Return to Video

What makes a good life? Lessons from the longest study on happiness

  • 0:01 - 0:04
    Cái gì làm cho chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh
  • 0:04 - 0:05
    xuyên suốt cuộc đời?
  • 0:07 - 0:09
    Nếu bạn đang định đầu tư ngay bây giờ
  • 0:09 - 0:11
    vào tương lai
  • 0:11 - 0:14
    bạn sẽ đặt thời gian và tâm sức ở đâu?
  • 0:15 - 0:18
    Một cuộc khảo sát gần đây về thế hệ trẻ
  • 0:18 - 0:23
    để hỏi mục tiêu quan trọng nhất trong đời là gì
  • 0:23 - 0:25
    và hơn 80% nói rằng
  • 0:25 - 0:29
    mục tiêu chính là làm giàu.
  • 0:29 - 0:33
    Và 50% khác trong số
    những con người trẻ tuổi đó
  • 0:33 - 0:36
    nói rằng một mục tiêu chính khác
    trong cuộc đời
  • 0:36 - 0:38
    là trở nên nổi tiếng.
  • 0:39 - 0:40
    (Cười)
  • 0:40 - 0:47
    Và chúng ta liên tục được nhắc
    phải làm việc, phải cố hơn nữa
  • 0:47 - 0:49
    và đạt được nhiều hơn nữa.
  • 0:49 - 0:53
    Chúng ta thành ra ấn tượng rằng
    đó chính là những thứ cần theo đuổi
  • 0:53 - 0:54
    để có một cuộc sống tốt.
  • 0:54 - 0:57
    Bức tranh về cả cuộc đời,
  • 0:57 - 1:02
    về lựa chọn của mọi người
    và những chọn lựa ấy
    tiến triển thế nào đối với họ
  • 1:02 - 1:05
    những bức tranh gần như
    không thể đạt được.
  • 1:06 - 1:09
    Đa số những gì ta biết về cuộc đời
    con người
  • 1:09 - 1:13
    chúng ta biết được bằng cách hỏi
    mọi người về quá khứ
  • 1:13 - 1:17
    và như chúng ta đã biết,
    nhớ lại thì sao có thể chính xác hoàn toàn được
  • 1:17 - 1:21
    Chúng ta quên rất nhiều những gì
    đã xảy ra với chúng ta trong cuộc đời,
  • 1:21 - 1:24
    và đôi khi trí nhớ là hoàn toàn
    tự sáng tạo nên.
  • 1:25 - 1:29
    Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta
    có thể xem cả cuộc đời
  • 1:29 - 1:32
    tự hé mở trước mắt ta?
  • 1:32 - 1:36
    Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta
    có thể nghiên cứu con người
    từ khi họ mới là thanh thiếu niên
  • 1:36 - 1:39
    đến cả lúc tuổi già
  • 1:39 - 1:42
    để xem điều gì khiến mọi người
    hạnh phúc và khỏe mạnh?
  • 1:44 - 1:45
    Chúng tôi đã làm được điều đó.
  • 1:46 - 1:48
    Nghiên cứu về sự phát triển
    của người lớn của Đại học Harvard
  • 1:48 - 1:53
    có lẽ là nghiên cứu lâu nhất từng làm
    về cuộc đời của người lớn.
  • 1:54 - 2:00
    Trong 75 năm chúng tôi đã theo dõi
    cuộc đời của 724 người đàn ông,
  • 2:01 - 2:06
    năm này đến năm khác,
    hỏi về công việc của họ,
    cuộc sống gia đình của họ, sức khỏe của họ,
  • 2:06 - 2:10
    và đương nhiên hỏi tất cả mà không biết
    những câu chuyện về cuộc đời họ
  • 2:10 - 2:12
    sẽ xảy ra như thế nào.
  • 2:13 - 2:17
    Những nghiên cứu như thế này rất hiếm.
  • 2:17 - 2:21
    Hầu hết những dự án như thế này
    đều sụp đổ trong khoảng một thập kỉ
  • 2:21 - 2:24
    bởi vì quá nhiều người bỏ nghiên cứu,
  • 2:24 - 2:27
    hoặc quỹ cho nghiên cứu cạn kiệt,
  • 2:27 - 2:29
    hoặc những nhà nghiên cứu bị phân tâm,
  • 2:29 - 2:33
    hoặc họ chết, và không ai
    tiếp tục nghiên cứu.
