Return to Video

Perspectives and Innovation

  • 0:00 - 0:04
    Chào các bạn. Trong bài giảng lần này, chúng ta sẽ đề cập đến cách giải quyết vấn đề.
  • 0:04 - 0:09
    Và chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của các cách tiếp cận khác nhau trong việc tìm lời giải cho các vấn đề.
  • 0:09 - 0:11
    Khi bạn nghĩ về một vấn đề,
  • 0:11 - 0:13
    cách tiếp cận là cách bạn biểu diễn nó.
  • 0:13 - 0:17
    Trong bài giảng trước, chúng ta đã nói về mô hình dãy núi.
  • 0:17 - 0:19
    Mô hình dãy núi là một cách biểu diễn
  • 0:19 - 0:22
    các lời giải theo trục ngang này
  • 0:22 - 0:27
    và giá trị của chúng theo trục đứng.
  • 0:27 - 0:30
    Đây là cách mô tả ẩn dụ
  • 0:30 - 0:33
    việc giải quyết một vấn đề diễn ra như thế nào.
  • 0:33 - 0:37
    Đó là tìm các điểm tốt nhất trên dãy núi này.
  • 0:37 - 0:40
    Bây giờ chúng ta sẽ chuẩn hóa định nghĩa này,
  • 0:40 - 0:43
    và một phần mục đích của bài giảng này là hiểu vấn đề một khoa học,
  • 0:43 - 0:45
    và rõ ràng hơn.
  • 0:45 - 0:49
    Vậy tôi sẽ chuyển hình ảnh ẩn dụ dãy núi này thành một mô hình chuẩn.
  • 0:49 - 0:50
    Chúng ta làm như thế nào?
  • 0:50 - 0:55
    Đầu tiên, chúng ta sẽ định nghĩa cách tiếp cận là gì.
  • 0:55 - 0:57
    Chúng ta phát biểu hình ảnh ẩn dụ này theo một cách toán học.
  • 0:57 - 0:59
    Cách tiếp cận là
  • 0:59 - 1:01
    biểu diễn toàn bộ các phương án có thể.
  • 1:01 - 1:05
    Giống như một cách mã hóa tập các lời giải của một bài toán.
  • 1:05 - 1:09
    Khi chúng ta đã mã hóa được tập hợp các phương án đó,
  • 1:09 - 1:13
    chúng ta sẽ tạo ra mô hình dãy núi bằng cách gán một giá trị nào đó cho mỗi phương án này.
  • 1:13 - 1:16
    Kết quả sẽ là một dãy núi như bạn đã thấy lúc trước.
  • 1:16 - 1:20
    Rất nhiều người trong chúng ta đã quen với các cách tiếp cận,
  • 1:20 - 1:21
    kể cả khi chúng ta không biết về nó.
  • 1:21 - 1:23
    Tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ.
  • 1:23 - 1:25
    Bạn có nhớ toán sơ cấp không?
  • 1:25 - 1:28
    Chúng ta đã học về cách biểu diễn một điểm trên hệ trục tọa độ.
  • 1:28 - 1:30
    Có 2 cách biểu diễn cơ bản.
  • 1:30 - 1:33
    Cách thứ nhất là hệ tọa độ Descartes.
  • 1:33 - 1:35
    Cho một điểm, chúng ta biểu diễn nó bằng
  • 1:35 - 1:39
    2 giá trị X và Y trên mặt phẳng.
  • 1:39 - 1:40
    Chẳng hạn, đây là 5 đơn vị,
  • 1:40 - 1:42
    và điểm này có tọa độ là (5,2).
  • 1:42 - 1:46
    5 đơn vị theo chiều X và 2 đơn vị theo chiều Y.
  • 1:46 - 1:49
    Nhưng còn một cách biểu diễn khác,
  • 1:49 - 1:51
    đó là hệ tọa độ cực.
  • 1:51 - 1:52
    Chúng ta xem xét điểm này,
  • 1:52 - 1:55
    Bán kính R là khoảng cách từ gốc tọa độ tới điểm đó,
  • 1:55 - 1:57
    và một góc theta
  • 1:57 - 1:58
    biểu diễn chúng ta cần di chuyển một góc bao nhiêu
  • 1:58 - 2:03
    để chạm tới điểm đã mô tả.
  • 2:03 - 2:06
    Vậy có 2 cách biểu diễn một điểm.
  • 2:06 - 2:08
    X và Y, R và theta.
  • 2:08 - 2:10
    Descartes và hệ tọa độ cực.
  • 2:10 - 2:11
    Cách nào tốt hơn?
  • 2:11 - 2:13
    Câu trả lời là tùy trường hợp.
  • 2:13 - 2:14
    Tôi sẽ giải thích lí do.
  • 2:14 - 2:16
    Chẳng hạn, nếu tôi muốn biểu diễn đường này.
