-
标题:
Giáo dục và Nghề Nghiệp Cho Người Khiếm Thính/ Ruma Roka
-
描述:
Ruma Roka là người sáng lập của hội khiếm thính Noida nơi sử dụng chương trình dạy nghề đặc biệt giúp cho những người điếc tìm được những việc làm có thu nhập tốt và có nhiều sự giao tiếp vào cộng đồng. Cô ấy chia sẽ những câu chuyện đầy cảm hứng về việc làm sao để điều này trở thành sự thật nhờ vào ý chí mạnh mẽ và sự cần mẫn kiên trì
-
Các bạn không hiểu tôi nói gì cả có đúng không ?
-
( cười)
-
Ở Ấn Độ, hiện có 63 triệu người khiếm thính
-
Họ phải sống năm này qua tháng nọ trong cõi tịch mịch không âm thanh
-
cố tìm cách hiểu một thế giới
mà họ không thể nghe gì từ đó
-
sống âm thầm trong sự dửng dưng và lãng quên của xã hội
-
khi sinh ra môt đứa bé " không bình thường"
-
các bậc phu huynh chạy đôn chạy đáo
-
cố gắng tìm hiểu phải nuôi đứa bé ấy như thế nào
-
và họ được thông báo " Dù con cô không thể nghe"
-
nhưng mà thanh quản vẫn hoạt động
-
dây thanh âm vẫn hoạt động
-
thằng bé vẫn có thể tập nói được
-
thế là họ bắt đầu một cuộc hành trình hàng năm trời
-
dạy đứa con phát âm những từ nó không thể nghe
-
ngay cả với gia đình, đứa bé ấy muốn
-
nói chuyện với cha mẹ
-
nó muốn tham gia vào cuộc đối thoại cùng gia đình
-
mà không thể. Và nó không hiểu tại sao
không ai lắng nghe nó
-
Vậy nên nó thấy thật cô đơn và bất lực
-
trước một kỹ năng hết sức cần thiết khi
chúng ta trưởng thành
-
Khi nó đến trường nó nghĩ
" ah, hi vọng mọi thứ sẽ khác"
-
Và nó thấy cô giáo mở miệng và khép miệng
-
rồi viết những thứ lạ lẫm lên bảng
-
nó không hiểu được vì nó không nghe thấy
-
nó chép lại tất cả, và học thuộc lòng cho mỗi kỳ thi
-
bằng cách học vẹt này công thêm sự chiếu cố
của thầy cô. Nó học hết lớp 10
-
Cơ hội việc làm nào cho nó đây?
-
Đây là một đứa trẻ thực chất đã
chẳng nhận được sự giáo dục gì
-
Những chữ cái, tư vựng
chứa trong 30 đến 40 chữ
-
Nó cảm thấy bấp bênh, và chắc chắn
đã tức giận với cả thế giới nữa
-
cái hệ thống mà đã khiến
cho nó thấy mình tật nguyền
-
Nó sẽ làm việc ở đâu?
phục dịch và những công việc không cần tay nghề
-
thường xuyên bị bóc lột
-
Đó là khởi nguồn chuyến đi " tái sinh" của tôi và
năm 2004. Như Kelly đã nói, tôi không có
-
Tôi không có thành viên gia đình nào bị điếc
-
chỉ như một sự thúc đẩy lạ lùng và
không dựa trên lý trí
-
Tôi nhảy vào thế giới này và
học ngôn ngữ dấu hiệu
-
lúc đó, có rất nhiều thử thách
không ai muốn, không ai biết
-
" Cô muốn học gì vậy, Ruma?"
" Đó mà gọi là ngôn ngữ à?"
-
Thế nhưng, học ngôn ngữ dấu hiệu đã mở ra
cánh cửa cuộc đời tôi đến với một cộng đồng
-
bên ngoài thì im lặng
nhưng bên trong đong đầy
-
khát khao và tò mò của
một người học bằng mắt
-
và tôi đã nghe họ kể đến những điều
họ muốn làm
-
Một năm sau, 2005, với số tiền tiết kiệm
vỏn vẹn 5000 đô la
-
từ một hợp đồng bảo hiểm đáo hạn
Tôi khởi nghiệp trung tâm này
-
trong một căn hộ 2 phòng ngủ nhỏ
với chỉ 6 học sinh
-
và tôi dạy chúng tiếng Anh bằng ngôn ngữ cử chỉ
-
Những thử thách và mục tiêu lúc đó là
-
làm sao để những đứa trẻ chỉ
mới tốt nghiệp phổ thông
-
có thể xin được việc làm ở các công ty
-
những công việc đem lại tự tôn trọng
và chứng minh điếc không có nghĩ là dốt
-
vậy nên, những thử thách đó vô cùng lớn
những học sinh khiếm thích đã ròng rã ngồi như thế
-
suốt bao nhiêu năm trong sự chán nản và tăm tối
-
Họ cần phải tin vào chính mình
Phụ huynh họ cần được thuyết phục
-
rằng đứa trẻ này không điết và dốt
-
và nó có thể đứng trên đôi chân của nó
-
nhưng quan trọng hơn hết
-
liệu những nhà tuyển dụng sẽ tuyển dụng
một người câm
-
điết và không biết đọc hay viết gì cả
-
Tôi đã ngồi lại với những người
bạn trong một công ty
-
và kê cho họ nghe câu chuyện
về khiếm thính là như thế nào
-
Và tôi đã biết được rằng có những khu
trong những công ty
-
dành cho những người câm điết làm việc
về lĩnh vực giá trị gia tăng
-
và với nguồn vốn hạn hẹp
chúng tôi đã lập nên chương trình
-
dạy nghề cho người khiếm thính
đầu tiên trong cả nước
-
tìm kiếm người dạy là một vấn đề,
nên tôi tự mình dạy những đứa trẻ
-
những học sinh, để trở thành những giáo viên
cho người khiếm thính
-
và họ đã đảm đương công việc
với tin thần trách nhiệm và niềm kiêu hãnh to lớn
-
nhưng, những nhà tuyển dụng vẫn hoài nghi
giáo dục, bằng cấp, chỉ học hết lớp 10
-
" không, không không, Ruma
chúng tôi không thể thuê anh ta"
-
Đó là một vấn đề lớn
-
" và thậm chí, nếu chúng tôi tuyển anh ấy"
-
" làm sao mà giao tiếp với anh ấy đây?