  • 2:34 - 2:37
    Nhưng qua sự kết hợp của may mắn
  • 2:37 - 2:40
    và sự bền bỉ của một vài thế hệ
    các nhà nghiên cứu,
  • 2:40 - 2:42
    nghiên cứu này vẫn tồn tại.
  • 2:43 - 2:47
    Khoảng 60 trong số 724 người ban đầu
  • 2:47 - 2:48
    vẫn còn sống,
  • 2:48 - 2:51
    và vẫn tham gia vào nghiên cứu này,
  • 2:51 - 2:53
    hầu hết họ đã trên 90 tuổi.
  • 2:54 - 2:55
    Và bây giờ chúng tôi đang
    bắt đầu nghiên cứu
  • 2:55 - 2:59
    hơn 2000 đứa con
    của những người đàn ông này.
  • 3:00 - 3:02
    Tôi là người giám đốc thứ tư
    của nghiên cứu này.
  • 3:03 - 3:08
    Từ năm 1938, chúng tôi đã theo dõi
    cuộc đời của 2 nhóm người.
  • 3:08 - 3:10
    Nhóm đầu tiên bắt đầu cuộc nghiên cứu
  • 3:10 - 3:13
    khi họ là sinh viên năm thứ 2
    của đại học Harvard.
  • 3:13 - 3:16
    Và sau khi học xong đại học
    trong chiến tranh thế giới thứ hai,
  • 3:16 - 3:18
    đa số đã nhập ngũ.
  • 3:19 - 3:21
    Và nhóm thứ hai mà chúng tôi theo dõi
  • 3:21 - 3:26
    là nhóm những cậu bé đến từ
    những vùng lân cận nghèo nhất của Boston,
  • 3:26 - 3:28
    những cậu bé được chọn cho cuộc nghiên cứu
  • 3:28 - 3:31
    cụ thể hơn vì họ đến từ những
    gia đình khó khăn
  • 3:31 - 3:33
    và thiệt thòi nhất
  • 3:33 - 3:36
    của Boston vào những năm 1930.
  • 3:36 - 3:40
    Đa số sống ở những khu tập thể,
    nhiều nơi thiếu cả nước lạnh
    và nước nóng.
  • 3:43 - 3:44
    Khi họ tham gia nghiên cứu,
  • 3:44 - 3:47
    tất cả những thanh thiếu niên này
    đều được phỏng vấn.
  • 3:47 - 3:50
    Họ được khám sức khỏe.
  • 3:50 - 3:53
    Chúng tôi đã đến nhà họ và phỏng vấn bố mẹ họ.
  • 3:53 - 3:56
    Và sau đó những thanh thiếu niên này
  • 3:56 - 3:58
    trưởng thành.
  • 3:58 - 4:04
    Họ trở thành những công nhân nhà máy
    và luật sư, và thợ xây và bác sĩ,
  • 4:04 - 4:07
    một trở thành Tổng thống Mĩ.
  • 4:08 - 4:12
    Một số trở nên nghiện rượu.
    Một vài người mắc bệnh tâm thần.
  • 4:13 - 4:16
    Một số người leo lên nấc thang xã hội
  • 4:16 - 4:19
    từ tận cùng đến trên cao nhất,
  • 4:19 - 4:22
    và một số người thì đi hướng ngược lại.
  • 4:24 - 4:26
    Những người lập nên nghiên cứu này
  • 4:26 - 4:28
    chưa bao giờ trong giấc mơ của mình
  • 4:29 - 4:33
    tưởng tượng được rằng
    tôi đang đứng ở đây, 75 năm sau,
  • 4:33 - 4:36
    kể cho các bạn nghe rằng
    nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục.
  • 4:37 - 4:41
    Cứ 2 năm, bệnh nhân của chúng tôi
    và những nhân viên nghiên cứu tận tâm
  • 4:41 - 4:44
    lại gọi những người đàn ông kia và hỏi chúng
    tôi có thể gửi họ
  • 4:44 - 4:47
    một nhóm câu hỏi nữa về cuộc sống của họ.
  • 4:48 - 4:52
    Một số người sống ở Boston hỏi chúng tôi,
  • 4:52 - 4:56
    "Tại sao các ông vẫn muốn nghiên cứu tôi?
    Cuộc đời tôi đâu có thú vị như vậy."
  • 4:57 - 4:59
    Những người Harvard không bao giờ
    hỏi câu hỏi đó.