  • 2:16 - 2:20
    Khi đó, hệ tọa độ Descartes là lựa chọn tốt hơn,
  • 2:20 - 2:24
    vì tôi chỉ cần nói: Y = 3 và X từ 2 đến 5.
  • 2:24 - 2:25
    Rất đơn giản.
  • 2:25 - 2:29
    Nhưng nếu tôi cần mô tả cung này.
  • 2:29 - 2:30
    Trong trường hợp đó,
  • 2:30 - 2:33
    sử dụng hệ tọa độ Descartes trở nên khá phức tạp,
  • 2:33 - 2:35
    tốt hơn là nên dùng hệ tọa độ cực,
  • 2:35 - 2:36
    vì bán kính là cố định.
  • 2:36 - 2:39
    Và tôi chỉ cần cho bạn biết bán kính là bao nhiêu,
  • 2:39 - 2:40
    đây là khoảng cách R,
  • 2:40 - 2:43
    và góc theta dịch chuyển từ A đến B.
  • 2:43 - 2:45
    Như vậy, kết quả phụ thuộc vào cái tôi cần mô tả.
  • 2:45 - 2:47
    Nếu là một đường thẳng, tôi dùng hệ tọa độ Descartes.
  • 2:47 - 2:50
    Nếu là cung, tôi sẽ dùng hệ tọa độ cực.
  • 2:50 - 2:52
    Do đó, cách tiếp cận phụ thuộc vào bài toán.
  • 2:52 - 2:55
    Bây giờ, chúng ta sẽ giải thích
  • 2:55 - 2:59
    cách tiếp cận giúp chúng ta tìm lời giải của một bài toán như thế nào
  • 2:59 - 3:02
    và tại sao mà cách tiếp cận có thể giúp chúng ta tạo ra đột phá?
  • 3:02 - 3:04
    Trong lịch sử khoa học, có rất nhiều bước ngoặt:
  • 3:04 - 3:06
    Newton,
  • 3:06 - 3:08
    với thuyết vạn vật hấp dẫn
  • 3:08 - 3:11
    đó thực ra là những cách tiếp cận mới cho các vấn đề cũ.
  • 3:11 - 3:13
    Hãy lấy một ví dụ.
  • 3:13 - 3:17
    Mendeleev đã phát hiện ra bảng tuần hoàn,
  • 3:17 - 3:20
    và trong bảng tuần hoàn, ông biểu diễn các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử.
  • 3:20 - 3:22
    Ông đã đặt chúng vào các cột khác nhau.
  • 3:22 - 3:26
    Bằng việc sắp xếp các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử,
  • 3:26 - 3:28
    Mendeleev đã tìm ra các quy luật.
  • 3:28 - 3:31
    Tất cả kim loại nằm trên một cột, hay những thứ tương tự thế.
  • 3:31 - 3:33
    Hãy nhớ lại môn hóa học một chút nhé.
  • 3:33 - 3:37
    Bảng tuần hoàn thực chất là một cách tiếp cận: đó là một cách biểu diễn các nguyên tố.
  • 3:37 - 3:39
    Mendeleev có thể biểu diễn các nguyên tố theo thứ tự abc.
  • 3:39 - 3:41
    Nhưng cách này không có ý nghĩa gì.
  • 3:41 - 3:45
    Biểu diễn bằng thứ tự abc sẽ không cho biết một quy luật nào cả.
  • 3:45 - 3:47
    Trong khi biểu diễn bằng nguyên tử khối lại cho biết rất nhiều quy luật.
  • 3:47 - 3:51
    Thực tế, khi Mendeleev sắp xếp
  • 3:51 - 3:54
    tất cả các nguyên tố được phát hiện ra ở thời điểm đó theo nguyên tử khối,
  • 3:54 - 3:57
    có những ô bị bỏ trống.
  • 3:57 - 3:59
    Có một số nguyên tố bị thiếu.
  • 3:59 - 4:02
    Về sau, các nguyên tố mới được tìm thấy là Scandi, Galli, và Germani.
  • 4:02 - 4:05
    Chúng được tìm thấy sau 10 đến 15 năm sau,
  • 4:05 - 4:06
    sau khi ông đã hoàn thành bảng tuần hoàn.
  • 4:06 - 4:09
    Mọi người dựa vào đó và đã tìm ra các nguyên tố còn thiếu.
  • 4:09 - 4:11
    Cách tiếp cận theo nguyên tử khối
  • 4:11 - 4:16
    đã trở nên cực kì hiệu quả khi chúng ta nghiên cứu về nguyên tố hóa học.
  • 4:17 - 4:19
    Chúng ta sử dụng bảng tuần hoàn mọi lúc.
  • 4:19 - 4:21
    Khi bạn gặp một vấn đề,
  • 4:21 - 4:24
    bạn sẽ nhận ra bạn luôn sử dụng một vài cách tiếp cận để giải quyết nó.
