< Return to Video

Dân chủ có thể tồn tại mà không cần tín nhiệm?

  • 0:00 - 0:03
    E rằng tôi không phải là diễn giả
  • 0:03 - 0:06
    mà bạn mong muốn gặp tại TED.
  • 0:06 - 0:08
    Thứ 1, tôi không có điện thoại di động,
  • 0:08 - 0:10
    nên tôi rất thận trọng.
  • 0:10 - 0:12
    Thứ 2, tôi là một nhà lý luận chính trị
  • 0:12 - 0:14
    đang định nói về khủng khoảng dân chủ
  • 0:14 - 0:18
    có lẽ không phải là chủ đề ưa thích mà bạn nghĩ đến.
  • 0:18 - 0:21
    Ngoài ra, tôi cũng không đưa ra câu trả lời nào.
  • 0:21 - 0:25
    Tôi lại càng cố gắng thêm vào
    những câu hỏi mà chúng ta vẫn đang tranh luận
  • 0:25 - 0:27
    Một trong những điều mà tôi muốn hỏi
  • 0:27 - 0:29
    là niềm hi vọng phổ biến trong thời đại này
  • 0:29 - 0:31
    rằng minh bạch và cởi mở
  • 0:31 - 0:36
    có thể phục hồi niềm tin vào các thể chế dân chủ.
  • 0:36 - 0:39
    Có thêm 1 lí do nữa để bạn ngờ vực tôi.
  • 0:39 - 0:43
    Các bạn, tín đồ của TED,
    là 1 cộng đồng rất lạc quan.
  • 0:43 - 0:46
    (Cười)
  • 0:46 - 0:51
    Cơ bản là bạn tin có rắc rối,
    nhưng không tin sự mơ hồ.
  • 0:51 - 0:53
    Như bạn đã biết, tôi là người Bulgaria.
  • 0:53 - 0:55
    Và theo các cuộc khảo sát,
  • 0:55 - 0:59
    chúng tôi là những người bi quan nhất trên đời.
  • 0:59 - 1:00
    (Cười)
  • 1:00 - 1:04
    Tạp chí The Economist mới viết 1 bài
  • 1:04 - 1:07
    về 1 trong các nghiên cứu về hạnh phúc,
  • 1:07 - 1:11
    và tiêu đề là “Người hạnh phúc,
    kẻ bất hạnh và người Bulgaria.”
  • 1:11 - 1:13
    (Cười)
  • 1:13 - 1:17
    Giờ thì bạn đã biết điều gì để mong đợi,
  • 1:17 - 1:18
    hãy để tôi kể bạn nghe câu chuyện này.
  • 1:18 - 1:23
    Đây là 1 ngày bầu cử mưa dầm dề
    ở 1 đất nước nhỏ --
  • 1:23 - 1:27
    đó có thể là đất nước của tôi,
    cũng có thể là của bạn.
  • 1:27 - 1:30
    Vì trời mưa đến tận 4 giờ chiều,
  • 1:30 - 1:33
    nên chẳng ai tới trạm bỏ phiếu cả.
  • 1:33 - 1:35
    Nhưng khi trời tạnh mưa,
  • 1:35 - 1:37
    người ta đi bỏ phiếu.
  • 1:37 - 1:40
    Khi kiểm phiếu
  • 1:40 - 1:47
    ¾ số người bỏ phiếu đã bỏ phiếu trống.
  • 1:47 - 1:50
    Chính phủ và phe đối lập,
  • 1:50 - 1:53
    hoàn toàn sững sờ.
  • 1:53 - 1:55
    Vì bạn biết phải làm gì với các cuộc biểu tình.
  • 1:55 - 1:57
    Biết phải bắt giữ ai, thương lượng với ai.
  • 1:57 - 2:02
    Nhưng sẽ phải làm gì đây
    với những người bỏ phiếu trống?
  • 2:02 - 2:07
    Vậy là chính phủ quyết định bầu cử lại.
  • 2:07 - 2:09
    Lần này thì con số còn lớn hơn,
  • 2:09 - 2:14
    83% người dân đã bỏ phiếu trống.
  • 2:14 - 2:17
    Chủ yếu là họ đến các hòm phiếu
  • 2:17 - 2:20
    để nói rằng họ chẳng có ai để bầu.
  • 2:20 - 2:25
    Đây là phần mở đầu cho tác phẩm kinh điển
    của nhà văn Jose Saramago
  • 2:25 - 2:27
    có tên là “Nhìn thấy.”