  • 4:59 - 5:04
    (Cười)
  • 5:09 - 5:12
    Để thấy được bức tranh rõ nét nhất
    về cuộc đời những con người này,
  • 5:12 - 5:15
    chúng tôi không chỉ gửi họ
    những bản điều tra thăm hỏi ý kiến
  • 5:15 - 5:17
    Chúng tôi phỏng vấn họ
    tại phòng khách của họ.
  • 5:17 - 5:20
    Chúng tôi nhận kết quả khám sức khỏe từ bác sĩ của họ.
  • 5:20 - 5:23
    Chúng tôi trích máu của họ,
    chúng tôi scan não của họ,
  • 5:23 - 5:24
    chúng tôi nói chuyện với con họ.
  • 5:24 - 5:30
    Chúng tôi quay phim họ nói chuyện với vợ
    về những nỗi lo sâu thẳm nhất của họ.
  • 5:30 - 5:33
    Và khi, khoảng một thập kỉ trước,
    chúng tôi cuối cùng cũng hỏi những người vợ
  • 5:33 - 5:36
    nếu họ muốn tham gia cùng chúng tôi
    với vai trò là thành viên của cuộc nghiên cứu,
  • 5:36 - 5:38
    nhiều người phụ nữ trong số đó đã nói,
    "Cũng đến lúc rồi đó."
  • 5:38 - 5:39
    (Cười)
  • 5:39 - 5:41
    Vậy chúng ta đã học được những gì?
  • 5:41 - 5:46
    Những bài học rút ra được từ
    hàng chục trong cả nghìn trang
  • 5:46 - 5:49
    thông tin mà chúng tôi nghiên cứu được
  • 5:50 - 5:51
    về cuộc sống những con người này là gì?
  • 5:52 - 5:57
    Những bài học ấy không phải
    về sức khỏe hay sự nổi tiếng
    hay làm việc cật lực hơn và hơn nữa.
  • 5:59 - 6:05
    Thông điệp rõ nhất mà chúng ta nhận được
    qua cuộc nghiên cứu 75 năm này là:
  • 6:05 - 6:10
    Những mối quan hệ tốt giúp chúng ta
    hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. Chấm hết.
  • 6:11 - 6:15
    Chúng ta học được 3 bài học lớn
    về những mối quan hệ.
  • 6:15 - 6:19
    Bài học thứ nhất là những mối quan hệ
    xã hội rất tốt đối với chúng ta,
  • 6:19 - 6:21
    và sự cô đơn thì giết ta.
  • 6:21 - 6:25
    Thật ra là những người kết nối
  • 6:25 - 6:28
    với gia đình, với bạn bè, với cộng đồng
    nhiều hơn
  • 6:28 - 6:33
    sẽ hạnh phúc hơn, họ sẽ khỏe mạnh hơn
    về thể chất và sống lâu hơn
  • 6:33 - 6:36
    những người ít kết nối.
  • 6:36 - 6:40
    Và những lần cô đơn thì lại trở nên
    độc hại.
  • 6:40 - 6:45
    Những người hay xa lánh người khác hơn
  • 6:45 - 6:48
    thường cảm thấy họ ít hạnh phúc hơn,
  • 6:48 - 6:51
    sức khỏe của họ sút giảm sớm hơn
    trong thời trung niên,
  • 6:51 - 6:53
    Chức năng não của họ cũng sút giảm sớm hơn
  • 6:53 - 6:57
    và họ sống cuộc đời ngắn ngủi hơn
    những người không cô đơn.
  • 6:58 - 7:01
    Và sự thật đáng buồn là
    ở bất kì thời điểm nào,
  • 7:01 - 7:06
    hơn một người trong số năm người
    bảo rằng họ đang cô đơn.
  • 7:07 - 7:10
    Và chúng tôi biết rằng bạn có thể
    cảm thấy cô đơn trong một đám đông
  • 7:10 - 7:12
    và bạn có thể cảm thấy cô đơn
    trong một cuộc hôn nhân,
  • 7:12 - 7:15
    vậy bài học lớn thứ hai mà chúng ta
    học được
  • 7:15 - 7:18
    là không phải là số lượng bạn bè bạn có,
  • 7:18 - 7:21
    và cũng không phải việc bạn có
    ở trong một mối quan hệ tận tâm hay không,
  • 7:21 - 7:26
    mà chính là chất lượng của mối quan hệ
    gần gũi của bạn mới đáng quan trọng.
  • 7:27 - 7:31
    Hóa ra là sống ở giữa xung đột
    rất có hại cho sức khỏe chúng ta.
