điểm của dịch này là nó không chừa ai cả. Nó không phân biệt đảng chính trị, không phân biệt địa lý, và ta có rất nhiều người, đặc biệt ở những vùng quê, không biết nó, vì nó chưa đến với họ, và họ không nghĩ nó có thực. Và giờ rất nhiều cộng đồng như vậy bị tàn phá bởi dịch. Và vì vậy chúng ta phải -- Anh biết đấy, thật không hay để nói “Tôi đã bảo mà.” Nói như thế này thì hợp lý: “Đây, bạn đã thấy nó, hãy tham gia và giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề này.” Nhưng dịch này sẽ còn tồn tại một thời gian. Và nếu nó trở nên tràn lan, tức là nó luôn hiện diện ở mức độ thấp, ai cũng sẽ phải nếm trải bệnh tật. CA: Cảm ơn anh. Đây là câu hỏi của Robert Perkowitz. “Ta có vẻ như đã bỏ qua và cấp không đủ vốn cho y tế công cộng, và chúng ta chuẩn bị kém cho virus này.” Hãy chờ câu hỏi hiện lên, nó sẽ hiện lên theo cách kỳ diệu nào đó. “Ưu tiên hiện tại của chúng ta là gì để chuẩn bị cho một khủng hoảng y tế công cộng tiếp theo?” GB: Ta cần đảm bảo chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ vốn, nguồn lực, đào tạo, nhân lực. Và nhân đây, khủng hoảng y tế công cộng tiếp theo không phải là 10 hay 20 năm nữa, mà là khả năng đồng loạt nổi lên của cúm mùa, mà ta biết sẽ xảy ra vào mùa thu này, vì nó xảy ra hàng năm, hoặc tiếp nối COVID, hoặc bùng lên trong dịch COVID. Và ta sẽ trải qua một quá trình dịch với những vấn đề tương tự, và ta sẽ cần phân biệt COVID với cúm mùa. Vì ta có vắc-xin cho cúm mùa, chứ chưa có vắc-xin cho COVID. Ta hy vọng sẽ có một vắc-xin trong vòng một năm tới. Nhưng đó chỉ là hy vọng. DB: Vậy ta cần tiêm vắc-xin cúm mùa. CA: Chính xác. Thật vậy, David Collins cũng hỏi về điều này. “Xác suất có vắc-xin trước đợt dịch kế là bao nhiêu?” GB: Vắc-xin được tạo ra nhanh nhất là vắc-xin ngừa sởi, và thời gian làm ra là bốn năm. Giờ nhiều thứ đã khác, phải không? Chúng ta đã bắt đầu làm vắc-xin chống SARS-1. Nó đã qua nhiều thí nghiệm trên động vật, và đã dùng trong một số thí nghiệm sơ khai trên người. Như anh đã thấy, ta mới có một số công bố rằng ít nhất vắc-xin có tác dụng lên khỉ, khỉ redut, và có một số bằng chứng rằng nó có thể có tác dụng và an toàn với một số lượng người rất nhỏ. Khi tôi nói số lượng người rất nhỏ, đó là con số rất ít ỏi. Còn giờ vắc xin đang được thí nghiệm đợt hai và đợt ba. Vậy, phải, [David] đã giơ hai tay lên, số người đã thử nghiệm vắc-xin rất nhỏ. Điều đó nghĩa là những người đó cực kỳ may mắn, hoặc vắc-xin có tác dụng. Và ta sẽ không biết cho đến lúc đưa nó đến tay hàng triệu người khác. CA: Đây là một câu hỏi quan trọng từ một thành viên TED: “Làm thế nào để dạy người khác về ý nghĩa của y tế công cộng? Đặc biệt là với những người không tin rằng họ có trách nhiệm với “cộng đồng”?" GB: À, tôi nhắc họ rằng khi y tế công cộng được áp dụng đúng cách, không có điều gì xảy ra. Và dĩ nhiên, khi không có gì xảy ra, không ai khen chúng ta. Lý do tất cả mọi người trong đất