  • 2:27 - 2:29
    Nhưng theo tôi, nó nắm bắt rõ
  • 2:29 - 2:33
    1 phần của vấn đề mà chúng ta gặp phải
    với nền dân chủ ở Châu Âu ngày nay.
  • 2:33 - 2:36
    Ở mức độ nào đó, chẳng ai nghi ngờ
  • 2:36 - 2:40
    rằng dân chủ là hình thức tốt nhất của chính quyền.
  • 2:40 - 2:43
    Dân chủ là cuộc chơi duy nhất trong thành phố.
  • 2:43 - 2:45
    Vấn đề là nhiều người bắt đầu tin rằng
  • 2:45 - 2:48
    đó không còn là trò đáng để chơi.
  • 2:48 - 2:52
    30 năm nay, các nhà khoa học chính trị đã quan sát
  • 2:52 - 2:56
    rằng có một sự sụt giảm liên tục trong kết quả bầu cử,
  • 2:56 - 3:00
    và những người ít quan tâm đến bầu cử nhất
  • 3:00 - 3:05
    là người mà ta nghĩ sẽ được lợi nhất từ cuộc bầu cử.
  • 3:05 - 3:08
    Tôi muốn nói đến người thất nghiệp, người bị thiệt thòi.
  • 3:08 - 3:10
    Và đây là vấn đề chủ yếu.
  • 3:10 - 3:13
    Vì giờ đây đặc biệt với khủng hoảng kinh tế,
  • 3:13 - 3:15
    ta thấy niềm tin vào chính trị,
  • 3:15 - 3:18
    niềm tin vào các thể chế dân chủ,
  • 3:18 - 3:20
    đã thực sự bị hủy hoại
  • 3:20 - 3:23
    Theo khảo sát mới nhất do
    Ủy Ban Châu Âu thực hiện,
  • 3:23 - 3:28
    89% công dân Châu Âu tin rằng
    có 1 khoảng trống ngày càng lớn
  • 3:28 - 3:35
    giữa quan điểm của người làm chính sách
    và quan điểm của công chúng.
  • 3:35 - 3:39
    Chỉ 18% người dân Italia và 15% người Hy Lạp
  • 3:39 - 3:42
    tin rằng lá phiếu của họ có ý nghĩa.
  • 3:42 - 3:46
    Một cách đơn giản người ta bắt đầu hiểu rằng
    họ có thể thay đổi chính phủ,
  • 3:46 - 3:48
    nhưng không thay đổi được chính sách.
  • 3:48 - 3:51
    Và câu hỏi mà tôi muốn hỏi là:
  • 3:51 - 3:55
    Làm thế nào nó lại xảy ra khi ta đang sống trong những xã hội
  • 3:55 - 3:57
    tự do hơn bao giờ hết –
  • 3:57 - 4:00
    ta có nhiều quyền lợi hơn, đi lại dễ dàng hơn
  • 4:00 - 4:02
    nắm bắt được nhiều thông tin hơn -
  • 4:02 - 4:06
    cùng lúc đó niềm tin vào các thể chế dân chủ của ta
  • 4:06 - 4:08
    lại sụp đổ?
  • 4:08 - 4:10
    Tôi muốn hỏi rằng:
  • 4:10 - 4:15
    Điều gì đúng và điều gì sai trong 50 năm này
  • 4:15 - 4:16
    khi ta nói về dân chủ?
  • 4:16 - 4:20
    Tôi sẽ bắt đầu với điều đúng.
  • 4:20 - 4:23
    Điều đúng đầu tiên, tất nhiên,
  • 4:23 - 4:26
    là 5 cuộc cách mạng, mà theo tôi,
  • 4:26 - 4:30
    thay đổi rất nhiều cách chúng ta sống
    và ăn sâu vào hiểu biết về dân chủ của chúng ta.
  • 4:30 - 4:36
    Đầu tiên là cách mạng văn hóa và xã hội
    năm 1968 và những năm 1970,
  • 4:36 - 4:38
    đã đưa con người làm trung tâm của chính trị.
  • 4:38 - 4:41
    Đó là giờ phút của nhân quyền.