  • 4:24 - 4:26
    Giả sử bạn muốn thuê một người vào công ty của bạn.
  • 4:26 - 4:28
    Bạn nhận được một chồng hồ sơ các ứng viên cho vị trí này.
  • 4:28 - 4:30
    Và bạn nghĩ,
  • 4:30 - 4:32
    tôi sẽ phân loại các ứng viên này ra sao?
  • 4:32 - 4:34
    Giả sử có tới 500 ứng viên.
  • 4:34 - 4:37
    Một phương án là bạn sắp xếp các hồ sơ theo điểm trung bình (GPA)
  • 4:37 - 4:40
    Lấy điểm trung bình từ cao xuống thấp.
  • 4:40 - 4:41
    Đó là một cách biểu diễn.
  • 4:41 - 4:45
    Bạn thường sử dụng cách này nếu bạn cần một người có năng lực.
  • 4:45 - 4:48
    Nhưng, bạn có thể lại cần người có kinh nghiệm.
  • 4:48 - 4:49
    Trong trường hợp đó, bạn có thể sắp xếp
  • 4:49 - 4:53
    chồng hồ sơ đó theo độ dày của chúng.
  • 4:53 - 4:56
    Những hồ sơ dày tương ứng với những người
  • 4:56 - 4:58
    đã trải qua rất nhiều công việc và có kinh nghiệm.
  • 4:58 - 5:01
    Bạn cũng có thể cần người có tính sáng tạo.
  • 5:01 - 5:02
  • 5:02 - 5:05
    Vậy thì, bạn có thể đặt những hồ sơ sáng tạo nhất sang một bên,
  • 5:05 - 5:08
    và những hồ sơ kém sáng tạo hơn sang một bên khác.
  • 5:08 - 5:10
    Đây là cách thứ ba để phân loại hồ sơ.
  • 5:10 - 5:12
    Phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng của bạn,
  • 5:12 - 5:13
    phụ thuộc vào các ứng viên,
  • 5:13 - 5:15
    bất kì ai cũng có thể trở thành vị trí mà bạn mong muốn.
  • 5:15 - 5:20
    Vấn đề là cách tổ chức và phân loại hồ sơ.
  • 5:20 - 5:22
    Với mỗi cách sắp xếp,
  • 5:22 - 5:23
  • 5:23 - 5:26
  • 5:26 - 5:27
    thực chất đó là một cách tiếp cận.
  • 5:27 - 5:32
    Và cách tiếp cận sẽ quyết định độ khó của vấn đề bạn cần giải quyết.
  • 5:32 - 5:33
    Để tôi giải thích một chút.
  • 5:33 - 5:36
    Hãy quay lại hình ảnh ẩn dụ về dãy núi.
  • 5:36 - 5:38
    Khi dãy núi trở nên mấp mô,
  • 5:38 - 5:43
    ý tôi là nó không chỉ có duy nhất một đỉnh
  • 5:43 - 5:45
    mà có rất nhiều đỉnh.
  • 5:45 - 5:48
    Bây giờ tôi sẽ chuẩn hóa khái niệm về đỉnh.
  • 5:48 - 5:50
    Tôi làm như sau:
  • 5:50 - 5:53
    Tôi sẽ định nghĩa cực đại địa phương.
  • 5:53 - 5:56
    Cực đại địa phương là một điểm,
  • 5:56 - 5:58
    mà lân cận của điểm này
  • 5:58 - 5:59
    có giá trị thấp hơn nó.
  • 5:59 - 6:02
    Cơ bản đó là một điểm có giá trị cục bộ là lớn nhất.
  • 6:02 - 6:05
    Quay lại ví dụ về dãy núi,
  • 6:05 - 6:07
    có 3 cực đại địa phương: 1, 2 và 3.
  • 6:07 - 6:10
    Tại bất kì điểm nào trong số 3 điểm này, tôi rơi vào bế tắc.
  • 6:10 - 6:13
    Phía bên trái hay bên phải
  • 6:13 - 6:15
    đều không cho kết quả tốt hơn.
  • 6:15 - 6:19
    Vậy thì, một cách tiếp cận tốt
  • 6:19 - 6:24
    sẽ không có quá nhiều cực đại địa phương.
  • 6:24 - 6:28
    Và ngược lại, một cách tiếp cận tồi sẽ sinh ra rất nhiều cực đại địa phương.
  • 6:28 - 6:29
    Tôi sẽ đưa ra một ví dụ.
  • 6:29 - 6:31
    Giả sử tôi cần lựa chọn sản xuất một loại kẹo.
  • 6:31 - 6:33
    Nhiệm vụ của tôi là sản xuất một loại kẹo mới.
  • 6:33 - 6:39
    Đội đầu bếp đã chế biến được rất nhiều mẫu khác nhau,
  • 6:39 - 6:41
    và tôi cần lựa chọn mẫu tốt nhất.