nước này không cần dậy mỗi sáng và tự đun sôi nước là nhờ y tế công cộng. Lý do khi bạn bị tai nạn xe cộ, bạn biết đấy, bị va chạm xe hơi, và bạn đeo dây an toàn, bạn có túi khí, và bạn không bị chết trong tai nạn, chính bởi vì y tế công cộng. Lý do không khí an toàn để thở, thức ăn an toàn để ăn, là nhờ y tế công cộng. Lý do con bạn không mặc quần áo dễ cháy vì chúng ta có quần áo chống cháy. Và đó là một tiêu chuẩn. Lý do bạn không ngã khi đi xuống cầu thang vì chúng tôi đã kiểm tra cách xây cầu thang để người ta không ngã khi đi lên hay đi xuống. Đó chính là một can thiệp của y tế công cộng. Vậy nên môi trường đã được xây dựng, thuốc, những thứ tương tự, vắc-xin, tất cả đều là y tế công cộng, và đó là lý do y tế công cộng tồn tại, và bạn có thể không tin rằng nó quan trọng, nhưng chúng ta không thể sống thiếu nó. CA: Một ngày nào đó có lẽ ta sẽ vẽ được một hệ thống y tế ở Mỹ thực sự đưa ra khuyến khích hướng tới y tế công cộng. Điều đó thật tốt. David, chúng ta sẽ tiếp tục với một số câu hỏi nữa, nếu được, vì chúng đang đổ về đây. Có một câu của Jacqueline Ashby. Quan trọng cho tất cả các bậc phụ huynh. “Anh có khuyến nghị gì về việc đưa trẻ em trở lại trường?” GB: À, tôi cũng đang băn khoăn điều này, tôi có ba đứa cháu. Tin tốt là cháu tôi giỏi công nghệ hơn tôi nhiều, và giờ chúng đang học từ xa. Sẽ là một thử thách khi đưa trẻ em trở lại trường học. Ta sẽ cần thật sự biết trẻ em dễ lây đến mức nào và chúng có thể chống chọi ra sao khi nhiễm bệnh. Hiện giờ, có vẻ như ngoại trừ một số trẻ mắc bệnh cực hiếm, trẻ em chống chọi với dịch khá tốt. Nhưng câu hỏi trọng tâm là, những đứa trẻ đó sẽ lây bao nhiêu virus cho bạn và cho ông bà chúng. Đó là điều quan trọng. Và bạn thấy đấy, cố gắng yêu cầu một đứa trẻ lên tám không chơi với bạn bè, thực sự khó. Nhân đây, cố gắng bảo một thanh niên 17 tuổi không chơi với bạn cũng thật khó. Vậy nên ta sẽ cần giáo dục những đứa trẻ thật tốt, ta cần biết cách làm sao kéo dài thời khóa biểu của chúng. Ý tưởng của Uri cho thị trường lao động có thể là một ý hay cho trường học, vì ý tưởng này là giảm số học sinh trong lớp học. Nhân đây, khi có lớp học bé hơn, ta có giáo dục tốt hơn. Tức là ta cần có đủ giáo viên, đây là khó khăn của phương pháp này. CA: Đây là câu hỏi cuối cùng tại lúc này của [Steven] Petranek. Khẩu trang. Các lời khuyên về khẩu trang -- Tôi mới tắt nó, ta hãy tiếp tục. Các lời khuyên về khẩu trang có vẻ như đã thay đổi. “Hầu hết người Mỹ sống và làm việc tại các thành phố có nên đeo khẩu trang để giảm các hạt ô nhiễm không khí mà họ gặp hàng ngày?” GB: Chắc chắn nó sẽ có tác dụng phần nào. Nhưng hãy để tôi nói về điều ta nên ngừng lại hơn: đốt nhiên liệu hóa thạch, và làm tất cả những điều tồi tệ mà ta đang làm dẫn đến phá hủy khí hậu. Anh thấy đấy, ai cũng nói về việc ta đã giảm mức CO2 một cách đáng kinh ngạc vì ta không lái xe. Tôi muốn nói, đây là bằng chứng tốt nhất về việc