  • 4:41 - 4:45
    Điều quan trọng ở đây là sự bùng nổ mạnh mẽ trào lưu bất đồng quan điểm,
  • 4:45 - 4:49
    trào lưu của chủ nghĩa lập dị
  • 4:49 - 4:51
    chưa từng được biết đến trước đó
  • 4:51 - 4:53
    Nên tôi tin tưởng vào những điều đó
  • 4:53 - 4:57
    giống như những đứa trẻ của năm 68 –
  • 4:57 - 5:00
    cho dù lúc đó hầu hết chúng ta còn chưa ra đời.
  • 5:00 - 5:03
    Sau đó ta có cách mạng thị trường những năm 1980.
  • 5:03 - 5:07
    Mặc dù nhiều người cánh tả cố gắng ghét bỏ nó,
  • 5:07 - 5:11
    sự thật là cách mạng thị trường đã gửi đến thông điệp:
  • 5:11 - 5:13
    “Chính phủ chẳng biết gì hơn.”
  • 5:13 - 5:16
    Và bạn có nhiều hình thái xã hội để lựa chọn.
  • 5:16 - 5:23
    Và dĩ nhiên đến năm 1989 – chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, kết thúc Chiến tranh lạnh
  • 5:23 - 5:25
    Đó là sự khai sinh của thế giới toàn cầu.
  • 5:25 - 5:27
    Và bạn có Internet.
  • 5:27 - 5:30
    Tôi sẽ không phải thuyết giáo với khán giả
  • 5:30 - 5:32
    về mức độ ảnh hưởng của Internet đối với con người.
  • 5:32 - 5:35
    Nó đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp
  • 5:35 - 5:37
    và quan điểm về chính trị.
  • 5:37 - 5:40
    Khái niệm về cộng đồng chính trị hoàn toàn thay đổi.
  • 5:40 - 5:42
    Một cuộc cách mạng nữa tôi muốn nhắc đến
  • 5:42 - 5:44
    đó là cách mạng về khoa học tri thức,
  • 5:44 - 5:46
    đã hoàn toàn thay đổi cách hiểu của chúng ta
  • 5:46 - 5:49
    về việc làm thế nào con người ra quyết định.
  • 5:49 - 5:52
    Đây là chuyện đi đúng hướng.
  • 5:52 - 5:55
    Nhưng nếu xem xét những chuyện sai hướng,
  • 5:55 - 5:58
    ta vẫn có 5 cuộc cách mạng đó.
  • 5:58 - 6:02
    Vì đầu tiên bạn có cách mạng những năm 1960 và 1970,
  • 6:02 - 6:03
    về văn hóa và xã hội,
  • 6:03 - 6:07
    chắc chắn đã hủy diệt lý tưỏng về một mục đích cao cả.
  • 6:07 - 6:12
    Khái niệm về những danh từ cao cả mà ta được dạy nói về
  • 6:12 - 6:15
    quốc gia, tầng lớp, gia đình.
  • 6:15 - 6:17
    Ta bắt đầu thích li hôn, nếu ta có kết hôn.
  • 6:17 - 6:21
    Toàn bộ chuyện này bị chỉ trích dữ dội
  • 6:21 - 6:25
    Và rất khó làm cho mọi người quan tâm đến chính trị
  • 6:25 - 6:28
    khi họ tin rằng điều thực sự có ý nghĩa
  • 6:28 - 6:30
    chính là địa vị cá nhân của họ.
  • 6:30 - 6:33
    Bạn có cách mạng thị trường những năm 1980
  • 6:33 - 6:39
    và sự bành trướng của bất công trong xã hội.
  • 6:39 - 6:41
    Hãy nhớ, cho đến những năm 1970,
  • 6:41 - 6:45
    sự lan tỏa của dân chủ luôn song hành
  • 6:45 - 6:49
    với sự giảm dần bất công.
  • 6:49 - 6:51
    Càng dân chủ
  • 6:51 - 6:55
    xã hội càng trở nên công bằng.
  • 6:55 - 6:57
    Giờ ta có xu hướng ngược lại.
  • 6:57 - 7:00
    Sự lan tỏa của dân chủ gắn liền với
  • 7:00 - 7:02
    gia tăng bất công.
  • 7:02 - 7:05
    Tôi thấy rất nhiễu loạn
  • 7:05 - 7:09
    khi ta nói về cái gì đúng và cái gì sai.
  • 7:09 - 7:11
    với dân chủ ngày nay.