  • 6:41 - 6:44
    Tuy nhiên, có rất nhiều khả năng xảy ra,
  • 6:44 - 6:45
    đến mức tôi không biết phải tiếp cận theo cách nào.
  • 6:45 - 6:49
    Một phương án có thể là sắp xếp các thanh kẹo theo lượng calo.
  • 6:49 - 6:53
    Sắp xếp các thanh kẹo theo hàm lượng calo có trong chúng.
  • 6:53 - 6:56
    Theo cách này, có thể tôi có 3 cực đại địa phương.
  • 6:56 - 7:00
    Cách tiếp cận này khá hợp lí.
  • 7:01 - 7:03
    Nhưng cũng có thể, tôi sẽ sắp xếp các thanh kẹo
  • 7:03 - 7:06
    theo thời gian mà tôi nhai chúng.
  • 7:06 - 7:07
  • 7:07 - 7:11
    Thanh này có thể mất 2 phút để nhai,
  • 7:11 - 7:13
    và thanh kia có thể mất tới 20 phút.
  • 7:13 - 7:17
    Sử dụng thời gian nhai kẹo để phân loại có thể không phải cách tốt nhất.
  • 7:17 - 7:21
    Kết quả là, mô hình dãy núi tôi nhận được có nhiều đỉnh hơn.
  • 7:22 - 7:25
    Nhiều đỉnh hơn, tức là tôi sẽ gặp khó khăn hơn trong khi lựa chọn.
  • 7:25 - 7:29
    Đó không phải một cách biểu diễn lời giải tốt
  • 7:29 - 7:31
    Vậy cách tiếp cận này không thực sự tốt.
  • 7:31 - 7:36
    Cách lí tưởng nhất sẽ là một mô hình chúng ta gọi là Đỉnh Phú Sĩ.
  • 7:36 - 7:38
    Duy nhất chỉ có một đỉnh.
  • 7:38 - 7:40
    Và dãy núi này được gọi là Núi Phú Sĩ.
  • 7:40 - 7:41
    Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản,
  • 7:41 - 7:43
    bạn sẽ trông thấy hình ảnh đỉnh Phú Sĩ rất giống như thế này.
  • 7:43 - 7:45
    Thực ra cũng không hẳn, trên đỉnh còn có tuyết.
  • 7:45 - 7:48
    Nhưng hình dáng nói chung là một mũi nhọn.
  • 7:48 - 7:50
    Nếu mô hình của bạn có dạng núi Phú Sĩ,
  • 7:50 - 7:51
    và nếu bạn đang đừng tại một điểm,
  • 7:51 - 7:54
    bạn chỉ cần leo lên theo một đường sẽ hướng tới đỉnh núi.
  • 7:54 - 7:56
    Một dãy núi có duy nhất một đỉnh, tuyệt vời
  • 7:56 - 7:58
    bởi vì vấn đề bạn cần giải quyết
  • 7:58 - 8:00
    trở nên cực kì đơn giản.
  • 8:01 - 8:04
    Tôi sẽ lấy một ví dụ nổi tiếng.
  • 8:04 - 8:06
  • 8:06 - 8:09
    Ví dụ này xuất phát từ lí thuyết quản lý theo khoa học (hay chủ nghĩa Taylor)
  • 8:09 - 8:10
    do Frederick Taylor xây dựng nên.
  • 8:10 - 8:12
    Taylor đã giải quyết vấn đề về việc tính toán kích thước tối ưu của chiếc xẻng xúc than.
  • 8:12 - 8:15
    Hãy nghĩ đến mô hình dãy núi mô tả kích thước xẻng.
  • 8:15 - 8:18
    Theo trục này là kích thước.
  • 8:19 - 8:22
    Và trục này là giá trị.
  • 8:22 - 8:23
    Giá trị ở đây là gì?
  • 8:23 - 8:25
    Không phải theo việc tôi sẽ bán được chiếc xẻng với giá bao nhiêu
  • 8:25 - 8:27
    mà là năng suất mà chiếc xẻng có thể tạo ra.
  • 8:27 - 8:29
    Giả sử chúng ta có một chiếc xẻng xúc than,
  • 8:29 - 8:30
    hãy nghĩ
  • 8:30 - 8:33
    với chiếc xẻng đó, một người có thể xúc được bao nhiêu kg than một ngày?
  • 8:33 - 8:35
    Đây là hàm biểu diễn kích thước chiếc xẻng.
  • 8:35 - 8:38
    Xuất phát từ điểm 0.
  • 8:38 - 8:40
    Đây là kích thước của lòng xẻng.
  • 8:40 - 8:42
    Nếu lòng xẻng có kích thước là 0,
  • 8:42 - 8:44
    (chúng ta thường quen gọi nó là cái gậy)
  • 8:44 - 8:46
    chúng ta không thể xúc được than.