biến đổi khí hậu là do con người. Tất cả những người hoài nghi về biến đổi khí hậu, những người không tin nó diễn ra là do con người, chúng ta đã chứng kiến một minh chứng toàn cầu về việc con người đã làm gì tạo nên biến đổi khí hậu. Vì vậy điều ta cần là ngừng lại và chuyển sang một nền kinh tế xanh. DB: Đây, đây. CA: Cảm ơn anh, tôi sẽ quay lại vào phút cuối với một số câu hỏi nữa. Cảm ơn anh. DB: Vậy chúng ta đang đón chào khẩu trang. Nhưng đồng thời, một trong những điều trở nên rõ ràng từ mùa dịch là COVID-19 không phải là cán cân công bằng như một vài người đã hy vọng. Một số cộng đồng đang có trải nghiệm tồi tệ hơn so với những cộng đồng khác. Vì sao lại thế? GB: Ta đang chủ yếu nói đến người Mỹ gốc Phi và người Latino dường như đang bị ảnh hưởng quá mức khi mắc bệnh. Và đó chủ yếu là do phơi nhiễm. Các cộng đồng đó làm nhiều việc tiếp xúc với nhiều người. Những người như tài xế xe buýt, nhân viên tạp hóa, làm ở các trung tâm y tế dài hạn, các nhà dưỡng lão, trong các lò giết mổ, nông trang gà. Đó là lý do họ bị phơi nhiễm với dịch bệnh. Sự mẫn cảm. Nhiều bệnh kinh niên. Ta thấy người Mỹ gốc Phi đặc biệt hay mắc các bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh phổi, và bởi các bệnh kinh niên đó, ta đã phát hiện từ sớm là virus này nguy hiểm hơn với các nhóm mắc các bệnh đó. Và đó là vấn đề lớn ở đây. Đây là điều dẫn đến các khác biệt và nó là một thử thách, vì trên nhiều diện, đó là những người chúng ta coi là đội ngũ cốt yếu cần phải đi làm. DB: Phải. Vậy theo anh, các can thiệp của y tế công cộng để bảo vệ đột ngũ cốt yếu đó là gì, anh có gợi ý gì cho vấn đề này? GB: Có chứ. Chúng tôi đã bắt đầu bằng một chiến lược xét nghiệm dựa trên triệu chứng. Giờ khi đã có đủ xét nghiệm, ta cần đảm bảo người được xét nghiệm không chỉ vì lý do khám chữa, và người có triệu chứng, mà còn bắt đầu ưu tiên những người tiếp xúc nhiều với người khác, thành phần đội ngũ cốt yếu. Họ chắc chắn bao gồm những người làm việc tại các nhà dưỡng lão, bệnh viện, v.v. nhưng ngoài ra còn tài xế xe buýt, bảo vệ, nhân viên tạp hóa. Họ đều cần xét nghiệm, và họ cần xét nghiệm thường xuyên để bảo vệ họ, gia đình, và cho mọi người niềm tin rằng họ sẽ không nhiễm bệnh và ta sẽ không làm họ nhiễm bệnh. Những người trong các lò mổ, ví dụ vậy. Và ta đã nhìn thấy thảm kịch tại các lò mổ, vì họ làm việc trong một môi trường vai kề vai. Có nhiều điều họ cần làm để tìm ra cách cách ly vật lý trên băng chuyền làm việc, đó là điều quan trọng. Nhưng tóm lại, ý tưởng của Uri không tồi để đất nước này cân nhắc, để những ngành đó xem xét. DB: Phải, ta cần đảm bảo những người đó được coi là đội ngũ cốt yếu, không phải đội ngũ hy sinh, như tôi nhận thấy. Và hẳn là điều này không giới hạn trong nước Mỹ. GB: Chắc chắn rồi. Ta thấy điều bất công đó không chỉ ở Mỹ, mà còn ở những nước khác. Và nó liên quan đến chủng tộc và giai cấp và loại việc bạn làm, nghề bạn