  • 7:11 - 7:13
    Nếu trở về 1989 –
  • 7:13 - 7:16
    điều mà bạn không nghĩ rằng ai đó sẽ phê bình –
  • 7:16 - 7:20
    nhưng nhiều người sẽ nói,
    “Nghe này, chính sự kết thúc Chiến tranh lạnh
  • 7:20 - 7:26
    đã xé tan liên minh xã hội giữa tầng lớp ưu tú
    và người dân Đông Âu rồi."
  • 7:26 - 7:27
    Khi Liên bang Xô Viết còn tồn tại,
  • 7:27 - 7:31
    Người giàu có và nhà cầm quyền, họ cần nhân dân,
  • 7:31 - 7:33
    vì họ sợ người dân.
  • 7:33 - 7:36
    Giờ tầng lớp ưu tú được giải phóng.
  • 7:36 - 7:39
    Họ đi khắp nơi.
    Bạn không thể đánh thuế họ được.
  • 7:39 - 7:41
    Và cơ bản là họ không sợ người dân.
  • 7:41 - 7:44
    Kết quả của điều đó là bạn ở trong 1 tình huống kì lạ
  • 7:44 - 7:48
    tầng lớp ưu tú thoát khỏi kiểm soát bởi người bầu cử.
  • 7:48 - 7:50
    Cho nên không phải ngẫu nhiên
  • 7:50 - 7:53
    mà người bầu cử không còn quan tâm đến bỏ phiếu nữa.
  • 7:53 - 7:55
    Rồi khi chúng ta nói về Internet,
  • 7:55 - 7:58
    vâng, đúng là Internet kết nối tất cả chúng ta,
  • 7:58 - 8:04
    nhưng chúng ta cũng biết Internet tạo ra
    những phòng cách âm và biệt khu chính trị
  • 8:04 - 8:09
    trong đó bạn sống cả đời mình với cộng đồng chính trị của bạn.
  • 8:09 - 8:11
    Và càng lúc càng khó hơn
  • 8:11 - 8:14
    để hiểu những người không thích bạn.
  • 8:14 - 8:16
    Tôi biết nhiều người ở đây
  • 8:16 - 8:21
    đã nói rất hay về thế giới số và khả năng hợp tác,
  • 8:21 - 8:25
    nhưng bạn [có từng] thấy những gì thế giới số
    làm với chính trị Mỹ ngày nay?
  • 8:25 - 8:29
    Một phần sự việc này là do cách mạng Internet.
  • 8:29 - 8:31
    Đây là mặt trái của những gì ta yêu thích.
  • 8:31 - 8:33
    Tiếp đến, với khoa học tri thức
  • 8:33 - 8:38
    những gì các chuyên gia tư vấn chính trị
    học từ nhà khoa học trí não
  • 8:38 - 8:41
    là đừng nói với tôi về các lý tưởng nữa,
  • 8:41 - 8:43
    đừng nói với tôi về các chương trình chính sách.
  • 8:43 - 8:49
    Điều quan trọng là điều khiển cảm xúc của con người.
  • 8:49 - 8:51
    Điều này vô cùng quan trong
  • 8:51 - 8:55
    ở mức độ nào đó, ngay cả bạn hiểu rằng
    khi nói về cách mạng ngày nay,
  • 8:55 - 9:01
    những cuộc cách mạng đó không còn
    được đặt tên theo ý tưởng hay tư tưởng nữa.
  • 9:01 - 9:04
    Trước kia, cách mạng thường đặt tên theo lý tưởng.
  • 9:04 - 9:06
    Đó là cộng sản, là giải phóng,
  • 9:06 - 9:08
    chúng cũng có thể là phát xít hoặc Hồi giáo.
  • 9:08 - 9:12
    Giờ đây cách mạng được gọi tên
    theo phương tiện được dùng chủ yếu.
  • 9:12 - 9:15
    Bạn có cách mạng Facebook, cách mạng Twitter.
  • 9:15 - 9:19
    Nội dung truyền tải không phải là vấn đề,
    vấn đề là phương tiện truyền thông
  • 9:19 - 9:22
    Tôi nói thế vì một trong những điểm chính
  • 9:22 - 9:27
    là những gì đúng cũng có thể là sai.
  • 9:27 - 9:30
    Khi giờ đây ta cố hiểu mình có thể
    thay đổi tình hình ra sao,
  • 9:30 - 9:33
    khi ta cố hiểu điều gì có thể làm cho nền dân chủ,
  • 9:33 - 9:36
    ta nên giữ sự mơ hồ này trong tâm trí.