  • 7:31 - 7:35
    Những cuộc hôn nhân hay xảy ra xung đột, ví dụ như thiếu thốn tình cảm
  • 7:35 - 7:41
    hóa ra lại rất có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể còn tệ hơn việc li dị.
  • 7:41 - 7:46
    Và việc sống giữa những mối quan hệ
    tốt đẹp, ấm áp sẽ bảo vệ chúng ta.
  • 7:46 - 7:49
    Một khi chúng tôi đã theo dõi những người
    đàn ông kia đến khi họ trên 80 tuổi,
  • 7:49 - 7:52
    chúng tôi muốn nhìn lại họ trong
    thời trung niên
  • 7:52 - 7:54
    và để xem rằng chúng tôi có thể
    phỏng đoán được
  • 7:54 - 7:58
    ai sẽ trở thành những ông lão 80
    hạnh phúc, khỏe mạnh
  • 7:58 - 7:59
    và ai sẽ không.
  • 8:00 - 8:04
    Và khi chúng tôi tập hợp lại những gì
    chúng tôi biết về họ
  • 8:04 - 8:05
    ở độ tuổi 50,
  • 8:06 - 8:09
    không phải là lượng cholesterol
    tuổi trung niên của họ
  • 8:09 - 8:12
    phán đoán được họ sẽ già đi như thế nào.
  • 8:12 - 8:15
    Mà đó chính là việc họ hài lòng
    như thế nào trong các mối quan hệ của họ.
  • 8:15 - 8:20
    Những người hài lòng nhất về
    những mối quan hệ của họ ở tuổi 50
  • 8:20 - 8:22
    chính là những người khỏe mạnh nhất
    ở tuổi 80
  • 8:24 - 8:27
    Và những mối quan hệ tốt, gần gũi
    dường như giúp ta giảm đi
  • 8:27 - 8:30
    những tác hại của tuổi già.
  • 8:30 - 8:34
    Những cặp đôi hạnh phúc nhất của chúng tôi
  • 8:34 - 8:37
    bảo rằng, khi họ bước vào tuổi 80,
  • 8:37 - 8:39
    vào những ngày họ đau về thể xác,
  • 8:40 - 8:41
    họ vẫn cảm thấy hạnh phúc.
  • 8:42 - 8:46
    Nhưng những người trong những
    mối quan hệ không hạnh phúc,
  • 8:46 - 8:49
    vào những ngày họ đau về thể xác,
  • 8:49 - 8:52
    nỗi đau tinh thần họ càng lớn hơn.
  • 8:52 - 8:57
    Và bài học lớn thứ ba chúng ta học
    về những mối quan hệ và sức khỏe chúng ta
  • 8:57 - 9:00
    là những mối quan hệ tốt đẹp
    không chỉ bảo vệ cơ thể ta,
  • 9:00 - 9:02
    mà còn bảo vệ não của ta nữa.
  • 9:02 - 9:07
    Hóa ra thì việc ở trong một mối quan hệ
    bền chặt
  • 9:07 - 9:11
    với một người khác cũng trong tuổi 80
    như bạn sẽ giúp bảo vệ bạn,
  • 9:11 - 9:13
    những người ở trong mối quan hệ
  • 9:13 - 9:17
    mà họ cảm thấy có thể tin cậy được
    đối phương khi cần
  • 9:17 - 9:21
    trí nhớ của họ sẽ lâu hơn.
  • 9:21 - 9:22
    Và những người ở trong mối quan hệ
  • 9:22 - 9:26
    mà họ không tin tưởng được người khác,
  • 9:26 - 9:29
    họ là những người bị giảm trí nhớ sớm.
  • 9:31 - 9:34
    Và những mối quan hệ tốt đó, chúng
    không nhất thiết phải luôn luôn trơn tru.
  • 9:34 - 9:38
    Một số cặp 80 tuổi có thể cãi nhau vặt với nhau
  • 9:38 - 9:39
    ngày này qua ngày khác,
  • 9:39 - 9:43
    nhưng chừng nào họ còn cảm thấy tin tưởng được đối phương
  • 9:43 - 9:44
    khi gặp khó khăn
  • 9:44 - 9:48
    thì những cuộc cãi nhau đó không hề
    ảnh hưởng xấu đến trí nhớ của họ.
  • 9:50 - 9:52
    Vậy thông điệp này,
  • 9:52 - 9:58
    rằng những mối quan hệ gần gũi tốt đẹp rất
    tốt cho sức khỏe và sự hạnh phúc của ta
  • 9:58 - 10:01
    đây là lẽ phải rất lâu đời.