làm. Thật lòng mà nói, ta đã nên nghĩ về điều này vào lần đầu khi xem dữ liệu cho thấy rằng ở Trung Quốc, người mắc bệnh kinh niên có rủi ro cao hơn và có kết quả sức khỏe tồi tệ hơn. Ta đã cần tăng tốc với các biện pháp ngay lập tức, vì, nhìn xem, điều đó xảy ra với tất cả các bệnh dịch mới đã đến với đất nước này. DB: Có vẻ như điều này quay lại với khả năng -- đây không phải lời đùa cợt, y tế công cộng là nghề tay trái của mọi người, và ta cần tuân thủ điều đó. Ở góc nhìn của anh, một cấu trúc y tế công cộng linh hoạt trông như thế nào? Nó sẽ như thế nào? GB: Anh biết đấy, mỗi khi một mối đe dọa sức khỏe xâm nhập cộng đồng, ta cần nhanh chóng phát hiện nó, cô lập nó, và nếu ta có thể giảm thiểu, chắc chắn vậy, và loại bỏ nó nếu có thể, và đặt ra những biện pháp phòng ngừa ta đã có. Tức là ta cần có một đội ngũ y tế công cộng chính phủ đông đảo, được đào tạo tốt, như ta đã có với cảnh sát, cứu hỏa, dịch vụ y tế khẩn cấp EMS. Điều đó nghĩa là họ cần được trả lương cao, và có đủ nguồn lực cần thiết. Anh thấy đấy, ta vẫn còn những người truy nguồn tiếp xúc dùng giấy và bút. Và ghi nhận số liệu trên bảng tính excel. Không, ta cần những công nghệ mạnh mẽ mà những người ở, anh biết đấy, bất kỳ các nhà bán lẻ nào đang sử dụng, dù là Amazon, v.v. Ta vẫn đọc dữ liệu chậm hai năm để đưa ra các quyết định từ dữ liệu. Ta cần đưa ra quyết định nhanh chóng. Nhân đây, Đài Loan, anh đã nhắc đến từ trước, tôi nhớ khi ở Đài Loan tôi xem các số liệu về dịch bệnh dễ lây, theo thời gian thực, từ hệ thống dữ liệu y tế điện tử của họ. Vậy anh thấy đó, ta có thể làm điều này, có công nghệ cho nó. DB: Hãy nghĩ mà xem. Ồ, thông tin y tế theo thời gian thực, điều này có thể làm nên sự khác biệt lớn cỡ nào. Anh nghĩ công nghệ có thể hỗ trợ chúng ta ở đây không, cho dù là hợp tác giữa Google-Apple hay thứ gì đi nữa? GB: Công nghệ có thể giúp ta, nhưng không thay thế được chúng ta. Ta không ở viễn cảnh mà ta có thể ngồi ung dung một chỗ và để ảnh đại diện làm việc cho ta. Nhưng công nghệ có thể bỏ xa điều ta làm. Nó có thể cho ta nhận thức về bối cảnh. Có có thể cho ta thông tin theo thời gian thực. Nó cho phép ta gửi thông tin từ A tới B để phân tích dữ liệu. Nó cho ta hoài nghi, khi ta vẽ ra các mô hình, nó cho người khác kiểm chứng số liệu của ta ngay lập tức. Vậy nên nó có thể tăng tốc nghiên cứu của chúng ta. Nhưng ta cần đầu tư vào nó, và ta cần tiếp tục, vì sự lỗi thời luôn là điều nguy hiểm ở công nghệ. DB: Có vẻ như Chris đã quay lại với các câu hỏi tiếp theo. CA: Tôi nghĩ ta đã gần đến hồi kết, nhưng những câu hỏi vẫn được gửi đến. Đây là câu hỏi của Neelay Bhatt. “Anh nghĩ các công viên, đường đi, và các không gian mở có vai trò gì trong việc hỗ trợ các mục tiêu y tế công cộng?” GB: Anh biết đấy, không gian xanh rất cần thiết và việc có thể đi ra ngoài, đi bộ, và tập thể dục, có vỉa hè để ta có các cộng đồng có thể đi bộ, đi xe đạp, và là không gian