  • 9:36 - 9:39
    Vì có khi những gì ta yêu thích nhất
  • 9:39 - 9:42
    sẽ trở thành những gì làm ta tổn thương nhất.
  • 9:42 - 9:45
    Ngày nay, đa phần người dân tin rằng
  • 9:45 - 9:48
    sự thúc đẩy minh bạch này,
  • 9:48 - 9:54
    một sự kết hợp giữa công dân năng động,
    công nghệ mới
  • 9:54 - 9:58
    và pháp luật hướng tới sự minh bạch
  • 9:58 - 10:01
    có thể phục hồi niềm tin vào chính trị.
  • 10:01 - 10:04
    Bạn tin rằng khi bạn có công nghệ mới
    và người ta sẵn sàng sử dụng nó,
  • 10:04 - 10:08
    thì làm cho chính phủ
    khó nói dối hơn rất nhiều,
  • 10:08 - 10:11
    Sẽ rất khó cho họ làm việc mờ ám
  • 10:11 - 10:14
    và thậm chí giết người trở nên vô vùng khó khăn.
  • 10:14 - 10:16
    Điều này có thể thành sự thật.
  • 10:16 - 10:19
    Nhưng tôi tin chúng ta cũng nên hiểu rõ
  • 10:19 - 10:25
    rằng giờ đây khi ta đặt sự minh bạch vào trung tâm của chính trị
  • 10:25 - 10:28
    nơi mà tồn tại câu nói , “Minh bạch đấy, đồ ngốc.”
  • 10:28 - 10:32
    Minh bạch không phải là phục hồi niềm tin vào thể chế.
  • 10:32 - 10:37
    Minh bạch là quản lí sự bất tín trong chính trị.
  • 10:37 - 10:41
    Giả dụ rằng xã hội của ta sẽ dựa trên sự bất tín.
  • 10:41 - 10:44
    Nhân tiện, bất tín luôn rất quan trọng cho nền dân chủ.
  • 10:44 - 10:46
    Đó là lí do bạn có bảng cân đối tài chính.
  • 10:46 - 10:50
    Đó là lí do bạn sự nghi ngờ nảy sinh
  • 10:50 - 10:53
    giữa người đại diện
    và người mà họ đại diện cho.
  • 10:53 - 10:58
    Nhưng khi chính trị chỉ là quản lý sự bất tín nhiệm,
  • 10:58 - 11:01
    thì – tôi rất mừng là “1984” đã được đề cập vừa nãy –
  • 11:01 - 11:05
    sẽ có trở thành năm “1984” đảo ngược.
  • 11:05 - 11:07
    Sẽ không có Người Giấu Mặt theo dõi bạn,
  • 11:07 - 11:10
    mà chính chúng tôi là Người Giấu Mặt
  • 11:10 - 11:11
    theo dõi tầng lớp chính khách.
  • 11:11 - 11:15
    Nhưng đây có phải là ý tưởng về 1 xã hội tự do?
  • 11:15 - 11:16
    Ví dụ, bạn có thể tưởng tượng
  • 11:16 - 11:23
    người dân thường, có quyền và tài năng sẽ chạy đua vào chính quyền
  • 11:23 - 11:24
    nếu họ thực sự tin rằng
  • 11:24 - 11:28
    chính trị là quản lý sự bất tín nhiệm?
  • 11:28 - 11:31
    Bạn có lo ngại tất cả những công nghệ này
  • 11:31 - 11:33
    sẽ ghi lại
  • 11:33 - 11:37
    bất kì tuyên bố nào mà chính trị gia
    nói ra về các vấn đề cụ thể,
  • 11:37 - 11:41
    hay bạn có lo ngại điều này sẽ là
    tín hiệu mạnh mẽ với các chính trị gia
  • 11:41 - 11:45
    để giữ vị trí của họ, kể cả là vị trí sai,
  • 11:45 - 11:49
    vì sự nhất quán sẽ quan trọng hơn
    luân lý thông thường?
  • 11:49 - 11:51
    Và với những người Mỹ trong căn phòng này,
  • 11:51 - 11:54
    bạn không lo ngại các tổng thống của bạn sẽ quản lý
  • 11:54 - 11:57
    dựa trên những gì họ nói
    trong cuộc tổng tuyển cử?