  • 8:46 - 8:48
    Một cái gậy không thể làm được gì trong trường hợp này.
  • 8:48 - 8:50
    Nếu như tôi làm cho lòng xẻng to hơn,
  • 8:50 - 8:52
    chẳng hạn như bằng kích thước của một chiếc thìa,
  • 8:52 - 8:54
    chúng ta có thể xúc được một ít.
  • 8:54 - 8:56
    Nếu chiếc xẻng càng ngày càng to ra,
  • 8:56 - 8:59
    công nhân của tôi sẽ xúc được nhiều than hơn.
  • 8:59 - 9:03
    Nhưng, đến một điểm nào đó, chiếc xẻng trở nên quá to
  • 9:03 - 9:05
    và quá nặng.
  • 9:05 - 9:06
    Công nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi
  • 9:06 - 9:07
    và năng suất sẽ giảm.
  • 9:07 - 9:08
    Tiếp tục, năng suất càng ngày càng giảm
  • 9:08 - 9:12
    cho đến khi chiếc xẻng trở nên quá to và quá nặng
  • 9:12 - 9:14
    đến mức công nhân không thể nhấc nổi nó lên.
  • 9:14 - 9:15
    nó cũng sẽ vô dụng như chiếc gậy vậy.
  • 9:15 - 9:21
    Vậy nếu tôi chọn lượng than xúc được làm hàm biểu diễn kích thước của chiếc xẻng,
  • 9:21 - 9:23
    tôi sẽ có mô hình núi Phú Sĩ, có duy nhất một đỉnh.
  • 9:23 - 9:25
    Thật đơn giản để giải quyết vấn đề.
  • 9:25 - 9:30
    Vậy nếu như chúng ta có thể mô tả các vấn đề khoa học theo cách này,
  • 9:30 - 9:34
    hoặc chúng ta có thể biểu diễn các vấn đề mang tính kĩ thuật theo cách này, rồi leo dần lên đỉnh,
  • 9:34 - 9:37
    về cơ bản được gọi là Chủ nghĩa Taylor.
  • 9:37 - 9:38
    Ý tưởng là
  • 9:38 - 9:41
    tìm ra các cực đại địa phương trên mô hình dãy núi.
  • 9:41 - 9:43
    để tìm các lời giải tối ưu.
  • 9:43 - 9:46
    Chúng ta chỉ có thể chắc chắn tìm ra đáp số tối ưu
  • 9:46 - 9:48
    nếu chỉ có duy nhất một đỉnh trên mô hình dãy núi này.
  • 9:49 - 9:51
    Nếu nó trông gồ ghề như thế này,
  • 9:51 - 9:52
    Nếu mô hình giống như núi Phú Sĩ, cách tiếp cận của bạn là tốt.
  • 9:52 - 9:53
    Nếu mô hình trở nên gồ ghề như thế này
  • 9:53 - 9:56
    thì do bạn đã có một cách tiếp cận tồi,
  • 9:56 - 9:58
    khi đó, nếu bạn leo lên đỉnh,
  • 9:58 - 10:01
    bạn có thể gặp bế tắc ở bất kì chỗ nào.
  • 10:01 - 10:04
    Tất nhiên, bạn sẽ mong muốn một mô hình như núi Phú Sĩ,
  • 10:04 - 10:08
    trong trường hợp như cái xẻng này, mọi chuyện rất đơn giản.
  • 10:08 - 10:09
    Tôi sẽ đưa ra thêm một ví dụ nữa.
  • 10:09 - 10:11
    Một ví dụ rất thú vị.
  • 10:11 - 10:13
    Đây là trò chơi tôi yêu thích có tên gọi “Tổng 15”
  • 10:13 - 10:15
    do Herb Simon phát triển.
  • 10:15 - 10:18
    Ông từng đoạt giải Nobel về kinh tế.
  • 10:18 - 10:20
    “Tổng 15” được đưa ra để chứng tỏ
  • 10:20 - 10:23
    vai trò của cách tiếp cận có ích lợi như thế nào,
  • 10:23 - 10:25
    tại sao có những cách tiếp cận làm vấn đề trở nên đơn giản
  • 10:25 - 10:27
    như đỉnh Phú Sĩ
  • 10:27 - 10:29
    hoặc có những cách làm vấn đề trở nên phức tạp.
  • 10:29 - 10:31
    Trò chơi “Tổng 15” diễn ra như sau:
  • 10:31 - 10:35
    Có 9 quân bài từ 1 đến 9 được đặt trên bàn.
  • 10:35 - 10:37
    9 quân bài trước mặt bạn.
  • 10:37 - 10:38
    Có 2 người chơi.
  • 10:38 - 10:42
    Họ luân phiên nhau lấy từng quân bài,
  • 10:42 - 10:45
    cho đến khi không còn quân bài nào, nhưng trò chơi có thể kết thúc sớm hơn.