xanh cho mọi lứa tuổi, nó tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta. Và tôi luôn nói với mọi người, đó là nơi tuyệt vời để đến khi ai đó làm bạn cáu. CA: Thật vậy. Ta có một câu hỏi ẩn danh. Nếu có thể, xin đừng ẩn danh, vì chúng ta là bạn khi mọi thứ kết thúc. Chắc ai đó... Mà thôi. Hãy xem, đây là một câu hỏi hay. “Có nhiều người nghi ngại những gì những chuyên gia thực sự nói. Anh thấy điều gì có thể giúp những người nghi ngờ trở nên bớt nghi ngại và tin tưởng hơn?” GB: Nói thật. Nếu bạn mắc sai lầm, hãy thừa nhận và sửa nó ngay. Hãy chính trực. Và đừng nói những điều ngu ngốc. Thường thì những điều như vậy luôn xảy ra. Và bạn ạ, một trong số những điều thú vị, chúng ta đã nói đến khi bàn luận về khẩu trang. Thường thì ta chỉ có người đeo khẩu trang khi họ có bệnh dễ lây, hoặc họ ở trong một môi trường y tế có rủi ro mắc bệnh cao. Và ta nói, không, ai đeo khẩu trang cũng tốt. Đó là vì ta đã hiểu, và đã tin hơn vào bằng chứng rằng chúng ta có thể lây mà không có biểu hiện bệnh. Nhưng chúng ta đã truyền thông không tốt. Ta nói, không, chúng tôi nghĩ lại, ai cũng có thể đeo khẩu trang, sau khi khuyên mọi người không làm thế. Và chúng ta không dành đủ thời gian giải thích nguyên do. Thế nên ta mất lòng tin. Vì vậy ta cần làm tốt hơn. Và những lãnh đạo của chúng ta cần cẩn thận về lời nói khi lời nói của họ có ảnh hưởng. Và nhân đây, tôi đã gây một số sai lầm, tôi nói những điều hoàn toàn sai trên TV, vì tôi đã sai. Và tôi đã cố gắng sửa chữa chúng nhanh nhất có thể. Chúng ta ai cũng vậy, nhưng ta cần đủ mạnh mẽ và có cá tính đủ mạnh để thừa nhận mình sai và sau đó sửa nó. Vì cuối cùng, một khi mất lòng tin, ta đánh mất tất cả. CA: Nếu tôi có thể nói, theo cách anh đang đối thoại bây giờ, với tôi, đây là cách trao đổi nuôi dưỡng lòng tin. Tôi không biết anh có phương cách bí mật gì, nhưng những lời anh nói rất thuyết phục. Cảm ơn anh. David, anh còn gợi ý gì nữa không? GB: Tôi đã phạm nhiều sai lầm. DB: Không, chúng tôi rất vui vì anh đã tham gia, và cảm ơn anh vì điều đó. Tôi còn một câu hỏi nữa, nếu được. Anh đã làm việc này một thời gian, điều gì cho anh hy vọng để đi tiếp? GB: Để tôi kể điều này. Một điều cho tôi hy vọng là khi tôi thấy mọi người quan tâm đến bạn bè và người nhà. Ví dụ như tổ chức tiệc sinh nhật bằng cách lái xe qua nhà nhau. Tôi thấy điều đó trên thời sự hôm nay. Mọi người gọi điện cho bạn bè. Tôi đã nghe điện từ những người không nói chuyện từ lâu, họ gọi chỉ để nói, “Lâu lắm tôi không nói chuyện với anh. Anh ổn chứ?” Và nhiều chuyện như thế. Và lòng tin ta có ở nhau, tình yêu ta bộc lộ, đó là những điều tuyệt vời mang lại hy vọng cho tôi. DB: Con người cuối cùng sẽ chiến thắng. GB: Phải. DB: Cảm ơn Tiến sĩ Benjamin đã tham gia và chia sẻ hiểu biết của anh. GB: Tôi rất vui được ở đây. CA: Cảm ơn anh. GB: Mọi người an toàn nhé. Chúc gia đình mọi người cũng an toàn. DB: Cảm ơn, chúc anh cũng thế.