anh ta không biết đọc viết gì."
-
"lại không nghe nói được"
-
Tôi liền bảo họ" Xin anh hãy giải
quyết từng thứ một thôi"
-
Anh biết là, chúng ta nên quan đến
việc nào anh ấy làm được
-
Anh ấy là một người học bằng thị giác
tuyệt vời, anh ấy có thể làm việc và...
-
nếu mọi chuyện tốt đẹp, tuyệt,
hoặc không, ít nhất chúng ta đã biết được
-
Tôi muốn chia sẽ một câu chuyện
về Vushi Kapoor
-
anh ấy đến vào năm 2009
và không biết bất kỳ một loại ngôn ngữ nào
-
anh ấy thậm chí không biết
ngôn ngữ cử chỉ
-
tất cả những gì anh ta thấy, nhận thức là
thông qua đôi mắt
-
mẹ của anh hoàn toàn tuyệt vọng và
bà nói
-
" Ruma, cô làm ơn giữ nó trong trung tâm
hai tiếng đồng hồ được không?'
-
Tôi đã rất khó khăn để dạy anh ta
-
các bạn biết đấy, dạy anh ta 24 tiếng
một ngày
-
vậy nên tôi nói" à, đươc thôi"
thì cũng như các dịch vụ cấp tốc thôi
-
Chúng tôi đã trải qua 1 năm rưỡi đầy nhọc nhằn
-
để giúp Vishu học ngôn ngữ
khi anh ta bắt đầu giao tiếp và
-
anh ấy đã ý thức được về bản thân và
anh ấy hiểu rằng có những thứ....
-
ý tôi là anh ấy không thể nghe nhưng, đúng là
anh ta có thể làm rất nhiều thứ
-
anh ấy hiểu ra rằng anh thích làm việc
với máy tính
-
chúng tôi động viên anh, cho anh động lực
-
và để anh tham gia vào chương trình IT
Anh ấy đã vượt qua hết các bài kiểm tra,
-
tôi đã rất lo lắng
nhưng môt con đường đã mở ra
-
trong lĩnh vực quản trị dữ liệu
một công ty I.T nổi tiếng
-
tôi đã nói rằng để cho anh ta cọ xát
và học hỏi lấy chút kinh nghiệm
-
" Hãy để Vishu đến phỏng vấn
-
Vishu đã đến và làm tất cả
những bài kiểm tra kỹ thuật
-
Lúc đó thậm chí tôi đã nói
" Chắc anh ta chỉ trụ được
-
nhiều lắm là 6 tháng"
-
Nhưng giờ đã 1 năm rưỡi
-
Vishu vẫn ở đó và không chỉ vậy
-
" ôi, anh chàng tội nghiệp khiếm thính"
-
Anh ấy thằng giải Laurels dành cho nhân viên
xuất sắc nhất tháng, đến 2 lần.
-
( vỗ tay)
-
và tôi muốn chia sẽ với các bạn là,
ngày nay, chỉ 1 năm rưỡi
-
để dạy một người khiếm thính
-
hòa nhập vào thế giới của chúng ta
-
trong thời gian chỉ 6 năm.
ngày nay, 500 học sinh tuyệt vời của tôi
-
đang làm việc cho những tổ chức
hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp
-
trong thiết kế đồ họa, quản trị dữ liệu
của các tổ chức phần mềm
-
trong bệnh viện
trong tất cả những ngành nghề
-
bảo vệ, ngân hàng
-
cả bán lẻ, và dịch vu khách hàng
-
( vỗ tay)
-
Trực tiếp tiếp xúc như các bạn và tôi trong KFC
trong quán cà phê
-
Tôi chỉ mới kể được một phần
-
vâng, cơ hội luôn hiện hữu
-
chỉ cần thay đổi một chút ở cách nhìn
-
Cám ơn rất nhiều
-
( vỗ tay)
-
đây có nghĩa là " vỗ tay"
trong ngôn ngữ dấu hiệu quốc tê
-
Cám ơn rất nhiều