  • 10:45 - 10:50
    Bất cứ lúc nào một người kết thúc lượt của mình, nếu người đó cầm trên tay 3 quân bài có tổng đúng bằng 15, anh ta thắng.
  • 10:51 - 10:52
    Luật chơi rất đơn giản.
  • 10:52 - 10:54
    9 quân bài. Lấy luân phiên.
  • 10:54 - 10:58
    3 quân có tổng bằng 15 là thắng.
  • 10:58 - 11:00
    Tôi sẽ minh họa một lần chơi
  • 11:00 - 11:02
    giữa 2 người
  • 11:02 - 11:04
    ta gọi họ là Paul và David.
  • 11:04 - 11:05
    Paul chơi trước. Bạn thường nghĩ rằng
  • 11:05 - 11:08
    chọn quân số 5 sẽ là lí tưởng để bắt đầu.
  • 11:08 - 11:12
    Nhưng Paul đưa ra một quyết định kì lạ. Cậu chọn quân bài 4.
  • 11:12 - 11:14
    Đến lượt David, cậu chọn 5.
  • 11:14 - 11:17
    Paul lấy quân 6.
  • 11:17 - 11:19
    Thật là lạ,
  • 11:19 - 11:23
    bởi 4 + 5 + 6 = 15 (trong khi 5 đã thuộc về David)
  • 11:23 - 11:26
    Có vẻ như không còn cách nào để Paul thắng.
  • 11:26 - 11:28
    David cảm thấy khó hiểu.
  • 11:28 - 11:30
    Cậu lấy quân 8.
  • 11:30 - 11:35
    Để ý rằng 2 + 5 + 8 = 15,
  • 11:35 - 11:38
    nên Paul phải lấy quân 2.
  • 11:38 - 11:39
    Anh ta đã lấy quân 2.
  • 11:39 - 11:42
    Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
  • 11:42 - 11:43
    2 + 4 = 6
  • 11:43 - 11:45
    nên David sẽ thua nếu cậu không lấy quân 9.
  • 11:46 - 11:48
    Nhưng 2 + 6 = 8
  • 11:48 - 11:50
    nên David sẽ thua nếu cậu không lấy quân 7.
  • 11:50 - 11:52
    Vậy là Paul thắng
  • 11:52 - 11:55
    bất chấp lựa chọn của David ở lượt kế tiếp.
  • 11:56 - 11:57
    Thật khó hiểu, phải không?
  • 11:57 - 11:59
    Khi người thiết kế trò chơi là một người đã đoạt giải Nobel,
  • 11:59 - 12:01
    bạn có thể tưởng tượng sẽ có rất nhiều chiến thuật trong trò chơi này.
  • 12:01 - 12:06
    Bây giờ tôi sẽ đưa ra một cách tiếp cận khác đối với trò chơi này.
  • 12:06 - 12:08
    Bạn còn nhớ ma phương trong toán lớp bảy không?
  • 12:08 - 12:11
    Tổng các dòng bằng 15.
  • 12:11 - 12:16
    8+3+4, 1+5+9, 6+7+2
  • 12:16 - 12:17
    Các cột cũng vậy.
  • 12:17 - 12:20
    8+1+6=15
  • 12:20 - 12:23
    3+5+7=15.
  • 12:23 - 12:25
    và cả đường chéo cũng vậy.
  • 12:25 - 12:27
    8 + 5 + 2 = 15.
  • 12:27 - 12:28
    6 + 5 + 4 = 15.
  • 12:28 - 12:31
    Tổng mỗi dòng, cột hay đường chéo đều là 15.
  • 12:31 - 12:34
    Bây giờ chúng ta sẽ chơi lại trò chơi kia trên Ma phương,
  • 12:34 - 12:37
    một cách tiếp cận khác của “Tổng 15”
  • 12:37 - 12:40
    Paul chơi trước, cậu chọn 4.
  • 12:40 - 12:42
    David chọn 5.
  • 12:42 - 12:46
    Paul chọn 6, khá kì lạ vì có vẻ như cậu không thể thắng.
  • 12:46 - 12:50
    David chọn 8, Paul chặn bằng việc chọn 2.
  • 12:50 - 12:55
    Kết quả là Paul thắng bất kể David chọn 7 hay 9 ở lượt kế tiếp.
  • 12:55 - 12:58
    Trò chơi này là gì?
  • 12:58 - 13:01
    Đúng vậy, Tic-tac-toe (ND: một phiên bản của cờ Caro trên bàn cờ có kích thước bị giới hạn)
  • 13:01 - 13:04
    “Tổng 15” chẳng qua chỉ là Tic-tac-toe
  • 13:04 - 13:07
    trên một cách tiếp cận khác.