  • 11:57 - 11:59
    Tôi thấy điều này cực kỳ quan trọng,
  • 11:59 - 12:03
    vì dân chủ nghĩa là người ta thay đổi quan điểm
  • 12:03 - 12:07
    dựa trên thảo luận và tranh luận lý trí.
  • 12:07 - 12:10
    Ta sẽ mất điều này với ý tưởng cao cả
  • 12:10 - 12:12
    về việc người dân sẽ có trách nhiệm
  • 12:12 - 12:15
    chứng minh cho người dân thấy chúng ta sẽ không khoan dung
  • 12:15 - 12:17
    các chính trị gia chủ nghĩa cơ hội trong chính trị.
  • 12:17 - 12:20
    Với tôi điều này cực kỳ quan trọng.
  • 12:20 - 12:23
    Và tôi tin khi ta bàn về chính trị ngày nay,
  • 12:23 - 12:25
    có lẽ cũng có lí
  • 12:25 - 12:29
    nếu xem xét kiểu câu chuyện này.
  • 12:29 - 12:32
    Nhưng cũng đừng quên,
    vạch trần nào cũng là sự che đậy.
  • 12:32 - 12:36
    [Bất kể] chính phủ của bạn muốn minh bạch thế nào,
  • 12:36 - 12:38
    họ sẽ minh bạch 1 cách có chọn lọc.
  • 12:38 - 12:40
    Ở 1 nước nhỏ có thể là đất nước tôi,
  • 12:40 - 12:42
    cũng có thể là đất nước bạn,
  • 12:42 - 12:44
    họ quyết định – trường hợp trong thực tế --
  • 12:44 - 12:47
    rằng tất cả quyết định của chính phủ,
  • 12:47 - 12:49
    các thảo luận của hội đồng bộ trưởng,
  • 12:49 - 12:52
    sẽ được công bố trên Internet
  • 12:52 - 12:57
    24 giờ sau khi cuộc thảo luận diễn ra.
  • 12:57 - 12:59
    Và công chúng cực kỳ quan tâm đến nó.
  • 12:59 - 13:01
    Rồi tôi có cơ hội nói chuyện với thủ tướng,
  • 13:01 - 13:03
    tại sao ông ta quyết định như thế.
  • 13:03 - 13:05
    Ông ấy nói, “Nghe này, đây là cách tốt nhất
  • 13:05 - 13:09
    để làm các bộ trưởng của tôi im miệng.
  • 13:09 - 13:12
    vì sẽ rất khó cho họ phản biện
  • 13:12 - 13:15
    khi biết rằng 24 giờ sau đó
  • 13:15 - 13:17
    chuyện này sẽ được đưa ra công chúng,
  • 13:17 - 13:21
    nó chắc chắn sẽ trở thành khủng hoảng chính trị.”
  • 13:21 - 13:22
    Nên khi ta nói về minh bạch,
  • 13:22 - 13:24
    khi nói về cởi mở,
  • 13:24 - 13:26
    Tôi thực sự tin những gì ta cần nhớ
  • 13:26 - 13:29
    là cái gì đúng cũng có thể sai.
  • 13:29 - 13:34
    Và nhà văn Goethe, không phải người Bulgaria
    cũng không phải nhà khoa học chính trị,
  • 13:34 - 13:36
    vài thế kỉ trước ông đã nói,
  • 13:36 - 13:39
    “Có 1 khoảng rất tối trong một vùng rất sáng.”
  • 13:39 - 13:41
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 13:41 - 13:43
    (Vỗ tay)
Title:
Dân chủ có thể tồn tại mà không cần tín nhiệm?
Speaker:
Ivan Krastev
Description:

Ivan Krastev, nhà lý luận chính trị nói năm cuộc cách mạng lớn đã tạo nên văn hóa chính trị trong 50 năm qua. Ông cho thấy mỗi bước tiến lên -- từ cách mạng văn hóa những năm 60 đến những phát hiện mới trong lĩnh vực khoa học não bộ -- cũng làm xói mòn niềm tin vào các công cụ dân chủ. Ông nói, "Cái gì đúng cũng có thể là sai." Vậy dân chủ có tồn tại được không?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:04
  • On the safe side: being esp careful
    Collective purpose: mục đích mang tính cộng đồng
    brain revolution: cách mạng tri thức
    Big Brother: chương trình truyền hình thực tế, phiên bản Việt mang tên Người Giấu Mặt

Vietnamese subtitles

Revisions