  • 10:01 - 10:05
    Tại sao đây là việc khó đạt được và
    dễ bị lờ phớt đi?
  • 10:06 - 10:07
    Chúng ta là con người.
  • 10:07 - 10:10
    Những gì chúng ta muốn là
    giải pháp nhanh chóng,
  • 10:10 - 10:12
    những gì chúng ta có thể đạt được
  • 10:12 - 10:14
    mà khiến cho cuộc sống ta trở nên tốt đẹp
    và giữ nó tốt đẹp như vậy.
  • 10:15 - 10:19
    Những mối quan hệ rất rối ren
    và chúng rất phức tạp
  • 10:19 - 10:22
    và việc dành sức lực quan tâm
    đến gia đình và bạn bè,
  • 10:23 - 10:25
    nó không quyến rũ hay hấp dẫn.
  • 10:25 - 10:29
    Nó cũng kéo dài. Nó không bao giờ chấm dứt.
  • 10:29 - 10:34
    Những người trong cuộc nghiên cứu 75 năm
    mà cảm thấy hạnh phúc nhất khi nghỉ hưu
  • 10:34 - 10:39
    là những người đã làm việc năng động thay
    thế những người đồng nghiệp thành bạn bè mới.
  • 10:39 - 10:42
    Cũng giống như những thế hệ trẻ trong cuộc
    khảo sát gần đây,
  • 10:42 - 10:46
    rất nhiều người trong số những người đàn
    ông của chúng tôi bắt đầu là những thanh niên
  • 10:46 - 10:50
    đã từng tin rằng danh vọng và của cải và
    thành tích cao
  • 10:50 - 10:54
    là những gì họ cần theo đuổi để có cuộc
    sống tốt.
  • 10:54 - 10:58
    Nhưng quay đi quay lại, trong hơn 75 năm
    này, nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy
  • 10:58 - 11:04
    rằng những người hạnh phúc nhất là những
    người quan tâm đến những mối quan hệ,
  • 11:04 - 11:07
    với gia đình, bạn bè, cộng đồng.
  • 11:09 - 11:11
    Còn bạn thì như thế nào?
  • 11:11 - 11:15
    Cứ cho rằng bạn 25, hoặc 40, hoặc 60 tuổi.
  • 11:16 - 11:19
    Việc quan tâm đến những mối quan hệ trông như thế nào?
  • 11:20 - 11:23
    Có rất nhiều cách.
  • 11:24 - 11:30
    Đó có thể là thứ đơn giản như
  • 11:30 - 11:34
    hoặc làm sôi động hơn những mối quan hệ
    cứng nhắc bằng cách làm những điều mới
    mẻ chung với nhau,
  • 11:34 - 11:36
    những cuộc đi bộ dài hay những buổi hẹn
    đêm
  • 11:37 - 11:42
    hoặc liên hệ với những thành viên trong gia
    đình mà bạn chưa nói chuyện trong nhiều năm
  • 11:42 - 11:46
    bởi những mối hận thù gia đình thường gặp
    ấy
  • 11:46 - 11:48
    có thể làm hại
  • 11:48 - 11:50
    đối với những người hay thù hận.
  • 11:52 - 11:56
    Tôi muốn khép lại bằng một câu
    danh ngôn từ Mark Twain.
  • 11:57 - 12:00
    Hơn một thế kỉ trước
  • 12:00 - 12:02
    ông ta nhìn lại cuộc sống của mình
  • 12:02 - 12:04
    và ông ấy viết:
  • 12:05 - 12:09
    "Không có thời gian, cuộc sống
    quá ngắn ngủi
  • 12:09 - 12:14
    cho những cuộc cãi nhau vặt, những lời
    xin lỗi, những lời tổn thương trái tim.
  • 12:15 - 12:18
    Chỉ có thời gian dành cho sự yêu thương,
  • 12:18 - 12:21
    và một lúc thôi, nhấn mạnh hơn,
    để dành cho điều đó."
  • 12:23 - 12:27
    Cuộc sống tốt được xây dựng
    từ những mối quan hệ tốt.
  • 12:27 - 12:28
    Xin cảm ơn.
  • 12:28 - 12:34
    (Vỗ tay)
Title:
What makes a good life? Lessons from the longest study on happiness
Speaker:
Robert Waldinger
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:46

Vietnamese subtitles

Revisions