  • 13:07 - 13:09
    Vậy nếu bạn biến đổi “Tổng 15”,
  • 13:09 - 13:12
    di chuyển các quân bài để tạo thành một ma phương
  • 13:12 - 13:16
    việc bạn làm là việc tạo là một mô hình núi Phú Sĩ,
  • 13:16 - 13:19
    làm vấn đề trở nên rất đơn giản.
  • 13:19 - 13:20
    Rất nhiều đột phá,
  • 13:20 - 13:22
    như bảng tuần hoàn,
  • 13:22 - 13:23
    Thuyết vạn vật hấp dẫn,
  • 13:23 - 13:26
    đó là những cách tiếp cận vấn đề
  • 13:26 - 13:28
    biến những thứ phức tạp và khó mường tượng
  • 13:28 - 13:31
    trở nên cực kì đơn giản và có ý nghĩa,
  • 13:31 - 13:33
    để dễ dàng tìm ra lời giải.
  • 13:33 - 13:35
  • 13:35 - 13:37
    Định lí sau đây được gọi là Savant Existance Theoem.
  • 13:37 - 13:40
    Với mỗi bài toán,
  • 13:40 - 13:42
    tồn tại cách biểu diễn
  • 13:42 - 13:45
    sao cho nó trông giống một đỉnh Phú Sĩ.
  • 13:45 - 13:46
    Tại sao lại như vậy?
  • 13:46 - 13:47
    Thực ra chứng minh khá là đơn giản.
  • 13:47 - 13:50
    Tất cả những gì bạn phải làm là,
  • 13:50 - 13:53
    nếu bạn đã biểu diễn tập các lời giải như thế này
  • 13:53 - 13:55
    bạn chỉ cần đặt cái tốt nhất vào giữa.
  • 13:55 - 13:57
    Những cái tồi nhất ra hai đầu
  • 13:57 - 13:59
    và sắp xếp phần còn lại vào các khoảng trống còn lại
  • 13:59 - 14:01
    để tạo ra một đỉnh Phú Sĩ.
  • 14:01 - 14:03
    Rất rõ ràng phải không.
  • 14:03 - 14:04
    Vấn đề là, để tạo ra được một núi Phú Sĩ,
  • 14:04 - 14:07
    bạn cần phải biết được toàn bộ các lời giải trước đó.
  • 14:07 - 14:09
    Phương án này rõ ràng là không khả thi
  • 14:09 - 14:12
    nhưng nó chứng tỏ rằng luôn có cách sắp xếp như vậy.
  • 14:12 - 14:13
    Tức là luôn có một khả năng
  • 14:13 - 14:15
    một ai đó nhìn vào một vấn đề cụ thể và nói
  • 14:15 - 14:17
    “Nếu tôi tiếp cận được bài toán theo cách này thì sao?”
  • 14:17 - 14:20
    Và có thể cách giải đấy sẽ biến một mô hình dãy núi gồ ghề
  • 14:20 - 14:23
    thành một mô hình có dạng đỉnh Phú Sĩ.
  • 14:24 - 14:26
    Vấn đề nằm ở chỗ
  • 14:26 - 14:28
    có quá nhiều cách tiếp cận tồi.
  • 14:28 - 14:31
    Luôn có cách tiếp cận tạo ra đỉnh Phú Sĩ,
  • 14:31 - 14:34
    nhưng cũng có rất nhiều cách tiếp cận tồi tệ.
  • 14:34 - 14:37
    Giả sử rằng tôi có 10 phương án
  • 14:37 - 14:40
    và tôi cần xác định có bao nhiêu cách đặt chúng trên mô hình dãy núi
  • 14:40 - 14:42
    10 chỗ trống lúc đầu
  • 14:42 - 14:44
    9 chỗ trống cho cái thứ 2,
  • 14:44 - 14:46
    8 chỗ cho cái thứ 3, v.v
  • 14:46 - 14:51
    Tức là có 10 giai thừa, xấp xỉ 3,6 triệu cách tiếp cận
  • 14:51 - 14:54
    mà phần lớn là kém hiệu quả.
  • 14:54 - 14:58
    Chúng không biểu diễn tập phương án theo một cách hữu ích.
  • 14:58 - 15:01
    Chỉ một vài cách tiếp cận có thể tạo ra đỉnh Phú Sĩ.
  • 15:01 - 15:04
    Chúng ta hãy nghĩ về giá trị của các cách tiếp cận, chúng ta sẽ nhận thấy:
  • 15:04 - 15:07
    Luôn luôn có những cách tiếp cận hiệu quả
  • 15:07 - 15:10
    mà những người thông minh có thể nghĩ ra,
  • 15:10 - 15:12
    chúng thực sự là các cách tiếp cận tốt cho các vấn đề
  • 15:12 - 15:14
    làm mô hình dãy núi trở nên bớt gồ ghề.
  • 15:14 - 15:17
    Nếu chúng ta chỉ tiếp cận theo một cách ngẫu nhiên,
  • 15:17 - 15:19
    mô hình dãy núi nhận được nói chung là rất gồ ghề,
  • 15:19 - 15:21
    làm chúng ta bế tắc ở bất cứ chỗ nào.
  • 15:21 - 15:23
    Theo cách đó, chúng ta sẽ không thể tìm ra lời giải.
  • 15:23 - 15:27
    Chúng ta sẽ đương đầu với những mô hình gồ ghề
  • 15:27 - 15:29
    với vô số vô số đỉnh.
  • 15:29 - 15:33
    Bây giờ, hãy suy nghĩ xem, làm sao tìm ra được một lời giải tốt trên những mô hình gồ ghề này?
  • 15:33 - 15:36
    Khi đã đứng tại một điểm, bạn tìm đến điểm tốt hơn bằng cách nào?
  • 15:36 - 15:39
    Có phương án nào khác ngoài “leo đồi” không?
  • 15:39 - 15:42
    Bởi vì “leo đồi” thực chất chỉ hữu ích trên không gian một chiều.
  • 15:42 - 15:44
    Nếu có nhiều chiều hơn thì sao?
  • 15:44 - 15:45
    Tôi sẽ phải làm như thế nào.
  • 15:46 - 15:47
  • 15:54 - 15:55
    Vậy chúng ta học được gì từ bài giảng này?
  • 15:55 - 15:58
    Thứ nhất, khi chúng ta tìm cách giải quyết một vấn đề,
  • 15:58 - 16:00
    khi chúng ta mã hóa nó theo một cách nào đó,
  • 16:00 - 16:02
    đây là một cách tiếp cận.
  • 16:02 - 16:07
    Một cách tiếp cận sẽ tạo ra cực đại địa phương.
  • 16:07 - 16:10
    Cách tiếp cận tốt sẽ có ít cực đại địa phương.
  • 16:10 - 16:13
    Cách tồi hơn sẽ có nhiều cực đại địa phương hơn.
  • 16:13 - 16:16
    Số lượng cách tiếp cận cho một vấn đề
  • 16:16 - 16:18
    có thể lên tới hàng tỉ.
  • 16:18 - 16:19
    Bởi vì có hàng tỉ cách tiếp cận,
  • 16:19 - 16:21
    phần đông tỏ ra không thực sự hiệu quả.
  • 16:21 - 16:25
    Một vài cách tiếp cận biến bài toán thành một mô hình núi Phú Sĩ.
  • 16:25 - 16:27
    Đôi khi, chỉ có thiên tài
  • 16:27 - 16:29
    như Newton hay Mendeleev
  • 16:29 - 16:31
    mới có thể tìm ra cách tiếp cận
  • 16:31 - 16:33
    biến một mô hình phức tạp, gồ ghề
  • 16:33 - 16:35
    thành một đỉnh Phú Sĩ.
  • 16:35 - 16:37
    Trong những trường hợp khác, chẳng hạn như bài toán về kích thước xẻng,
  • 16:37 - 16:42
    hẳn nhiều người có thể tìm ra cách tiếp cận
  • 16:42 - 16:44
    để bài toán trở thành một đỉnh Phú Sĩ.
  • 16:44 - 16:45
    Điểm mấu chốt là:
  • 16:45 - 16:49
    Khi chúng ta giải quyết một bài toán, đầu tiên hãy mô tả nó.
  • 16:49 - 16:51
    Chúng ta sẽ có một số cách tiếp cận vấn đề.
  • 16:51 - 16:56
    Cách mô tả sẽ quyết định độ khó của bài toán.
  • 16:56 - 16:58
    Nếu có thể biểu diễn được bài toán thành đỉnh Phú Sĩ, bài toán sẽ là đơn giản.
  • 16:58 - 17:02
    Nếu nó trở nên mấp mô,
  • 17:02 - 17:04
    vấn đề có lẽ khá phức tạp.
  • 17:04 - 17:06
    Trong bài giảng tiếp theo,
  • 17:06 - 17:10
    chúng ta sẽ đề cập đến việc
  • 17:10 - 17:12
    một khi chúng ta đã có mô hình dãy núi này,
  • 17:12 - 17:13
    làm cách nào để tìm kiếm phương án tối ưu trên mô hình đó?
  • 17:13 - 17:15
    Chúng ta đã từng đề cập đến “leo đồi”
  • 17:15 - 17:17
    nhưng cũng có rất nhiều cách để bạn có thể leo.
  • 17:17 - 17:21
    Và đó là vấn đề chúng ta sẽ đề cập trong bài kế tiếp: hàm đánh giá kinh nghiệm được sử dụng trên mô hình dãy núi.
  • 17:21 -
    Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Title:
Perspectives and Innovation
Video Language:
English
HTT Group edited Vietnamese subtitles for Perspectives and Innovation
HTT Group added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions